24/12/16

Đêm thánh vô cùng


The Sistine Madonna by Raphael (1483 - 1520)



Silent Night là một trong những ca khúc giáng sinh nổi tiếng nhất do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber (nhạc) và linh mục Joseft Mohr (lời) sáng tác năm 1818. Nguyên bản tiếng Đức có tên Stille Nacht.

Mừng Chúa Giàng sinh

Chúc Giáng sinh an lành
Holy Family, by Adriaen van der Werff



danh sách các bài hát

01 Đêm Noel – Thúy Vi 00:00
02 Bài Thánh Ca Buồn – Elvis Phương 03:30
03 Hang Belem – Lệ Hằng 07:51
04 Cao Cung Lên – Mỹ Huyền & Hồng Hạnh & Vân Thu 11:22
05 Đêm Thánh Vô Cùng – Hợp Ca 15:36
06 Mùa Đông Năm Ấy – Mỹ Hạnh 20:35
07 Màu Xanh Noel – Thái Châu 24:13
08 Holy Night – Dalena 28:14
09 Hai Mùa Noel – Như Quỳnh & Mạnh Đình 33:43
10 Đi Tìm Chúa Tôi – Đon Hồ & Ý Nhi & Kenny Thái 40:38
11 Mừng Chúa Ra Đời – Vũ Khanh 44:40
12 Belem Hiu Quạnh – Hồng Nhung 48:44
13 Đêm Bình Yên – Mỹ Tâm 52:38
14 Cho Kỷ Niệm Mùa Đông – Mạnh Đình 55:56


17/12/16

Tiếng trống đường phố Chen Man Qing


Tối thứ bảy miền Trung mưa lũ, nghe tay trống đường phố chơi nhạc cho đỡ buồn.



It’s My Life của Bon Jovi qua tiếng trống của Chen Man Qing.

Chen Man Qing (陳曼青 Trần Mạn Thanh) sinh năm 1988, còn được biết đến với nick Vela Blue. Cô bắt đầu nổi tiếng trên mạng với bản cover Gangnam Style

14/12/16

Devaneos . Bài ca tình nhớ


Vẫn mãi nhớ đến em và nhớ em.
Sẽ sống với giấc mơ muôn đờị
Rồi tìm đến những nơi nào chúng tạ
Ðã ấm áp những ân tình cũ.
Tình là thương đau có hay không em.
Và một kiếp ta xin chờ nhaụ
Sao cho tháng năm, tháng năm phôi pha
Bao kỷ niệm đã quá in sâụ
..


13/12/16

11/12/16

Tưởng niệm


Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời, thì hãi hùng hoàng hôn chợt tới
Ta nghiêng vai soi lại tình người, thì bóng chiều chìm xuống đôi môi
Đang mân mê cho đời nở hoa, chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy, bỗng ngỡ ngàng vụt mất trong tay

Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ
Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ
Bàn tay làm sao níu, một đời vừa đi qua
Bàn tay làm sao giữ, một thời yêu thiết tha

Mang ơn em trao tình một lần, là kỷ niệm dù không đầm ấm
Mang ơn em đau khổ thật đầy, là nắng vàng dù nhốt trong mây
Mang ơn trên cho cuộc đời ta, vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ
Trong cơn đau một vùng nhang khói, kéo ta về, về cõi hư vô…

5/12/16

Richard Marx . Hazard

Nghe tiếp Richard Marx

Album thứ hai Repeat Offender tiếp tục gặt hái thành công, chiếm #1 bảng xếp hạng album nhạc pop Mỹ với 5 triệu bán ra chỉ tính riêng Mỹ, trên toàn thế giới thì còn số gấp vài lần, nhờ 5 single đều đạt thứ hạng cao, trong đó có hai bài hát chiếm ngôi đầu bảng Hot 100 là Right Here Waiting và Satisfied



Album thứ ba Rush Street cũng khá thành công với 2 triệu bản được bán ra chỉ tính riêng ở Mỹ với 4 single lọt vào Hot 100, trong đó có Hazard đứng thứ #9.

4/12/16

Richard Marx . Hold on to the nights


Right Here Waiting được xem là signature song của Richard Marx. Nhưng Marx còn nhiều bài hit khác nổi tiếng không kém. Như Hold on to the nights, bản ballad được phát hành single (5/1988), #1 Hot 100, và trụ lại đó suốt 21 tuần, rời bảng ở vị trí thứ 65. Bài hát còn được Marx đưa vào nhiều album sau này, kể cả DVD hát live  A Night Out with Friends (2012).


Quan họ cổ




Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc (gồm Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). Từ 2009, quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Trên blog này cũng từng giới thiệu nhiều bài về quan họ. Hôm nay mời theo chân nhà đài VTV3 về làng Diềm, một làng quan họ cổ ở Bắc Ninh tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này






28/11/16

Marx . Right here waiting . Anh vẫn chờ em




Oceans apart day after day
And I slowly go insane
I hear your voice on the line
But it doesn't stop the pain
If I see you next to never
How can we say forever

Wherever you go
Whatever you do
I will be right here waiting for you
Whatever it takes
Or how my heart breaks
I will be right here waiting for you
...

27/11/16

Mặt Sẹo (Scarface, 1983)


Nhân anh Đen mất, chiều cuối tuần xem lại một bộ phim gangster cũ nổi tiếng của Hollywood về một tay anh chị gốc là dân tị nạn Cuba.  Bộ phim từng được đề cử một số giải thưởng, trong đó có Quả Cầu Vàng; được Viện Phim Mỹ AFI bầu chọn #10 trong Top 10 phim gangster hay nhất (The Godfather #1 danh sách này). Xem thử cảnh mở màn.

Bối cảnh: Tháng 5 năm 1980, Fidel Castro cho mở cửa cảng Mariel cho phép người dân Cuba gặp gỡ thân nhân ở Mỹ. trong vòng 72 giờ đã có hơn 3000 tàu từ Mỹ sang đón người ở Cuba. Khi quay trở về, các tàu không chỉ mang theo người thân, mà bị buộc mang theo toàn bộ những người tị nạn. Khoảng 125000 người ti nạn cập bờ biển Florida trong đó ước tính có khoảng 25000 tội phạm hình sự các loại.

Đây là cảnh tại phòng thẩm vấn/nhập cư trại tị nạn ở Florida các sĩ quan Nhập cư tra hỏi Tony Montana (Al Pacino thủ vai):


26/11/16

Dạy gì cho con?


Khi bắt đầu xốc lại vai trò của giáo dục trong gia đình, thường câu hỏi đầu tiên mà các bậc phụ huynh phải đặt ra là: dạy gì cho con?


Câu trả lời ngắn gọn là: Dạy những gì quan trọng với cuộc sống, nhưng nhà trường chưa chạm tới.

Cụ thể đó là những gì?

Hẳn nhiên, điều đầu tiên các bậc phụ huynh phải dạy con là ý thức về mình, xem mình là ai, mình đang ở lứa tuổi nào, mình có gì độc đáo khác biệt, mình đang ở vị trí nào trong bức tranh lớn của gia đình và xã hội xung quanh.

Điều thứ hai, là dạy con có ý thức về cuộc sống, khởi đầu từ những quan sát thường ngày, xem cuộc sống của con gồm những gì, có liên hệ đến những ai, con có thể làm gì ở trong đó, cái gì con làm vì niềm vui thích, cái gì là trách nhiệm phải hoàn thành.

25/11/16

Song Ngọc và một đời sáng tác


Song Ngọc tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, sinh năm 1943 tại Long Xuyên, An Giang, là ca nhạc sĩ nổi tiếng từ những năm 196x. Hôm trước có nhắc đến mấy bài hát của ông, hôm nay nghe Cát Linh (RFA) giới thiệu thêm về ông




24/11/16

Nhóm nhạc Anh UOGB


Ukulele Orchestra of Great Britain (UOGB) là nhóm nhạc người Anh, đặc biệt chỉ chơi ukulele (một loại đàn giống như guitar nhưng nhỏ hơn và chỉ có 4 dây)

Thành lập năm 1985, đến nay dàn nhạc đã đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới, kể cả những nhà hát danh tieng như Carnegie Hall ở NY, Royal Albert hall ở London, Nhà hát Opera Sydney, .. xuât hiện trong nhiều chương trình truyền hình, và đã cho phát hành hơn 10 album, DVD.



First train journey - lần đầu đi tàu hỏa. Ảnh của Lee Sutton (UK)


23/11/16

Các bài hát Lời Việt Nhạc Ngoại

tính đến 19/8/16

17 tình ca bất tử - bài 2 lời Việt Phạm Duy
Ánh đèn màu - Nguyễn Xuân Mỹ . Limelight - Charlie Chaplin
Ánh Đèn Sân Khấu - Phạm Duy . Limelight - Charlie Chaplin
Ánh Mắt Liêu Trai - Đinh Hùng . Träumerei - Schumann
Ánh Trăng Tan - Đặng Hiền . Ainsi Soit-Il - Demis Roussos
Bi ca - Phạm Duy . Élégie - Massenet

21/11/16

Ngọng quê, ngọng sang hay là phương ngữ ?


Từ sau anh bộ phát biểu, phây sôi lên sùng sục về vụ nẫn nộn l/n, Chả thích gì cái phát biểu, nhưng thấy mọi người ném đá ảnh, mắng ảnh là ngọng níu ngọng no, lại thấy băn khoăn: Tại sao nẫn nộn, tâu tắng thì bị gọi là ngọng, trong khi chong xáng, dụng dời thì lại được xem là bình thường - mở TV là nghe. Thậm chí được học theo - xem một cô ca sĩ gốc trung ca xống trong đời xống .. thì biết.

