nhac sĩ Nguyễn Văn Đông |
Sau 1975, mang cấp bậc đại tá, ông bị đi học tập cải tạo 10 năm. Ra trại, ông không làm hồ sơ đi Mỹ, sống tại Phú Nhuận, phụ vợ bán bánh mì kiếm sống qua ngày; không sáng tác gì nữa, và cũng từ chối mọi lời mời đi Mỹ tham gia các chương trình ca nhạc của một số trung tâm.
Ông bệnh mất ngày 26/2/2018 tại Sài gòn; thọ 86 tuổi.
Ông sáng tác rất sớm, ca khúc đầu tay là Thiếu Sinh Quân Hành Khúc viết khi ông 16 tuổi, đang theo học tại trường này. Nhưng ca khúc đầu tiên đem lại tên tuổi cho ông là Chiều Mưa Biên Giới. Trong một cuộc phỏng vấn (Trường Kỳ thực hiện), ông kể lại:
“Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu...”
Năm 1961 Trần Văn Trạch được đài Europe No.1 và Ðài Truyền Hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” khiến bài hát nổi tiếng như cồn, chỉ trong hai tháng đã được tái bản 6 lần, bán ra hơn 50 ngàn bản, một kỉ lục thời bấy giờ. Cũng năm này, bản nhạc bị Bộ Thông tin cấm lưu hành vì nội dung “phản chiến!” . Dù vậy, trước 1975 bài này vẫn thấy nhiều ca sĩ hát cả ở quán cafe, cả trên đài ... Là quân nhân, Nguyễn Văn Đông viết khá nhiều tác phẩm về người lính, trong đó có không ít bài bị "làm phiền" như Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Linh Chiến, Anh ..
Một số ca khúc của ông đã được phép hát trở lại từ 2004, như Niềm Đau Dĩ Vãng, Về mái Nhà Xưa, Nhớ Một Chiều Xuân, Hải Ngoại Thương Ca ..
Dù là sĩ quan trong quân đội, ông tham gia tích cực vào các sinh hoạt âm nhạc thời bấy giờ. Từ đầu thập niên 1960 ông là trưởng ban “Tiếng Thời Gian” của Ðài phát thanh Saigon, giám đốc hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Chính ở các cương vị này ông đã có những đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt.
Với hãng Sơn Ca ông đã cho ra đời những album riêng của từng ca sĩ như Giao Linh, Khánh Ly, Thái Thanh, .. với phần hòa âm do các nhạc sĩ hàng đầu bấy giờ như Ngiêm Phú Phi, Văn Phụng, Hoàng Trọng .. soạn. Đây là một sáng kiến mới ở nam thời bấy giờ, sau được nhiều trung tâm băng dĩa bắt chước.
Với Continental, theo một số nhà ngiên cứu, ông là người khai sinh ra loại hình Tân cổ giao duyên, trong đó bài vọng cổ 6 câu bị bớt đi (ít câu) và thay vào bằng tân nhạc. Bản tân cổ giao duyên đầu tiên là “Khi Ðã Yêu” sáng tác của Phượng Linh và soạn giả Ðông Phương Tử, do hai nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương là Thanh Nga, Minh Phụng thu âm lần đầu, năm 1963, tại Saigòn. Phượng Linh là một bút hiệu khác của Nguyễn Văn Đông.
Mời nghe chương trình về Nguyễn Văn Đông do Hoài Nam biên soạn, trong loạt chương trình 70 năm tình ca VN phát trên đài SBS (Úc)
Trả lờiXóahttp://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/DongNhacNguyenVanDong-HoaiNamUcChau.mp3
Tình ca Nguyễn Văn Đông - Thy Nga
Trả lờiXóaPhần 1
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ComposerNguyenVanDong_TNga-20061210.html/vmusic121006a.mp3
Phần 2
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/ComposerNguyenVanDongP2_TNga-20061217.html/vmusic121706a.mp3
Chú ý: dùng trình duyệt Chrome hay Safari mới lấy được các file audio .mp3 trên đây
Phần 1 link trên đai rồi. Ai nghe mời dùng link dưới này
Xóahttp://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/191NguyenVanDong.mp3
Em qua cám ơn đại ca và chúc đại ca cuối tuần vui vẻ nhé! :)
Trả lờiXóahttp://img.xcitefun.net/users/2009/05/65493,xcitefun-good-weekend.gif
tks em. Giờ thì chúc em tuần mới vui khỏe , chứ ko còn cuối tuần nữa rồi :d
Xóans Nguyễn Văn Đông vừa mất
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=0hV7mWKYtnw
Chi tiết về vụ bài hát Chiều Mưa Biên Giới bị cấm:
Trả lờiXóa""Chiều mưa biên giới, bản nhạc để đời đó, và Mấy dặm sơn khê, lại bị cấm cùng với 15 bản nhạc khác, ngay từ thời ông Ngô Đình Diệm". Mình gần như hàng xóm với ông và có lẽ là nhà báo duy nhất được ông chia sẻ một chút với điều kiện không công bố trên báo chí. Ngày mai 2-3 đưa ông về cõi Phật, mình vừa ghé thắp nhang và xin ông cho phép nói thêm chi tiết này. Chú Đông kể: "Sau vụ đảo chính cuối năm 1960, chính sách kiểm soát văn nghệ có thoáng hơn. Trước đó qua bà Nhu, chính quyền VNCH còn cấm biểu diễn thể hình. Vì vậy, sau khi học khóa Chỉ huy tham mưu ở Mỹ cuối năm 1957, chú về Sài Gòn tham gia ca nhạc đài phát thanh, làm Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn từ 1958. Khi làm ở đây, chú hỏi sao hồi đó ở Đồng Tháp Mười tôi gửi mấy bài lên mà đài không duyệt, chắc dở?!. Anh em cười, đưa tôi văn bản mật của Bộ Thông tin (VNCH) không cho phổ biến trên đài 17 ca khúc "làm nhụt lòng chiến sĩ", trong đó có hai bài Chiều mưa biên giới, Vạn dặm sơn khê. Thế là chú làm ở đài nhưng cũng không dám cho thu âm mấy bài này. Sau đảo chính 1960, tình hình văn nghệ thoáng hơn, chú mới cho thu âm và phát trên đài. Ngay sau đó, nó có tiếng vang ở nước ngoài..."."
Còm của nhà báo Cù Văn Công trên face Nguyễn Công Khế:
facebook/khe.nguyencong
Sáng nay em đi ngang nhà ông, thấy có vòng hoa của NS Vũ Thành An đặt ngay phía trước. :(
Xóa"Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!"
XóaÔng giờ khỏe rồi, chả còn tiếc nuối gì nữa.