23/4/20
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC 1
Trong thời gian gần đây thị trường sách Việt Nam đang sôi động với những bộ sách kinh điển về triết học: Phê phán lý tính thuần túy của Immanuel Kant, Bàn về tự do của John Stuart Mill, Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke v.v. thuộc dòng kinh điển của triết học Tây phương. Trong khi đó, đối trọng lại, ở Đông phương những tác phẩm kinh điển cũng được dịch như: Triết giáo Đông phương, Kinh Dịch Và Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc, Chu dịch đại truyện, Nho giáo... thực sự là những tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đi sơ khởi để bù đắp vào những thiếu hụt về mặt tri thức mà trước đây chúng ta chưa có điều kiện thực hiện. Những người làm sách, các công ty xuất bản, các nhà xuất bản, các dịch giả, tác giả... đang tiếp tục thực hiện công việc của mình, những công việc cho cả một thế hệ mai sau vì một nền học thuật dung chứa cả Đông lẫn Tây.
Trong bối cảnh như thế bộ sách: Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan được dịch sang tiếng Việt là một nỗ lực cần được trân trọng.
Bản thân Phùng Hữu Lan đã là một tên tuổi đáng cho chúng ta ngưỡng mộ. Tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) năm 1924, rực sáng cuối thế kỷ XX như một sử gia lỗi lạc về triết học Trung Quốc kiêm triết gia hiện đại mà hệ thống triết học của ông được nghiên cứu với danh xưng rộng rãi “Phùng học”.
Nhưng có lẽ, điều đáng nói về cuộc đời của Phùng Hữu Lan chính là ở điểm: Ông tỏa ra một sức hút lạ kì với những người có dịp diện kiến ông. Minh chứng hùng hồn nhất chính là Derk Bodde. Vào những năm 1930, Derk Bodde sang Đại học Thanh Hoa (Bắc kinh) để học Phùng tiên sinh! Với chúng ta, ở thời điểm này, khi những quan hệ quốc tế được mở rộng, hành động này là một điều bình thường. Thế nhưng, vào lúc đó, việc làm của Derk Bodde là một điều kỳ lạ. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho ta thấy tầm vóc học thuật, sự thu hút của một triết gia lỗi lạc đến nhường nào.
Chính bản thân của Derk Bodde sau này là người dịch, giới thiệu các tác phẩm của Phùng tiên sinh sang Mỹ và châu Âu. Và hiện nay nếu vào internet, chỉ cần gõ mục từ “Phùng Hữu Lan” sẽ thấy bộ sách này đang ở một vị trí quan trọng chương trình đào tạo triết học Đông phương của các trường đại học lớn trên thế giới.
Hãy nghe Derk Bodde tuyên tụng về bộ sách này:
“Bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hi vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước ông... Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hi vọng đây là một bộ sách tốt nhất” .
Nhưng bao nhiêu đó là dường như chưa đủ. Bởi vì, hơn cả việc trình bày về một giai đoạn lịch sử của tư tưởng, trong một chừng mực nào đó, bộ sách này chính là “chìa khóa” để mở cánh cửa vào nền văn hóa Trung Hoa. Mà đã nói đến nền văn hóa vĩ đại này, chúng ta có quá nhiều lý do để tìm hiểu nó.
Cũng theo lời Derk Bodde, việc tìm hiểu chính tác phẩm của Phùng Hữu Lan vượt lên trên những điều bình thường, mà có lẽ, trong cuộc sống chúng ta đã vô tình lướt qua:
“Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sách các nền văn minh (trong đó có nền văn minh Trung Hoa-LT) càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu nền văn hóa nước ngoài mà để hiểu nền văn hóa của chính chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan” .
Đến đây có lẽ là quá đủ để nói đến việc bộ sách này được ra đời bằng ấn bản Việt ngữ quan trọng đến mức nào.