Hay có ngọng quê và ngọng sang ? Ngọng quê thì cần sửa để làm chong xáng tiếng diệc, còn ngọng sang thì coi như không ngọng, còn phát huy cho tiếng diệc ngày thêm xang chọng ?

20/11/16

Bài tình ca mùa đông . Trầm Tử Thiêng

Bài tình ca mùa Đông
hát mãi đôi môi lạnh câm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...




Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam nhưng từ bé sống ở miền Nam, học ở Sài gòn. Trong thời gian đi học này ông có sáng tác thơ và viết văn với bút hiệu Tô Lãm và Đức Lợi, tham gia các ban ca nhạc, hát những bài hát hài hước của Trần Văn Trạch hay chính ông sáng tác.  Năm 1958 ông tốt nghiệp Sư phạm, bước vào đời dạy học. Cũng năm này bài Bài Hương Ca Vô Tận của ông được giọng hát hàng đầu bấy giờ Thái Thanh trình bày. Mọi người bắt đầu biết đến tên tuổi Trầm Tử Thiêng

18/11/16

The Partisan : Ca khúc song ngữ Anh-Pháp bất hủ của Leonard Cohen


Nghe Trọng Nghĩa giới thiệu bài hát The Partisan của Cohen trong một chương trình Tạp Chí Văn Hóa của RFI



15/11/16

Hallelujah


Lướt mạng thấy đưa tin nghệ sĩ Leonard Cohen vừa qua đời hôm 10/11/2016, thọ 82 tuổi. Ông là ca nhạc sĩ, đồng thời là nhà thơ người Canada gốc Do Thái. Qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, ông đã cho phát hành 14 album, 12 tập thơ; được lưu danh ở  Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Ảnh hưởng của ông đối với thế giới âm nhạc được đánh giá chỉ kém mỗi Bob Dylan, nhạc sĩ Mỹ vừa được giải Nobel vừa rồi. Mời nghe bài hát nổi tiếng nhất của ông, Hallelujah được phát hành lần đầu tiên trong album Various Positions (1984).


8/11/16

A time for us


Nghe lại một bản nhạc cũ



A Time For Us do Henry Mancini soạn lại từ bản nhạc Nino Rota viết cho phim Romeo and Juliette (1968) của Franco Zeffirelli (do Leonard Whiting và Olivia Hussey vào vai Romeo và Juliette). Bản nhạc đã chiếm top bảng xếp hạng Hot 100 của Mỹ 2 tuần liền (1969), chiếm lấy vị trí của bải hát Get Back của nhóm Beatles đang #1 ở đấy 5 tuần liên tiếp.

7/11/16

Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn


Bài của Trần Đăng Khoa trên trang web của VOV từ thang 2/2014 về việc phát âm "mất chuẩn" của nhiều người Việt hiện nay. Bài viết sau đó đã có nhiều người phản biện. Sẽ cop về dần mọi người đọc cho vui

VOV.VN - Thời nay, các nhà giáo dục chỉ chú tâm đào tạo tiến sĩ, giáo sư, mà không đặt hướng chuẩn mực cho hệ thống phát âm tiếng Việt.

Người gióng lên tiếng chuông báo động này không phải tôi mà là thầy Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng bộ môn Dịch, Phó Trưởng khoa Tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, nay là Đại học Hà Nội. Thầy rất tâm đắc với chuyên mục “Blog tòa soạn” trên báo VOV, khi tờ báo bàn thẳng về những vấn đề nhức nhối của xã hội, trong đó có mảng Giáo dục và Đào tạo.

Thầy viết cho tôi một bức thư khá dài, bàn về Tiếng Việt mất chuẩn, gây hệ lụy cho việc học ngoại ngữ. Với bề dày của kinh nghiệm thực tiễn, bằng tầm nhìn khá sâu rộng của một người quản lý kiêm đứng lớp, thầy đưa ra nhiều kiến giải khá sắc sảo. Tôi trịnh trọng chuyển ý kiến của thầy đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những nhà Lãnh đạo ngành Giáo dục, các bạn ký giả và những người làm công tác truyền thông.

Qua thực tiễn giảng dạy, thầy Thắng nhận ra rằng những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều sinh viên hệ Chính quy, trong đó có bộ môn Tiếng Pháp thày giảng dạy, gặp khó khăn trong học phát âm, thậm chí luyện mãi mà không đọc đúng một số âm như [y] [ﮐ ] [з ]. Hiện tượng này trước kia cũng có nhưng không nhiều và dễ khắc phục.

6/11/16

Làm sao gõ trực tiếp các ki tự đặc biệt vào bài viết


Khi soạn bài, cần chèn một số kí tự đặc biệt không có sẵn trên bàn phím, ví dụ € hay ≥, nếu dùng MS Word ta vào Symbol để tìm kí hiệu rồi chèn. Nhưng nếu đấy là kí tự dùng rất nhiều, chẳng lẽ mỗi lúc cần lại phải vào Symbol để chèn ? Hoặc nếu ta đang viết bài không phải trên MS Word, mà trên notepad, trên blog hoặc trên face, gõ trong cửa sổ chat .. thì làm thế nào bây giờ?

5/11/16

Karlijn Langendijk, cây guitar Hà lan xinh xắn


Đêm thứ bảy trời lại mưa tỉ tê .. Nghe cô gái Hà Lan xinh đẹp chơi đàn cho vui


4/11/16

Mưa Huế


Mấy hôm nay miền Trung mưa lụt, tìm nghe lại bài hát của Phan Huỳnh Điểu, Mưa Miền Trung



Bài thơ gốc của Đỗ Thị Thanh Bình chỉ gồm 4 câu

Mưa Miền Trung

Anh có về miền Trung mùa mưa
Cơn mưa như chẳng tạnh bao giờ
Hạt thương rơi nặng bàn tay ấm
Hạt nhớ xa vời theo gió mưa


Đỗ Thị Thanh Bình được biết nhiều hơn với bài thơ được Trương Tuyết Mai phổ nhạc Huế Tình Yêu Của Tôi.

1/11/16

Ana Vidovic, cây guitar người Croatia




Serenata del Mar, sáng tác của Rex Willis viết dành riêng cho Ana Vidovic (4/2007)

Ana Vidovic sinh năm 1980 tại Karlovac, SR Croatia là một trong những cây guitar tài năng nhất thế giới hiện nay. Bắt đầu học chơi guitar từ lúc lên 5, đến năm 11 tuổi đã có buổi biểu diễn quốc tế đầu tiên, và hiện nay đã có hàng ngàn cuộc biểu diễn khap nơi trên thế giới, giành được rất nhiều những giải thưởng giá trị. Hiện cô đang sống tại Mỹ.

Trang web chính thức của cô: http://www.anavidovic.com/

What A Wonderful World . Thế giới diệu kì của Louis Amstrong



Louis Amstrong (1901 - 1971) là nghệ sĩ kèn trompet và ca sĩ nhạc Jazz được đánh giá "có thể là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền ca nhạc Mỹ trong thế kỷ 20." (wiki). Bài viết sau của tác giả Nguyên Minh giới thiệu ca khúc nổi tiếng nhất của ông - What a wonderful world



 Cách đây gần tròn nửa thế kỷ, vào năm 1967, ca sĩ huyền thoại nhạc Jazz, Louis Amstrong cho ra mắt đĩa đơn mới nhất của mình có tên gọi What A Wonderful World. Đó là một bài hát kỳ lạ khi thị trường Mỹ gần như dửng dưng với nó nhưng chính bài hát này lại đã nâng Louis Amstrong, từ một nghệ sỹ tài hoa, trở thành huyền thoại.

Louis Amstrong gắn chặt cuộc đời với cây trumpet và dòng nhạc Jazz sóng sánh nhưng What A Wonderful World lại chẳng dính dáng gì đến Jazz cả. Nhưng vượt lên hết thảy, nó trở thành một tuyên ngôn âm nhạc diệu kỳ của Amstrong, về cuộc sống, về chiến tranh, màu da…

30/10/16

Gái Sài gòn vs gái Hà nội


thấy trên mạng, chả biết đúng sai. cop về, mọi người xem chơi


1. Con gái Sài Gòn thích ăn me. Con gái Hà Nội thích ăn sấu. Tuy nhiên, gái Sài Gòn thích me chín, còn gái Hà Nội mê sấu xanh.

29/10/16

Con Đường Cái Quan


Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trong âm giai ngũ cung và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương. (Phạm Duy phamduy.com)

Mời nghe Quỳnh Giao giới thiệu về trường ca nổi tiếng này của Phạm Duy

26/10/16

SNTN 19 . Phạm Duy, nhạc xây tình người

Phạm Duy, nhạc xây tình người

Bài cuối trong loạt bài Suối Nguồn Tân Nhạc của Quỳnh Giao

Phạm Duy (1921 - 2013)

Trong dòng suối nguồn tân nhạc của Việt Nam, Phạm Duy có chỗ đứng đặc biệt, vì ở bất cứ một nhánh quanh co hay bát ngát nào của dòng nhạc Việt, ta cũng gặp ông. Ông nhập cuộc rất sớm và theo đuổi cầm ca như niềm hạnh phúc và một cái nghề hơn là cái nghiệp, cho tới gần đây khi đã trên 75. Cho nên ta không dễ gì nói về nhạc của Phạm Duy trong vỏn vẹn một chương trình.

Nhưng, người ta như lại dễ nói về Phạm Duy, nếu chúng ta kể ra bao điều đã được viết về ông.

