28/4/21

nhất tiễn song điêu

Hôm trước chúng ta đã học thành ngữ nhất thạch nhị điểu 一石二鳥 (一石二鸟) [yì shí èr niǎo] = một hòn đá [ném trúng] hai con chim, hay như chúng ta thường nói một công đôi việc. Cũng chỉ ý này, tiếng Hán còn có: 

Nhất tiễn song điêu 

一箭雙雕 (一箭双雕)

[yī jiàn shuāng diāo] 

= một mũi tên [bắn trúng] hai con chim [diều hâu]. 

Thành ngữ này vốn xuất xứ từ một tích truyện xưa, dùng khen một xạ thủ bắn tên rất giỏi, một mũi tên bắn trúng hai con diều hâu. Nhưng về sau thường dùng để biểu đạt ý làm một công được hai việc, nhất cữ lưỡng tiện. Còn để khen bắn giỏi thì dùng thành ngữ khác, bách phát bách trúng chẳng hạn. Chứ khen ai giỏi đến mức một mũi tên mà bắn trúng hai con chim điêu thì nghe có vẻ điêu quá chăng!

HỌC CHỮ

Ngoài chữ 一 nhất [yī] = số 1 đã học, ba chữ còn lại đều là tổ hợp của hai hay nhiều chữ đơn giản hơn, nên trước khi học mỗi chữ ấy, ta sẽ học các chữ thành phần.

trúc [zhú] = tre. Khi tham gia tạo chữ mới thì thường viết dưới dạng 𥫗

Vốn (giáp cốt văn, dạng chữ ban đầu) là hình hai lá tre. 

chỉ [zhǐ]  = dừng lại. Vốn là hình cái chân, và đó cũng là nghĩa gốc; thường dùng với nghĩa mở rộng "dừng chân, ngưng". 

chu [zhōu] = chiếc thuyền. Cũng đọc là châu. Vốn là hình chiếc thuyền.

đao [dào] = cây dao. Vốn là hình cây dao. Khi tham gia tạo chữ mới có khi được viết dưới dạng 刂.

tiền [qián] = trước. Vốn viết 歬, là hình bàn chân 止 trước mũi thuyền 舟, biểu thị ý "đằng trước". Về sau người ta thêm vào chữ đao 刂, lại viết chỉ 止 thành 䒑, chu 舟 thành 月 ; được chữ 前 để chỉ cái kéo. Nhưng sau đó không hiểu sao, 前 lại được dùng thay cho 歬 với nghĩa "đằng trước"; còn nghĩa "cái kéo" thì đặt chữ mới.

tiễn [jiǎn] = cái kéo. Vốn viết 前 (x. trên), bị mượn nên thêm chữ đao 刀 đặt chữ mới. Như vậy trong chữ tiễn 剪 kéo có chứa hai chữ đao.

tiễn [jiàn] = mũi tên. Gồm trúc 𥫗 tre chỉ ý (mũi tên xưa thường làm bằng tre) + tiền 前 chỉ âm đọc.

chuy [zhuì] = tên gọi chung giống chim đuôi ngắn. Vốn là hình con chim đuôi ngắn.

hựu [yòu] = lại, lần nữa. Vốn là hình bàn tay phải, nghĩa gốc là tay (phải). Bị mượn dùng với nghĩa "lại, lần nữa". Tuy nhiên chú ý rằng, khi tham gia tạo chữ, 又 thường góp vào cái nghĩa gốc (bàn tay) này.

(双) song [shuàng] = đôi, cặp. Hình bàn tay 又 cầm một đôi chim 隹. Giản thể là hình đôi tay 又.

Nếu chỉ cầm một con chim thì ta có chữ 

(只) chích [zhì] = chiếc, con, cái (từ dùng làm đơn vị đếm). Giản thể là chữ chỉ 只 [zhǐ] là hình làn hơi 八 thoát ra từ miệng 口 , vốn là một ngữ khí từ biểu thị sự cảm thán, cũng được dùng làm phó từ với nghĩa là chỉ có

[zhōu] = khắp; vòng quanh; cấp cho. Vốn là hình các thửa ruộng đầy lúa. Nghĩa gốc là khắp nơi. Họ Chu cũng dùng chữ chu này. 

[diāo] = chim diều hâu; khắc chạm. Gồm chuy 隹 (chim) chỉ ý (diều hâu là một loài chim) + chu 周 (chung quanh) chỉ âm đọc. Cũng viết 鵰 (chu + điểu). 雕 điêu thuộc loại chữ hình thanh.

*

Chú: Các cách cấu tạo chữ Hán.

Chữ Việt, chữ Anh, .. ghép các chữ cái abc để ghi âm, gọi là chữ biểu âm. Chữ Hán vẽ hình chỉ ý, gọi là chữ biểu ý. Nói chung, có mấy cách biểu ý: vẽ hình, ghép hình, mượn hình.

