24/8/19

Đừng nhớ người xa


Lòng đã dặn lòng..
Đừng khóc biệt ly
Mà sao khi tạ từ..
Tràn mi nước mắt....
Phút chia tay
Vì sao cúi mặt
Để người quay lưng
Nghe tim mình quặn thắt..

lời ca sến rền rện .. nhưng kệ, cuối tuần trời mưa, nghe cho vui. Nhiều khi phải sến tí, ko lại bị chê khô ..



Tác giả bài hát là Vũ Thanh, được nhiều người biết đến qua bài hát Đắp Mộ Cuộc Tình. Còn cô gái xinh đẹp trình bày bài hát là Hoàng Thục Linh, từng là á hậu trong một cuộc thi sắc đẹp trong cộng đồng tại Arizona, và là con dâu của ông.

Hoàng Thục Linh, sinh năm 1991 tại đảo Pulau Bidong, hòn đảo của Mã Lai rất quen thuộc với các thân nhân bạn bè người vượt biên. Gia đình cô định cư ở Michigan năm 1992, sau đó dọn về Arizona. Ba cô đánh guitar bass cho một ban nhạc cộng đồng nên từ bé cô đã nghe nhiều hát nhiều nhạc Việt. Tám tuổi cô đã được lên hát trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Cô cũng được học piano, violon từ khi lên 9. Đến 2009 thì được trung tâm Vân Sơn mời cộng tác, tiếp đó là trung tâm Asia. Ngoài ra cô cũng được mời đi hát nhiều nơi ở Mỹ, Canada, Úc. Cô cũng đã cho ra một số CD nhạc.

Nghe Nguyên Khang nói chuyện tào lao với cô cho vui




17/8/19

Đời không còn có nhau . Diệu Hương


Quay lưng đi tôi mới biết là mất em thật rồi
Khi trong tôi tình yêu ấy còn tha thiết gọi mời
Đêm hôm qua tình còn đấy như hương hoa mùa xuân
Rồi tan tác như sương giăng chiều đông
Vòng tay lãng quên cơn đau trào dâng ..

Đời Không Còn Có Nhau là một ca khúc của Diệu Hương viết về nỗi đau bị bồ đá. Nghe Don Hồ khóc than cho vui



Tác giả Diệu Hương thì chắc đã quen thuộc với nhiều người qua bài hát Mình Ơi, Vì Đó Là Em, .. Diệu Hương sinh năm 1955 tại Huế, lớn lên và học phổ thông tại Đà Nẵng. Tốt nghiệp phổ thông cô lên Đà Lạt học ĐH Chính Trị Kinh Doanh, đang dở dang thì 30/4. Nghỉ học cô phụ mẹ bươn chải kiếm sống và tính chuyện vượt biên. Trong những ngày tháng bế tắc này cô tìm đến với âm nhạc để khuây khỏa. Sáng tác đầu tay của cô viết năm 1977 có nhan đề Tôi Muốn Hỏi Tại Sao

Sau mấy lần vượt biên không thành, cuối cùng đến năm 1990 cô cũng qua được Mỹ theo diện HO của cha, một sĩ quan chế độ cũ. Tại nơi đất khách quê người này sau những giờ làm việc kiếm sống, cô lại tìm đến âm nhạc  giải khuây. Bài hát đầu tiên sáng tác ở hải ngoại là Mùa Thu Nơi Đây (1990). Tiếp đó là Mưa Còn Rơi Mãi Vì Ai, Khắc Khoải, ..  Hai năm học ở Đà Lạt cũng để lại trong cô nhiều kỉ niệm với bài hát Đà Lạt Trong Niềm Nhớ. Cho đến nay cô đã sáng tác được vài chục bài hát, và đã ra được một số CD: Khắc Khoải (2000), Ở lại ta đi (2003), ... , Để mặc tôi yêu em (2011).

Mình Ơi có lẽ là ca khúc của Diệu Hương được nhiều người biết hơn cả. Bài hát cảm động, nói lên nỗi niềm của một người vợ khi người bạn đời mất, dường như cô viết như một sự chia sẻ với mẹ khi ba cô ra đi, từng được Ngọc Hạ, Ý Lan trình bày rất thành công  Nghe lại Mình Ơi do chính tác giả trình bày.




13/8/19

Khi em thoáng qua đời tôi


Khi em thoáng qua đời tôi
Để lại nỗi đau vội
Khi em đã quên cuộc vui
Còn sợi nắng u hoài ..


Lâu rồi, có người hỏi: Liệu có một cuộc tình vĩnh cửu? Tôi trả lời: Không và có.

Không, bởi cuộc tình là cuộc sống. Cuộc sống nào chẳng đổi thay, như con sông nào chẳng chảy?

Có, bởi lắm khi một thoáng bỗng hóa thành trăm năm.