Vẫn biết rằng như đỉnh cao trên dãy Trường Sơn trùng điệp của tân nhạc, ông là cây cao nên chịu gió lớn, và ông mới bị phê phán về cả trăm điều, mà đa số lại ở ngoài âm nhạc. Phải chăng sự việc đó cho thấy rằng chúng ta quá yêu nên đòi hỏi quá nhiều ở một nghệ sĩ đã có công lao rất lớn với tân nhạc của dân tộc? Nói chung, dư luận khó có thể dửng dưng với Phạm Duy, mà nếu Phạm Duy có dửng dưng trước dư luận thì lại chẳng bao giờ dửng dưng với cuộc đời... Chúng ta nên trả cho Phạm Duy những gì của đời sống riêng tư của ông, và chỉ hân hoan đón nhận những gì ông viết cho tân nhạc, và cho tình yêu, chủ đề của chương trình hôm nay...

Bài ca mãi mãi gắn liền tên tuổi Phạm Duy với tân nhạc - khiến lời ca là thành ngữ được trích dẫn trong nhiều tác phẩm khác - Phạm Duy lại không viết cho tình yêu đôi lứa. Bản Tình Ca bất hủ được ông viết tại Saigon, vào năm 53, cho quê hương. Ðây là bài hát tiêu biểu nhất cho thể tài hoài hương mà chúng ta đã giới thiệu trong một chương trình trước. Chúng ta không thể có một chương trình đặc biệt về Phạm Duy mà không nhắc tới Tình Ca. Bài này, Quỳnh Giao xin quý thính giả thưởng thức qua tiếng hát Thái Thanh...

24/10/16

SNTN 18. Trịnh Công Sơn - Như cánh vạc bay


Bài viết của Quỳnh Giao trong loạt bài Suối Nguồn Tân Nhạc, cop lại từ trang nguoi-viet. Một số ca khúc minh họa trong bài trên Youtube chưa có phiên bản tác giả giới thiệu, tạm thay bằng một phiên bản khác

Trịnh Công Sơn viết nhạc từ tuổi đôi mươi cho đến những năm gần đây, nên đã cho chúng ta một số lượng tác phẩm rất lớn. Như ở một triết gia đích thực, ở nơi ông nỗi ám ảnh lớn về đời người đã đưa đến ba loại đề tài lớn, là tình yêu, quê hương và thân phận con người, trong đó chiến tranh và đói khổ là sự ngột ngạt bao trùm lên tất cả.

Khi chiến tranh đã chấm dứt, và vận nước đã đổi thay, ông thiên về các đề tài mang nhiều triết tính về cuộc đời, nhưng thủy chung vẫn là người viết nhạc tình độc đáo nhất. Nhạc sĩ Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là "ca nhân về tình yêu" có lẽ là trong ý đó...

Từ góc độ của người hát và yêu nhạc, khi nhìn lại Trịnh Công Sơn viết cho tình yêu, Quỳnh Giao muốn được nói lên một sự kiện, đó là từ Trịnh Công Sơn trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ ông về sự khai phá đó...

Nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, ta hãy thử nhắm mắt lại để nhìn quanh mà xem... Gió mưa; nắng cát; sông biển núi non; sa mạc, công viên; lá vàng, sỏi đá; rong rêu, lộc nõn; phố vắng, tháp cổ; mây bay, tóc rối; thân xác, cây già, v.v... ngần ấy hình tượng tản mát đều lấp lánh siêu thực trong các tình khúc của ông.

Trịnh Công Sơn là một phù thủy về ngôn ngữ, và căn bản văn hóa Pháp mà ông hấp thụ từ khi còn trẻ có thể phần nào, dù chỉ phần nào thôi, giải thích khả năng dùng chữ đầy ấn tượng lạ kỳ của ông. Phần nào thôi, vì khả năng rất tự nhiên đó, có lẽ ông phải có từ tiền kiếp, nhất là trong lối sử dụng hình dung từ bóng bảy và hình ảnh bất ngờ mà có sức biểu cảm lớn, như trong hội họa.

Ông là một nhà thơ, trước khi là một nhạc sĩ. Ta hãy nghe Tuấn Ngọc trong bài Ru Ta Ngậm Ngùi chẳng hạn, để bàng hoàng nhớ lại là 30 năm trước ông dùng chữ như thế nào...

23/10/16

Trẻ con tây nói chuyện chính trị xã hội


Một cô bé 5 tuổi vừa phê phán đương kim Thủ tướng Anh về vấn đề người vô gia cư. Clip được mẹ cô bé đưa lên Youtube hôm 19/9/2016. Không biết mẹ dạy như nào mà bé giỏi thế. Mới 5 tuổi đã biết quan tâm đến chuyện xã hội, ăn nói sắc sảo, đầy cảm xúc. Xem một clip re-up có phụ đề tiếng Anh để luyện tiếng Anh luôn thể



Vietsub



22/10/16

Thuở làm thơ yêu em


Trần Dạ Từ là nhà báo, nhà thơ nổi tiếng ở Nam trước 1975. Trước đây đã được nghe các bài hát Người Đi Qua Đời Tôi của Phạm Đình Chương, Nụ Hôn Đầu của Phạm Duy phổ nhạc hai bài thơ của ông. Hôm nay mời nghe bài hát Thuở Làm Thơ Yêu Em của Võ Tá Hân phổ nhạc bài thơ cùng tên của ông

20/10/16

Viết nốt trên phây



Hai cách viết bài trên Facebook.

- một, là viết tớt (status). Kiểu này tiện cái là gọn gàng nhanh chóng, nhưng bất tiện vì không chèn được quá một hình ảnh hay video; không được in đậm in nghiêng, ... Thêm nữa, tớt dễ bị trôi, chìm đi, muốn tìm lại cũng mệt.

- hai, là viết nốt (note). Cái này có thể chèn hình, video, viết nghiêm viết đậm, đánh số thứ tự, dấu hoa thị (như numbering, bullets trong viết blog, Word) tùy thích.

Nếu có ý định post thơ, văn, .. gì gì đấy mình sáng tác thì nên viết nốt, vừa dễ trình bày đẹp, vừa dễ tìm lại. Sau đây sẽ hướng dẫn mấy điều cơ bản khi viết note cho ai chưa biết cách

SNTN 17. Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó


Phạm Đình Chương (1929 – 1991)
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.

Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn. Ông sinh vào mùa Thu năm 1929 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hòa âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.

Thật không phải là quá đáng nếu nói rằng Saigon trước 75 đã chẳng có phong thái văn nghệ rất phong lưu nếu không có ly rượu Hoài Bắc và tiếng nhạc Phạm Ðình Chương. Có lẽ vì vậy mà cho đến nay, các nhạc khúc của ông vẫn chưa được khôi phục đúng ngôi vị ở trong nước, và đây là một thiệt thòi lớn cho mọi người chúng ta.

Ông đã mất năm 91, và ở nơi chốn ông đang tạm dung, có lẽ Phạm Ðình Chương vẫn phóng dật với âm nhạc và bằng hữu, trong sự đầm ấm ân cần ở nét cư xử cực kỳ dễ thương, dễ mến...

18/10/16

Đôi mắt đò ngang


Trời lụt, nghe Cẩm Tú và Phương Thảo trình bày ca khúc Đôi Mắt Đò Ngang của Nguyễn Trọng Tạo, và nghe tác giả nói chuyện về tác phẩm của mình




17/10/16

SNTN 16. Dương Thiệu Tước, mạch tương lai láng chờ phím ngân trùng


Trong một dịp bình nghị về nhạc, Phạm Duy đã phát biểu, rằng vào đầu thập niên 40 khi Văn Cao và Phạm Duy còn viết nhạc với âm thanh chuỗi như trong Cung Đàn Xưa hay Khối Tình Trương Chi, thì người đó đã tài tình hòa cả thất cung lẫn ngũ cung trong một khúc tình ca diễm tuyệt. Người mà Phạm Duy nhắc tới đó, chính là Dương Thiệu Tước.

Khúc hát làm Phạm Duy cảm phục mãi tới giờ chính là Trời Xanh Thẳm, mà Dương Thiệu Tước đã viết từ năm 1939. Và Phạm Duy nhớ bài ca vô cùng, vì do nghe Thái Hằng ngây ngất với Trời Xanh Thẳm mà ông đã bị cú sét ái tình... và Thái Hằng trở thành bà Phạm Duy từ đó...

Trời Xanh Thẳm


Đối với nhiều nhạc sĩ ở tuổi thất tuần hiện nay, Dương Thiệu Tước là một người đàn anh đáng yêu, không chỉ vì tuổi đời hay tuổi nghề, mà còn vì tài nghệ xuất chúng và cung cách phong nhã khác thường.

16/10/16

Nhạc bụi


Tồi chủ nhật nghe một chương trình Nhạc Bụi do một số nghệ sĩ nhân dân (thiệt) biểu diễn với những nhạc cụ tự chế độc đáo



A Warm evening in Cadaques . tranh Volegov

14/10/16

SNTN 15. Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn


Quỳnh Giao

Chúng ta đã dành 15 chương trình để nghe dòng thơ nhạc réo rắt của suối nguồn tân nhạc đã liên tục chảy trong tâm hồn người Việt từ 60 năm qua. Hôm nay, Quỳnh Giao xin được giới thiệu năm nhạc sĩ đã để lại cho chúng ta nhiều tuyệt tác và những tình khúc hay nhất của quê hương.

