30/3/13

Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện


BS Nguyễn Khắc Viện nổi tiếng là một kỳ nhân

Tức không cáu,
Nóng không quạt, 

Ngứa không gãi,
(và nghe đâu cả: Bẩn không tắm :-D )

Tốt nghiệp ĐH Y Paris đi làm chưa bao lâu đã bị bệnh nan y, phải lên bàn mỗ 7 lần, cắt bỏ một lá rưỡi phổi với dăm chiếc xương sườn, bác sĩ phán sống thêm không quá 2 năm, thế nhưng đã sống thêm gấp hơn 20 lần lời tiên đoán ấy. và nhất là, trong hơn 50 năm sống thêm ấy, ông đã hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị xã hội đến văn hóa giáo dục, viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo có giá trị .. Thế nhưng khi được hỏi bài nào là có giá trị lâu dài nhất, ông không chọn trong số hàng ngàn trang viết được mọi người đánh giá cao kia, mà là một bài vè luyện thở mười ba câu từ ngữ thô sơ

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Mặt Phật ung dung
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Êm, chậm, sâu, đều
Ðứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.


Đấy chính là khẩu quyết của phép luyện thở đã giúp ông không những chữa được bệnh mà còn sống khỏe trong hơn 50 năm tiếp theo của cuộc đời  (Ông mất năm 1997, thọ 85 tuổi). Lời lẽ mộc mạc rõ ràng, ai cũng có thể hiểu và làm theo dễ dàng.
Cách thở ông hướng dẫn được gọi là thở bụng vì khi thở chỉ dùng bụng, đúng ra chỉ dùng cơ hoành: thót bụng để thở ra, phình bụng để thở vào.
Cách thở như này có thể tập bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất kì ở tư thế nào - nằm, ngồi, đứng, đi .. Tuy nhiên lúc mới tập nếu được thì nên ngồi thẳng người trên ghế dựa, lưng ép sát ghế, hoặc nằm ngữa trên giường cứng (để giữ lưng được thẳng). Nếu đang bệnh thì ở tư thế khiến người thoải mái nhất.

Mới tập thở, bạn hãy tưởng tượng đang bưng tô cháo nóng thổi cho nguội. Thổi nhẹ và đều. Thót bụng lại để thổi. Khi đã thót bụng, thở hết hơi thì phình bụng lên để thở vào. Cũng nhẹ và đều. Bụng phình lên hết, ngưng một tí rồi lại thót bụng thở ra, lập lại chu kì. Tập bao lâu cũng được, vài phút cũng tốt.
Khi quen thì thở ra không qua miệng nữa mà ra vào đều qua mũi.
Chú ý người ta dùng từ thở ra, thở vào - chứ không phải thở ra, hít vào. Hàm ý thở ra thở vào phải như nhau - êm, nhẹ, sâu, đều. Thở lúc này chủ yếu ko phải để cung cấp thêm oxi mà để điều hòa nội tạng, ổn định thần kinh. Không nên cố thở thật sâu thật nhiều đưa oxi vào nhiều quá vì khi đó khí carbonic bị khử cũng nhiều làm độ pH của máu tăng quá cao, gây chóng mặt. Nhiều người mới tập thường mắc sai lầm này. Cần thở chậm rãi - êm nhẹ sâu đều.
Khi thở thì giữ hai vai bất động, tay chân thả lỏng, nét mặt thư thái - nói chung tất cả các cơ trong người đều ko căng cứng.
Vừa thở vừa tập trung theo dõi sự vào ra của hơi thở bằng cách hoặc đếm hơi thở, hoặc tưởng tượng đường đi của hơi thở:  từ từ đi qua mũi, xuống cổ, vào phổi, xuống đan điền (vùng dưới cách rốn khoảng vài cm), lưu chuyển ở đấy một lát rùi lại từ từ theo đường cũ trở ra.