Khi em thoáng qua đời tôi
Là bao lần trời giông bão về

Cuộc tình đem đến bão giông. Bão giông rồi sẽ qua đi, trời lại trong xanh, ngậm ngùi đọng mãi trong lòng ..

*
Tác giả bài hát, Mai Anh Việt sinh năm 1954 tại Sài gòn. Sau khi tốt nghiệp trung học thì ghi danh học Luật (1973), rồi được học bổng du học Đài Loan (1974). Năm 1976  qua Mỹ học nhạc và định cư tại đó cho đến nay. Ông bắt đầu sáng tác từ 197x, nhưng chỉ được biết đến nhiều qua một số ca khúc sau này, từ những năm cuối 198x.


Buổi chiều. Sơn dầu của Nguyễn Trung Tín (2009)

9/8/19

Đau xót lý chim quyên




Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi ..

Hồi xưa, nghe câu ca dao cứ tưởng nhãn lồng là trái nhãn được lồng gói lại để tránh chim, sóc ăn, thường thấy ở nhiều nơi. Và cứ thắc mắc chim quyên ãn nhãn lồng thì có chi giống với hình ảnh mấy con cá lia thia dụi dụi miệng vào thành chậu, liên quan gì với chuyện vợ chồng. Nhưng hóa ra không phải. Tình cờ đọc được bài báo thấy Vũ Đức Sao Biển giải thích:

"Nhãn lồng trong ngôn ngữ Nam Bộ là dây lạc tiên hay dây chùm bao. Loại đọt của dây này được bà con luộc chín, ăn như một món rau luộc, có tác dụng an thần, dễ ngủ. Trái nhãn lồng được bao bọc bên ngoài bằng những nang lông. Muốn ăn được hạt nhãn lồng, con chim quyên phải mổ để phá vỡ các nang lông đó, rồi mổ cho vỡ vỏ bao của trái mới ăn các hạt ở bên trong.

Trái nhãn lồng chính là hình ảnh tượng trưng của xuân cung - chỗ kín đáo nhất trong thân thể phụ nữ".

Và ông có bài hát Đau Xót Lý Chim Quyên.

Như chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng
Như lia thia chưa quen với chậu vàng.
Nên dầu biệt ly cũng chẳng ai buồn chi

Chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng
Qua không thương bậu, bậu đừng thương qua.

Là khuyên nhau thế, nhưng thật ra có ko nhớ ko buồn được chăng? Qua ko thương bậu .. có mấy ai nghe hát mà tin?. Bởi cứ gì phải ăn nhau mới nhớ nhauMà thương nhau cứ gì phải ăn nhau.


tranh Nguyễn Thanh Bình

4/8/19

Trường Sa

Trường Sa tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào nam, sống ở Thủ Đức. Năm 1962 ông theo học khóa 12 SQ Hải quân. Ngày 30/4/1975 ông theo một chiến hạm đến đảo Guam, không tìm thấy gia đình nên trở về lại VN (bằng tàu VN Thương Tín nổi tiếng một thời). Về VN ông bị đi tù 9 năm. Ra tù ông vượt biên, lần đầu bị bắt, tù thêm 2 năm. Năm 1989 ông lại vượt biên, thành công, được qua tị nạn ở Canada.

Ông tự học nhạc từ sách, bắt đầu sáng tác nhạc từ 1965, bấy giờ ông giữ chức hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa, nhân đó mà có bút hiệu. Những ca khúc đầu tiên của ông viết về tình yêu của người lính biển: Hành trang giã từ, Một Lần Xa Bến, Trên Đường Về Thăm Em, Chờ em trên bến, ..

Ông bắt đầu được chú ý từ năm 1967, với bài hát Rồi Mai Tôi Đưa Em.



Bài hát viết về một mối tình có lẽ vừa đi qua, gác vắng một chiều mưa vẫn còn gợi niềm chăn chiếu, gợi lại nhiều kỉ niệm

Chiều xưa em qua đây
Ru hồn nắng ngủ say
Lời yêu trót đong đầy

giờ chỉ còn

Bên hè phố, cây lá thưa, chim đã bay
Ngồi nghe yêu thương đi xa tầm tay

Giọng ca Lệ Thu đã lột tả hết được  nỗi quạnh vắng khi người yêu ra đi được tác giả gởi gắm trong bài hát, đã được người nghe đón nhận nồng nhiệt.

Hai bài hát tiếp theo nhay sau đó, Mùa thu trong mưa và Xin còn gọi tên em cũng được Lệ Thu thu âm đầu tiên, đã khẳng định tên tuổi ông trong lòng người nghe.

Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình ..



blog nhạc sĩ Trường Sa: http://ns-truongsa.blogspot.com/


Bình yên cafe sáng 3.8.19