Nhiều người sẽ thắc mắc: trên thị trường trước đây có nhiều ấn bản viết về Lịch sử triết học Trung Quốc, vậy liệu công việc này có là một sự lãng phí không? Xin mở ngoặc một chút như thế này: quả là trước đây đã có những người biên soạn và dịch Lịch sử triết học Trung Quốc, nhưng để hệ thống, chặt chẽ và hoàn bị thì bộ sách này là đầu tiên và duy nhất.1
Một điểm cần lưu ý một chút về dịch giả và sự dụng công cho ấn bản tiếng Việt. Là một người say sưa với văn hóa Trung Quốc, Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch Và Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện... Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, chúng ta còn ghi nhận sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà trong một tầm mức nào đó, tăng giá trị học thuật hơn.
Việc đọc sách triết luôn là một thử thách của bất kỳ ai. Bởi vì ở đó có sự dồn nén của ý tưởng. Hơn thế, các triết gia, nhất là triết gia Đông phương, thường nói qua “đám mây”, do vậy hiểu được họ nói gì đòi hỏi lòng kiên nhẫn. Nhưng, nếu từ từ, cẩn trọng đọc bộ sách này, chúng ta thấy nó sẽ là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Và do vậy, chúng ta có lý để tin rằng: mình được dẫn nhập vào nền văn hóa Trung Hoa một cách ngắn nhất và đúng nhất.
----------
Lịch sử Triết học Trung Quốc. Công ty Gia Vũ phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành quý I-2007.
1. Các công trình về lịch sử triết học Trung Quốc ở nước ta gồm có: Học giả Nguyễn Đăng Thục và học giả Nguyễn Hiến Lê có tham khảo bộ Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển) để viết triết học Trung Quốc. Về việc phiên dịch, dịch giả Nguyễn Hữu Ái lược dịch quyển 1 (Nxb Khai Trí, không rõ năm xuất bản). Dịch giả Nguyễn Văn Dương dịch quyển tóm tắt của bộ sử này, tức là quyển A Short History of Chinese Philosophy, nhưng vì ông không có bản tiếng Anh nên dịch lại bản dịch tiếng Pháp của Guillaume Dunstheimer. Bản dịch của ông nhan đề Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc (Viện Đại Học Vạn Hạnh ấn hành, 1968); gần đây được in lại.
Lê Tân
https://tiasang.com.vn/-tin-tuc/lich-su-triet-hoc-trung-quoc-1984
Mục lục
Quyển 1:
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde
Lời tựa của bản dịch Việt ngữ
Biển rộng trời cao ta vút bay
Chương 1. Mở đầu
Chương dẫn nhập (Chương 1 rút gọn của dịch giả derk bodde)
Chương 2. Phiếm luận thời đại Tử học
Chương 3. Tư tưởng và tôn giáo trước thời Khổng Tử
Chương 4. Khổng Tử và khởi nguyên của Nho gia
Chương 5. Mặc Tử và Mặc gia thời kỳ đầu
Chương 6. Mạnh Tử và Mạnh học
Chương 7. Cái học Bách gia thời Chiến Quốc
Chương 8. Lão Tử và Lão học trong Đạo gia
Chương 9. Huệ Thi, Công Tôn Long, và các biện giả khác
Chương 10. Trang Tử và Trang học trong Đạo gia
Chương 11. Mặc kinh và các Mặc gia về sau
Chương 12. Tuân Tử và Tuân học trong Nho gia
Chương 13. Hàn Phi Tử và các pháp gia khác
Chương 14. Nho gia đời Tần và đời Hán
Chương 15. Vũ trụ luận trong Dịch truyện và sách Hoài Nam Hồng Liệt
Chương 16. Lục nghệ của Nho gia và sự độc tôn của Nho gia
Niên biểu thời đại Tử học
Quyển 2:
Chương 1: Phiếm luận về thời đại Kinh học
Chương 2: Đổng Trọng Thư và Kinh học Kim Văn
Chương 3: Cái học sấm vĩ và tượng số giữa hai đời hán
Chương 4: Kinh học cổ văn và Dương Hùng, Vương Sung
*
Tập 1
nguồn link: nhatbook.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)