31/5/20

Toán lớp ba



Sáng lướt face, vào một group, có người than "con tính chu vi hình chữ nhật thì ok . Nhg bài cho chu vi mà tìm ngược chiều dài hoặc chiều rộng thì k bít hướng làm ntn. E đã hướng dẫn làm tìm nửa chu vi, xong tìm chiều dài hoặc rộng mà con vẫn k nhớ dc".

Đề nghị bạn ấy thử làm thế này, nhân tiện post lên cho ai có con, cháu nhỏ quan tâm đến chuyện dạy con dạy cháu đọc cho vui.

1. lấy hai que, một dài một ngắn. Hai que [có độ dài] cộng lại bằng 5 [cm], biết [độ dài] một que bằng 2. Hỏi que kia dài bao nhieu? Đố vài lần, thay "cộng lại" thành "tổng".

2. lấy bốn que, hai que dài bằng nhau, hai que kia ngắn bằng nhau. Tổng 4 que bằng 10, biết một que bằng 2. Hỏi que kia dài bao nhiêu? Cũng làm vài lần

3. Thay que bằng chữ, que dài là a, que ngắn là b. Đố tương tự

4. Lấy mấy cái que đã dùng sắp thành hình chữ nhật. Kí hiệu một cạnh là a, một cạnh là b.

Nhắc lại các định nghĩa: a + b = nửa chu vi, a+b+a+b tức 2 (a+b) = chu vi.

Đố như trên, thay tổng hai que thành "nửa chu vi"; thay tổng 4 que thành "chu vi".

Vài điều lưu ý:

- Đừng giảng giải gì (các mẹ là hay ưa giảng giải lắm đấy :) ). Chỉ đố, cháu nói ko được thì cười, cho biết đáp sô; lại đố tiếp.

Mẹ nhớ là đang chơi đố nhau với con. Nên phải dành đủ thời gian tâm trí để chơi. Còn nếu đang ngổn ngang trăm mối suy nghĩ gì đó, thì thôi, kệ nó; ko dạy có khi còn tốt cho con hơn.

- Ban đầu cho số nhỏ, để cháu có thể nhẩm, ko dùng sách vở gì. Hai mẹ con ngồi chơi đố nhau, thỉnh thoảng thử yêu cầu cháu ra đề đố ngược lại mẹ (nếu cháu đố được là thành công). Sau mới cho số lớn, làm tính viết vào bảng, vở.

Mẹ có ưu điểm mà thầy cô ở trường ko có: Thời gian. Cứ nhẩn nha chơi toán với con, để con tự khám phá ra cách giải toán. Đừng ép con phải học thuộc công thức, kiểu: rộng = chu vi: 2 - dài, dài = chu vi:2 - rộng, nếu ko muốn con càng học càng rối càng sợ toán.

PS. Đúng ra hồi tôi "chơi toán" với mấy đứa con, gặp trường hợp như này, bước đầu tiên ko phải là dùng ngay que. Mà dùng bộ bài tây: Lấy hai cây bài, một úp, một ngửa ra cho con thấy. Cho biết tổng [số điểm] hai cây bài, đố tìm [số điểm] cây úp, v.v. Giờ nhiều người nghe nói "chơi bài" với con lại ngại, nên tôi chỉ nói thêm thế này để tham khảo thôi. Dùng bộ bài tây có thể giúp con làm quen với hầu hết các bài toán tiểu học một cách nhẹ nhàng.

Hình trên internet



28/5/20

Tiếng Việt lí thú


Tác giả: Trịnh Mạnh, nguyên chuyên viên cao cấp ở Viện khoa học Giáo dục VN.

Nội dung:

 Chương 1. Những điều lí thú về một số thành ngữ, tục ngữ.
 Chương 2. Những điều lí thú về một số danh từ, đại từ.
 Chương 3. Những điều lí thú về một số động từ, tính từ.
 Chương 4. Những điều lí thú về số từ, từ loại khác và ngữ âm.
 Chương 5. Những điều lí thú về thơ văn.



Nguồn link: nhatbook.com

12/5/20

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC 2


Phỏng vấn dịch giả (bản tiếng Việt) Lê Anh Minh

Nhân dịp cuốn sách mới nhất mà ông dịch sang tiếng Việt vừa ra mắt - cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, một công trình đồ sộ và quan trọng của văn hóa Trung Quốc, được xem như một giáo trình căn bản về triết học Trung Quốc tại các Đại học Tây phương, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông:

* Việc dịch các tác phẩm kinh điển của triết học đang được chú trọng, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của công việc này?

