24/1/20

Chiều cuối năm


Chiều cuối năm đứng bên dòng sông buồn
Nhìn nước trôi, nước trôi về đông phương
Chiều cuối năm, tiếng gió như gọi hồn
Ai tha hương lạc loài, xưng xăng không kịp về
Cội nguồn xưa dấu yêu.

Chiều cuối năm tiếng con tàu lăn đều
Làm xốn sang những linh hồn cô liêu
Chiều cuối năm khói bếp ai vật vờ
Theo mây lên bầu trời bay lang thang một đời
Tựa đời ta lãng du.

Chiều cuối năm rồi, lòng nhớ tơi bời
Nào bóng quê hương, nào bóng yêu thương
Chiều cuối năm rồi, một bóng bên trời
Một bóng chơi vơi, nhìn cánh chim bay
Bay về đâu chiều cuối năm.



Chiều cuối năm là nhạc phẩm của Đynh Trầm Ca. Ông tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Điện Bàn Quảng Nam. Tốt nghiệp ĐHSP Sài gòn, trước 4/1975 đi dạy. Sau đó thì về quê làm ruộng một thời gian rồi lang bạt vào Sài gòn, về miền Tây làm đủ nghề kiếm sống. Sau khi có vợ (198x) thì trở về lại quê nhà mở quán cafe.
Ông làm thơ từ hồi 1960, theo học nhạc với Lê Trọng Nguyễn (tác giả Nắng Chiều), được mọi người biết từ 1967 với tác phẩm Ru Con Tình Cũ.
Tính đến nay ông đã cho xb mấy tập thơ và gần trăm ca khúc, trong đó có một số kí tên Mã Thu Giang (tên vợ ông)

Chú
1. Bút danh của ông là Đynh Trầm Ca, Đynh viết với y dài. Dù khác chuẩn chính tả tiếng Việt, thì đấy là tên (bút danh) riêng, và cần tôn trọng, viết đúng - chứ không phải như wikipedia bảo là sai và tự ý sửa lại thành Đinh. (dù Đinh vốn là họ mẹ của ông).
2. .. xưng xăng không kịp về .. Chả hiểu xưng xăng nghĩa là gì. Tra một số từ điển có trong tay ko thấy. Đoán là tiếng địa phương Quảng Nôm. Ai biết nghĩa chỉ giùm nhé. tks.






20/1/20

Bài 4 Quy tắc “bút thuận”

Chữ Hán mà ta thấy ngày nay là kết quả của một quá trình biến đổi mấy ngàn năm, từ những nét vẽ nguệch ngoạc tùy tiện bằng vật nhọn khắc trên xương thú mai rùa dần được chuẩn hóa thành một số nét cơ bản, viết có thứ tự trước sau, theo những quy tắc nhất quán gọi là quy tắc bút thuận.

1. Nét cơ bản. Chữ Hán có 7 nét cơ bản và các biến dạng của chúng. Cũng có tác giả cho số nét cơ bản nhiều hoặc ít hơn, hoặc gọi tên các nét cơ bản khác nhau; không sao cả, cũng chỉ là các nét ấy thôi, người xếp vào cơ bản, người coi là biến dạng. Vấn đề của ta là phải tập viết chúng sao cho trước đúng, sau đẹp.

Các bạn có thể theo dõi clip sau, để được hướng dẫn viết các nét cơ bản: https://youtu.be/vB09yyTAQxU

Tập viết các nét cơ bản đúng, đẹp là bước đầu để viết chữ Hán đẹp.

2. Quy tắc bút thuận là các quy tắc viết thứ tự các nét chữ Hán sao cho thuận bút, thuận tay. Theo đó:
1) [viết nét] trên trước [viết nét] dưới sau.
Ví dụ: nhị 二 , tam 三 , bộ đầu 亠 , bộ hán 厂 , bộ nghiễm广, bộ phương 匚 , bộ hệ 匸
2) ngang trước sổ sau.
ví dụ: thập 十, công 工 , thổ 土 (chú ý: nét ngang đáy viết sau cùng).
3) phẩy trước mác sau.
Ví dụ: Hựu 又 , phụ父 
4) trái trước phải sau.
Ví dụ: bát 八, nhân 人 , nhập 入 ,  bộ mịch 冖 , bộ bao 勹 , bộ quynh 冂 , bộ khảm 凵 , bộ tư 厶 , kỉ 几  ,  cân 斤
Chú ý: cận 近 : viết 斤 trước, bộ 辶 sau
bộ 辶 nằm bên trái nhưng có nét nằm dưới cùng, nên viết sau theo QT trên trước dưới sau.
5) ngoài trước trong sau. Ví dụ: nguyệt 月, tịch 夕
6) vào trước đóng sau: Ví dụ: nhật 日
7) chấm góc trên bên phải viết sau cùng:
Ví dụ qua戈 ; khuyển 犬   
Một số ngoại lệ: đao 刀 , lực 力, bộ tiết 卩 : nét móc bên phải viết trước (trái QT 4: trái trước)
  thủy 水:    nét giữa viết trước (lệ thường: trái trước phải sau)
  hỏa 火 :    hai chấm hai bên viết trước.
  nữ 女 :     nét ngang viết sau cùng.
  tâm 心 :   Biến thể của bộ tâm 忄   (viết như chữ hỏa)