Thật ra phương pháp thở trên đây không mới. Từ hàng ngàn năm trước, người ta đã phát hiện ra bình thường thì các cơ quan nội tãng như tim, dạ dày .. bình thường, tự nhiên  thì hoạt động tự động, ngoài ý thức của con người. Tuy nhiên con người vẫn có thể can thiệp vào cái "tự nhiên" ấy, thực hiện cái gọi là điều hòa thân tâm bằng hơi thở. Vì thế Yoga, Khí công hay Thiền mà mục tiêu nhắm tới là những năng lực thần diệu .. đều khởi đầu từ phép luyện thở.
Cái mới chăng của Nguyễn Khắc Viện là đã đem nhãn quan của một bác sĩ Tây y với những hiểu biết sâu sắc về sinh lý học hiện đại để từ các phương pháp thở cổ xưa, lược bỏ đi phần thần bí mơ hồ, rút ra những gì là cơ bản phục vụ cho việc rèn luyện thân thể, không phải để có những năng lực siêu nhiên, mà để có cuộc sống bình thường nhưng khỏe, vui.

Mời xem video, nghe chính BS Nguyễn Khắc Viện giải thích về ý nghĩa từng câu của bài khẩu quyết để hiểu rõ hơn vì sao khi thở cần giữ hai vai bất động, mặt Phật ung dung là gì ..
Sau đó, đọc thêm cuốn sách của ông để hiểu rõ hơn Phương Pháp Duõng Sinh Nguyễn Khắc Viện, mà cách tập thở bụng nói trên thật ra chỉ mới là một phần - dù là phần quan trọng nhất, để điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng. Hai phần còn lại là tập vận động để luyện cơ, và tập thư giản để luyện thần kinh, trong sách giải thích, hướng dẫn, có hình vẽ minh họa.

Cuốn sách chỉ khoảng 100 trang, nhưng lợi ích sẽ là mấy chục năm sống khỏe.

Giói thiệu - Bí quyết


Click vào link để xem tiếp tại Youtube:

Biết thở
Biết Tĩnh
Bắt nhịp cứng mềm
Bắt nhịp (tiếp)
Linh Giác - Bỏ mặt nạ

Ghi chú thêm về phép thở

Thở thường
Đây là cách thở thông thường. Không khí chi vào phần trên của buồng phổi thôi.



Thở bụng
phương pháp thở bằng bụng (abdominal breathing) hay thở bằng hoành cách mô (diaphragmatic breathing ).



Khi bụng thót vào, hoành cách mô ( diaphragm) co lên, ép buồng phổi lại, đẩy hết không khi ra khỏi buồng phổi . Khi bụng phình ra, hoành cách đi xuống, buồng phổi không còn bị ép nữa, không khí bị hút vào  phổi.

Xem thêm hình:

Thở bụng - tư thế nằm


3 chiều


Tham khảo thêm
Yoga - Tập thở bụng với Master Kamal

Những điều này sẽ được trình bày kĩ và rõ trong sách

Từ Sinh Lý Đến Dưỡng Sinh
BS Nguyễn Khắc Viện
Xem Nội dung

Lời tựa
Lời giới thiệu
I.  Từ Sinh Lý
   - Bộ máy sinh lý
   - Cơ thể trước thử thách
II.  Tập Luyện Dưỡng Sinh
   - Khí công - Nội công
   - Nghệ thuật vận động
   - Tập tĩnh - Luyện ý
   - Võ dưỡng sinh

Link download: TuSinhLyDenDuongSinh.NguyenKhacVien.pdf

Về BS Nguyễn Khắc Viện

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - nhà văn hóa VTV 1


Click vào link để xem trên Youtube:

