13/5/19

Lê Cao Phan





Phật đàn, nhớ lại tác giả bài ca Phật Giáo Việt Nam.

Lê Cao Phan
(1923 - 2014)
Lê Cao Phan sinh năm 1923, tại làng Ngô Xá Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ông từng là Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn GĐPT Trung phần (1951 - 1953).

Năm 1951, nhân Đại hội Phật giáo Thống nhất tổ chức tại chùa Từ Đàm, ông đã sáng tác ca khúc “Phật giáo Việt Nam” nổi tiếng. Ông còn là tác giả của nhiều ca khúc mà ai đi học ở Nam trước 1975 đều rất quen thuộc: Hai chú gà con (Hai chú gà con đi chơi với nhau. Chú che cái dù, chú đội mũ trên đầu. .. ), Ra chơi (Ta học nhiều lắm rồi, nào anh chị em ơi. Xếp sách ta ra ngoài sân ta chơi. Sân rộng cùng nô cười, .. ), Ba bà đi bán lợn con (Ba bà đi bán lợn con bán đi chẳng được lon ton chạy về... Ba bà đi bán lợn xề bán đi chẳng được chạy về lon... Ba thằng cu tí chạy theo lấy cây chọc lợn cho kêu rồi cười... Ba thằng cu Tí học lười chúng đi cùng mẹ chọc ..), .. Hồi học tiểu học ngày nào cũng hát, nhưng chẳng biết của ai, mãi lên trung học, tình cờ đọc tập nhạc Ca múa học vui tuyển tập một số ca khúc thiếu nhi mới biết.
Ông mất năm 2014 tại Sài gòn.

*

"Phật giáo VN thống nhất bắc nam trung từ nay ... " Ước mơ từ hơn 60 năm trước, ngày nay coi bộ vẫn còn xa lắm..

Phật Giáo Việt Nam: https://youtu.be/MZgvIMJYNgg
Hai chú gà con: https://youtu.be/Rr-on96kvuw
Ba bà đi bán lợn con: https://youtu.be/7jmbrNqWfrs

11/5/19

Vòng đời


Lên 5, thành công là .. ko đái dầm
Lên 10, thành công là .. đi được xe đạp
Ở tuổi 15, thành công là .. có nhiều bạn bè
Tuổi 20, thành công là .. có một người yêu mình
Tuổi 30, thành công là .. rủng rỉnh tiền bạc
Tuổi 50, thành công là .. vẫn rủng rỉnh tiền bạc
Tuổi 60, thành công là .. vẫn có một người yêu mình
Tuổi 70, thành công là .. vẫn đi được xe đạp
Đến tuổi 80, thành công là .. vẫn có nhiều bạn bè
Vào tuổi 90, thành công là .. vẫn ko đái dầm.

(Lượm trên mạng)


Photo: Andrey Starchenko

10/5/19

Duyên Phận

Cuối tuần nghe nhạc sến cho vui



Để chuẩn bị cho Paris By Night 90 (2007) với chủ đề Chân dung người phụ nữ VN, nhạc sĩ Thái Thịnh được yêu cầu viết một bài hát theo chủ đề này danh cho Như Quỳnh hát. Bài Duyên phận ra đời, nói lên tâm tình người phụ nữ VN điển hình ngày xưa

Phận là con gái, chưa một lần yêu ai
Nhìn về tương lai mà thấy như sông rộng đường dài
Cảnh nhà neo đơn, bầy em chưa lớn trĩu đôi vai gánh nhọc nhằn
Thầy mẹ thương em nhờ tìm người se duyên

Bước đi với bao lưu luyến "bầy em ngơ ngác đứng trông theo mắt đượm buồn" lẫn lo âu về một tương lai bất định

Sông sâu là bao nào đo được đâu
Lòng người ta ai biết có dài lâu

Lòng cô thẩn thờ

Bước qua dòng sông hỏi từng con sóng
Đời người con gái không muốn yêu ai được không?

Lần ấy Như Quỳnh vì lí do gì đấy ko tham gia, bài hát được giữ lại; mãi ba năm sau, trong Paris By Night 99 chủ đề Tôi là người VN (2010) Như Quỳnh tham gia và Duyên Phận mới chính thức ra mắt công chúng.

Bài hát được hoan nghênh đặc biệt. Cho đến nay, trên Youtube bài hát đã có gần 90 triệu view.
Thành công của bài hát khiến PBN yêu cầu Thái Thịnh sáng tác thêm bài hát tiếp nối mạch cảm xúc ấy, và bài hát Lênh Đênh Phận Buồn ra đời, được coi là Duyên Phận 2, được Như Quỳnh trình bày trong PBN 122 với chủ đề cùng tên bài hát trước - Duyên Phận (2017)



Bài hát cũng rất thành công, thấy trên Youtube số view đã lên đến hơn 8 triệu.


At pier of Blanes. Tranh Volegov

4/5/19

Phụ nữ thật là ngốc ..