Trong số rất đông đảo các nghệ sĩ đã cống hiến cuộc đời và tác phẩm cho tân nhạc, việc chọn lựa này dĩ nhiên là không dễ dàng và khó tránh khỏi chủ quan. Quỳnh Giao tuyển chọn căn cứ trên cảm quan của một người yêu nhạc và đã trình bày các ca khúc tân nhạc từ mấy thập niên.

Cả năm nghệ sĩ được lần lượt giới thiệu sau đây đều có số lượng sáng tác lớn lao, thuộc nhiều thể loại, nhưng đều giống nhau ở hai điểm. Thứ nhất là họ có những tình khúc trác tuyệt; và thứ hai, các tác phẩm này đã chinh phục giới thưởng ngoạn và ảnh hưởng tới cách thẩm âm của chúng ta, trong ý nghĩa là sau họ, chúng ta không viết và nghe như trước nữa.

Quỳnh Giao xin giới thiệu Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Ðình Chương, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy.

*

Tri kỷ

Thấy bài được share nhiều trên mạng, lấy về mọi người đọc cho vui


Tri kỷ là như thế nào ?

Tri kỷ là thứ tình cảm vô định hình. Cái mà người ta gọi là trên tình bạn nhưng lại thi vị hơn cả một tình yêu!
Cuộc sống thì muôn hình vạn trạng vậy nên cảm xúc của con người cũng biến đổi muôn vàn. Ngoài tình yêu, tình bạn và tình thân chúng ta vẫn còn một thứ tình cảm là kết tinh của cả ba tạo thành đó gọi là: tri kỷ.
Bạn thân là người có thể cùng chúng ta làm những điều điên rồ mặc kệ suy nghĩ của mọi người xung quanh, người có thể mắng ta một trận vì cái tội "ngu" cho một ai khác mà làm đau bản thân, người có thể phớt lờ với tất cả trạng thái cảm xúc của chúng ta hay thậm chí tỏ vẻ ậm ờ khi nghe mình tâm sự. Nhưng khi có việc cần đó lại là người đầu tiên xuất hiện và ngược lại khi họ buồn chúng ta cũng sẽ là đích đến đầu tiên.

12/10/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 14: Sơ kết về tương lai tân nhạc Việt Nam


Quỳnh Giao

Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 - 2014). Ảnh internet
Sau 14 chương trình liên tục giới thiệu về năm thời kỳ lịch sử và chín khuynh hướng sáng tác chính yếu của tân nhạc Việt Nam, từ lúc phôi thai vào giữa thập niên 30 cho tới các năm gần đây, hôm nay, Quỳnh Giao xin được có vài tổng kết rất sơ khởi về 60 năm tân nhạc của nước ta.

Ðiều đầu tiên có thể ghi nhận là ranh giới mơ hồ của thể loại ta gọi là tân nhạc cải cách. Ðây là một bộ môn âm nhạc khó định nghĩa vì cả hai mặt tiếp cận mới/cũ và trong/ngoài. Tân nhạc của ta có truyền thừa nghệ thuật cổ điển, như dân ca hay dân nhạc cổ truyền, như các làn điệu câu hò từ cả ba miền thôn quê, như cả bộ môn cải lương trên sân khấu miền Nam hay quan họ ngoài đình làng xứ Bắc. Nhưng, dù tiếp cận như vậy, tân nhạc vẫn khác các thể loại cũ vì khai triển sự đóng góp của âm nhạc Âu Tây.

Ngược lại, dù tân nhạc có du nhập ảnh hưởng nước ngoài, với nhiều kỹ thuật, âm giai và tiết điệu lẫn lời ca Âu Mỹ, nó vẫn không xa lạ vì hàm chứa ý tưởng gần gũi với văn hóa Việt.

Nhìn từ sự giao tiếp rộng rãi đó với các bộ môn âm nhạc mới và cũ, của người và của ta, có lẽ tân nhạc là bộ môn dù chưa là đặc thù dân tộc thì cũng chẳng lạc lõng với tâm hồn người Việt.

Ðiều đó làm nổi bật một khía cạnh khác, đó là tầm quan trọng của lời ca trong tân nhạc, vì nhạc chuyên chở lời. Ðiều đó cũng giải thích sự thành công của nhiều bài hát phổ nhạc từ lời thơ, đến nỗi một số bài thơ hay đã được nhiều nhạc sĩ cùng phổ nhạc.

Sự xác định trên đây không có gì là gượng gạo, vì trong dòng tân nhạc xứ ta, nếu có Tiếng Xưa nghe âm vang điệu hò miền Nam, hoặc Ðêm Tàn Bến Ngự của cùng tác giả lại nồng nàn ý nhạc đất Thần Kinh, thì cũng Dương Thiệu Tước đã có một bài luân vũ đài các đầy vẻ Âu Châu là Bến Xuân Xanh, hay có Hội Hoa Ðăng và Khúc Nhạc Dưới Trăng thì lại dồn dập nhịp điệu Tây Ban Nha lồng với hình ảnh rất Việt Nam.

Như trong nhiều trường hợp của những tác giả khác, ngần ấy ca khúc đều rất Việt Nam và đều đáp ứng thị hiếu đa diện, tinh tế và thực tiễn của dân ta. Quỳnh Giao xin quý thính giả nghe vài trích đoạn của mấy tác phẩm trên để cảm ra điều đó...

10/10/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 13: Xu hướng nhạc bình dân

Quỳnh Giao

Nếu theo dõi kỹ từ thời phôi thai, chúng ta có thể nói rằng tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ thành phố là nơi các nhạc sĩ đã đầu tiên tiếp xúc với văn hóa và nghệ thuật Tây phương. Nhưng, từ đó, tân nhạc đã bay bổng trên khắp mọi miền và đưa nhiều giai điệu mới lạ về tới thôn quê, để nhận lại những âm hưởng bình dị của thôn quê.

Chúng ta đã có dân ca cải biên hay những bài hát về quê hương đồng nội, mà cũng có những bài mang hẳn màu sắc thôn quê về cả lời lẫn nét nhạc, theo người dân quê vào tới thành phố. Đây là loại nhạc bình dân trong ý nghĩa là được đại đa số người dân miền quê yêu thích.

Nó không hẳn là dân ca cổ truyền nhưng lại có giai điệu gần gũi với miền quê, dù nhịp điệu có khi là pha trộn giữa tango với boléro và cả cha cha cha của ngoại quốc. Nó không hẳn là cổ nhạc mà vẫn gợi nhớ nét nhạc truyền thống với đàn tranh hay nhịp phách xen kẽ với dàn trống Âu Mỹ. Chúng ta có thể gọi đây là loại nhạc của miền quê khi tiếp xúc với thành phố, và có nét vui buồn tùy theo tâm trạng người viết, người hát, và tùy theo tình hình đất nước vào mỗi thời.

Xu hướng này có thể được gọi là nhạc bình dân, nhạc chân quê, và về mặt văn hóa xã hội có lẽ nó không xa loại nhạc country mà dân Mỹ thường nồng nàn hát ở nơi thôn dã của họ.

Một trong những bài đầu tiên, thịnh hành và có tác động cổ võ lớn lao vào thời đó, chính là bài Lời Người Ra Đi của Trần Hoàn, mà ta sẽ thưởng thức sau đây, qua tiếng hát Nhã Phương.

9/10/16

Đoàn Yên Linh: SỐNG LẺ LOI, ĐI LẶNG LẼ…


Nghe Đoàn Yên Linh ngâm thơ và đọc bài viết của Hồ Thi Ca đăng trên báo CATPHCM hôm 05-10-2015 nhân ngày thất tuần của người nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng này.



Tưởng nhớ giọng ngâm quý hiếm Đoàn Yên Linh: SỐNG LẺ LOI, ĐI LẶNG LẼ…

Mấy hôm trước, một số thân – thi hữu gồm NSƯT Hồng Vân, nghệ sĩ – nhà thơ Bảo Cường, nhạc sĩ Thạch Cầm... đã đi viếng cốt và cúng thất tuần nghệ sĩ ngâm thơ Đoàn Yên Linh tại chùa Pháp Long, đường số 18, phường Linh Chiếu, quận Thủ Đức, TPHCM.
Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh là một giọng ngâm thơ hàng đầu, lẫy lừng từ trước đến sau 1975. Trước 1975 anh tham gia các chương trình ngâm thơ Thi văn Tao Đàn của nhà thơ Đinh Hùng và Tô Kiều Ngân, Mây Tần của nhà thơ Kiên Giang… Sau 1975, vì hầu hết các giọng ngâm cũ như anh chị Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên Linh, Huyền Trân… đều mắc “cái phốt” là “liên quan đến chế độ cũ” nên chỉ ngâm thơ salon chơi.

8/10/16

Vice Presidential debate - Tim Kaine vs. Mike Pence


Hôm trước nghe Hillary Clinton và Donald Trump tranh luận, hôm nay nghe hai phó của họ cãi nhau và nhân thể luyện nghe tiếng Anh


Tranh hí họa lấy trên mạng



Transript

Quê em miền trung du . Nguyễn Đức Toàn


Vừa lươt mạng, thấy các báo loan tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn vừa qua đời tại Hà Nội (7/10/2016). Nghe lại vài ca khúc nổi tiếng của ông.



nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn *1929 - 2016)
ảnh: trên net
Quê Em Miền Trung Du là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi ông đến với công chúng. Bài hát được ông sáng tác năm 1946, khi tham gia kháng chiến, ở trong Đoàn kịch Sao Vàng. Theo thông tin trên wiki thì "tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh - Thái Hằng". Ở nam trước 1975 ca khúc này cũng được nghe hát nhiều (có một thời gian nghe Thái Thanh hát, cứ ngỡ là nhạc của Phạm Duy)

Sau 1954 ông viết một loạt bài hát ca ngợi: Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, .. trong số ca khúc loại này nổi tiếng hơn cả có lẽ là Biết ơn chị Võ Thị Sáu qua giọng ca Thanh Thúy. Nghe một bài hát viết nhẹ nhàng tình cảm hơn cả trong giai đoạn này, Mời anh đến thăm quê tôi

6/10/16

Khi tưởng tới người vắng mặt


thơ Du Tử Lê . Trần Duy Đức phổ nhạc . Trần Thái Hòa trình bày



5/10/16

SNTN 12: Xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc


Nếu vào thời phôi thai tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ các ca khúc Tây hay Tàu hát với lời Việt thì giờ đây ta thấy thể loại đó phát triển trở lại, và khá mạnh ở cả bên ngoài và trong nước.