Quy tắc bút thuận được rút ra từ kinh nghiệm viết chữ của nhiều người để viết chữ Hán được thuận tay. Chúng không phải là những phép tắc bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Người Nhật viết chữ  bì皮 theo một thứ tự khác với người Tàu. Còn khá nhiều chữ như thế. Trong thực tế nếu bạn thấy viết khác đi mà vẫn thuận tay thì cứ viết, chả sao. Có điều nên cẩn thận, vì kinh nghiệm bao đời mới đẻ ra các quy tắc ấy, nên chúng vẫn có những giá trị nào đó, có thể mới học ta chưa nhận ra. Nên tốt nhất, mới học, hãy tập viết cho đúng nét, đừng viết tùy tiện thành thói quen khó sửa.

Các chữ mới trong bài: 三 斤 近 父 火 犬 女 心 。

45. 三 tam [sàn] = 3. 
Nhất, nhị, tam là ba chữ chỉ sự, viết thì đơn giản, chỉ gồm các nét ngang, ở đây không hướng dẫn thêm. 
46. 斤 cân [jīn] = cái rìu. Bộ 斤 cân. Chữ tượng hình, vẽ cái rìu   
47. 近 cận [jìn] = gần. Chữ hình thanh. Bộ sước 辵 + âm: cân 斤.
Bộ sước 辵 có nghĩa là chợt dừng chợt đi, khi tham gia tạo chữ thì viết 辶, đứng bên trái chữ và luôn viết sau cùng. 
48. 父 phụ [fù] = cha. Bộ 父 phụ. hình tay cầm cái rìu đá làm nuôi gia đình.
49. 火 hỏa [huǒ] = lửa. TH.   ngọn lửa. Biến thể: 灬 (bốn chấm hỏa).
Cứu hỏa = chữa cháy. Hỏa tiển = tên lửa. Hỏa tốc = khẩn cấp. Hỏa dược = thuốc súng
50. 犬 khuyển [quăn] = con chó. Hình con chó     BT (biến thể): 犭
Giáp cốt văn giống con chó, chữ khải犬 giống người (bị chó đuổi) chạy toát mồ hôi hơn. 
51. 女 nữ (nǚ) = nữ. Bộ 女 nữ.    Hình cô gái quì (bộ ngực to đặc trưng phái nữ)
52. 心 tâm [xīn] = trái tim; tấm lòng. Hình quả tim    
人心 lòng người. Vô tâm: vô tư lự. Tâm tính: tính tình. Viên tâm: tâm đường tròn. Hoa tâm: nhụy hoa. Giang tâm: lòng sông. 
Đố chữ (Hán gì): Đêm thu gió lọt song đào. Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời. (Kiều)



Chú ý: các hình vẽ trong bài này (và tất cả các bài sau này) đều là giáp cốt văn của chữ tương ứng. Nếu không phải giáp cốt văn sẽ ghi rõ.
  

18/1/20

Gọi người yêu dấu


Nghe lại một bài hát cũ của Vũ Đức Nghiêm. Trong playlist này ngoài một số ca sĩ nổi tiếng, còn có tiếng hát của Vũ Thơ Trinh, là con gái của tác giả (clip cuối). Về câu chuyện tình đằng sau bài hát, xin coi lại entry cũ, ở đây




Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi...




15/1/20

8 điệp khúc


Ngồi nghe lại 8 điệp khúc của Anh Việt Thu

Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Bàn tay năm ngón mưa sa.
Dìu anh trong tiếng thở.
Đưa tiễn anh đi vào đời.
Mẹ Việt Nam ơi, hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về ..

Đã có nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên, rằng vì sao bài hát ra đời năm 1965 Anh Việt Thu lại viết Mẹ Việt Nam ơi, hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về ? Sao lại có con số tròn trịa hai mươi năm, và lại đúng đến thế? Trịnh Công Sơn cũng thế. Trong bài hát Gia Tài Của Mẹ ra đời năm 1965, ông cũng viết Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày ..