Noi theo đạo nhà 1
Noi theo đạo nhà 2

Một nghị lực phi thường
Nguyễn Thanh Giang
Xem/ẩn

Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913 tại làng Gôi Vỵ, xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông học trung học ở Collège Vinh rồi chuyển vào Quốc học Huế học để thi lấy bằng Thành chung vào năm 1931. Sau khi đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi (1934) và học hết năm thứ hai ở trường đại học Y Hà Nội (1937), ông du học tại Pháp và đã lấy thêm hai bằng: bác sĩ nhi khoa và bác sĩ về các bệnh nhiệt đới vào năm 1941.
Trong thời gian học nội trú rồi làm việc tại Bệnh viện Trẻ em Trousseau ở Paris, do ít người, nhiều việc, ban ngày làm việc liên tục lại cứ hai đêm phải trực một ca nên một buổi sáng tháng 1 năm 1942, ngủ dậy, ông khạc ra máu. Thời bấy giờ lao bị xem là một trong tứ chứng nan y. Tuy nhiên, mặc dầu chưa có thuốc đặc trị nhưng nhờ được nghỉ ngơi tại viện điều dưỡng ở thành phố Grenoble suốt hơn một năm trời, vốn có thể trạng tốt và nhờ kiên trì luyện tập dưỡng sinh, đầu năm 1943 sức khoẻ của ông tạm thời ổn định. Ra viện, ông lao vào công tác Việt kiều trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn nên cuối năm 1943, bệnh lại tái phát nặng hơn trước. Lần này, cả một thuỳ bên phổi phải bị xơ hoá, đờm khạc ra đầy vi khuẩn BK. Vì vẫn chưa có thuốc đặc trị, thầy thuốc đề ra biện pháp là phải giữ tư thế gần như bất động và cấm khẩu. Suốt một năm trời nằm im trong phòng một mình và hầu như không nói một câu nào với bất cứ ai, bệnh có thuyên giảm. Sau khi sức khỏe tương đối được hồi phục, bệnh viện lại yêu cầu phải phẫu thuật mà trước hết là cắt sườn. Lần thứ nhất cắt 2 xương sườn với điều kiện chỉ được dùng thuốc tê chứ không được gây mê. Kéo cắt sườn giống chiếc kéo cắt sắt được chọc xuyên vào xương giữa cột sống. Cắt xong khâu lại, chờ một thời gian sau lại mổ ra để cắt tiếp 2 cáí nữa. Riêng việc cắt 6 sương sườn đã cần phải mổ tất cả 3 lần, ròng rã trong một năm.
Năm 1946, ông được chuyển sang làm việc tại một viện điều dưỡng ở thành phố Lourdres, vùng Pyrénées. Ðược gần một năm, sức khỏe có đỡ hơn nhưng vẫn khạc ra đờm có BK. Lại phải phẫu thuật. Lần này ông bị khoét một lỗ lớn sau lưng. Hàng ngày bác sĩ nhét đầy gạc vào trong phổi để hút hết đờm và các phần phổi đã hư nát ra ngoài. Chỗ phổi nào thấy bắt đầu có sẹo thì dùng nitrat bạc để đốt cháy. Qua 4 năm trời liên tục như vậy những miếng phổi hư nát bị tống hết ra ngoài. Ðầu năm 1957 ông lại phải lên bàn mổ để vá vết thương lưng, cắt 2 cơ lớn sau lưng, ép nó vào cái lỗ, bịt lại, khâu da. Ít lâu sau, phần màng phổi bên phải, ở chỗ cơ hoành bị tê liệt, phát mủ và tuôn sang bên trái làm cho phổi trái bị nặng hơn. Phần màng phổi bị xử lý trong giải phẫu nhiều lần đã dày lên rất nhiều, thuốc không vào được nên lại phải giải phẫu.
Sau tất cả 7 lần mổ, toàn bộ lá phổi phải và một nửa lá phổi trái bị cắt bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể ông. Ông phải chủ động vận dụng phần cơ hoành là chính, kết hợp với phần cơ bụng để nâng cao hiệu suất thở, cung cấp nhiều dưỡng khí cho cơ thể để sức khoẻ phục hồi nhanh.
Ðối với Nguyễn Khắc Viện, để duy trì cuộc sống, vấn đề quan trọng nhất là phép dưỡng sinh.
