16/8/16
Hoa sữa
Đọc lời phê Phong Kiều Dạ Bạc là "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" của nhà thơ học giả đời Tống, bất chợt lại nhớ đến Hoa Sữa của Hồng Đăng. Đây là bài hát trong phim Hà Nội mùa chim làm tổ (1978) của nữ đạo diễn Đức Hoàn, do Lê Dung thể hiện.
giai điệu thiết tha, sâu lắng thể hiện nỗi nhớ nhung của hai người yêu nhau đằm thắm bỗng phải chia xa
Kỷ niệm ngày xưa
Vẫn còn đâu đó.
Những bạn bè chung,
Những con đường nhỏ.
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm,
Có lẽ nào anh lại quên em?
Có lẽ nào anh lại quên em?
Nhưng phim ra rạp, tiếng hát Lê Dung vang lên .. không mấy ai để ý.
Có lẽ bấy giờ, cái thời điểm những năm cuối 197x ấy, mọi người đều được dạy phải sống hi sinh mình vì mọi người, những chuyện riêng tư là bé mọn, chẳng đáng kể gì. Dân cả nước ăn sắn, bobo thay cơm đói vàng mắt, tới đám cưới chỉ ăn kẹo uống nước trà vẫn hát vang tàu anh qua núi, gặp em trên cao lộng gió và cả bác cùng chúng cháu hành quân .. rất ư lạc quan cách mạng, ít nhất biểu hiện bên ngoài là vậy. Trong không khí ấy những câu hỏi siêu hình kiểu nhớ hay không nhớ như thế làm sao tồn tại.
Phải đợi gần 10 năm sau, trong không khí của buổi đầu cởi trói, lòng người cũng đã cởi mở hơn với những thứ kỉ niệm riêng tư bấy lâu giấu kín, bài hát qua bản cover của Nhã Phương mới tìm được sự đồng cảm rộng rãi, sống lại
Bài hát được thu băng cassette, phát hành rộng rãi, ngược ra đến tận Hà Nội, chinh phục người nghe ngoài ấy. và được nhiều giọng hát vàng tiếp sức. Thanh Hoa, Thanh Lam
Hồng Nhung
và nhiều nữa, Thu Phương, Lệ Quyên, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm. Mai Khôi, ..
Bài hát ngày càng được phổ biến rộng rãi, được xem là một trong số những bài hát hay nhất về Hà Nội. Và hoa sữa bỗng dưng trở thành loài hoa biểu tượng cho Hà Nội. Những người từng một thời gắn bó với Hà Nội khi đi xa, nhớ về hà Nội là nhớ đến mùi hoa sữa ngọt ngào đầu phố đêm đêm .. Và nhiều đường phố miền Trung bỗng dưng xuất hiện những hàng hoa sữa, cụ thể hóa nỗi nhớ kia của những quan chức từng một thời gắn bó với Hà Nội.
Nhiều năm trôi qua, hàng cây đã lớn, đến mùa hoa trổ bông, mùi hoa sữa trên những đường phố ấy hóa ra không ngọt ngào, mà là ngạt ngào đầu phố đêm đêm ngày ngày, những người dân ở đấy thở không nổi, nhiều người phát bệnh. Năm ngoái (2015) tp Qui Nhơn đã phải cho chặt 3000 cây hoa sữa trồng từ 1994.
Hóa ra nhạc sĩ khi sáng tác bài hát, dù đã sống ở Hà Nội đã hàng chục năm, vẫn không hề biết hoa sữa là như nào, và mãi 25 năm sau đấy ông mới lần đầu nhìn thấy hoa sữa. Ông nhớ lại: Năm đó, nữ đạo diễn Đức Hoàn đặt tôi viết một nhạc phẩm cho phim: "Hà Nội mùa chim làm tổ" lúc tôi đi tìm chủ đề thì mãi không tìm ra tưởng là bế tắc rồi, sau đấy có một nhà thơ ở Hà Nội, bảo: "Anh Đăng ơi, có một loài hoa sữa ở Hà Nội ít người biết nhưng hay lắm anh xem thử thế nào, hoa có mùi thơm rất nồng nàn, rất quyến rũ mọc ở hồ Hale, với con đường Nguyễn Du”.