Nhưng trong khi TCS mơ màng về một vòng tay lớn sau cuộc chiến thì Anh Việt Thu trong một đoạn sau lại than thở Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

Giờ này ngồi nghe lại, có cảm giác như bài hát không phải ra đời vào tháng 12/1965 mà là 12/1975, hay thậm chí 12/1985 ..

Trùng dương sóng nước bao la.
Trùng dương vang tiếng gọi.
Ôi sóng thiêng em về Trời.

8 điệp khúc được in năm 1965, với lời ghi trên đầu tờ nhạc Bài hát dành cho chàng ru khi nàng buồn ngủ. Là một bản tình ca dành cho đôi lứa, nhưng mỗi khi nghe chỉ thấy man mác một nỗi buồn về một quê hương tan tác chia lìa. Những năm đầu 197x trong thời chiến tranh, hay những năm 198x bao người vượt trùng dương ra đi, đã đành. Mà sao cả bây giờ, sau gần nửa thế kỷ hòa bình thống nhất, ngồi nghe lại vẫn cứ cái cảm giác ấy.

Nhất là những ngày nay, sau trận càn Đồng Tâm ..

Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.





Trùng dương vang tiếng gọi
Ôi sóng thiêng em về Trời ..


Trên biển. Tranh Trần Trung Tín


Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang (1939 - 1975).
Sau khi tốt nghiệp hạng ưu tại trường Quốc gia Âm Nhạc Sài gòn khóa 1 (1963) ông về dạy nhạc tại một trường PTTH ở Tây Ninh. Từ năm 1965 - 1966 ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa, đi hát từ Cần Thơ ra Huế. Sau đó ông được mời về Đài Vô tuyến VN phụ trách một số chương trình phát thanh. Đến 1971 ông có một chương trình riêng Giờ nhạc Anh Việt Thu trên đài Vô tuyến Truyền hình VN. Sau đó ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh QLVNCH (chung với Trần Thiện Thanh, .. ).
Ông bệnh mất vào tháng 3/1975 ở Sài gòn.

Anh Việt Thu sáng tác nhạc từ rất sớm. Năm 1956 khi mới 17 tuổi, ông đã cho xuất bản Giòng An Giang. Cho đến khi mất, ông viết được hơn 100 ca khúc, trong đó có khá nhiều ca khúc nổi tiếng như Chân Dung, Đa Tạ, Nhớ Nhau Hoài, Trên Đầu Súng, ..

*
Lyrics
1. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Bàn tay năm ngón mưa sa.
Dìu anh trong tiếng thở.
Đưa tiễn anh đi vào đời.
Mẹ Việt Nam ơi, Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

2. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Bàn tay đón gió muôn phương.
Bàn tay đan gối mộng
Đưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi, Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

3. Tiếng hát hát trên môi.
Giấc ngủ ngủ trong nôi.
Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu.
Ôi tiếng chim muông gọi đàn.
Mẹ Việt Nam ơi, con xin dâng xin hiến trọn cả đời.

4. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Nằm nghe tiếng hát đu đưa.
Dìu anh trong giấc ngủ.
Ôi tiếng ru ru ngọt ngào.
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

5. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Từng đêm ấp ủ trong tim.
Từng đêm khe khẽ gọi.
Anh nhớ thương em từng giờ.
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

6. Tiếng hát hát trên môi.
Giấc ngủ ngủ trong nôi.
Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu.
Ôi tiếng chim muông gọi đàn.
Mẹ Việt Nam ơi, con xin dâng xin hiến trọn cả đời.

7. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Trùng dương sóng nước bao la.
Trùng dương vang tiếng gọi.
Ôi sóng thiêng em về Trời.
Mẹ Việt Nam ơi, con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

8. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
Rừng thiêng lá đổ âm u.
Rừng thiêng vang tiếng gọi.
Ôi núi thiêng em về nguồn.
Mẹ Việt Nam ơi, con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

13/1/20

Nhạc sĩ Việt

có trong blog tính đến 5/10/19

Anh Bằng
AVT ban nhạc
Anh Việt Thu 8 điệp khúc
Canh Thân Cô hàng cafe
Chung Quân
Cung Tiến
Cung Trầm Tưởng Bài của Thy Nga (RFA)
Diệu Hương Mình ơi
Doãn Nho Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Dương Thiệu Tước
Đặng Thế Phong
Đinh Thìn sáo
Đức Huy

Bài 3. Bài đọc thêm. Thuyết văn giải tự

Thuyết Văn Giải Tự, thường được gọi tắt là Thuyết Văn (Shuowen) là cuốn từ điển chữ Hán ra đời vào đầu thế kỉ thứ 2 do Hứa Thận (khoảng 58 - 148) một học giả thời Đông Hán biên soạn.
Sách gồm hơn một trăm ngàn chữ, chia thành 15 chương, trong đó 14 chương đầu dành cho từ điển với hơn 9 ngàn mục từ. Chương cuối gồm Lời cuối sách và Bảng liệt kê các bộ thủ chữ Hán.