Ta có thể gọi đây là xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc, khởi lên trong dòng nhạc Việt từ thập niên 60, nhưng lại khác với xu hướng gọi là bán cổ điển mà chúng ta đã nghe trong một lần trước. Sau thời phôi thai của thập niên 30-40, với một số bài Tây mang lời Việt dù sao chỉ là mấy thử nghiệm hiếm hoi, tới thập niên 60 ở trong Nam ta đã thấy xu hướng du nhập không chỉ giai điệu mà cả tiết điệu nhạc phổ thông, là nhạc pop, của Âu Mỹ. Về đề tài khai thác, đa số thường viết về tình yêu, hoặc ngợi ca thiên nhiên để tả tình, hoặc cảm tác theo lời ngoại quốc...

Một nhạc sĩ có sức hấp thụ mạnh và sáng tác loại nhạc gần như phóng tác của ngoại quốc chính là Văn Phụng. Khi mới viết vào giữa thập niên 50, ông đã có những tác phẩm thuần túy Việt Nam với giai điệu ngũ cung như Các Anh Đi, Trăng Sáng Vườn Chè hoặc Nhớ Bến Đà Giang. Càng về sau ông càng thiên về nhịp điệu ngoại quốc, mà điển hình là bài Tiếng Dương Cầm trang nhã Tây phương, hay Khúc Nhạc Viễn Du với âm điệu Á Rập, bài Bức Họa Đồng Quê với nhịp Cha Cha Cha rộn ràng, hoặc bài Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn với điệu slow-rock thịnh hành trong giới trẻ Hoa Kỳ vào thập niên 60. Sau đây, Quỳnh Giao xin mời quý vị nghe bài Bức Họa Đồng Quê, được trình bày hợp ca.

4/10/16

SNTN 11. Xu hướng oán ghét chiến tranh - Từ phản chiến tới du ca


Tiếc Thương . ảnh: Nguyễn Ngọc Hạnh
Chiến tranh là điều bất đắc dĩ, mà chẳng ai có thể nói ra điều đó rõ hơn là người trong cuộc, tức là các chiến binh và nạn nhân chiến cuộc, nếu họ được trải thật lòng mình ra.

Trong thời chiến tranh, nhất là khi chiến cuộc đã tới lúc khốc liệt ở trong Nam từ 1965 đến 1975, giao động tâm lý đã nổ ra, vì thực chất đây vẫn là cuộc tương tàn giữa hai bờ Bến Hải của một xứ sở. Cho nên, vào thời này, ta đã thấy xuất hiện xu hướng chống chiến tranh trong tân nhạc, với tiếng hát bi ai về chết chóc hủy diệt, lời kết án đạn bom và cả lời kêu gọi tình người mau dập tắt hận thù.

Xu hướng chống chiến tranh đó đã mở ra hai cánh cửa gần như đối diện. Tiêu cực thì có nhạc phản chiến, tích cực thì có phong trào du ca, hai đặc điểm dường như chỉ có trong Nam.

Y như đối với loại nhạc chiến dịch đã nói tới trong kỳ trước, còn lại ngày nay sẽ chỉ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhất, viết từ cùng cực của khổ đau hay tột cùng của tuyệt vọng...

*

2/10/16

Simon & Garfunkel, những cột mốc


Đã có năm entry về nhóm nhạc hai người Simon & Garfunkel. Hôm nay nghe lại vài bài hát nổi bật nhất của họ, nhân tiện nhắc qua vài cột mốc trong cuộc đời của cặp đôi song ca folk rock danh tiếng, được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 40 trên 100 Nghệ sĩ lớn nhất xưa nay này

Paul Simon và Art Garfunkel cùng sinh năm 1941, cùng sống ở New York, cách nhau chỉ mấy tòa nhà, cùng học một trường tiểu học. Năm 1957 cùng nhau thành lập nhóm nhạc Tom & Jerry và đã ra được một single leo lên đên #49 trên Hot 100. Nhưng năm sau hai người chia tay để theo học đại học.

Donald Trump vs Hillary Clinton debate #1

Vừa nghe cãi nhau vừa luyện tiếng Anh nào

English Sub


Viet sub


29/9/16

SNTN 10: Khuynh hướng cổ động, và nhạc chiến dịch


Thương Tiếc . tượng của Nguyễn Thanh Thu
(xưa đặt trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa)
Trong lịch sử có hơn 60 năm của tân nhạc Việt Nam, đất nước đã trải mấy chục năm binh đao.

Vẫn biến rằng chiến chinh là bất đắc dĩ, nhưng nhu cầu chiến tranh cũng đòi hỏi việc cổ vũ tâm lý, cho nên tân nhạc đã được huy động cho chiến trường, như điều vẫn có ở trong mọi xã hội con người... Tuy nhiên, xét cho kỹ, ta có thể thấy rằng nếu trong thời kỳ 45-54, đa số những bài hát ngợi ca tổ quốc và kêu gọi lên đường cứu nước đều tự phát vì được viết ra từ niềm hứng khởi dạt dào của mọi người - có lẽ lúc đó chưa phân giới tuyến chính trị mà chỉ nhìn vào kẻ thù chung là thực dân xâm lược - thì qua giai đoạn sau đó, khi hai bên Nam Bắc đều có chính quyền, ta có thể thấy rõ hơn cái nỗ lực chủ động tuyên truyền của hai chế độ đối nghịch.

Chúng ta có thể gọi những ca khúc có khi bi thiết, khi hùng tráng, nhưng đều mang tính chất cổ động đó là nhạc chiến dịch. Một sự khác biệt thứ hai, là trong khi miền Bắc đề cao văn hóa như một mặt trận và trong thơ phải có thép, nên văn nghệ mọi ngành đều có nhiệm vụ thúc giục đấu tranh, thì ở miền Nam, dường như chỉ giới nhạc sĩ quân đội và công chức mới để ý tới nhu cầu cổ động này. Trong khi ấy nhiều nghệ sĩ khác vẫn thoải mái viết về những đề tài khác, kể cả lời than vãn chiến tranh...

27/9/16

Âm giai ngũ cung là một kho tàng

Hôm trước nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về ngũ cung. Hôm nay nghe vài bài hát của Cung Tiến, và đọc bài phỏng vấn ông của Ngọc Lan (Người Việt)



Phỏng vấn tác giả 'Hoài Cảm': 'Âm giai ngũ cung là một kho tàng'

Ngày 10 tháng 7, 2010 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Nhân dịp này, Người Việt nói chuyện với người nhạc sĩ tài hoa, cũng là một nhà kinh tế, về nhiều vấn đề; về những bản nhạc xưa, và cả câu hỏi: có hay không, một mối liên hệ giữa âm nhạc và... luật cung cầu. Bài phỏng vấn do phóng viên Ngọc Lan thực hiện.


25/9/16

Ngũ cung


Nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về ngũ cung




Nghe một số bài hát Đoàn The6` Ngữ dẫn minh họa trong bài

24/9/16

Ta làm gì cho hết nửa đời sau


Nghe Thanh Quang (RFA) đọc bài thơ của một người di tản buồn. Giọng đọc không hay, nhưng với ai lười đọc, hoặc vừa làm việc vừa nghe thì cũng tiện.


23/9/16

đêm, nhớ trăng sài gòn


người nay xa xôi người bên kia trời
người nay xa xôi người bên kia đời
chân người có vui, những chiều cuối phố
mắt người có nguôi, những chiều mưa rơi ..

Cũng trong dòng nhạc mà Quỳnh Giao gọi là Khuynh hướng hoài hương, mời nghe thêm ba bài hát Phạm Đình Chương (1929 - 1991) phổ nhạc ba bài thơ của Du Tử Lê. Đây cũng là những tác phẩm cuối cùng của người nhạc sĩ tài danh này.

22/9/16

Người di tản buồn

Trong Suối Nguồn Tân Nhạc 9. Khuynh Hướng Hoài Hương Quỳnh Giao có nhắc đến  bài hát Sài gòn Ơi Vĩnh Biệt. Bài hát này cùng với bài Người Di Tản Buồn là hai bài hát nổi tiếng một thời của Nam Lộc. Mời nghe ông kể lại hoàn cảnh sáng tác hai ca khúc này trong một chương trình của RFA.

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-28




Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.

20/9/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 9. Khuynh hướng hoài hương


Trong thời gian 60 năm vừa qua, có hai lần mà cả mấy triệu người đã lìa xa quê hương yêu dấu của họ. Lần đầu vào năm 54, lần sau vào năm 75 và những năm kế tiếp...

Khi gợi lại suối nguồn tân nhạc và các trào lưu sáng tác, ta không thể không nhắc tới nhiều tác phẩm được viết ra từ hai lần đau thương ấy. Nói chung, thể tài chính được âm nhạc ghi lại nhiều nhất vẫn là nỗi hoài niệm và ước mơ trở về quê cũ. Quỳnh Giao xin được gọi chung là những ca khúc hoài hương...

