Nhớ những chiều xưa tìm đến quán cafe vắng, nhờ mở nghe Thái Thanh, vừa uống cafe vừa đọc Kim Dung .. Tiếng hát Thái Thanh vẫn là chỗ dựa cho những nỗi buồn vô cớ (và có cớ), cho đến bây giờ ..
Rất nhiều người đã viết về Thái Thanh, người ca ngợi hết lời, nhưng cũng có người lắc đầu nghe ko vô .. Cũng là chuyện bình thường, như người thích đùi gà, người lại sợ đùi gà như sợ phong.
Copy về đây cho ai chưa đọc bài viết của Ấu Lăng trên trang web Văn Học & Nghệ Thuật ngày 03/11/2012. Trong bài gốc, link các bài hát đưa lên dropbox và cả Youtube tiếc là đã bị hỏng cả. Xin thay lại bằng một playlist link Youtube (có thể ko đúng version của link gốc) đặt ở cuối bài
*
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là "đất nước" VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!)
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "TIẾNG HÁT" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về "ngôi vị" của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng "người trong giới", đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thủa ấy - Lệ Thu. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí: "Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!". Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã "sửa" ca từ của một câu khi hát "Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?" Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận "nghiêng đầu" trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất, đặc biệt với những ca khúc này:
1) CHUYỆN TÌNH BUỒN
2) ĐẠO CA 8 - GIỌT CHUÔNG CAM LỘ
3) ĐẠO CA 9 - CHẮP TAY HOA
4) ĐÊM MÀU HỒNG
5) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
6) RU TA NGẬM NGÙI
7) TẠ ƠN ĐỜI
8) TIẾNG HÁT TO
9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ..., của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/hiểu phần nào niềm hạnh phúc của "Người Đàn Bà Hát" Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70) (mời click nghe ở Youtube):
1) TÌNH HOÀI HƯƠNG
2) CỎ HỒNG
3) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
4) DÒNG SÔNG XANH
5) TÌNH CA
6) HOÀI CẢM
Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click vào đây. Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. (Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão (ở Hoa Kỳ) từ mấy năm nay rồi.)
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "TIẾNG HÁT" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Khánh Ly - Lệ Thu - Thái Thanh |
Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất, đặc biệt với những ca khúc này:
1) CHUYỆN TÌNH BUỒN
2) ĐẠO CA 8 - GIỌT CHUÔNG CAM LỘ
3) ĐẠO CA 9 - CHẮP TAY HOA
4) ĐÊM MÀU HỒNG
5) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
6) RU TA NGẬM NGÙI
7) TẠ ƠN ĐỜI
8) TIẾNG HÁT TO
9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ..., của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/hiểu phần nào niềm hạnh phúc của "Người Đàn Bà Hát" Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70) (mời click nghe ở Youtube):
1) TÌNH HOÀI HƯƠNG
2) CỎ HỒNG
3) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
4) DÒNG SÔNG XANH
5) TÌNH CA
6) HOÀI CẢM
Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click vào đây. Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. (Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão (ở Hoa Kỳ) từ mấy năm nay rồi.)
SG, 02/11/2012
Ấu Lăng
bài của nhà báo Mạnh Kim
Thái Thanh 1934-2020
THẾ BÂY GIỜ… BÀ ĐÃ ĐI XA…
Nhạc sĩ Bảo Chấn kể với tôi một chuyện về Thái Thanh. Lần đó, Bảo Chấn – một nhạc sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoa dương cầm Nhạc viện Sài Gòn hạng xuất sắc – còn rất “hăng”. Khi đệm cho ca sĩ, ông thường nổi hứng “phăng” những đoạn gian tấu lả lướt bất tận. Lần đệm cho đàn chị Thái Thanh cũng vậy. Ông cũng vuốt miên man như mây trôi gió thoảng trên phím. Đợi nhạc sĩ Bảo Chấn dứt, rồi với phong cách nhẹ nhàng và kiêu kỳ đúng “kiểu… Thái Thanh”, bà quay sang hỏi, “Thế bây giờ… anh đàn hay tôi hát nhỉ”...
Thái Thanh là vậy. Khi hát, bà không chỉ hát. Đúng ra chỉ cần nghe bà hát. Không cần đệm. Không cần đàn. Bà không phải là ca sĩ. Bà kể chuyện bằng giai điệu. Bà ẻo lả. Bà điệu đàng. Bà đùa cợt. Bà khóc than. Bà tỉ tê. Bà vuốt ve. Bà mơn trớn. Bà hờn dỗi. Bà tươi vui. Bà tự sự. Bà là kịch sĩ xuất chúng diễn bằng phong cách hát có một không hai. Chưa hề có phiên bản Thái Thanh thứ hai trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Bà là duy nhất. Và có lẽ chưa có ai hát tiếng Việt đẹp bằng bà. Chưa ca sĩ nào phát âm tiếng Việt chính xác bằng Thái Thanh. Hãy nghe thật kỹ và thật chậm những từ dấu hỏi và ngã được phát ra từ bà. Như Phạm Duy, con người Thái Thanh là kết hợp của tinh túy văn hóa Việt Nam. Có lẽ chưa có ca sĩ nào vừa sang trọng kiêu kỳ vừa đậm nét chân quê hồn Việt bằng Thái Thanh.