Thuyết Văn không phải là một cuốn từ điển như thường thấy. Nó không cho nghĩa thông dụng của từ, nghĩa nó cho, trong một số trường hợp, thậm chí đã không còn được dùng.
Ví dụ chữ bát 八 được cho nghĩa là 別也 biệt dã ( = chia, tách ra). Nghĩa này dựa trên hình chữ, là tượng hình hai người quay lưng lại với nhau. Có thể nói đây là nghĩa gốc của chữ bát 八, nhưng từ xa xưa bát 八 đã được mượn dùng (giả tá) để chỉ số 8; nghĩa "chia, tách" chỉ tồn tại, là nghĩa góp vào, khi nó làm thành phần cấu tạo của một chữ khác.
Thuyết Văn là một cuốn từ điển từ nguyên, căn cứ trên triện thư của một chữ mà chỉ ra cấu tạo của nó, từ đó chỉ ra ý nghĩa mà nó biểu thị. Tên sách Thuyết Văn Giải Tự hàm ý phân biệt hai loại chữ: văntự. Văn chỉ những chữ có tự dạng là một đồ hình không thể chia nhỏ được nữa. Tự là chữ có tự dạng là kết hợp của hai hay nhiều thành phần, có thể tách ra được.
Với văn thì thuyết giảng (thuyết văn), chỉ ra cấu tạo của nó. Ví dụ chữ thượng 上 được thuyết giảng là 指事也 chỉ sự dã (= chữ chỉ sự). Với chữ nhân 人 thì được thuyết giảng là 象臂脛之形 tượng tí hĩnh chi hình = phỏng theo hình cánh tay cẳng chân (chữ tượng hình). Chỉ sự và tượng hình là hai trong 6 cách cấu tạo chữ Hán (lục thư)
Với tự thì chiết tự, tách nó ra (giải tự), rồi chỉ ra thành phần cấu tạo của nó, đâu là hình bàng, thanh bàng (với chữ hình thanh), hoặc chỉ ra đâu là các thành phần góp nghĩa (với chữ hội ý). Hình thanh và hội ý cũng là hai cách cấu tạo chữ Hán trong lục thư.
Lục thư có từ hàng trăm năm trước đó, nhưng chỉ đến Thuyết Văn mới được định nghĩa tường minh (chương 15, Lời cuối sách), và được ứng dụng để thuyết, giải các chữ Hán thu thập được. Cho đến ngày nay, phần lớn những kiến giải về lục thư trong Thuyết Văn vẫn còn nguyên giá trị. Một số ít chữ khác thì kiến giải của Thuyết Văn tỏ ra không đủ thuyết phục sau khi các nhà khảo cổ khám phá ra giáp cốt văn, kim văn - những dạng chữ có trước triện thư (là dạng chữ mà Hứa Thận lấy làm cơ sở để thuyết, giải).

Một đóng góp to lớn hơn nữa của Thuyết Văn là cách phân loại chữ Hán theo bộ. Trước đó, từ điển chữ Hán được phân loại khá lỏng lẻo theo ngữ nghĩa, ví dụ trong cuốn Nhĩ Nhã, người ta chia ra nhóm các từ về thiên văn, các từ về địa lí, về y phục, về cây cỏ, v.v. ; dùng học tập thì cũng được, nhưng nếu dùng tra cứu thì khá khó khăn. Ở Thuyết Văn, hơn 9 ngàn chữ Hán được chia thành 540 nhóm, gọi là bộ. Chữ đứng đầu mỗi bộ gọi là bộ thủ, các chữ trong cùng một bộ thì trong tự dạng đều có chứa bộ thủ này. Tên bộ được gọi theo tên bộ thủ: bộ nhất, bộ đại, bộ thủy, .. 
Với sáng kiến phân nhóm theo hình thức, dựa vào bộ thủ này, việc sắp xếp từ điển thuận tiện hơn, người dùng tra cứu cũng dễ dàng hơn hẳn. Đáng tiếc là vì muốn có số bộ thủ tròn con số 540 (được gán cho ý nghĩa huyền bí, là tích của số âm lục 6, số dương cửu 9 và thập thiên can 10) nên việc phân bộ nhiều khi không hợp lý, có hàng chục bộ chỉ có mỗi bộ thủ! Dù vậy, cách chia nhóm theo bộ thủ tiện lợi này vẫn được các nhà làm từ điển về sau tiếp thu, cải tiến; số chữ Hán trong các từ điển ngày càng tăng nhưng được sắp xếp hợp lý hơn, số bộ thủ ngày càng giảm, và ổn định ở con số 214 bộ từ thời Minh đến nay.