Năm 1954, khi đất nước bị chia đôi từ Hiệp Định Genève, có đông đảo các nhạc sĩ đã di cư vào Nam. Đa số trong lớp này cũng là nhạc công, và ở trong Nam, họ đóng góp nhiều cho tân nhạc cải cách qua môi trường hoạt động chính yếu là các đài phát thanh và các buổi nhạc hội hay chiếu bóng có phụ diễn văn nghệ. Ngoài những người như Hoàng Trọng hay Ngọc Bích đã nổi danh tại miền Bắc trước 54, thì những tên tuổi như Đan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Lê Trọng Nguyễn cũng nổi lên. Trong khi nhạc Lê Trọng Nguyễn kén người nghe và đa số lại gần với xu hướng bán cổ điển mà chúng ta đã nhắc tới kỳ trước, thì Nhật Bằng, Đan Thọ và Nguyễn Hiền là tiêu biểu của lớp người viết nhạc trong Nam để nhớ quê hương miền Bắc...

18/9/16

Vợ với lại chồng


1. Vợ ra mắt nhà chồng bằng việc vào bếp làm cỗ và rửa mấy mâm bát để "thử tài dâu mới". Chồng ra mắt nhà vợ bằng việc "phải" ăn uống no say vài mâm cỗ để "thử tay nghề" của nhạc phụ nhạc mẫu.

2. Ai cũng "được quyền" soi mói vợ, kể cả cô em họ 8 đời của chồng. Chồng thì cứ như "Thánh sống", cả nhà vợ ai cũng sợ mất lòng.

3. Vợ về nhà chồng phải "tự nhiên như ruồi" mà lao vào dọn dẹp, cơm nước- nếu không muốn bị cho là lười biếng. Chồng về nhà vợ thì "cứ tự nhiên như khách", ngồi uống nước trò chuyện với bố vợ và đợi mẹ vợ dọn cơm lên ăn.

Facebook từ a - z

thấy có vẻ hay lấy về, chưa kịp đọc. link trong bài là đến trang tech12h.com

Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại tất cả các vấn đề về sử dụng Facebook. Từ những cài đặt cơ bản ban đầu đến thiết lập nâng cao, đến những thủ thuật hay khi sử facebook. Vì thế, nếu bạn là người mới bắt đầu hay là người sử dụng Facebook lâu năm đều có thể tìm được thông tin hữu ích. Do có nhiều vấn đề cần nói đến nên mỗi chủ đề mình làm thành 1 bài viết để dễ hiểu dễ làm. Bài này có thể xem như là 1 cuốn cẩm nang sử dụng facebook, tất cả các vấn đề từ A đến Z đều được đề cập. Hi vọng, bạn có thể tìm được thông tin hữu ích cho mình.

Đầu tiên, với những bạn mới bắt đầu facebook thì hãy xem vấn đề này

16/9/16

Khi người bỏ người đi




Khi Người Bỏ Người Đi thơ: Đặng Hiền, nhạc: Trúc Hồ & Đặng Hiền, ca sỹ: Tâm Thư, hòa âm: Quốc Vượng. Nguyên tác bài thơ:

15/9/16

SNTN 8: Khuynh hướng yêu nước - Từ thanh niên ca tới kháng chiến ca


Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị,

Trong gần hai thập niên, sự hình thành và phát triển của tân nhạc đã hòa lẫn với hai phong trào lớn của xã hội, đó là phong trào thanh niên khởi lên từ giữa thập niên 30 và tiếp nối là cuộc kháng chiến bùng lên từ giữa thập niên 40. Trong giai đoạn đó, chúng ta đã chứng kiến sự giao thoa tuyệt vời giữa tân nhạc và mệnh nước, với bài ca tuổi trẻ mở đường khai lối cho kháng chiến ca.

Quỳnh Giao xin được gọi chung hai loại đề tài thanh niên và kháng chiến đó là các ca khúc yêu nước...

Có thể là vì động lực chính trị của chính quyền thuộc địa, mà cũng có thể vì đáp ứng lòng khát khao của nhiều thế hệ sau những chấn động chính trị của năm 30, từ giữa thập niên 30 trở đi, ta đã thấy xuất hiện phong trào ngợi ca tuổi trẻ. Sau đó, khi kháng chiến bùng nổ, dòng nhạc thanh niên đã hòa chung với dòng nhạc yêu nước, và các bản thanh niên ca của Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước hay Hùng Lân đã khơi ngòi cho các bản chiến trường ca bất hủ thời 45-54, với Văn Cao, Ðỗ Nhuận hay Phạm Duy, Phan Huỳnh Ðiểu...

13/9/16

SNTN 7: Khuynh Hướng Lãng Mạn Thời Phát Huy


Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị,

Nếu trong thời kỳ đầu của nền tân nhạc, các nghệ sĩ đã viết về những mối tình e ấp kín đáo, như sự nín lặng với Cô Hàng Hoa, mối tình câm với Cô Láng Giềng, như nỗi bâng khuâng của Cây Ðàn Bỏ Quên vì không biết rằng người đẹp "yêu tôi hay yêu đàn," hoặc lời nhắn gọi vu vơ, với "ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân khiến em bẽ bàng"... của Buồn Tàn Thu, thì từ đầu thập niên 50 trở đi, các nhạc sĩ tiên phong của chúng ta đã mạnh dạn hơn trong xu hướng nhạc tình.

10/9/16

SNTN 6. Khuynh hướng tình cảm thời phôi thai


Ngay từ đây, ta đã có thể nói rằng thể tài lớn nhất, gây cảm hứng sáng tác cho đông đảo các nghệ sĩ chính là tình yêu. Trong một phần sau, ta sẽ đặc biệt tìm hiểu về năm tác giả tiêu biểu nhất cho xu hướng này...

Ngoài những tác phẩm ngợi ca tình yêu, nếu tân nhạc là nguồn hứng mới của nghệ sĩ trong bộ môn âm nhạc, thì trong nguồn cảm hứng chung đó, ta có thể phân biệt được chín thể tài được nhiều nhạc sĩ cùng khai thác một cách tự phát, mà Quỳnh Giao xin giới thiệu qua các ca khúc tiêu biểu nhất của họ, như một lời ghi ơn đối với nghệ sĩ sáng tác.

6/9/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 5: Thời hòa bình trong đau thương (1975-1995)


Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt năm 1975 nhưng hòa bình vẫn chưa trở về trong hồn người.

Tiến chiếm dinh Độc lập . hình trên net
Ngay từ năm 75 và nhiều năm kế tiếp, trong khi nền tân nhạc chính thức mở ra một giai đoạn hồ hởi ngợi ca chiến thắng và thanh bình, thì hàng triệu người ở trong Nam đã phải bỏ nước ra đi. Kể từ đó, tân nhạc lại tiếp tục nổi trôi trên hai dòng cách biệt, mãi cho tới những năm sau này.

Ðó là nói về thể tài sáng tác và phân biệt theo tiêu chuẩn địa dư trong và ngoài nước. Về thời gian thì trong 20 năm, từ 75 đến 95, ta cũng có thể phân biệt được hai thời kỳ: từ 75 đến khoảng 85 là thời hòa bình đau thương, và sau đó là thời hồi sinh, từ những năm 86-87 cho tới gần đây...

5/9/16

Đỗ Nhuận


nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 1991)
Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922 tại Hải Dương, là một nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền tân nhạc VN

Thủa bé sống ở Hải Phòng, khi bố làm lính kèn trong quân đội Pháp ở đấy. Ông tự học chơi tiêu, sáo, nhiều loại đàn như nguyệt, bầu, guitar, banjo, violon, ..

Ông viết ca khúc đầu tiên Trưng Vương (1939) khi mới 17 tuổi, nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Hải Dương.

Trong kháng chiến chống Pháp ông sáng tác khá nhiều ca khúc, một số nổi tiếng: Hành Quân Xa, Đoàn Lữ Nhạc, Du Kích Sông Thao, Chiến Thắng Điện Biên

Hòa bình lập lại, ông được cử giữ chức Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam (1958 - 1983). Đến 1960-1962, ông được đi LX học tại Nhạc viện Tchaikovsky. Về nước ông cho ra đời nhiều tác phẩm khí nhạc, opera .. Ông được xem là người VN đầu tiên viết opera, vở Cô Sao (1965)

Ông mất ngày 18/5/1991 tại Hà Nội.

Nghe vài ca khúc gắn liền với tên tuổi Đỗ Nhuận




4/9/16

Thơ vui về phái yếu


tối chủ nhật, đọc và nghe bình bài thơ của Xuân Quỳnh cho vui

(VOV5)- Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh đã định vị với vị trí khó thay thế của một nữ sĩ Việt Nam. Bên những bài thơ xuất sắc làm nên tên tuổi của bà như Gió Lào cát trắng, Sóng, Thuyền và biển, Hoa cỏ may…vv, thì có một bài thơ, tuy không xuất chúng về phong cách, ngôn ngữ…, nhưng lại thể hiện rõ nét nhất một chân dung Xuân Quỳnh ngoài đời: nhân hậu, đầy nữ tính, đồng thời cũng rất thông minh và hóm hỉnh, đó chính là bài “Thơ vui về phái yếu”.