Tối thứ bảy, lang thang trên mạng, đọc thấy cái này, vui


Thử tìm trên mạng câu gốc, chỉ thấy cái này

I think women are foolish to pretend they are equal to men, they are far superior and always have been. Whatever you give a woman, she will make greater. If you give her sperm, she’ll give you a baby. If you give her a house, she’ll give you a home. If you give her groceries, she’ll give you a meal. If you give her a smile, she’ll give you her heart. She multiplies and enlarges what is given to her. So, if you give her any crap, be ready to receive a ton of shit!”

So với câu tiếng Việt, câu tiếng Anh bựa hơn nhiều, nhưng hình tượng mạnh mẽ hơn nhiều, nói chung là hay hơn nhiều. Tuy nhiên dưới chỉ ghi tác giả William G. Golding, mà ko ghi xuất xứ ổng nói, viết ở đâu, khi nào. Cố tìm thì được cái clip này



Girls say to me, very reasonably, ‘why isn’t it a bunch of girls? Why did you write this about a bunch of boys?’ Well, my reply is I was once a little boy — I have been a brother, a father, I am going to be a grandfather. I have never been a sister, or a mother, or a grandmother. That’s one answer. Another answer is of course to say that if you, as it were, scaled down human beings, scaled down society, if you land with a group of little boys, they are more like a scaled-down version of society than a group of little girls would be. Don’t ask me why, and this is a terrible thing to say because I’m going to be chased from hell to breakfast by all the women who talk about equality — this is nothing to do with equality at all. I think women are foolish to pretend they are equal to men, they are far superior and always have been. But one thing you can’t do with them is take a bunch of them and boil them down, so to speak, into a set of little girls who would then become a kind of image of civilisation, of society. The other thing is — why aren’t they little boys AND little girls? Well, if they’d been little boys and little girls, we being who we are, sex would have raised its lovely head, and I didn’t want this to be about sex. Sex is too trivial a thing to get in with a story like this, which was about the problem of evil and the problem of how people are to live together in a society, not just as lovers or man and wife.
Sir William Gerald Golding là nhà văn, nhà thơ Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1983. Clip trên là ông giới thiệu cuốn Lord of the Flies của ông, và trong đó chỉ có "I think women are foolish to pretend they are equal to men, they are far superior and always have been."
Phần còn lại rất có khả năng là ai đó diễn dịch thêm ý ông, và gán cho ổng (?).


2/5/19

Cơ sở ngữ văn Hán Nôm


Tác giả: Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Đặng Chí Huyền
Giáo trình căn bản về chữ Hán, chữ Nôm. Bộ sách cung cấp những tri thức về ngôn ngữ văn tự Hán Nôm ở nhiều góc độ như thể loại, ngữ văn học, văn hiến, thư pháp chữ Hán, sự biến thiên của chữ Nôm, và bản sắc Việt Nam trong các văn bản Hán cổ của người Việt.

Tập 1: Tìm hiểu hệ thống ngôn ngữ văn tự chữ Hán cổ từ góc độ VN, chuẩn bị một số cơ sở về ngữ văn cho người học.
Tập II, III: Tìm hiểu văn bản Hán văn cổ ở VN một cách toàn diện: từ ngôn ngữ, ngữ văn, văn hiến, đến thể loại, giá trị nội dung, ình thức.
Tập IV: Tiếp tục tìm hiểu văn bản Hán văn cổ ở VN thuộc các thể loại khác nhau. Nghiên cứu đặc trưng của từng thể loại, thư pháp, vấn đề kiêng húy.

Sau đây là nội dung Tập 1:
Lời nói đầu

Phần 1. Từ chữ nghĩa đến văn bản
Chương 1.
- Chữ viết trong thế giới cổ đại 12
- Vấn đề chữ viết ở VN 22
Chương 2
1. Văn tự Hán: Kết cấu 27
2. Văn tự Hán: Hình thể 32
3. Văn tự Hán: Cách thể hiện 35
4. Bộ thủ
+ 214 bộ thông dụng 40
+ Phân tích một số bộ thủ 44
Chương 3.
1. Từ tự đến từ 50
2. Từ từ đến câu 55
Chương 4
1. Vai trò của ngữ văn Hán cổ ở VN 63
2. Nội dung việc nghiên cứu ngữ văn Hán cổ trong quá khứ  65
Chương 5. Một số biện pháp tu từ chủ yếu thường được dùng trong các văn bản Hán văn cổ ở VN 78

Phần II. Tài liệu tham khảo tra cứu ngữ văn học cổ điển
A. Các học thuyết
+ Phật 95
+ Đạo 101
+ Nho 105
B. Một số phạm trù, khái niệm 115
Bảng tra cứu 151

Phụ lục:
Từ vựng tối thiểu.
+ Từ vựng 152
+ Bảng tra cứu theo âm 226
+ Bảng tra cứu theo nét 233
Trong phần Từ vựng sách liệt kê 1443 chữ Hán, xếp theo số nét