Tuy có một số điểm chưa được như thế, Thuyết Văn đã có những đóng góp lớn về học thuật, đến nay bộ sách gần hai nghìn năm tuổi này vẫn là tài liệu tham khảo quý giá cho người muốn nghiên cứu, học tập chữ Hán cổ.




12/1/20

Lệ đá

Chủ Nhật, ngồi nghe lại bài hát cũ post từ 29/5/17, sửa lại cái link đã bị hỏng. Repost mọi người cùng nghe lại cho vui

Lệ Đá, nhạc Trần Trịnh (1937 - 2012), lời Hà Huyền Chi được Nhật Trường thu đầu tiên vào năm 1968 (với Mai Hương và Như Thủy hát bè. Phiên bản này sẽ được nghe lại trong playlist sau)

Năm 1971 Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly được dùng làm nhạc nền cho phim cùng tên Lệ Đá của Võ Doãn Châu.



Đây là bộ phim thuộc loại kinh dị, dựa trên truyện ngắn Đại úy Trường Kỳ, một truyện thuộc loại khoa học viễn tưởng của Nguyễn Mạnh Côn



Nghe lại Lệ Đá với một số ca sĩ




Đá Ba chồng
Định Quán 27/5/17


-----------------

Ca khúc Lệ Đá – giao duyên đẹp giữa nhạc Trần Trịnh và lời Hà Huyền Chi

Có một ít trường hợp người nhạc sĩ viết một bài nhạc và người thi sĩ đặt lời để hoàn thành một ca khúc như bản Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (nhạc sĩ Phạm Đình Chương, thi sĩ Hoàng Anh Tuấn đặt lời), bản Chiều Tím (nhạc sĩ Đan Thọ, thi sĩ Đinh Hùng đặt lời) và bản Lệ Đá (nhạc sĩ Trần Trịnh, thi sĩ Hà Huyền Chi đặt lời).

Ca khúc Lệ Đá là một trong những nhạc phẩm nổi tiếng đầu thập niên 70, được nhiều ca sĩ trình diễn, thu băng và số lượng bản nhạc in bán rất nhiều.

Nhạc sĩ Trần Trịnh viết một bản nhạc chưa có lời ca, bạn bè giới thiệu gặp thi sĩ Hà Huyền Chi để nhờ đặt lời. Nhạc sĩ đàn dương cầm bản nhạc không lời cho thi sĩ nghe ; thi sĩ thích giai điệu và đồng ý nhưng bảo rằng không biết đọc nốt nhạc hoặc chơi đàn thì làm sao đặt lời vì thời đó chưa có phương tiện thu âm dễ dàng như bây giờ.

Hai người tìm ra cách là nhạc sĩ ký hiệu dưới các nốt nhạc; dấu 0 cho những từ không có dấu (bình thanh), dấu huyền cho những từ mang dấu huyền, hỏi, nặng, dấu sắc cho những từ mang dấu sắc và huyền.

Hà Huyền Chi dựa vào các ký hiệu để đặt lời ca. Trong niềm hứng khởi đặc biệt, ông đã viết nên lời ca thật tuyệt vời và đặt tên cho bài hát là Lệ Đá.

Lời ca như sau:

Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời. Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời. Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắt. Ái ân bây giờ là nước mắt, cuối hồn là thoáng nhớ mong manh.

Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn. Soải cánh cô đơn bay trong chiều vàng. Và ước mơ sao trời đừng bão tố. Để yêu thương càng nhiều gắn bó, tháng ngày là men say nguồn thơ.

Điệp khúc : Tình yêu đã vỗ cánh rồi, là hoa rót mật cho đời, chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng, em nhớ gì không em ơi.

Màu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào. Chìm khuất trong mưa mưa bay dạt dào. Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc, nhớ môi em và màu mắt biếc, suối hẹn hò trăng xanh đầu non.

Vào những năm 1967, 1968, ca khúc Lệ Đá ra đời được nhiều ca sĩ trình diễn và giới yêu nhạc nồng nhiệt đón nhận.