3/9/16

Người Hà Nội




Lê Dung trình bày bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi

2/9/16

Kể chuyện "Dạ khúc"




Kể chuyện "Dạ khúc"
quocbaomusic
01/07/2011 09:04:38

1/9/16

Suối nguồn tân nhạc 4. Thời chiến tranh (1965-75)


Nếu có một khoảng cách thời gian đủ dài để nhìn lại, thì thời kỳ chiến tranh từ 65 đến 75 có thể là giai đoạn u buồn và nhiễu nhương nhất của tân nhạc Việt Nam. Trong thời kỳ đó, nếu quả rằng đã có lúc tiếng hát át tiếng bom, thì bom đạn vẫn là sự hủy diệt gieo rắc trên cả hai miền, là những vành khăn tang xé vội phủ ngập các vòng hoa chiến thắng, và ảnh hưởng ngược vào ca nhạc.

Trong thời kỳ này, nhìn từ thế giới tân nhạc ra, người ta có thể chứng kiến sự ra đời của nhiều thể tài liên quan đến chiến tranh và đến đời sống con người ở bên ngoài chiến cuộc.

30/8/16

Suối nguồn Tân nhạc 3. Thời phân li (1954 - 1965)


Sau thời kỳ phát huy rực rỡ của tân nhạc Việt Nam từ 45 đến 54, thì kể từ 1954 trở đi, thời cuộc đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt âm nhạc. Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước vào năm 54 đã để lại một vết cắt đau thương trong các nguồn hứng sáng tác. Rồi chiến cuộc bùng nổ mạnh mẽ từ 65 đến 75 đã đưa tân nhạc lên chiến hào trong tiếng bom đạn của cả hai bên...

Hiệp Ðịnh Genève chia đôi xứ sở từ năm 54 đã đưa đến cuộc di cư của mấy triệu người từ Bắc vào Nam. Quý vị vừa nghe tác phẩm "Người Hà Nội" của Nguyễn Ðình Thi, sáng tác điển hình cho tinh thần lạc quan tự hào của tân nhạc ở miền Bắc sau năm 54.

Sau chín năm kháng chiến, các nghệ sĩ tân nhạc miền Bắc đều có chiều hướng sáng tác mang âm điệu phấn khởi, và Hà Nội đã là chủ đề kết tụ tinh thần đó tới cao độ. Tiêu biểu cho tinh thần này, ngoài Nguyễn Ðình Thi, ta có Trần Hoàn với "Ðêm Hồ Gươm," Hoàng Hiệp với "Nhớ Về Hà Nội," Hồng Ðăng với "Hoa Sữa," hoặc Phạm Tuyên, con trai của học giả Phạm Quỳnh, với bài "Hồ Tây, Chiều Bình Yên"...

28/8/16

Suối nguồn tân nhạc 2. Thời kì phát huy (1945 - 1954)


ca sĩ Quỳnh Giao (1946-2014)
Trong kỳ trước, khi nói về những bước phôi thai của tân nhạc cải cách, chúng ta đã được nghe Trời Xanh Thẳm của Dương Thiệu Tước và Văn Chung. Ca khúc này có thể là tiêu biểu cho các sáng tác đầu nguồn của dòng tân nhạc, với lối mở đầu bằng âm giai ngũ cung của Á Ðông rồi khai triển sang âm giai thất cung của Tây phương.

Vào thời phôi thai đó, các nhạc sĩ tiền phong đều ít nhiều sử dụng nhạc khí cổ truyền Ðông phương rồi làm quen với nhạc lý Tây phương, cho nên những sáng tác đầu tay của họ đều hoặc thiên về thang âm ngũ cung cổ điển – như trường hợp Thẩm Oánh – hoặc mở ra thang âm thất cung mới mẻ hơn – như trường hợp Nguyễn Văn Tuyên – hoặc hài hòa dung hợp cả hai như Dương Thiệu Tước.

Tranh Lưu Công Nhân


Họa sĩ Lưu Công Nhân (1930 - 2007)
Lưu Công Nhân sinh năm 1930 tại Phú Thọ. Ông theo học Trường Mỹ Thuật khóa Kháng Chiến (1950 - 53), tốt nghiệp về giảng dạy tại ĐH Mĩ thuật Công nghiệp HN một thời gian (1955 - 1965) rồi thôi dạy lang thang đi vẽ khắp nơi. Những năm cuối đời ông về sống ở Đà Lạt, mất ở đấy năm 2007.

Ông sáng tác trên nhiều chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, .. nhiều nhất là thuốc nước với hơn 600 tác phẩm, được mệnh danh là "bậc thầy của thuốc nước". Đề tài cũng đa dạng: chiến sĩ, nông dân, phong cảnh nông thôn, miền núi, miền biển, thiếu nữ, tĩnh vật, .. Tranh ông được nhiều nhà sưu tập thế giới tìm mua. Tại một cuộc đấu giá ở Sotheby’s năm 2010 bức tranh của ông “Tĩnh vật với quả thanh long và ngựa đất nung”, 1990, màu dầu trên bìa cứng, được định giá trên 4 ngàn usd, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung tranh của họa sĩ VN.

Sinh thời ông nổi tiếng là người cao ngạo, nói năng chẳng kiêng dè ai. Nguyen Đang Mạnh trong cuốn Hồi kí của mình kể Lưu Công Nhân từng chê suất học bổng du học LX, từ chối làm hồ sơ để được phong hàm phó giáo sư, danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Nghe nhạc và xem vài bức tranh Lưu Công Nhân cho vui


26/8/16

Ngựa phi đường xa , Lê Yên




Cao Minh trình bày bài hát Ngựa Phi Đường Xa của Lê Yên.

Lê Yên, tên thật Lê Đình Yên, là một nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.

24/8/16

Nhớ nhung Thẩm Oánh




Mai Hương trình bày bài hát Nhớ Nhung của Thẩm Oánh, một trong những người tiên phong của nền tân nhạc Việt

23/8/16

Trời xanh thẳm


Nghe lại bài hát Trời Xanh Thăm của Dương Thiệu Tước được Quỳnh Giao giới thiệu trong chương trình Suối Nguồn Tân Nhạc hôm trước với giọng ca Thanh Lan.



Đây là một trong những tác phẩm thời kì đầu của nền tân nhạc VN. Xem Phạm Duy phân tích một chút về nhạc thuật tác phẩm này.

22/8/16

Suối nguồn tân nhạc 1. Thời phôi thai (1938 - 1945)


Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 - 2014) . ảnh BBC
Ai hay nghe BBC hồi 199x hẳn còn nhớ chương trình Suối Nguồn Tân Nhạc do ca sĩ Quỳnh Giao phụ trách hồi ấy. Lâu quá giờ chẳng còn nhớ chương trình phát vào giờ nào, thứ mấy, chỉ nhớ hồi ấy bận gì cũng thu xếp để không bỏ lỡ lắng nghe cô giới thiệu lịch sử tân nhạc Việt Nam, xen kẻ là những đoạn nhạc minh họa.

Bấy giờ internet chưa phổ biến, thông tin thiếu thốn, một chương trình nội dung như thế thật quí. Chẳng ngạc nhiên khi ít lâu sau, BBC đã cho phát lại lần 2 theo yêu cầu của nhiều thính giả. Nhớ không lầm thì hồi ấy BBC Việt ngữ có loan báo thính giả nào thích có thể gởi thư, địa chỉ về BBC sẽ tặng băng / dĩa gì đấy ghi lại toàn bộ chương trình, nhưng sau trở ngại về tác quyền hay sao đó không thực hiện được thì phải.

Về sau, Hoài Nam trên đài SBS Úc làm một chương trình về Tân nhạc Việt đồ sộ hơn, nhưng bây giờ nhìn lại thấy chương trình xưa của Quỳnh Giao vẫn hữu ích, giúp người nghe nhanh chóng có một cái nhìn tổng quát về nền tân nhạc Việt do một ca sĩ được đào tạo nhạc bài bản lại có thâm niên trong nghề dẫn giải nên giàu thông tin lại thú vị. "Quỳnh Giao viết về nhạc thì cũng như kể chuyện về các nghệ sĩ bằng hữu của thân mẫu. Nhưng kiến thức sâu sắc về nhạc và về kỹ thuật trình bày còn giúp người đọc nhớ lại và có sự thưởng ngoạn cao hơn với từng tác phẩm, từng tác giả hay người trình diễn." (BBC)

Hiện vẫn chưa tìm được chương trình của BBC xưa phổ biến trên mạng. Sau khi Quỳnh Giao mất, trên trang nguoi-viet.com cho đăng lại loạt bài này dựa theo bản thảo còn lưu lại. Nếu không có gì trở ngại, sẽ lần lượt lấy về đây lưu cho mọi người cùng đọc cho vui. Tiếc không còn nghe được cái giọng thanh thoát truyền cảm của cô, những đoạn nhạc minh họa mà cô chọn lựa .. Tôi sẽ cố gắng mỗi khi có thể, tìm nhạc minh họa (*) đưa vào playlist cuối mỗi bài, tuy nhiên không bảo đảm đúng version cô đã giới thiệu.

21/8/16

Ca Huế


Nghe Mặc Lâm (RFA, 23/5/09) nói chuyện với GS Trần Quang Hải về Ca Huế

Trong chương trình kỳ trước chúng tôi có dịp đem nghệ thuật Ca Trù Việt Nam đến với quý thính giả, kỳ này chúng tôi muốn mời quý vị đến với một thể loại ca trù khác của xứ Thần Kinh, đó là làn điệu và các thể loại ca Huế.




Ca Huế được các nhà nghiên cứu nhạc dân tộc cho là rất gần với loại Ca Trù của miền Bắc vì được giới doanh nhân hay tài tử thưởng ngoạn trong các buổi nhạc gói gọn tại nhà riêng. Mặc dù cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến bàn cãi về nguồn gốc của Ca Huế nhưng có một điểm chung ai cũng công nhận đó là Ca Huế là một di sản văn hóa của Việt Nam.