Luyện tập dưỡng sinh đã có từ xa xưa ở Trung Quốc và Ấn Ðộ. Tuy nhiên, đọc lại những sách xưa và nay về khí công, yoga ta cảm thấy rất nhiêu khê, phức tạp, lẫn lộn giữa chuyện đời với chuyện thần bí rất khó hiểu. Nguyễn Khắc Viện đã tham khảo tất cả và trình bầy rõ thêm về các vấn đề như: có đi được vào khoa học cơ bản hay không? Nguyên lý nằm ở đâu? Giữa 2 cách: tập luyện thể dục thể thao như châu Âu và cách tập cổ truyền Á Ðông khác nhau thế nào? Cách nào để giữ gìn sức khoẻ, để giải quyết bệnh tật? Ông đã đúc kết thành bài vè cho dễ phổ biến:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Mặt Phật ung dung
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Êm chậm, sâu, đều
Ðứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.
Hồi mới từ Pháp về nước nhận công tác, Cục Bảo vệ Sức khoẻ xếp ông vào loại mất sức lao động 100%, không được làm việc. Vậy mà sau đó 30 năm, cho đến tuổi 80, ông chỉ phải vào viện một lần. Cho đến khi biết mình sắp phải ra đi, ông chủ động viết sẵn lời thỉnh cầu: “Tôi đã già, lại bị thiếu thở trầm trọng từ hơn 40 năm nay, sắp tới, giả thử có tai biến gì hoặc mắc thêm các chứng bệnh khác thì xin các cơ sở y tế đừng khám nghiệm, đừng phẫu thuật, truyền máu hoặc bơm oxy gì thêm. Xin để tôi ra đi nhẹ nhàng, đỡ khổ cho vợ con, bạn bè và cả bản thân tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tôi ”.
Tuy là một người có thể xem là tàn phế nhưng hồi ở viện Saint Hilaire du Touvet, trong điều kiện vừa làm việc, vừa chữa bệnh, Nguyễn Khắc Viện vẫn miệt mài đọc và học. Nhờ có thư viện lớn tại đây với nhiều sách của các ngành khoa học, đặc biệt là y học và triết học, ông không những nghiền ngẫm nhiều sách triết học của Trung Quốc, Ấn Ðộ, Phật giáo, Nho giáo… mà còn học chữ Hán với một giáo sư Trung Quốc cùng nằm viện. Nói là học với giáo sư Trung Quốc nhưng thật ra ông tự học theo cái “nghiệp” khổ học của thầy đồ Nghệ. Gần nửa thế kỷ sau người ta còn tìm được một chồng vở học chữ Hán của Nguyễn Khắc Viện. Ðấy là loại vở đóng sẵn như sách in, 120 tờ giấy kẻ carô, bìa dày, gáy bọc vải. Vở chia 2 nửa, viết từ hai phía vào. Một nửa ghi học Bạch thoại (tức tiếng Trung Quốc hiện đại), nửa kia là phần ghi học chữ Hán.
Ông đã chép bằng chữ Hán toàn bộ cuốn Chinh phụ ngâm của Ðặng Trần Côn, toàn bộ tập Thiên tự văn là sách vừa dạy kiến thức, vừa dạy từ bằng văn vần để dễ thuộc, toàn bộ Sở từ, Hạc lâu và Tiền hậu Xích bích cùng rất nhiều thơ của các nhà thơ Ðường, Tống tiêu biểu. Phần trích kiến thức từ Tứ thư, Ngũ kinh lại càng phong phú. Từ Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Ðại học đến Kinh thi, Kinh thư, Lễ ký, Nhạc ký, Nam Hoa kinh đến Hán thư, Chiến Quốc sách, Sử ký, Thanh nang thư…
Trong những năm làm giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn và tổng biên tập hai tờ báo, phòng làm việc của ông vẫn chỉ là cái gác xép nhỏ gần cầu thang tầng ba. Trong phòng chỉ có một chiếc tủ thường kê làm tường ngăn, một chiếc máy chữ cũ kỹ trên một chiếc bàn cũ kỹ. Ghế ngồi là một thanh ván kê ngang. Quạt máy không, ấm chén không. Ông nổi tiếng “siêu nhân” với huyền thoại: “Tức không cáu, nóng không quạt, ngứa không gãi”, (có người còn “sáng tác” thêm: bẩn không tắm).
Nguồn: trích từ bài viết của Nguyễn Thanh Giang




