元宵
今夜元宵月正圓,
春江春水接春天。
煙波深處談軍事,
夜半歸來月滿船。
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa
Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
Tháng 2 năm 1948.
bản dịch thơ của Xuân Thủy
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Khen, rất nhiều, nhưng liếc qua vẫn không thấy gì mới hơn những lời khen mấy chục năm trước. Những lời tán kiểu "Bác dùng từ “lồng lộng” và “lẫn” chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông" vẫn thấy xuất hiện đó đây, tài!.
Ít hơn, nhưng vẫn có những stt, comment chê, kết tội ổng đạo văn.
Quả thật trong thời internet này, dễ dàng chỉ ra mỗi câu thơ trong bài Nguyên tiêu được lấy ý, lấy chữ từ câu thơ cổ nào [1]; nhưng vì thế mà kết tội ổng đạo văn, theo tôi là ko đúng. Bởi ko thể lấy tiêu chuẩn đạo văn ngày nay, theo văn hóa Tây phương để đánh giá một thói quen trong văn hóa phương đông ngày trước. Xưa, ở phương đông (ít nhất là ở VN và Tàu) ko có khái niệm đạo văn, sở hữu trí tuệ như ngày nay ta hiểu. Câu thơ, bài văn viết ra, ai thích thì ngâm nga, cần thì cứ tự tiện thay đổi câu chữ để phù hợp ý tình của mình. Họ chẳng những ko coi đó là đạo văn, mà ngược lại coi việc thuộc nhiều thơ cổ và vận dụng thích đáng trong lời nói bài viết của mình là một tài năng. Những câu thơ đối đáp giữa Lí Giác và Pháp Thuận được chép trong ĐVSKTT được coi là một trong những sáng tác bác học sớm nhất của người Việt (Nga nga lưỡng nga nga) ngày nay ai cũng biết, thực ra là xào lại bài thơ của Lạc Tân Vương, nhà thơ thời Sơ Đường. Những câu thơ hùng tráng của Trần Nhân tông (bạch đầu quân sĩ tại, vãng vãng thuêyt Nguyên Phong) là mượn ý câu thơ của Nguyên Chẩn, cũng là một hà thơ đời Đường. Rất nhiều câu Kiều của Nguyễn Du cũng có xuất xứ từ những câu thơ cổ .. Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, .. đều thế cả. Người có học mươn thơ văn cổ của Tàu, lẫy Kiều, tập Kiều .. Người bình dân trong câu chuyện hằng nagỳ của mình cũng thích mượn ca dao tục ngữ, và cả những thành ngữ chữ Hán được nghe lóm, dù ko biết một chữ nhất một. HCM cũng trong truyền thống ấy, rất nhiều lần mượn ý tứ câu chữ của người xưa [2].
Dĩ nhiên truyền thống ấy đã ko còn thích hợp trong xã hội ngày nay. Do truyền thống này, ngày nay vẫn còn rất nhiều người hồn nhiên mượn ý tứ câu chữ của người khác, thậm chí nguyên bài đem về làm của mình, ko hề nhắc một lời đến xuất xứ. Dưới ảnh hưởng của văn hóa tây phương, ta gọi đó là thiếu liêm khiết trí thức, là đạo văn, .. Dù vậy, ko thể hồi tố với người xưa, khi họ sống trong một truyền thống văn hóa khác.
Vậy, ko thể nói ông Hồ đạo văn. Nhưng dĩ nhiên cũng ko thể coi bài Nguyên tiêu là tuyệt tác. Bởi như đã thấy, bốn câu của bài thơ đều lấy ý tứ câu chữ của thơ cổ, ko phải là một sáng tác đúng nghĩa. Có thể thán phục HCM có trí nhớ tốt, thuộc nhiều thơ cổ, đầu óc mẫn tiệp, nhanh chóng từ trong kho thơ cổ mênh mông tìm ngay được những câu chữ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Vâng, nhưng ko thể coi đó là một sáng tác nghiêm chỉnh, để tôn nó là tuyệt tác, và nhất là, xếp số một trong nền thơ VN xưa nay [3].
--------
[1] cụ thể:
- Câu 1: “Kim dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên”. So sánh với câu thơ trong bài Tây đình 西亭 của Lí Thương Ẩn, nhà thơ nổi tiếng thời Vãn Đường: “Thử dạ Tây đình, nguyệt chính viên” 此夜西亭月正圓 (Đêm ấy, ở đình tây, trăng đúng độ tròn).
- Câu 2: "Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên": So sánh với câu thơ trong bài bài "Giang lâu thư hoài" của Triệu Hỗ cũng là một nhà thơ thời Vãn Đường: "Nguyệt quang như thủy thủy như thiên" 月光如水水如天 (ánh trăng như nước, nước như trời).
- Câu 3: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”: So sánh với câu thơ của Cao Bá Quát trong bài hát nói Uống rượu tieu sầu: “Yên ba thâm xứ hữu ngư châu” 煙波深處有漁舟 (Trong vùng khói sóng sâu thẳm có chiếc thuyền câu).
- Câu 4: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”: So sánh với câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, nhà thơ thời Trung Đường: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” 夜半鐘聲到客船 (Tiếng chuông chùa lúc nửa đêm vọng đến thuyền khách). Hoặc câu thơ của Hàn Ốc, nhà thơ thời Vãn Đường trong bài Túy trước: “Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền” 過午醒來雪滿船 (Quá trưa tỉnh rượu dậy, tuyết rơi đầy thuyền).
Hình: Rằm tháng giêng Tân Sửu, sân nhà.
Ít hơn, nhưng vẫn có những stt, comment chê, kết tội ổng đạo văn.
