讀小青記
西湖花苑盡成墟
獨吊窗前一紙書
脂粉有神憐死後
文章無命累焚餘
古今恨事天難問
風韻奇冤我自居
不知三百餘年後
天下何人泣素如
Độc Tiểu Thanh ký
Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Bài thơ của Nguyễn Du, hiện được đưa vào giảng dạy ở lớp 10. Bản dịch thơ của Vũ Tam Tập (in trong sách giáo khoa):
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Tiểu Thanh vốn là một cô gái sống vào khoảng đầu nhà Minh, vừa có sắc, vừa có tài cầm kì thi họa. Cô bị gã cho một anh chàng giàu có, bị vợ cả ghen tuông, bắt ở riêng một mình trên một ngọn núi gần Tây Hồ. Nàng cô đơn nhỏ lệ làm thơ, rồi sinh bệnh mà mất khi mới mười tám. Thơ để lại cũng bị vợ cả cho đốt hết, may có người còn cứu được một ít, sau in với tên Phần Dư Tập.
Nguyễn Du cảm cho thân phận nàng, viết nên bài thơ. Mời nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về bài thơ này
Bay . tranh Serge Marshennikov
Anh đọc bài bình này chưa ?
Trả lờiXóaNghĩa từ "tố như" em biết lâu rồi, trong bài "Độc Tiểu Thanh ký" em cũng nghĩ như tác giả bài bình, không phải tên tự của cụ ND.
Anh chưa đọc, giờ mới đọc. tks em nhé. Nào, cùng đọc kĩ lại nào:
Xóa1 - Về chữ "TỐ NHƯ:theo tiểu sử, cụ ND có tên tự là Tố Như.Và cuối bài "ĐTTK" có câu " Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"(Thien hạ ai là người khóc TN?). Do đó, nguời đời sau cho rằng "Tố Như" đích thị là để chỉ chính t/g ND. Nhưng,có người cho rằng chữ "tố như " không phải dùng chỉ ND,mà để chỉ chính nàng Tiểu Thanh. Vì "t n"còn có nghĩa là "người phụ nữđẹp".Theo HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của t/g Đào Duy Anh thì: Tố :lụa trắng, sắc trắng...,Như:cùng - dống - ví như... Ta gom hai chữ "tố như":giống như lụa trắng, hàm ý chỉ người phụ nữ đẹp mà cụ ND đã dùng chăng? Khổ nỗi,lối viết của Chữ Nho không viết "hoa"danh từ riêng, cho nên gây khó khăn cho đôc giả, cho kẻ hậu học.
Anh thiệt chẳng hiểu vì sao giống như lụa trắng lại là ám chỉ người con gái đẹp. Chữ "lụa trắng" ở đây cũng cần hiểu là lụa dệt bằng tơ sống, chưa nhuộm màu. Do đó mới có nghĩa phái sinh: tố là rau dưa, đồ ăn chay; khi là tính từ thì tố có nghĩa là mộc mạc, thanh đạm - như nghĩa ghi nhận trong từ điển Thiều Chửu.
Thêm nữa, "Như:cùng - dống - ví như...", tức "như" ở đây là một giới từ. Thế thì cấu trúc tố như = danh từ + giới từ, là cấu trúc kiểu gì ?
Trong cụm khấp tố như, "tố như" là một danh ngữ, nên như không thể là một giới từ, để mang nghĩa là cùng, giống, ví như .., mà phải là một danh từ, có nghĩa nguyên như thế. Thuật ngữ Phật giáo có từ chân như có nghĩa còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai. Còn tố cũng không phải là danh từ, có nghĩa tơ sống màu trắng, mà la một tính từ, có nghĩa mộc mạc, thanh đạm. Vậy tố như = cái còn nguyên chất mộc mạc, cái chân tính. Với nghĩa này đặt vào câu thơ trên nó không có nghĩa gì. Nên nó chỉ có thể là danh từ riêng, chính là tên tự của Nguyễn Du
XóaĐọc tiếp nhé:
XóaThứ nữa, xét về sự ngiệp cụ ND, thì đường hoạn lộ rất thênh thang,được trọng dụng và hậu đãi, từ Tri Huyện.Tri Phủ.....thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ và giũ chức Chánh Sứ đi Trung quốc.Thế, đâu có chuyện chi để " Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Không biết thực sự cụ Nguyễn Du có chuyện chi không, nhưng Đại Nam chính biên liệt truyện, cuốn sử viết thời nhà Nguyễn, ghi:
"Nguyễn Du là người ngạo nghễ tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì… Kịp khi mắc bệnh nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, họ nói với ông là đã lạnh cả rồi, ông bảo "tốt", nói xong thì mất, không trối lại một lời"
Với một người như thế, mấy cái chức quan kia đủ để ông thỏa mãn rồi ư ?