- Dịch giả Lê Anh Minh: Đó là một việc rất đáng mừng. Khi độc giả bắt đầu chịu đọc sách triết tức là đời sống tinh thần của xã hội được nâng lên và sự hiểu biết cũng mở rộng. Thí dụ, đọc sách triết Trung Quốc chúng ta sẽ hiểu nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Trung Quốc, và hiểu thêm về văn hóa của họ.

* Được biết, ông biết các ngoại ngữ Hán, Anh, Đức. Vậy theo ông, dịch tiếng Hán sang tiếng Việt có gì khác biệt với dịch các ngôn ngữ của phương Tây không?

- Tôi thấy có sự khác biệt, ít nhất là đối với tôi. Chẳng hạn, ngữ pháp tiếng Đức rất phức tạp, do vậy, muốn dịch một câu sang tiếng Việt cho suôn sẻ thì phải xử lý lại cấu trúc câu. Do đó, nói chung bản dịch từ các ngôn ngữ phương Tây sang tiếng Việt thường thường không được tự nhiên lắm. Trong khi đó, tiếng Hán khá gần gũi với tiếng Việt nên dịch dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy từng dịch giả nữa.

* Phùng Hữu Lan là một tên tuổi khá quen thuộc ở Việt Nam, vậy ông có thể cho biết trước 1975 có những ai đã dịch và nghiên cứu Phùng Hữu Lan?

- Ở miền Bắc thì tôi không rõ; còn ở miền Nam trước 1975 chưa có công trình nào nghiên cứu Phùng Hữu Lan được xuất bản. Học giả Nguyễn Đăng Thục và học giả Nguyễn Hiến Lê có tham khảo bộ Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển) để viết triết học Trung Quốc. Về việc phiên dịch, dịch giả Nguyễn Hữu Ái lược dịch quyển 1 (NXB Khai Trí, không rõ năm xuất bản). Dịch giả Nguyễn Văn Dương dịch quyển tóm tắt của bộ sử này, tức là quyển A Short History of Chinese Philosophy, nhưng vì ông không có bản tiếng Anh nên dịch lại bản dịch tiếng Pháp của Guillaume Dunstheimer. Bản dịch của ông nhan đề Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc (Viện Đại Học Vạn Hạnh ấn hành, 1968); gần đây được in lại.

* Như vậy là đã có người dịch tác phẩm của Phùng Hữu Lan sang tiếng Việt, thế thì điểm mới của bản dịch này là gì?

- Phùng Hữu Lan viết ba bộ sử (gọi là Tam Sử). Đầu tiên là Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển); sau đó ông tự viết bằng tiếng Anh rút gọn bộ đó thành A Short History of Chinese Philosophy; về cuối đời ông viết lại bộ đầu tiên thành Trung Quốc Triết Học Sử Tân Biên (7 quyển). Như nói trên, trước đây có hai người dịch Phùng Hữu Lan, ông Nguyễn Hữu Ái lược dịch phần đầu; ông Nguyễn Văn Dương thì dịch bản rút gọn. Do đó, bản dịch của tôi là mới mẻ hoàn toàn: lần đầu tiên tại Việt Nam có bản dịch trọn bộ Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển).

Tôi dùng cả nguyên tác Hán ngữ và bản dịch tiếng Anh của Derk Bodde. Trong bản dịch Anh ngữ, Derk Bodde và Phùng Hữu Lan có sửa đổi nhiều chỗ, khác với bản Hán ngữ. Tôi linh động dịch cả hai. Thí dụ, tôi dịch cả chương đầy đủ của bản Hán ngữ và chương rút gọn của bản Anh ngữ; chương nào được Derk Bodde và Phùng Hữu Lan sửa đổi thì tôi dịch theo phần đã sửa. Tuy vậy, tiếc phần bị bỏ đi, tôi vẫn dịch nó và ghi là Phụ Chương. Ngoài ra tôi còn bổ sung thêm, như: so sánh giữa Chu Dịch và Thái Huyền Kinh, dịch thêm bài Luận Phật Cốt Biểu của Hàn Dũ, tiểu sử và hình ảnh của các triết gia.

