30/10/18

Rock Around the Clock

Nghe lại Rock Around the Clock, ca khúc làm nên sự nghiệp của Bill Haley (1925 - 1981)



Rock Around the Clock là bản rock and roll do  Max C. Freedman and James E. Myers viết năm 1952, được một ca sĩ thu âm nhưng không gây được tiếng vang. Năm 1954 Bill Haley & His Comets thu ;ại, cũng không mấy thành công về mặt thương mại. Mãi đến 1955 khi bài hát được dùng làm nhạc cho bộ phim Blackboard Jungle bài hát mới thực sự cất cánh -.hạng #1 cả ở Mỹ lẫn Anh, 7 lần có tên trở lại trên bảng xếp hạng, gần nhất là năm 1974.

Bài hát sau đó được Elvis Presley, Gene Vincent, Chubby Checker .. cover, nhanh chóng trở thành bài hát của giới trẻ nổi loạn thập niên 195x. Ngày nay nhìn lại, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã cho rằng chính bài hát này chứ không phải bài nao khác, đã mở đường cho rock n roll vào dòng chủ lưu văn hóa thế giới. Bài hát được tạp chí Rolling Stone xếp thứ 158 trong danh sách 500 bài hát hay nhất xưa nay do tạp chí này bình chọn. Năm 2018 bài hát cũng đã được Thư viện Quốc hội Mỹ đưa vào danh sách bảo tồn do có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, lịch sử hoặc nghệ thuật.

26/10/18

Trường Sa Hành

trường sa! trường sa! ... 
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

thơ Tô Thùy Yên



Trường Sa hành

                          Toujours il y eut cette clameur,
                          Toujours il y eut cette fureur...
                          Saint-John Perse

Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng.
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa Ðông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

Ðảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới,
Ta khóc cười như tự bạo hành,

Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Ðường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ,
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Ðông lỡ mất, bãi Tây bồi.
Ðám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng,
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển,
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo.
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp,
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ,
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya.
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thâm thê.

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng.

Bãi lân tinh thức âm u sáng.
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.


Ðất liền, ta gọi, nghe ta không?
Ðập hoảng vô biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Aùnh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã,
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh.
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai.
Thời gian kết đá mốc u tịch,
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.

1974

16/10/18

thăm bạn trên núi 2


Mấy năm trước, đi đám ma bạn về, viết entry ngắn Thăm bạn trên núi.
Thăm bạn trên núi là tên bài thơ của Du Tử Lê

thăm bạn trên núi

tháng ba bỏ phố đi thăm bạn
bạn ở trên non mà ta buồn
trên cao có thấy lòng thanh thản
ở cùng cây cỏ có vui hơn ? 

tháng ba lên núi ta tìm bạn
bạn đã say mèm quên tuổi tên
không quen uống rượu nhưng ta cũng
nhấp một vài hơi say lấm lem 

tháng ba lên núi ta thăm bạn
những rớt đời trôi như đám bông
những tan tác cũng như lòng vậy
bỗng dưng ta thấy hồn rỗng không

mấy ngày ở núi buồn như chấu
nỗi nhà lạnh trắng những vòm cây
những con sông quẩn, chồn chân ngựa
thôi người ở lại, ta về đây 

ờ, đâu cũng thế là cơm áo
(cơm áo thì buồn, buồn như ta)
ít ra nơi đó ta còn có
chút tình hiu quạnh, chút mưa sa

1974

14/10/18

Buồn


Buồn như buồn như thế
Buồn như một kiếp người

Tìm đọc  lại bài thơ của Tạ Ký trên Thivien.net, thấy giới thiệu clip của Ớt. nghe lại cho vui



Buồn Như
thơ Tạ Ký

tặng Tôn Thất Trung Nghĩa

Buồn như ly rượu cạn
Không còn rượu cho say
Buồn như ly rượu đầy
Không còn một người bạn

Buồn như đêm khuya vắng
Qua cửa sổ trông trăng
Buồn như em nói rằng:
Nhớ anh từng đêm trắng

Buồn như yêu không được
Dù người yêu có thừa
Buồn như mối tình xưa
Chỉ còn dòng lưu bút

Buồn như buồn như thế
Buồn như một kiếp người
Ðây cõi lòng quạnh quẽ
Buồn như đoá hoa rơi.

*
Thơ Tạ Ký: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13717&rb=08

11/10/18

Đường đến Tây thiên


Nghe lại Khúc mở đầu của bộ phim Tây Du kí 1986 (西游记序曲) do giàn nhạc giao hưởng Đức trình diễn




10/10/18

Vọng ngày xanh . Khánh Băng




Khánh Băng (1935 - 2005) tên thật Phạm Văn Minh, sinh 1935 tại Vũng Tàu, lên Sài gòn học từ 1949. Ở đây ông cùng với vài người bạn lập ban nhạc chơi miễn phí cho đám cưới để luyện tay nghề. Năm 1954 ông được nhận vào làm nhạc công ở Đài PT Sài gòn. Ông được cho là người VN đầu tiên chơi guitar điện trên sân khấu, vào đầu 196x.