Hồi em học cấp 2 có con bạn tên Tố Như, nó rất xinh nhưng nghịch lắm, nghịch như giặc á ! Cô giáo dạy văn bảo "Người chẳng giống tên, Tố Như nghĩa là mềm mỏng, dịu dàng ..vv..vv.." Rứa là từ khi cô cho nó bài học đó, nó ngoan nhiều. Em vẫn nhớ cô giải thích từ "tố như" là vậy !
XóaCũng "tố" nhưng không phải "tố như" mà là "tố nga", vậy "tố" trong "tố như" với "tố" trong "tố nga" nghĩa có khác nhau không ?
Bài này cũng có giải thích từ "tố như" nè anh !
[color="green"]- Vậy Tố Như 素如 có nghĩa là gì? Thường tên tự xuất phát từ tên húy, lấy điển tích, lấy chữ trong kinh truyện… để đặt. Ngô Thì Nhậm (1746-1803) có tên tự là Hy Doãn, vì ông Doãn, một hiền thần đời Chu, được Khổng Tử gọi là “thánh chi nhậm” (vị thánh gánh vác công việc) nên ông Nhậm hy vọng có một sự nghiệp như ông Doãn.
Nguyễn Du tên húy là Du 攸, Du 攸 nghĩa là vụt, thoáng; chốn, nơi. 攸攸 nghĩa là vời vợi, dằng dặc, như một đám mây lững lờ bay ở xa: “bạch vân thiên tải không du du”, lòng theo nước hồ cùng vời vợi: “tâm tùy hồ thủy cộng du du” v.v…
Có lẽ, Nguyễn Du từ đó mà đặt tự là Tố Như. Tố nghĩa là trắng, trắng nõn, nguyên màu, không, suông, từ trước, vốn dĩ, lụa trắng… (Từ điển Hán - Việt, NXB Trẻ, tr.1550)
Tố Hữu nếu viết 素有 thì là vốn có, viết 素友 là người bạn trong trắng.
Từ như 如 nghĩa bình thường là theo đúng, giống như, bằng, nếu, hình như (nt, tr.544-545), nhưng trong Phật có nghĩa là cái bản thể của Như Lai, của Phật. Chân 真 là chân thật, không hư vọng; như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân như 真如 tức là Phật tính, cái tính chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện không ác, không sinh không diệt. (Phật học từ điển, Đoàn Trung Còn, q.I, tr.397, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2005).[/color]
Nghĩa của từ "tố" "nghĩa là trắng, trắng nõn, nguyên màu, không, suông, từ trước, vốn dĩ, lụa trắng" nên người ta hay lấy đặt tên đệm cho con gái (Tố Trinh, Tố Như, Tố Nga .... cả Tố Hữu nữa).
XóaCòn "tố" như anh nói nghĩa phát sinh là rau dưa, đồ ăn chay (sinh tố); mộc mạc, thanh đạm kết hợp với "Từ như 如 nghĩa bình thường là theo đúng, giống như, bằng, nếu, hình như (nt, tr.544-545), nhưng trong Phật có nghĩa là cái bản thể của Như Lai, của Phật. Chân 真 là chân thật, không hư vọng; như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân như 真如 tức là Phật tính, cái tính chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện không ác, không sinh không diệt.", có lẽ vì vậy người ta thường lấy đặt tên tự hay pháp danh.
À ! Em mới biết cụ ND "là người ngạo nghễ tự phụ" đó nghe ! Thiệt tình, em chưa tìm hiểu, nhưng không biết tư liệu trên viết vậy có đúng không nhỉ ???