Năm 1971, khi giới thiệu cuốn số bốn băng Tơ Vàng với giọng hát Thái Thanh do nhạc sĩ Văn Phụng thực hiện, nhà văn Mai Thảo viết:
“Hát, với Thái Thanh, là một tình yêu muốn cháy đỏ một đời, phải được làm mới từng ngày. Lối hát, cách hát, từ kỹ thuật trình bày một ca khúc đến cái khó nhận thức hơn, vì ở bên trong, nhưng không phải là không thấy được, là trạng thái tâm hồn… Nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận định về tiếng hát Thái Thanh như một giọng ca không có tuổi. Táng láng, hồng tươi, không quá khứ. Nhận định này chỉ nói đến một sự thực hiển nhiên. Tốt tươi và phơi phới, bay bổng và cao vút, tiếng hát Thái Thanh hai mươi năm nay là một hơi thở bình minh, ở đó không có một dấu vết nhỏ của tháng năm và quá khứ đè nặng. Đã là một giòng sông đầy, nó vẫn còn là cái thánh thót, cái trong vắt của một giòng suối, nước reo thủy tinh, sỏi lăn trắng muốt. Như một bông hoa không nở và tàn trong một buổi sáng, mà hoa đã mãn khai, vẻ hàm tiếu vẫn còn. Tiếng hát trẻ trung vĩnh viễn, không tuổi, không quá khứ là vì nó tạo mãi được cho người nghe cái cảm giác mát tươi đầu mùa như vậy”.
…..
Bà là ca sĩ duy nhất trước 1975 tại Sài Gòn, nơi có vô số ca sĩ tài năng đỉnh cao, được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian” (do một hãng đĩa đặt). Điều khiến tiếng hát của bà vượt thời gian, thậm chí không gian, là khả năng thiên phú cộng với tài năng truyền cảm cảm xúc của bà. Cũng với một nốt ấy, bà biến nó thành một “nốt riêng của Thái Thanh”, như thể bà muốn hỏi (hãy phát âm chữ “hỏi” theo giọng Thái Thanh): “Thế bây giờ tôi hát như thế quý vị nghe có được chưa?”.
Bà hát “nghe có được chưa” mà không cần học qua bất kỳ trường lớp thanh nhạc nào. Nhạc lý và xướng âm bà học từ các sách mà anh của bà, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đặt mua từ Pháp. Bà miệt mài tự học và tự tìm cách nâng cao chất giọng đặc biệt của mình. Và để trở thành một Thái Thanh không có phiên bản thứ hai, bà từng nói: “Điều đầu tiên tôi muốn nói là người ca sĩ phải biết yêu tiếng nói của nước mình, phải yêu tiếng Việt của mình. Người ca sĩ còn phải yêu đất nước mình nữa. Khi trong bài hát có nói đến những xứ sở, những vùng nào đó trên đất nước mình, thì mình cũng phải cảm thấy yêu cả những địa danh đó nữa, miền Trung, miền Nam, miền Bắc. Đặc biệt tôi sinh ra ở Hà Nội thì khi đọc đến hai chữ Hà Nội tôi cảm thấy một tình cảm yêu mến vô bờ. Nếu mình không yêu chữ của nước mình thì giống như mình hát một bài hát ngoại quốc vậy. Thí dụ đọc đến chữ “em bé quê” là mình cảm thấy dào dạt tình thương yêu các em nhỏ sống ở những vùng quê nghèo nàn, tôi nói yêu chữ nước mình là vậy. Còn một chuyện nữa là tôi yêu người nghe, luôn luôn tôn trọng khán thính giả. Tôi rất thận trọng khi hát”.
Nhà văn Thụy Khuê viết về Thái Thanh: “Chúng ta có nhiều nghệ sĩ sáng tác những nhạc khúc tuyệt vời với ngôn ngữ thi ca, nhưng chúng ta có ít ca sĩ thấm được hồn thơ trong nhạc bản. Đạt tới tuyệt đỉnh trong ngành trình diễn, Thái Thanh nắm vững cả bốn vùng nghệ thuật: nghệ thuật truyền cảm, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật thi ca và nghệ thuật phát âm tiếng Việt, giữ địa vị độc tôn trong tân nhạc Việt Nam gần nửa thế kỷ: Thái Thanh chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ. Giữa những phôi pha của cuộc đời, tàn phai của năm tháng, giọng hát Thái Thanh vang vọng trong bầu trời thơ diễm tuyệt, ở đó đau thương và hạnh phúc quyện lẫn với nhau, người ta cho nhau cả bốn trùng dương và mặc tàn phai, mặc tháng năm, tiếng hát vẫn bay bổng ở chốn trần gian hoặc ở chốn vô hình”…
Cách đây không lâu, một người bạn vừa qua Mỹ vài năm kể với tôi rằng, một hôm, vì nhớ nhà quá, vợ chồng anh mở YouTube tìm nghe nhạc Việt xưa. Vừa bật lên thì gặp ngay ca khúc “Gánh lúa” của Phạm Duy được hát với tiếng hát lảnh lót Thái Thanh. “Mênh mông, mênh mông, sóng lúa mênh mông/ Lúc trời mà rạng đông rạng đông… Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê/ Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi… Gánh gánh gánh, gánh thóc về/ Gánh về! Gánh về!”… Bất giác, không thể kìm được, cô vợ rơi nước mắt; còn anh chồng thì mắt đỏ hoe. Có ca khúc quê hương nào đẹp bằng “Gánh lúa” của Phạm Duy? Cũng chắc hiếm ai thổn thức trải một tấm lòng mênh mông hồn quê hương bằng cái cách mà Thái Thanh “gánh” lên đôi vai nhỏ của bà hai chữ “quê tôi”.
Lâu nay bà đã rời sân khấu, để lại một cái nheo mắt hóm hỉnh duyên dáng rất “Thái Thanh”. Giờ thì bà đã đi rất xa. Thế bây giờ có ai còn muốn nghe lại “tiếng hát Việt Nam” của bà? Sao lại không! Từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã biết “tôi yêu tiếng nước tôi” là như thế nào…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)