Những câu nhạc của Trần Trịnh ngọt ngào giai điệu và gọn gàng, hợp âm chuyển đổi phong phú, dễ nghe và cũng dễ hát. Đặc biệt là lời ca óng mượt, từ ngữ tài tình đầy chất thơ của thi sĩ Hà Huyền Chi đã chắp cánh cho những nốt nhạc bay cao.

Thường thì nhạc sĩ đặt những nốt nhạc để làm câu thơ thăng hoa, rung động hồn thính giả. Trường hợp bản Lệ Đá thì ngược lại, lời ca của thi sĩ hoàn thành nữa phần sau để làm thành một ca khúc để đời.

Năm 1971 đạo diễn Võ Doãn Châu quay một cuốn phim mang tên Lệ Đá, lấy cốt truyện ngắn Đại Úy Trường Kỳ của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn và ông mua bản quyền nhạc phẩm Lệ Đá của Trần Trịnh và Hà Huyền Chi đưa vào trong phim với giọng ca Khánh Ly.

Cuốn phim Lệ Đá đoạt giải thưởng nghệ thuật năm 1971. Đạo diễn Võ Doãn Châu kể rằng ông thích giai điệu bài hát vì các câu nhạc tự nhiên, nghe câu trước khó mà đoán được câu sau ra sao; khác với một số ca khúc khi nghe câu đầu có thể đoán được câu kế tiếp sẽ như thế nào.

Và ý nghĩa của lời ca phù hợp với nội dung cuốn phim Lệ Đá có tài tử Đoàn Châu Mậu, La Thoại Tân, Thanh Lan diễn xuất.

Như cọp thêm cánh, rồng thêm vây, ca khúc Lệ Đá càng nổi tiếng thêm khi được chọn làm nhạc phim cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải.

Trong một lần trò chuyện văn nghệ, nhạc sĩ Trần Trịnh kể rằng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã xuất bản các bản nhạc Lệ Đá in rời; thời đó giá khoảng 7 đồng một bản và con số phát hành lên tới hàng trăm ngàn bản.

Qua đó, Nhật Trường – Trần Thiện Thanh kiếm được lời nhiều, đã đặt mua 2 chiếc xe hiệu Peugeot làm quà cho Trần Trịnh và Hà Huyền Chi. Xe từ nước Pháp chở bằng đường biển chưa tới nơi thì Sài Gòn thất thủ tháng 4 năm 1975.

Sau này ở hải ngoại, ca khúc Lệ Đá vẫn được ưa chuộng. Câu điệp khúc “Tình yêu đã vỗ cánh rồi” trở nên quen thuộc trên môi người hát mỗi lần chia xa một cuộc tình.

Câu “Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn, soải cánh cô đơn bay trong chiều vàng”; loáng thoáng có ý thơ của thi sĩ Lý Bạch: “Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Lạc hà dữ cô lộ tề phi” (Màu nước xanh của mùa thu cùng màu với bầu trời xanh. Con chim cô đơn bay trên trời cùng với đám mây trôi.)

Câu “Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc, nhớ môi em và màu mắt biếc “, có ai mà không có kỷ niệm một thời yêu nhau, trao nhau những lá thư tình đắm đuối; nghe lời hát gợi nhớ bâng khuâng.

Hà Huyền Chi có đặt thêm lời ca 2 cho bản nhạc Lệ Đá, mặc dù lời ca vẫn thi vị nhưng người ta vẫn thích hát lời ca 1 vì ít ai có thể nhớ nhiều lời ca dài; và một điều gần như trở thành qui luật là cái đầu tiên vẫn là gây ấn tượng nhất so với những cái kế tiếp.

Nhạc sĩ Trần Trịnh qua đời vào ngày 14/10/2012, thi sĩ Hà Huyền Chi năm nay 80 tuổi ẩn dật tại một phố nhỏ của tiểu bang Oregon. Ca khúc Lệ Đá là một mẫu điển hình thành công của sự giao duyên giữa nhạc sĩ đặt giai điệu và thi sĩ đặt lời.

