19/4/18

Patsy Cline


Patsy Cline là tiếng hát được yêu mến trong thập niên 1960 của Hoa Kỳ, tiếng hát của bà chưa được nổi tiếng bao lâu thì bà đã tử nạn trong một tai nạn máy bay năm 1963 mang lại nhiều thương tiếc cho mọi người, tuy nhiên dù ra đi lúc còn trẻ nhưng tiếng hát của bà đã để lại cho thế giới tầm ảnh hưởng rất lớn và được xem là một trong những tiếng hát gây ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

Patsy Cline nổi tiếng nhờ giọng hát dày, được xếp vào loại Contralto và diễn tả đầy cảm xúc. Sinh năm 1932 tại thành phố Winchester, tiểu bang Virginia, ngay từ nhỏ Patsy Cline đã tuyên bố, một ngày nào đó bà sẽ rất nổi tiếng, sau khi nghe được các tiếng hát nổi tiếng thời đó như Judy Garland và Shirley Temple. Do một chứng bệnh từ nhỏ ảnh hưởng đến thanh quản của bà, nhưng khi lớn lên bà tin rằng chứng bệnh này đã giúp cho bà có một giọng hát là quà tặng của thượng đế. Không chỉ thế, bà còn mang khả năng âm sắc tuyệt đối, nghĩa là nghe bất cứ nốt nhạc nào bà cũng có thể định ra được nốt đó chính xác. Lúc nhỏ vì nhờ hát nhạc nhà thờ rất nhiều nên đã giúp bà phát triển nghệ thuật khi lớn. Sự nghiệp âm nhạc của Patsy Cline không có gì nổi bật cho đến khi bà sang 20 tuổi, khi xuất hiện tại một số chương trình của đài phát thanh địa phương trong vùng Virginia đã gây chú ý cho nhiều nhà sản xuất.

Năm 1955 bà được hãng Four Star Records ký hợp đồng nhưng những tác phẩm khi xuất hiện đã không tạo được sự quan tâm, cho đến năm 1957 khi bà thử giọng cho chương trình tuyển lựa tài năng trên đài CBS, bà hát bài “Walkin’ After Midnight” và nhận được sự hưởng ứng đông đảo của khán giả khắp nước Mỹ.

16/4/18

Crazy


Crazy
For feeling so lonely
I’m crazy
Crazy for feeling so blue
I knew
you’d love me as long as you wanted
And then someday
You’d leave me for somebody new
Worry, why do I let myself worry?
Wondering what in the world did I do?
Crazy
For thinking that my love could hold you
I’m crazy for trying
And crazy for crying
And I’m crazy for loving you



Crazy, bài hát gắn liền với tên tuổi Patsy Cline (1932 - 1963), nữ ca sĩ tiên phong của dòng nhạc đồng quê Mỹ. Bài hát được cô thu năm 1961, hai năm trước khi mất do tai nạn máy bay ở tuổi 30. Phiên bản của cô chiếm #2 trên Bảng xếp hạng Nhạc đồng quê Mỹ, sau đó được tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp hạng 85 trong danh sách 500 bài hát hay nhất xưa nay.

Crazy là bản ballad do Willie Nelson sáng tác vào đầu 1961, tên ban đầu của nó là Stupid. Bài hát dự định viết cho một ca sĩ đồng quê khác nhưng bị chê là "bài hát của con gái". Bài hát đến tay Patsy Cline trong một dịp tình cờ chồng cô đến một quán bar, gặp Willie Nelson biết được bài hát và đề nghị tác giả lấy về cho vợ ca.

Sau khi bài hát nổi tiếng như cồn, Willie Nelson cũng thu cho album đầu tay của mình .. And Then I Wrote (1962). Rồi nhiều giọng ca nổi tiếng khác cũng cover: Linda Ronstadt, Julio Iglesias, LeAnn Rimes, Neil Young, Shirley Barsey, .. Cô ca sĩ nhạc jazz kiêm pianist người Canada, Diana Krall, trong playlist này hát hai lần - một lần solo, một lần hát với Elvis Costello và Willie Nelson, tác giả bài hát.

Bài hát cũng đã được Khúc Lan đặt lời Việt với tên Si Tình. Trong playlist này bài hát sẽ do Sĩ Phú ca. Nghe cho vui

15/4/18

Nhạc phim Nino Rota


Nghe lại mấy bản nhạc phim nổi tiếng của Nino Rota




Photo by Hao Nhien (Triễn lãm Saigon 15/9/17)


14/4/18

Nino Rota

Nino Rota là tác giả nhiều bản nhạc phim nổi tiếng như Romeo&Juliette (A Time For Us), Bố Già (Speak Softly Love). Hôm nay mời nghe Tuấn Thảo nói chuyện về Nino Rota nhân 100 năm ngày sinh của ông (năm 2011)

100 ngày sinh của tác giả Nino Rota
Tuấn Thảo



12/4/18

Nho văn giáo khoa toàn thư . Nguyen Văn Ba



Nguyễn Văn Ba vốn là BS Tây y cùng khóa với GS Phạm Biểu Tâm, nhưng sau khi tốt nghiệp lại chuyển qua nghiên cứu Đông y và Châm cứu, ngoài ra ông cũng còn nghiên cứu triết Đông. Cuốn Nho văn giáo khoa toàn thư của ông được NXB Việt Nam Văn Hiến (của Đào Mộng Nam) xb năm 1970.

Đây là bộ sách khổ lớn, dày gần 700 trang với 170 bài học chia theo 5 chủ đề: Con người, sinh hoạt, tình cảm, .. ; trong đó có rất nhiều bài được trích dẫn từ các tác gia nổi tiếng: Thơ có Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, .. văn có Tô Thức, Hàn Dũ, Vương Bột, .. Các tác gia Việt Nam cũng được trích dẫn nhiều: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, .. Qua đó, người học không chỉ được học chữ Hán, mà còn được giới thiệu nhiều tác phẩm vào hàng kinh điển trong kho tàng văn chương xưa của Tàu, của ta.

Cuối sách có phần Văn phạm trình bày cách dùng cơ bản một số từ như chi, hồ, dã, giả, ..; phần giải bài tập và phần Tự vựng gồm các từ đã học được sắp xếp theo thứ tự abc (âm Hán Việt).

Sách viết theo lối xưa, dành cho ai muốn học chữ Hán (không phải tiếng Trung).

link down:

https://nhatbook.com/2017/01/04/nho-van-giao-khoa-toan-thu/