Âm vần tiếng Hoa
Tương tự tiếng Việt, một câu nói tiếng Hoa có thể có một hay nhiều tiếng, mỗi tiếng ứng với một âm tiết; viết ra chữ, mỗi tiếng ứng với một chữ.
Lại cũng giống tiếng Việt, trong tiếng Hoa mỗi âm tiết cũng có các thành phần:
- phụ âm đầu (thanh mẫu) [có thể có hay không]
- vần (vận mẫu)
- thanh (thanh điệu)
Hệ thống ngữ âm tiếng Hoa có 21 phụ âm đầu, 36 vần và 5 thanh.
Pinyin
Có nhiều cách ghi âm tiếng Hoa, thông dụng nhất là dùng hệ thống phiên âm pinyin. Đó là cách dùng các chữ cái latin a, b, c .. cùng với 4 dấu chỉ thanh điệu để ghi âm đọc tiếng Hoa.
Tiếng Hoa nói đây là chỉ Tiếng Hán Tiêu Chuẩn, hiện đang được nói ở Trung hoa lục địa, lẫn Đài Loan, và cả Singapore, Malaysia. Điều này sẽ trình bày thêm sau.
Còn giờ thì mời các bạn nghe một cô giáo trẻ xinh đẹp hướng dẫn cách phát âm tiếng Hoa. Học tiếng thì phải nghe trực tiếp mới quen tai được, không thể chỉ nghe mô tả ..
Playlist sau gồm 5 bài học và một bài ôn, chia ra thành 7 clip, mỗi clip chạy khoảng 15 phút. Một số bài có phần bài tập, phần đáp án các bài tập thường nằm ở phần comment bên dưới.
https://www.youtube.com/playlist?list=PLGFHzdaCORrxxFCEJUTsvpei1dGSBHsdF
Nếu mỗi ngày xem một clip (vài lần), thì trong một tuần là xong. Ai có ý định học tiếng Hoa để giao tiếp thì cần học kĩ bài này, luyện phát âm những âm vần cơ bản thật tốt. Thật ra nếu chỉ có ý định học nghe nói tiếng Hoa cơ bản, thậm chí chỉ cần học pinyin, không cần học chữ Hán cũng được.
*
Nói thêm về tiếng Hoa.
Người ta kể ngày xưa cụ Phan Bội Châu khi qua Nhật gặp nhà cách mạng Tàu Lương Khải Siêu hay các quan chức Nhật đều có thể nói chuyện với nhau .. bằng bút.
Không chỉ giữa người Việt với người Tàu hay người Nhật, mà ngay giữa người Tàu với nhau, người vùng này nói người vùng kia nghe cũng không hiểu được. Các vị anh hùng Lương Sơn Bạc hay các hiệp khách trong truyện Kim Dung tứ xứ gặp nhau vẫn có thể chuyện trò thì hẳn đều đã học Quan thoại (tiếng Anh: Mandarin), một thứ tiếng chính thức dùng chung trong cả nước Tàu ngày xưa, mà xét riêng về mặt ngữ âm, dựa chủ yếu trên âm Bắc Kinh. Hiện nay, hết thời vua quan, thứ tiếng quan phương ấy được gọi là tiếng Hán Tiêu Chuẩn; còn gọi là tiếng Phổ thông (ở Lục địa) hoặc Quốc ngữ (ở Đài Loan), hoặc Tiếng Hoa (ở Singapore, Malaysia - ở hai nước này, Tiếng Hoa là một trong các ngôn ngữ chính thức của họ).
Ở Hong Kong và Macao thì dùng tiếng Quảng Đông (Cantonese) làm ngôn ngữ chính thức.
Tóm tắt clip 1&2. Trong hai clip này, người học được hướng dẫn phát âm:
Trả lờiXóa1. các vần a, o, e, i, u, ü, ai, ei, ao, ou
Ta chỉ chú ý các vần đọc khác tiếng Việt:
o : ua (a phát âm ngắn, đọc ua nhưng rất gần với ô)
e : ưa (a phát âm ngắn, đọc ưa nhưng gần với ơ)
ü : uy (y phát âm nửa chừng, đọc xong uy nhưng môi vẫn còn chúm). Ai biết tiếng Pháp thì ü phát âm như u trong tu (tiếng Pháp).
ei: ây
ou: âu
2. Phụ âm: b, p, m, f, d, t, g, k, h
các phụ âm khác tiếng Việt:
b p đều phát âm như /p/ tiếng Anh, nhưng b không bật hơi, p bật hơi.
d phát âm như t.
t phát âm như th.
g, k đều phát âm như c; k bật hơi, nên nghe rất giống kh.
h phát âm như kh, nhưng nhẹ hơn; cũng có người mô tả: như h (tiếng Việt) nhưng mạnh hơn.
3. thanh điệu: Chú ý nghe và cảm nhận, so với dấu tiếng Việt rất khó
thanh 1 (55) ā = a: như tiếng Việt không dấu
thanh 2 (35) á = á.
thanh 3 (214) ă : giọng xuống tí rồi đi lên, nghe như ạ rồi ả.
thanh 4 (51) à : giọng đi xuống, gấp; nếu so với ba thanh trên thì thanh 4 thời gian phát âm chỉ bằng nửa.
Tóm tắt clip #3 (bài phát âm thứ 2) Chỉ hướng dẫn đọc 5 vần an, en, ang, eng, ong. Vần đọc khác tiếng Việt:
Trả lờiXóaen đọc như ân (tiếng Việt). Dùng IPA kí hiệu: /ən/
eng đọc như âng
ong đọc như ung
Trong bài này cũng giới thiệu thêm thanh thứ 5: Khinh thanh. Các chữ không mang dấu thì có khinh thanh, đọc nhẹ, cường độ chỉ bằng các thanh khác.