14 nhận xét:

  1. (và nghe đâu cả: Bẩn không tắm :D )
    Cái này dám chắc đại K...mê nhất! :D
    Cám ơn đại K, từ từ để em còn thở đã. Thở mà bắt đòn đập thế này, em...tắc thở.
    Nghe tên Nguyễn Khác Viện lâu rồi, ông còn sang cả bên này nữa cơ.
    Không biết đại ca uống gì để mời, thôi mời đại ca cốc cam vắt. Cốc đại K tự mua, cam em đang ươm hạt...đại K chịu khó đợi nhé... :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tks em, nhưng ko cần cam chanh gì đâu, 33 được rồi :))

      Xóa
    2. Sang thăm anh !
      Em k có 33 ! Cũng k biết gieo hạt cam như TN đâu ! Em mà gieo thì chẳng hạt nào nó nảy trừ hạt ớt, toàn chết ngúm hết cả ! :p
      Anh măm bánh nha ! Em hảo cái này nhứt nên bưng cả khay sang mời anh !
      http://i1249.photobucket.com/albums/hh509/Chuonchuonot2010/Private/IMG_5040_zps77da3e06.jpg

      Xóa
    3. tks em nhé
      Bánh thì thích nhất rồi :d

      Xóa
  2. hc, đại ca. E đọc mà bùn ngủ wa đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hì, đọc giờ ấy buồn ngủ là phải rồi.
      Ngủ rồi dậy học tiếp nhé.

      Xóa
  3. hehe, ngủ rùi dậy, đọc vẫn bùn ngủ típ đại ca ui. Cái mắt e lười wa đi.
    Mà mấy nàng cảm ơn gì đại ca lấy hêt đi nha. Đại ca k ăn, e vừa đọc vừa ăn uống dùm đỡ bùn ngủ í.
    Ah, e đọc ké, dòm trộm nên không có cảm ơn đại ca đâu nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, anh cảm ơn em đã ghé thăm mới phải :d

      Xóa
    2. Ừa, e nhận lời cảm ơn của đại ca. Giờ e ghé típ, và đại ca nếu típ tục bít ơn vì điều này thì...hehe, e k chối (nhưng nhớ kèm theo hiện vât nhé,đại ca, haha). E lại nằm cạnh a2 và tập thở thui.

      Xóa
    3. Uh, cảm ơn em ghé thăm thật mà. mà giờ nằm cạnh a2, a2 có để yên cho tập thở ko hả ? Yếu quyết khi tập thở là tay chân thả lỏng nge em :)).

      Xóa
  4. Chào ad. Link Từ Sinh Lý Đến Dưỡng Sinh đã không hoạt động. Ad cập nhật lại đường dẫn được không ạ?

    Em cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trước tôi up lên dropbox, nay tài khoản ấy bị quá date nên link bị die. Tôi sẽ tìm lại tài liệu ấy và up lên Google Drive. Bạn chịu khó đợi nhé.

      Xóa
    2. Đã thay link rồi đó bạn.

      Xóa
  5. Bạn ơi bạn có sách bác k bạn

    Trả lờiXóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)