Trần Chí Phúc / SBTN



Mục lục: Nhạc Việt

Tính đến 12/11/2020

Anh không chết đâu anh Trần Thiện Thanh
AVT ban nhạc
Bà mẹ Gio Linh Phạm Duy (Đoàn Thế Ngữ bình)
Bài ca Tết cho em Bảo Yến
Bài hát ru cho anh Dương Thụ
Bài học đầu cho con Anh Bằng phổ nhạc, thơ Đỗ Trung Quân.
Bên ni bên nớ . Cung Trầm Tưởng
Bến Xuân   Văn Cao
Biển hát chiều nay Hồng Đăng
Biển nhớ Trinh Cong Son
Bình yên Quốc Bảo
Bình yên Quoc Bảo
Bông Hồng Cài  Áó trắng Nguyễn văn Đông
Bông Hồng Cài  Áo Phạm Thế Mỹ
Bóng trăng xưa - Hoàng Trọng
Bụi đỏ đường mơ Phạm Duy, album nhạc hòa tấu của Duy Cường
Chỉ còn bóng đổ dài Trần Quang Lộc
Chỉ vì anh yêu em Trần Quang Lộc
Chiếc khăn rơi . Doãn Nho
Chiều muộn  Thanh Trang
Chiều ni ngoài nớ Hoàng Xuân Giang
Chiều quê Hoàng Quý
Chờ nhau Trần Quang Lộc
Chờ Nhau Trần Quang Lộc
Chưa bao giờ buồn thế . Cung Trầm Tưởng
Cô gái đến từ hôm qua  Trần Lê Quỳnh
Cô hàng cà phê . Thanh Trang
Cô hàng cafe - Canh Thân
Cô láng giềng - Hoàng Quý
Còn chút gì để nhớ . Tiếng hát Sĩ Phú
Con gái sông Lam Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc thơ Lê Tuấn Lộc
Con quỳ lạy chúa trên trời Phạm Duy, thơ Nhất Tuấn
Con voi Nguyễn Đình Thi
Dạ khúc Quốc Bảo
Dòng An Giang Anh Việt Thu
Đau xót lý chim quyên Vũ Đức Sao Biển
Đêm buồn  Diệu Hương
Đêm buồn  Hoàng Thi Thơ
Đêm buồn  Văn Phụng
Đêm tàn bến ngự Dương Thiệu Tước,
Diệt Phát xít  Nguyễn Đình Thi
Điều giản dị Phú Quang
Dỗ Buồn Đi Chơi Trần Quang Lộc
Đời không còn có nhau . Diệu Hương
Đôi mắt đò ngang Nguyễn Trọng Tạo
Du ca . Nguyễn Đức Quang
Dù ngàn năm qua đi nhạc Đăng Khánh
Đường chúng ta đi nhạc Huy Du, lời Xuân Sách.
Duyên Phận Thái Thịnh
Duyên Thề . Thanh Trang
Gánh lúa   Phạm Duy
Gạo Trắng Trăng Thanh Hoàng Thi Thơ
Gặp mẹ trong mơ  nhạc Mông Cổ, Thùy Chi ca lời Việt
Gợi giấc mơ xưa . Lê Hoàng Long
Gọi người yêu dấu Vũ Đức Nghiêm
Hiên Cúc Vàng album nhạc Nguyễn Đình Toàn 
Hoa mai - Canh Thân
Hoa sữa Hồng Đăng
Hoa tím ngoài sân Thanh Tùng
Hoài Cảm Cung Tiến
Hoang vu Đức Huy,
Hội trùng dương Phạm Đình Chương
Hòn Vọng Phu - Lê  Thương
Huế nhớ O Anh Bằng,
Huế Sài gòn Hà Nội Hoàng Vân, thơ Lê Nguyên
Hương xưa Cung Tiến
Khoác kín . Cung Trầm Tưởng
Khúc ca mùa hè - Canh Thân
Khúc mưa sầu Trần Duy Đức
Kiếp cầm ca - Huỳnh Anh
Kiếp sau Cung Trầm Tưởng 
Lạng lẽ - Lâm Tuyền
Làng tôi . Văn Cao
Lệ buồn nhớ mi nhạc Đăng Khánh, thơ Du Tử Lê
Lệ Đá Xanh Cung Tiến, thơ Thanh Tâm Tuyền
Lệ đá Trần Trịnh, lời Hà Huyền Chi
Lối cũ ta về Thanh Tùng .
Lời của dòng sông Trinh Cong Son
Lời quê Ngọc Thịnh
Mẹ tôi Trần Tiến
Mimosa thôi nở nhạc Đan Thọ, thơ Nhất Tuấn
Mơ hoa - Hoàng Giác
Một ngày qua đi Thanh Trang
Một ngày tôi Trần Thanh Sơn
Một ngày xa em . Never my love
Mưa Chiều Song Ngọc
Mưa rừng - Huỳnh Anh
Mùa Thu Chết Phạm Duy. Khánh Ly ca. Nguyễn Đình Toàn giới thiệu
Mùa thu trong mưa. Trường Sa