Theo tự điển Thiều Chửu thì chữ Hán có 12 chữ tố, trong đó tố 素 thuộc bộ mịch 糸 (= sợi tơ) có nghĩa gốc là Tơ sống màu trắng. Và như một còm trên có nói, từ nghĩa gốc này nó mới có các nghĩa phái sinh, ví dụ là (dt) nguyên chất, nguyên thủy, cơ bản như trong "nguyên tố"; là (tính từ) trắng, mộc mạc, thanh đạm, cao khiết như trong
Xóatố nga: tố là tính từ làm định ngữ cho nga. Nga = con gái đẹp, nhưng là cái đẹp chơn chất, mộc mạc
tố tâm = tấm lòng trong sạch.
Riêng với từ Tố Như cũng trên còm trên anh đã giải thích. Trong danh ngữ này, "tố" là tính từ, làm định ngữ cho danh từ "như". Tố như = cái còn nguyên chất mộc mạc, thanh đạm. Nghĩa đại khái như thế, Nguyễn Du mới lấy làm tự hiệu của mình. Còn nếu tố như = con gái đẹp, chả lẽ cụ là pê đê à :d
P/s
XóaGiai thoại về Nguyễn Du chép lại từ cuốn Đại Nam chính biên liệt truyện là bộ sử viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
Mà chuyện người ta nhận xét cụ "ngạo nghễ tự phụ" thì có gì đáng ngạc nhiên ? Có tài, mà "tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì" - một cách tránh né, giữ khoảng cách rất lịch sự với mọi người, người ta không xốn mắt, bảo cụ khinh người, "ngạo nghễ tự phụ" mới là lạ
À ha ! Em ngu Hán ngữ lắm, hong cãi lại anh rồi ! Nhưng em vẫn ấm ức lắm ! Cứ theo anh là "Tố như = cái còn nguyên chất mộc mạc, thanh đạm" thì em thấy nghĩa của từ "Tố như" còn có thể dịch là trong trắng, trinh nguyên, hay nghĩa rộng hơn là tiết hạnh chẳng hạn, cũng có lý mà ! hihi !
XóaTên tự của cụ nghe cũng đã thấy ẻo lả rồi, khỏi cần dịch nghĩa ! Em thường thấy tên tự, hay pháp danh thường mang tính thiện & thiền nên nghe có vẻ nhu mì là thế ! Chắc vậy !
Còn việc nhận xét cụ "ngạo nghễ tự phụ" thì em nghe có vẻ phiến diện quá, cụ là bậc danh sỹ, tác phẩm của cụ đậm lòng trắc ẩn, có lẽ vì một lý do nào đó vạn bất đắc dĩ cụ phải "tránh né, giữ khoảng cách" với họ thì sao.
Em chú ý trong câu ghi ở DNCB "Nguyễn Du là người ngạo nghễ tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì… có hai phần
Xóa- phần opinion: ngạo nghễ tự phụ
- phần fact: mỗi lần chầu vua ông giữ tỏ vẻ cung kính, thường giữ im lặng.
Một người giữ im lặng với đám đông, dù rất lịch sự, vẫn thường bị đánh giá hoặc tự ti, hoặc tự tôn - tùy người ấy bất tài hay có có tài. Chuyện ấy xưa nay vẫn vậy.
Ý "ngạo ngễ tự phụ" có thể chỉ là ý kiến của người chép sử, cũng có thể là của phần đông người đương thời; và có thể đúng hoạc sai. (Nhưng bản thân anh thì tin là đúng. Anh tin ND thà đi hát ví với mấy o phường vải, còn hơn phí thời gian ngồi bàn chuyện tào lao với mấy ông đồng liêu)
[color="blue"]Anh tin ND thà đi hát ví với mấy o phường vải, còn hơn phí thời gian ngồi bàn chuyện tào lao với mấy ông đồng liêu[/color]
XóaEm cũng nghĩ vậy ! Rứa thì em nói thẳng ra luôn là ông "khinh" ! :D
Uh, trong mắt nhiều người thì ND ngạo nghễ, khinh thường. Nhưng rất có thể ổng cũng chả khinh ai. Chỉ là không muốn dính vào những gì không liên quan đến mình. Nói chung là chả quan tâm ai nghĩ gì, chỉ làm những gì mính thích. Với những gì mình ko thích nhưng ko tránh được thì cho có.
Xóa