Quả thật trong thời internet này, dễ dàng chỉ ra mỗi câu thơ trong bài Nguyên tiêu được lấy ý, lấy chữ từ câu thơ cổ nào [1]; nhưng vì thế mà kết tội ổng đạo văn, theo tôi là ko đúng. Bởi ko thể lấy tiêu chuẩn đạo văn ngày nay, theo văn hóa Tây phương để đánh giá một thói quen trong văn hóa phương đông ngày trước. Xưa, ở phương đông (ít nhất là ở VN và Tàu) ko có khái niệm đạo văn, sở hữu trí tuệ như ngày nay ta hiểu. Câu thơ, bài văn viết ra, ai thích thì ngâm nga, cần thì cứ tự tiện thay đổi câu chữ để phù hợp ý tình của mình. Họ chẳng những ko coi đó là đạo văn, mà ngược lại coi việc thuộc nhiều thơ cổ và vận dụng thích đáng trong lời nói bài viết của mình là một tài năng. Những câu thơ đối đáp giữa Lí Giác và Pháp Thuận được chép trong ĐVSKTT được coi là một trong những sáng tác bác học sớm nhất của người Việt (Nga nga lưỡng nga nga) ngày nay ai cũng biết, thực ra là xào lại bài thơ của Lạc Tân Vương, nhà thơ thời Sơ Đường. Những câu thơ hùng tráng của Trần Nhân tông (bạch đầu quân sĩ tại, vãng vãng thuêyt Nguyên Phong) là mượn ý câu thơ của Nguyên Chẩn, cũng là một hà thơ đời Đường. Rất nhiều câu Kiều của Nguyễn Du cũng có xuất xứ từ những câu thơ cổ .. Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, .. đều thế cả. Người có học mươn thơ văn cổ của Tàu, lẫy Kiều, tập Kiều .. Người bình dân trong câu chuyện hằng nagỳ của mình cũng thích mượn ca dao tục ngữ, và cả những thành ngữ chữ Hán được nghe lóm, dù ko biết một chữ nhất một. HCM cũng trong truyền thống ấy, rất nhiều lần mượn ý tứ câu chữ của người xưa [2].
Dĩ nhiên truyền thống ấy đã ko còn thích hợp trong xã hội ngày nay. Do truyền thống này, ngày nay vẫn còn rất nhiều người hồn nhiên mượn ý tứ câu chữ của người khác, thậm chí nguyên bài đem về làm của mình, ko hề nhắc một lời đến xuất xứ. Dưới ảnh hưởng của văn hóa tây phương, ta gọi đó là thiếu liêm khiết trí thức, là đạo văn, .. Dù vậy, ko thể hồi tố với người xưa, khi họ sống trong một truyền thống văn hóa khác.
Vậy, ko thể nói ông Hồ đạo văn. Nhưng dĩ nhiên cũng ko thể coi bài Nguyên tiêu là tuyệt tác. Bởi như đã thấy, bốn câu của bài thơ đều lấy ý tứ câu chữ của thơ cổ, ko phải là một sáng tác đúng nghĩa. Có thể thán phục HCM có trí nhớ tốt, thuộc nhiều thơ cổ, đầu óc mẫn tiệp, nhanh chóng từ trong kho thơ cổ mênh mông tìm ngay được những câu chữ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Vâng, nhưng ko thể coi đó là một sáng tác nghiêm chỉnh, để tôn nó là tuyệt tác, và nhất là, xếp số một trong nền thơ VN xưa nay [3].
--------
[1] cụ thể:
- Câu 1: “Kim dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên”. So sánh với câu thơ trong bài Tây đình 西亭 của Lí Thương Ẩn, nhà thơ nổi tiếng thời Vãn Đường: “Thử dạ Tây đình, nguyệt chính viên” 此夜西亭月正圓 (Đêm ấy, ở đình tây, trăng đúng độ tròn).
- Câu 2: "Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên": So sánh với câu thơ trong bài bài "Giang lâu thư hoài" của Triệu Hỗ cũng là một nhà thơ thời Vãn Đường: "Nguyệt quang như thủy thủy như thiên" 月光如水水如天 (ánh trăng như nước, nước như trời).
- Câu 3: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”: So sánh với câu thơ của Cao Bá Quát trong bài hát nói Uống rượu tieu sầu: “Yên ba thâm xứ hữu ngư châu” 煙波深處有漁舟 (Trong vùng khói sóng sâu thẳm có chiếc thuyền câu).
- Câu 4: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”: So sánh với câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, nhà thơ thời Trung Đường: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” 夜半鐘聲到客船 (Tiếng chuông chùa lúc nửa đêm vọng đến thuyền khách). Hoặc câu thơ của Hàn Ốc, nhà thơ thời Vãn Đường trong bài Túy trước: “Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền” 過午醒來雪滿船 (Quá trưa tỉnh rượu dậy, tuyết rơi đầy thuyền).
[2] ví dụ:
"Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên" là bản dịch tuyệt vời của bài thơ trong Au1 học ngũ ngôn thi: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅)
"Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên" là bản dịch tuyệt vời của bài thơ trong Au1 học ngũ ngôn thi: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅)
Hay bài thơ Tặng Trần Canh đồng chí
"Hương tân" mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi".
Đọc qua ai cũng nhớ ngay bài thơ nổi tiếng Lương Châu từ của Vương Hán đời Đường.
v.v.
[3] bài Nguyên tiêu được xếp đầu trong danh sách 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX do Trung tâm văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức năm 2005 (các bài còn lại xếp theo abc tên tác giả)
(các câu thơ dẫn trong bài: cop lại từ trang http://thivien.net/)Hình: Rằm tháng giêng Tân Sửu, sân nhà.