Trong câu chuyện về Ca Huế hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS nhạc sỹ Trần Quang Hải về những nét đặc trưng của Ca Huế trên ba lĩnh vực: nhạc cung đình Huế, dân ca Huế và nhạc tài tử Huế.

20/8/16

Nỗi lòng . Nguyễn Văn Khánh




Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh
(1922 - 1976)
Nguyễn Văn Khánh sinh năm 1922 tại Hà Nội.

Ông giỏi chơi Hạ uy cầm, và thường sáng tác nhạc trên cây đàn này. Ca khúc đầu tay là Thu, sáng tác năm 1946.

Ông sáng tác không nhiều, những tác phẩm được được biết đến nhiều là Nỗi Lòng, Nghệ sĩ với cây đàn, Chiều Vàng,  sáng tác vào khoảng đầu 195x.

Sinh thời ông nổi tiếng là người đa tình. Ông mất tại Hà Nội năm 1976.

Nghe Chiều Vàng qua giọng hát Hà Thanh

Mục lục Nhạc ngoại lời Việt

tính đến 19/8/16

17 tình ca bất tử-bài 2 lời Việt Phạm Duy
Ainsi Soit-Il - Demis Roussos . Ánh Trăng Tan- Đặng Hiền
Bang bang - mybaby shot me down - Cher ca . Khi Xưa Ta Bé- Phạm Duy
Beautiful Sunday - Daniel Boone . Chủ Nhật Tươi Hồng- Phạm Duy
Blue Danube - Johann Strauss II . Dòng Sông Xanh- Phạm Duy
Blue Tango - Leroy Anderson . Tango Xanh- Phạm Duy
Célèbre Valse - Brahms . Mối Tình Xa Xưa- Phạm Duy

19/8/16

Dứa dại không gai


Nghe Bà Cầu hát xẩm



Dứa dại không gai
Chúng anh nghĩ rằng cây dứa dại không gai
Ai ngờ thì gai dứa lại dài hơn chông
Em dối anh, em chửa có chồng.

Mục lục


Mục lục: (click để tới trang mục lục tương ứng)

Ca nhạc
70 năm Tình Ca trong Tân Nhạc VN loạt bài của Hoài Nam trên đài Úc
Ca sĩ ngoại
Ca sĩ ta
Nhạc ngoại
Nhạc ngoại lời Việt
Các bài hát Lời Việt Nhạc Ngoại
Nhạc phổ thơ (xếp theo tên bài hát)
Nhạc phổ thơ (xếp theo tên tác giả phổ nhạc)
Nhạc sĩ Việt
Nhạc Việt

Thơ
Ngâm thơ (xếp theo tên tác giả)
Ngâm thơ (xếp theo tên bài)
Những bài thơ được phổ nhạc
Playlist Ngâm thơ

Khác
IT: giới thiệu một số phần mềm hữu ích, một số thủ thuật blog hay dùng
Một số sách hay (có link down e-book)
Nhiếp ảnh
Tranh




Mục lục các bản nhạc phổ thơ (xếp theo tên tác giả)

 tính đến 10/8/16

An Thuyên Tình Ca mặt Trời phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Bồng Bềnh Cho Tới Mai Sau
Anh Bằng và Trúc Hồ Trái Tim Ngoan phổ nhạc thơ Nguyên Sa
Anh Bằng Bướm Trắng phổ thơ Nguyễn Bính: Người Hàng Xóm
Anh Bằng Chia Tay Hư Ảo phổ thơ BH
Anh Bằng Chuyện Hoa Sim phổ thơ Hữu Loan

18/8/16

Chiếc khăn rơi . Doãn Nho


Trường hợp như Hoa Sữa (trở thành big hit nhờ bản cover sau gần 10 năm) không phải là hiếm. Trên thế giới có thể tìm được hàng trăm ví dụ tương tự. Nhắc lại vài vụ cho vui.

El Condor Pasa trở thành quốc bảo của Peru chỉ sau khi được Simon & Garfunkel cover.
Respect mang về cho Aretha Franklin một Grammy, được Rolling Stone xếp thứ 5 trong số những bài hát hay nhất mọi thời là bản cover, trong khi bản gốc phát hành chỉ 2 năm trước thì không mấy ai hay.
More Than I Can Say ngày nay vang danh khắp năm châu bốn bể là từ bản cover của Leo Sayer 20 năm sau khi phiên bản gốc ra đời (1959).
Hoặc như I Will Always Love You. Ngày nay nghe tên bài hát người ta nghĩ ngay đến Whitney Houston. Thật ra bài hát vốn của Dolly Parton, cũng từng chếm ngôi quán quân trên bảng xếp hạng nhạc country Mỹ hai lần, lần đầu cho phiên bản gốc (1973), lần thứ 2 năm 1982 khi cô thu cho phim The best little whorehouse in Texas. Thế nhưng phải đợi gần 20 năm sau (tính từ khi ra đời), bài hát mới thực sự vang danh thế giới nhờ bản cover của Houston.
Một trường hợp thú vị khác, là với Nothing's gonna change my love for you trong album 20/20 (1985) của George Benson. Mặc dù George Benson là một danh ca với 8 giải Grammy trong tay, album 20/20 phát hành ra cũng nhận được dĩa vàng, nhưng bài hát vẫn không được quá chú ý. Hai năm sau, một ca sĩ "vườn" mới 17 tuổi  ở Hawaii cover, bài hát bỗng nổi tiếng khắp nước Mỹ, rồi toàn thế giới ..

17/8/16

Parler a mon pere . tranh Paula Modersohn-Becker

mùa Vu lan...

Hồi tối bx đi chùa về kể đến sân chùa có đám thanh thiếu niên bưng rổ hoa tới, hỏi rồi gắn cho bả một đóa hồng, xong chìa ra một thùng phước sương. Chắc là các cháu trong GĐPT muốn kiếm quỹ để sinh hoạt gì đấy. Đến chùa có thì một vài trăm, ít cũng dăm ba chục bỏ thùng để nhà chùa nhang đèn là chuyện bình thường, nhưng làm như bán ép hoa thế này trông cũng kì

Bả còn kể năm nay thấy khá nhiều người cầm tiền lẻ đi rải khắp các bàn thờ trong ngoài chùa .. Chuyện này nghe nói ở Bắc khá quen, nhưng ở Trung ở Nam vẫn còn lạ, với tình hình này không biết bao giờ thì quen.

Thường dặn bx đi chùa tuyệt đối không mua gì, vì chùa không phải là nơi buôn bán. Kể cả hương. Vào lễ Phật lạy ba lạy là đủ, chả cần thắp hương cũng được. Trên bàn thờ thường đã có quá nhiều, nhà chùa phải cử người túc trực lấy đi đổ, thắp thêm làm gì ?


Vu Lan, nghe Celine Dion hát Parler à Mon Père



16/8/16

Hoa sữa


Đọc lời phê Phong Kiều Dạ Bạc là "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" của nhà thơ học giả đời Tống, bất chợt lại nhớ đến Hoa Sữa của Hồng Đăng. Đây là bài hát trong phim Hà Nội mùa chim làm tổ (1978) của nữ đạo diễn Đức Hoàn, do Lê Dung thể hiện.


15/8/16

Phong Kiều dạ bạc


Ngồi nghe playlist ngâm thơ, gặp bài Phong Kiều Dạ Bạc. Đây là clip hồi ấy làm nhân bài gì đấy bên blog Dr Tào Thăng nói đến các từ chỉ màu đen - mực, mun, quạ, hắc, .., em Coco nhắc đến từ ô, rồi dẫn bài thơ này.

Mời nghe Tố Kiều Ngân ngâm Phong Kiều Dạ Bạc

14/8/16

Nghệ thuật ngâm thơ trong truyền thống Việt Nam


Playlist sau gồm các video ngâm thơ đã làm và post trong mấy năm qua, lưu lại đây cho dễ tìm, thỉnh thoảng mời mọi người vào cùng nghe cho vui.



Nhìn lại, video up lên Youtube đầu tiên là vào ngày 1/12/10. Nhớ hồi ấy chơi blog bên Yahoo, tìm một giọng ngâm minh họa bài Tràng Giang của Huy Cân trên các trang quen thuộc như Youtube, nhaccuatui hay Zing không có, chỉ tìm được file mp3 trên một trang web nào đó, không biết làm sao đưa lên blog. Thế là ngồi mở Movie Maker có sẵn trong Win rồi mò mẫm làm .

13/8/16

Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị


Xem lại trường đoạn hát ca trù trong phim Mê Thảo - Thời Vang Bóng.



Thúy Nga vào vai cô Tơ, nhưng giọng hát là Thanh Hoài, một nghệ sĩ đa năng: chèo, ca trù, quan họ, hát văn, xẩm ..  Đơn Dương vào vai kép Tam, chơi đàn nguyệt thay vì đàn đáy quen thuộc trong hát ca trù. Ông chủ ấp Nguyễn (Dũng Nhi đóng) đang say khướt, không ngồi nổi để cầm trống chầu

Mê Thảo - Thời vang bóng lấy bối cảnh những năm 192x của thế kỷ trước, đã làm sống lại cái thú chơi một thời vang bóng. Hôm trước đã giới thiệu video bài nói chuyện của Trần Văn Khê nói về sự độc đáo của thú chơi này. Hôm nay mới đọc một bài tham luận của ông cũng về đề tài này