Trong bản dịch này tôi bảo lưu nguyên văn chữ Hán của các đoạn trích dẫn cổ văn trong nguyên tác, đồng thời phiên âm Hán - Việt và chú giải thêm. Bản dịch này có chú thích của Phùng Hữu Lan, chú thích rất kỹ của Derk Bodde, và phần phụ chú riêng của tôi (để độc giả khỏi mất công tra cứu). Tôi còn dịch thêm bài viết của Trương Quý Đồng đánh giá bộ Trung Quốc Triết Học Sử của Phùng Hữu Lan và nêu ra phương pháp đọc bộ sách này. Đây là bài viết quan trọng mà độc giả cần đọc trước tiên.

* Cách đánh giá về các nhà triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan có điểm gì khác biệt so với các học giả khác?

- Về điểm này bài viết của Trương Quý Đồng phân tích rất rõ. Phùng Hữu Lan vận dụng duy vật sử quan và vận dụng rất linh hoạt chứ không máy móc. Thí dụ ông viết: "Tư tưởng con người đều bị hoàn cảnh tinh thần và vật chất của họ hạn chế". Do đó, trước khi trình bày sự biến hóa tư tưởng triết học thì ông nói về căn nguyên xã hội của nó. Trước khi trình bày tư tưởng của một triết gia thì tác giả thường nói đến hoàn cảnh của người đó. Thí dụ khi nói đến Khổng Tử thì tác giả trình bày trước tiên tình hình văn hóa của nước Lỗ; khi giảng về Mặc Tử thì trình bày trước tiên quan hệ của Mặc Tử với nước Tống và nước Lỗ; khi giảng về Lão Tử và Trang Tử thì trước tiên thuyết minh tình hình văn hóa của nước Sở và tinh thần của người Sở,... Đó là điểm khác biệt của Phùng Hữu Lan so với các học giả khác.

* Ở Trung Quốc người ta đã thành lập hội "Phùng học" để nghiên cứu triết học của Phùng Hữu Lan, ông có nghĩ là mình sẽ tiếp tục dịch các tác phẩm của Phùng tiên sinh sang tiếng Việt không?

- Sau khi dịch xong bộ Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, tôi đã dịch tiếp quyển Tinh thần của triết học Trung Quốc của ông. Bản thảo hoàn tất cuối năm ngoái, đã đưa cho nhà xuất bản, hy vọng xuất bản trong năm 2007 này.

(Tuổi trẻ Online)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC 
Tập 2





Nguồn link: nhatbook.com

7/5/20

Vũ Đức Sao Biển




Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, tác giả của Thu hát cho người, Điệu buồn phương nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, .. và cả những cuốn biên khảo về Kim Dung vừa qua đời (6/5/2020) tại nhà riêng ở Sài Gòn do bị ung thư phổi.

Ông tên thật là Võ Hợi, sinh năm 1948 (*) tại Tam Kỳ, Quảng Nam.
Trước 1975 ông học ĐHSP Saigon, ra trường về dạy Triết và Văn tại Bạc Liêu. Sau 1975 ông về Sài Gòn tiếp tục dạy học (một ít năm) và cộng tác với một số báo, đài.

Ông bắt đầu sáng tác nhạc từ trước 1975, bắt đầu được biết đến với bài hát Thu, hát cho người.
Một số tác phẩm nổi tiếng:
- Thu, hát cho người
- Điệu buồn phương Nam
- Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang
- Đau xót lý chim quyên
...

----------------
(*) Trên một số báo chí (và wiki) thấy ghi ông sinh 12/2/1948. Nhưng ông tên Hợi, như vậy có lẽ là sinh năm Đinh Hợi, ứng với năm 1947 hoặc trễ lắm, tháng 1/1948 (nếu sinh vào tháng chạp Đinh Hợi). Có lẽ ông làm khai sinh trễ.

6/5/20

Thanh Điền, tay guitar mù




Thanh Điền nghệ sĩ mù chơi guitar đang là một "hiện tượng" trên Youtube.
Ông sinh năm 1967, bị mù bẩm sinh. Hiện sống tại quê, xã Trung An, Cần Thơ; ở nhà người mẹ nuôi (người mẹ nuôi đã mất, ông đang ở với vợ chồng người em nuôi), kiếm sống bằng chơi nhạc cho đám cưới, đám lễ, .. và thỉnh thoảng, đệm đờn cho một số ca sĩ nghe tiếng tìm đến ..
Ngoài guitar ông còn có thể chơi mandolin, organ, đớn kìm, đờn cò; có thể chơi cổ nhạc lẫn tân nhạc.