11/4/14

Gió Heo May Đã Về (III)


 Đỗ Hồng Ngọc

chọn những bông hoa
và những nụ cười
...
( TSC )




Kim Ngọc. hình: vtc
Tôi nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã “ xuyên tạc “ câu hát đó bằng cách đổi lời là : “ Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà... “ rồi nhớ Trịnh Công Sơn viết “... Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ, ngày qua “ mới thấy để cho ngày qua thật nhẹ đôi khi người ta cần một chút saỵ. Có người say cái này, có người say cái khác, nhưng say. Ở tuổi chớm già người ta phải say một cái gì đó nếu không muốn...tự tử! Có người say... hoa kiểng, chiều chiều bắt chước người áo xanh Tư mã Giang Châu tỉa một cành hoa, nắn một nậm rượu hãy còn xanh trên giàn bầu, có người trau chuốt một vần thơ, có người hò hét ở sân bóng đá, cũng có người đắm đuối vào chén rượu, canh bạc. Có cái say tốt và cái say không tốt, dĩ nhiên. Ở đây ta nói cái say, cái đam mê, cái sở thích của tuổi chớm già. Hình như ở tuổi đó, sở thích người ta khựng lại, chắt lọc hơn, tinh chất hơn và lắng đọng hơn. Phần đông không chọn cái ồn ào mà chọn cái yên ả, đôi khi rất một mình để lắng nghe cái im lặng chung quanh và... “ im lặng đời mình“. Nhiều người chọn đọc sách như một thú vui tao nhã, thanh khiết. Sách cổ, lịch sử, danh nhân, hồi ký có vẻ hợp với tuổi chớm già hơn là tiểu thuyết giả tưởng, hành động, phiêu lưu. Dĩ nhiên cũng tùy người, tùy cá tính. Có người gắn chặt vào cái tivi, hết chương trình này qua chương trình khác, cầm cái “remote” bấm liên tục, đổi từ kênh nọ qua kênh kia đến nỗi thành một thứ bệnh mới, bệnh “ bấm nút“. Nhiều người thuở trẻ bay nhảy, hào hoa, bỗng nhiên về già ngán ngẩm tìm đến những thú vui văn nghệ tao nhã, từ bỏ những bữa nhậu nhẹt bí tỉ, bù khú bạn bè, ồn ào náo nhiệt. Tuổi chớm già dường như thích nghe hòa nhạc, nghe diễn thuyết, xem kịch, xem triển lãm hội họa, nhiếp ảnh nhiều hơn. Trước kia nhiều cuộc vui tổ chức nam riêng nữ riêng thì nay các... chớm già có thể chia sẻ niềm vui chung với nhau vì thú vui đã gần như giống nhau, và phải chăng một phần cũng do nguồn kích thích tố đã cạn dần nên họ gần như đồng nhất với nhau chẳng cần õng ẹo chi nữa cho thêm mệt! 

Nhưng cũng có cái không giống. Đàn ông thường có vẻ tìm thú vui trong nghề nghiệp của mình, đặc biệt khi họ thành công, họ sẵn sàng dành hết thời giờ cho sự nghiệp, sẵn sàng bỏ bê tất cả. Phụ nữ thì khác, sau bao năm nặng gánh gia đình, con cái, nay họ đã có nhiều thơì gian hơn để có thể tìm lại những thú vui riêng. Có người thích học một kỹ năng nào đó như cắm hoa, thêu đan, bánh trái, bơi lội... Nói chung tuổi này người ta ít đi tìm cái gì mới lạ hoàn toàn mà tìm lại những thú vui, sở thích cũ hồi còn trẻ, thí dụ một người hồi trẻ chơi bóng bàn thì ở tuổi này người ta cũng lại chơi bóng bàn thay vì quần vợt. Học một kỹ năng mới dĩ nhiên là khó rồi, nhất là khi đã lọng cọng, lưng mỏi, khớp cùn, ở đây còn chủ yếu là do người ta tự tin hơn khi xử dụng lại kỹ năng cũ của mình và do người ta biết rõ gía trị của nó.