Vẽ hình thì có hai cách: chỉ sự và tượng hình.

1. Chỉ sự: vẽ hình mà chỉ ra điều muốn nói. Như các chữ nhất 一 (một) , nhị 二 (hai)

2. Tượng hình: vẽ hình vật muốn nói. Như các chữ điểu 鳥 (chim), chuy 隹 (chim đuôi ngắn), trúc 竹 (tre), đao 刀 (dao), ..

Ghép hình thì có 

3. Hội ý: ghép hai hay nhiều hình (chữ), nghĩa của chữ suy ra từ các chữ đem ghép. Như chữ song 雙 (đôi), chích 隻 (chiếc), .. Chữ tiền 歬 vốn là chữ hội ý, nhưng sau khi đổi thành 前 thì không phải.

4. Hình thanh: ghép hai hay nhiều hình (chữ), trong đó có một bộ phần chỉ âm đọc (gọi là thanh bàng hoặc âm phù);bộ phận còn lại chỉ ý nghĩa (goị là hình bàng hoặc nghĩa phù). Như chữ tiễn 箭 gồm trúc 竹 làm hình bàng (chỉ nghĩa) + tiền 前 (trước) làm thanh bàng (chỉ âm đọc)

Mượn hình thì có

5. Giả tá: mượn chữ có sẵn để chỉ một nghĩa mới, thường không liên quan gì với nghĩa cũ, và nghĩa cũ cũng mất luôn (phải đặt chữ mới để chỉ). Như chữ hựu 又 vốn là chữ tượng hình (vẽ hình bàn tay phải), bị mượn dùng với nghĩa lại, lần nữa

6 Chuyển chú: mượn chữ có sẵn, đổi cách đọc chút ít để dùng với nghĩa mới, thường có liên quan nhiều với nghĩa cũ. Trong số các chữ đã học hai bài qua, ta chưa gặp loại chữ này.

Sáu cách cấu tạo chữ này thường được gọi là lục thư

*

Hình: Cột bên phải là hình chữ tiền biến đổi theo thời gian (hai chữ cuối là dạng chữ thảo và chữ hành, )


Nguồn hình: http://qiyuan.chaziwang.com/etymology-14768.html

26/4/21

nhất thạch nhị điểu

一石二鳥 (一石二鸟
nhất thạch nhị điểu 
[yì shí èr niǎo]

一 nhất = một, 石 thạch = hòn đá, 二 nhị = hai, 鳥 điểu = con chim.

一石二鳥 = một hòn đá ném (trúng) hai con chim. Ý là làm một việc mà được hai, hay như ta thường nói, một công đôi việc hoặc "nhất cử lưỡng tiện".

HỌC CHỮ

一 nhất một. Vẽ một gạch, biểu thị số 1. 

二 nh = hai. Vẽ hai gạch, chỉ 2.

石 thạch đá. Vẽ hình hòn đá nằm bên sườn núi. 

鳥 (điểu  = chim. Vẽ hình con chim. Ở thời kì đầu (dạng giáp cốt văn) hình chữ khá giống con chim. Theo thời gian, các nét vẽ được kí hiệu hóa, giờ nhìn không mấy giống nữa. 

*

Chú: 
nhất 一 và nhị 二 được gọi là chữ chỉ sự
thạch 石 và điểu 鳥 = được gọi là chữ tượng hình.
Chỉ sự và tượng hình là hai trong sáu cách tạo chữ Hán. Các cách khác ta sẽ làm quen sau.

*
Hình: Ở cột bên phải là chữ điểu 鳥 biến đổi theo thời gian. Dạng chữ đầu tiên (trên cùng) gọi là giáp cốt văn (hình vẽ trên xương thú hay yếm rùa). Dạng chữ thứ năm gọi là khải thư, có từ đời Hán, hiện vẫn được dùng ở Đài Loan, Hồng Kong, .. Dạng chữ cuối cùng cũng là khải thư dạng giản thể, hiện được dùng ở Trung hoa lục địa, và cộng đồng người Hoa ở một số nước.
Nguồn hình: http://qiyuan.chaziwang.com/




10/4/21

Nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút sắt

 Đây là bản pdf cuốn Nghệ thuật viết chữ Trung Quốc bằng bút sắt của Đông A Sáng.

Ai muốn đọc sách giấy có thể tìm mua tại các nhà sách, hay mua online cũng dễ. 

Nội dung:

Chương 1: Khái quát văn tự trung quốc

Chương 2: Những vấn đề căn bản, phương pháp viết chữ hán

Chương 3: Phương pháp viết chân thư

Chương 4: Phương pháp viết hành thư

Chương 5: Những mẫu chuyện về văn tự và thư pháp

Chương 6: Tác phẩm nghệ thuật thư pháp.