Mười bài không tên album nhạc Vũ Thành An
Mười năm yêu em  Trầm Tử Thiêng
Nắng Chiều - Lê Trọng Nguyễn (có phiên bản tiếng Hoa, tiếng Nhật)
Ngày buồn  Lam Phương
Ngày đi - Hoàng Giác
Ngày trở về Phạm Duy
Ngày về - Hoàng Giác
Nghe em hát Chiều Matxcova Đặng Nguyên An
Ngọc Lan Dương Thiệu Tước,
Ngủ ngoan nhé ngày xưa Trần Quang Lộc
Ngứa cổ hát chơi Trần Thanh Sơn
Người già và em bé nhạc Trịnh Công Sơn, tác giả trình bày. Nguyễn Đình Toàn giới thiệu
Người Hà Nội Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Văn Tý một số bài hát nổi tiếng của Nguyễn Văn Tý 
Nguyệt Cầm Cung Tiến phổ nhạc thơ Xuân Diệu. Nguyễn Đình Toàn giới thiệu, Thai Thanh Ca
Nhạc sến 1 bàn về nhạc sến (Thy Nga RFA).
Nhật kí của mẹ Nguyễn Văn Chung. Hiền Thục ca
Nhớ mẹ lý mồ côi  Trương Quang Tuấn. Phương Mỹ Chi ca
Nhớ nhung Thẩm Oánh
Nhớ về Quảng Trị Nguyễn Tất Tùng, thơ Tạ Nghi lễ.
Niệm khúc cuối . Ngô Thụy Miên,
Nỗi lòng . Nguyễn Văn Khánh
Nối vòng tay lớn Trịnh Công Sơn
Nụ hôn đầu nhạc Phạm Duy, thơ Trần Dạ Từ
Núi Hồng Sông Lam nhạc Quốc Việt, thơ Xuân Hoài
Nước mắt mùa Thu Phạm Duy, Lệ Thu ca
Phố cổ    nhạc Nguyễn Duy Hùng. Thùy Chi ca.
Quê hương chùm khế ngọt  Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân.
Quê hương chùm khế ngọt Võ Tá Hân , thơ Đỗ Trung Quân
Quê hương Hoàng Giác
Quê hương thơ Đỗ trung Quân, do ba nhạc sĩ phổ nhạc: Giáp Văn Thạch, Võ Tá Hân và Anh Bằng.
Quê nghèo   Phạm Duy
Ru người trăm năm Nguyễn Văn Tý, thơ Trần Mạnh Hảo. 
Ru từng nỗi nhớ Song Ngọc
Tạ tình  Hoàng Thi Thơ
Tàu anh qua núi Phan Lạc Hoa
Tàu đêm năm cũ Trúc Phương
Thu ca - Phạm Mạnh Cương
Thu hát cho người . Vũ Đức Sao Biển
Thu quyến rũ - 10 tình khúc của Đoàn Chuẩn Từ Linh.
Thu tiễn người . Trần Chí Phúc
Thu vàng Cung Tiến
Thu về trong mắt em - Phạm Mạnh Cương
Thuyền mơ . Dương Thiệu Tước
Tiễn đưa Song Ngọc, thơ Nguyên Sa
Tình Ca nhạc Phạm Duy. Thái Thanh ca. Đoàn Thế Ngữ bình
Tình Ca Phạm Duy
Tình Đời Minh Kỳ và Vũ Chương
Tình hoài hương Phạm Duy
Tình khúc thứ nhất nhạc Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn. Nguyên Khang ca.
Tình yêu về hát album của Hà Chương, nhạc sĩ khiếm thị
Trở về dĩ vãng - Lâm Tuyền
Trời xanh thẳm Dương Thiệu Tước,
Trong nỗi nhớ muộn màng Ngô Thụy Miên
Trong nỗi nhớ muộn màng nhạc: Ngô Thụy Miên. ca: Khánh Hà; Trần Thái Hòa và Ngọc Hạ
Trong tay thánh nữ có đời tôi  nhạc Trần Duy Đức, thơ Du Tử Lê
Trương Chi Mỵ nương Lê Hựu Hà - Tùng Châu
Trương Chi Văn Cao
Từ thuở yêu em Anh Bằng     
Tưởng niệm Trầm Tử Thiêng
Văn Phụng Paris by night 27
Về đây nghe em Trần Quang Lộc
Về miền trung   Phạm Duy
Vọng ngày xanh . Khánh Băng
Vườn xưa thơ Tế Hanh, nhiều người phổ nhạc.
Vỹ dạ đò trăng - Canh Thân
Xa khơi  Nguyễn Tài Tuệ
Xin còn gọi tên nhau  Trường Sa
Xóm đêm Phạm Đình Chương
Yêu là ảo mộng - Canh Thân