Nào tôi có biết đến hoa sữa là thế nào đâu, nghe đến đấy tôi lấy cái ý đấy viết ngay một bài hát cũng chỉ trong mấy phút là xong, lấy tên là "Hoa sữa".
Thật may mắn cho chúng ta, ông đã không từng sống cạnh cây hoa sữa, chỉ hình dung nó qua cái tên rất đỗi gọi tình, rồi dùng cái hương thơm ngọt ngào chỉ có trong trí tưởng ấy mà ướp vào nỗi nhớ đễ mỗi khi ta nghe bài hát, những kỷ niệm xót xa dường như cũng đằm thắm hơn.
*
Đây không phải là lần đầu Hồng Đăng nhìn chữ đoán nghĩa. Vào những năm 195x, nghe cái tên sa nhân hay hay, ông viết bài hát Giữa Mùa Hái Sa Nhân, được Thương Huyền thu, phát trên đài TNVN, nhiều người khen hay. Nhiều năm về sau có người nói cho ông biết, người ta không đi hái sa nhân bao giờ, mà chờ nó rụng để nhặt.
Hồng Đăng tên thật Phan Hồng Đăng, sinh năm 1936 tại Nghê An. Những năm 195x khi còn là học sinh trong khu kháng chiến ông đã bắt đầu sáng tác nhạc. Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội theo học khóa sáng tác đầu tiên của Trường Âm nhạc VN.
Ông từng giữ chức Phó TTK Hội Nhạc sĩ, TBT tạp chí Âm nhạc, ..
Mấy năm trước ông gây ồn ào một dạo trên báo chí trong nước lẫn hải ngoại khi cùng với Phạm Tuyên và Trọng Bằng phê phán kịch liệt Phạm Duy từ tư cách đến nhạc thuật.
Tính đến nay ông dã sáng tác khoảng 1000 tác phẩm bao gồm nhiều thể loại ca khúc, nhạc phim, hợp xướng, khí nhạc .. trong số đó có hai ca khúc được biết đến nhiều, Hoa Sữa và Biển Hát Chiều Nay. Mời nghe Thu Phương ca bài này
18 nhận xét:
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)
Ồ cảm ơn Đại ca! Bài hát này theo em suốt thời ĐH ... Saigon lúc ấy tràn ngập bài này. Giờ nghe lại thấy buồn buồn.
Trả lờiXóaSaigon lúc ấy chả có cây hoa sữa nào, chỉ thấy bài hát ca từ rất hay.
Sau này Nha Trang cũng trồng hoa sữa trên 1 phố dày đặc, nó thơm đậm đặc đến mức ... thúi rình làm dân tình bịnh phế quản, viêm xoang ... gần chớt. Chặt nhiều lắm, chỉ còn vài cây thì lại thoang thoảng hay hay.
Trong tất cả cả giọng ca có lẽ em thích nhất là giọng của Lệ Quyên, mang tính tự sự day dứt ...
http://www.youtube.com/watch?v=1ggJQketSjc
Giong ca Mỹ Linh nữa này,1 phong cách rất riêng hay và sang, nhưng em vẫn không thích bằng Lệ Quyên!
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=IxlpdaYvWD4
Bài này bây giờ nhiề gười cover lắm, mỗi người mỗi vẻ, thâm chí tùy version nữa. Như Thanh Lam trong version post trên bài anh còn nghe được, mấy version sau này nghe cổ gào ghê quá, chịu không thấu, nhưng nhiều người lại thích.
XóaHic em chỉ nghe được bạn Thanh lam hát vài bài cách đây hơn 20 niên, giờ thì ... pó tay!
XóaCám ơn Khung đã nhắc nhớ một bài hát đã và sẽ mãi là kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi người con yêu Hà Nội.
Trả lờiXóaRất vui MTV cũng thích bài này
XóaBài này hay, nghe hoài không chán, anh hơ !
Trả lờiXóaNhưng mùi hoa sữa thì hỡi ơi, chết khiếp ! :( Chịu ! Không tài nào ngửi được !
Uh, em nhớ có lần anh nói không, nghe các nhà thơ nhà nhạc thì cua trong lỗ cũng bò ra. Cái hoa ngạt mũi bỗng thành ngọt ngào .. Nhưng kệ, nghe và hãy cứ tưởng tượng nó ngọt ngào để có những phút chơi vơi ...