Ông viết nhạc rất sớm, từ thời còn học tiểu học, thật sự thành danh vào năm 1956 với ca khúc Vọng Ngày Xanh, mà theo nhiều nhà nghiên cứu, được nhà văn nữ nổi tiếng Pháp Francoise Sagan (1935 - 2004, tác giả cuốn Bonjour tristesse Buồn ơi chào mi) rất thích, đã đặt lời Pháp.

Ông cũng được xem là người đầu tiên viết nhạc trẻ ở VN, với các bản nhạc kích động như Người lính chung tình, Có nhớ đêm nào, .. . rất được ưa chuộng những năm 196x.

Tính đến khi mất vào năm 2005 tại Sài gòn, ông sáng tác gần cả ngàn ca khúc, nhưng đến nay số bài hát còn được nhớ và hát lại không nhiều.




5/10/18

Linh hồn tiếng Việt


Tôi có một bạn đồng nghiệp người Tiệp Khắc, tên là Ivo Vasiliev, tuổi ngoại ngũ tuần, nổi tiếng giỏi ngoại ngữ, tiếng Việt anh nói giọng Hà Nội đặc đến nỗi ai cũng nói nếu không trông thấy đôi mắt xanh và mái tóc vàng của anh thì tưởng đâu anh là dân Tràng An chính cống.

Một hôm cùng anh đi máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, khi ngồi trong ga đợi giờ ra máy bay, tôi bày trò đố anh mấy câu tục ngữ xem thử anh hiểu tiếng Việt sâu đến mức nào. Thoạt tiên tôi đố anh câu Vàng gió đỏ mưa. Chỉ sau 5 phút anh hỏi lại:

- Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?

Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là "khí tượng học dân gian", cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo, mèo đậy ra đố anh. Lần này anh nhắc đi nhẩm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng, suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khẽ câu tục ngữ tôi vừa "ra" cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.

Máy bay đến Nội Bài. Anh vẫn chưa nghĩ ra. Xe về đến Hà Nội, mà anh vẫn chưa trả lời tôi được. Khi chia tay, tôi định giảng cho anh hiểu để kết thúc trò chơi, giải thoát anh ra khỏi một vấn đề có thể làm anh mệt thêm sau chuyến đi, thì anh cương quyết ngăn lại, và hứa với tôi là đến sáng mai khi gặp lại sẽ trả lời.

Thuyền viễn xứ




Trên bản nhạc Thuyền Viễn Xứ thấy ghi Huyền Chi - Phạm Duy, trước vẫn ngỡ là Phạm Duy phổ nhạc thơ Hà Huyền Chi, ông nhà văn nhà thơ mũ đỏ, từng viết lời cho bài Lệ Đá của Trần Trịnh. Mãi sau này đọc Hồi Kí Phạm Duy mới biết đấy là một Huyền Chi khác, cô. Phạm Duy kể lại:

 “Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn… Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ của bài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du…”.

Huyền Chi tên thật Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 ở Bắc Ninh; theo cha mẹ di cư vào Nam từ hồi 1948-49. Thời điểm gặp Phạm Duy, cô mới 18t, vừa in xong tập thơ, tình cờ gặp nhạc sĩ ở nhà in nên tặng sách.

3/10/18

Love potion no. 9




Hồi ấy, đầu cấp ba, nghe đứa bạn vừa đàn vừa gân cổ hát, cứ há mồm mà nhìn, dù chẳng hiểu bài hát nói chi, nhưng cái giai điệu dậm dựt của nó làm máu trong người cứ sôi lên. Đứa bạn, trình độ tiếng Anh cỡ Book I color red (sách tôi màu đỏ), nhưng không hiểu sao, chỉ nghe qua băng vài lần là nó đàn và hát giống hệt, dù là bài hát tiếng Anh hay tiếng Pháp, và tất nhiên chẳng hiểu gì. Mất mấy buổi chiều nó tập cho, cũng xịch xèng được vài câu, thành bài tủ một thời.

1/10/18

Yesterday


Yesterday là một trong những ca khúc được cover nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc, với hơn 2 ngàn lần; #13 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời, #4 trong ds 100 bài hát hay nhất của The Beatles do tạp chí Rolling Stone bầu chọn.

Bài hát đã được giới thiệu ở đây. Hôm nay nghe lại, do một số nghệ sĩ trình tấu bặng guitar, violin, cello .. hoặc do cả giàn nhạc hòa tấu .. Nhân tiện, nếu có thời gian cũng nghe lại mấy bài hát trong entry cũ nói trên - nhiều bài bị block do bản quyền sao đó, vừa tìm phiên bản khác nghe lại ..