Xóa@ Ớt! Hahaha! :)) Thúi rình á! Thiệt mà, ngay trước cửa nhà dì tui ở Nha Trang có 1 cây, cả dãy phố dài có 1 cây mà mỗi lần tui về là tui muốn ói, em gái tui nó lầm bầm chưởi cả ngày vì mùi "Hoa sữa".
XóaĐại ca đang hồi teen mơ màng á Ớt, bữa nào trói Đại ca vào gốc Hoa sữa 1 ngày cho ngọt ngào chơi vơi nhẻ! :D
@ Đại ca ! Không biết còn tưởng tượng được anh ạ, chứ biết rồi thì không dám tượng tượng đâu anh !
XóaHóa ra anh đang chơi vơi trong "ngọt ngào" đấy à ????
@ Mít ! Hồi ra NT, tui ở 1 khách sạn trên đường Trần Phú, ngay cửa sổ là cây hoa sữa, dù đóng chặt cửa vẫn bị ngửi cái mùi trời ơi ấy ! Đau đầu mấy ngày luôn ! Hãi :(
P/s: Trói vào đấy ổng xỉu ra là bà lãnh ổng về luôn á bà ! :))
thế bộ mỗi lần nghe bài này em bịt mũi hả ?
XóaHihi ! Em không bịt mũi, chỉ nín thở thôi ! :D
XóaTrên bài có nhắc đến cái thời cuối 197x đói khổ và hà khắc, ai chưa sống thời ấy chắc khó hình dung được. Một bài hát dịu dàng tươi sáng như Mùa Xuân Đầu Tiên cũng bị qui kết đủ thứ rồi cấm phổ biến mấy năm. Chuyện yêu đương không đúng phép tắc là bị cấm tuyệt, kể cả công chúa. Vừa mới đọc cái hồi kí của Maslov, viện sĩ viện HLKH Nga kể lại mối tình lãng mạn nhưng thật cảm động và cái chết nhiều nghi vấn của vợ ông, Lê Vũ Anh, con gái Lê Duẫn. Ai thích thì click vào link này đọc
Trả lờiXóaEm đọc hồi ký Maslov rồi ! Một chuyện tình đẹp & nhiều trắc trở.
XóaEm từng biết 1 trường hợp chết bất thường như vậy, ông ấy cũng nghiên cứu sinh tại Nga ... & không phải không có lý do để nghi ngờ.
CTy em thời còn bao cấp trực thuộc bộ ngoại thương, hễ có khách ngoại là phải báo cáo đầy đủ lai lịch từ A-Z cho CA ! :p Thời đó, chụp 1 tấm hình với khách ngoại là cả một vấn đề, nhất là khách thuộc các nước tư bản. :p
Có 1 cô đồng nghiệp với em (giờ đã nghỉ hưu) đã từng bị CA mời làm việc chỉ vì cổ chụp ảnh chung với 1 ông khách Nhật ! Bức ảnh đó CA buộc cổ phải cắt bỏ đi phần hình có ông khách kia ! :p
uh, cái thời nhớ lại còn thấy ghê. May mà những ngày ấy đã lụi tàn
XóaCây sa nhân giống như cây nghệ hay gừng thì làm sao chờ rụng để mà nhặt nhỉ? Chi tiết này mình có đọc nhiều trang trên mạng mà thắc mắc mãi. Có khi cây sa nhân trong bài hát của nhạc sĩ Hồng Đăng là cây khác ko? Xin cám ơn.
Trả lờiXóaSa nhân là hạt của quả cây sa nhân.
XóaCây sa nhân thuộc họ Gừng, thân thảo sống lâu năm, mọc thành từng khóm nhỏ. Cây cao chừng 1,5m đến 2m. Sa nhân mọc tự nhiên dưới các tán rừng, quả chín vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hằng năm. Người ta đi nhặt quả chín rụng dưới gốc cây đem về chế biến làm thuốc.
Hồng Đăng, tác giả của Hoa Sữa, Lênh đênh, .. vừa 2 tuần trước, 21 tháng 3 năm 2022.
Trả lờiXóaĐịnh làm một entry nhưng bận, ko làm được. R.I.P.