Có vẻ như ở tuổi chớm già người ta để ý đến chuyện ăn mặc của mình hơn. Có gì đâu, trước kia khi người ta trẻ thì ăn mặc sao cũng được, thấy hợp, thấy tươi mát, nay về già thì cần phải chăm sóc bộ cánh mình hơn chút để phù hợp với tuổi tác, để trông chửng chạc, trẻ trung hơn, và nếu họ có tham gia vào các hoạt động xã hội thì sự ăn mặc càng được chăm sóc, chọn lựa kỹ càng hơn. Không ngạc nhiên khi thấy một người chớm già dành thời gian săm soi chăm sóc quần áo tỉ mỉ, có vẻ như “ điệu “ hơn xưa, đặt biệt là ở các ông, nhiều khi còn bị nghi oan!

Các bà... chớm già thì khác. Hồi trẻ hình như họ quan tâm chăm sóc sự ăn mặc nhiều hơn để được hấp dẫn hơn, còn nay, họ thấy sao cũng được, bất cần, nhiều khi ăn mặc cẩu thả vì coi như thôi già rồi, bày đặt chi nữa! Tuy vậy khi phải ăn mặc phù hợp với công việc, với giao đãi bên ngoài xã hội, họ cũng hết sức chăm chút. Ngày nay, nhờ biết cách chọn thức ăn, không để bị béo phệ, biết
rèn luyện thể hình, quần áo phù hợp, trang nhã, với một chút mỹ phẩm sẽ làm cho người phụ nữ trông trẻ hơn nhiều so với tuổi tác. Cả các ông nữa, đã bắt đầu ra vào các thẩm mỹ viện. Đã có kh'a nhiều loại mỹ phẩm, nước hoa dành cho đàn ông, đã có những kỹ thuật căng da, độn mặt, xóa nếp nhăn cho cả bà lẫn ông.

Ai cũng thấy một đặc tính chung của người lớn tuổi là... keo kiệt, nhiều khi bủn xỉn. Dễ hiểu thôi, họ không còn khả năng tăng thu nhập dễ dàn như hồi trẻ, họ phải chắt mót dành dụm cho những lúc bất trắc, khó khăn. Tuổi già neo đơn, tuổi già bị con cái bỏ rơi vẫn thường thấy, vậy để có sự an toàn, họ phải chắt mót, dành dụm. Đàn ông có vẻ như ít quan tâm về tiền nong, họ quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp, danh tiếng, trừ những người nghề nghiệp không ổn định, nợ nần, sức khỏe yếu kém. Đàn bà thì khác, họ quan tâm đến kinh tế nhiều hơn, lo lắng dành dụm, không phải là để tiêu pha cho mình mà lo cho tương lai con cái, lo cho những lúc bất trắc, và để được an toàn hơn trong tuổi già.

Ở tuổi chớm già người ta cũng thường quan tâm đến những biểu trưng xã hội, vì những biểu trưng đó “ nói lên “ vị trí của họ trong cộng đồng. Nhà này có xe dream, thì nhà nọ cũng phải có suzuki, nhà này có tivi, thì nhà kia có đầu máy... Nhiều kẻ trọc phú, đùa bỡn với đồng tiền, khoe của một cách vô văn hoá vẫn thường thấỵ Dĩ nhiên, đa số người có học không ai làm vậỵ Tri túc rất cần thiết để cho thần kinh được dịu êm.

Tôi mê nhất “Bài ca một nửa“ (Bán bán ca ) sau đây của Lý Mật Am mà Nguyễn Hiến Lê đã dịch ( Sống Đẹp, Lâm Ngữ Đường):

BÀI CA MỘT NỬA

Tôi đã thấy già nửa kiếp phù sinh này rồi
Chữ “nửa” đó có công dụng vô biên
Có hưởng nửa tuổi trời rôì
mới cảm được hết cái vui nhàn nhã

Có vườn tược ở nửa đường lên núi
nửa đường xuống sông
Nửa đọc sách, nửa làm ruộng,
nửa buôn bán
Nửa là kẻ sĩ nửa bình dân

Đồ dùng nửa nhã nửa thô
Nhà nửa đẹp nửa xấu
Quần áo nửa mới nửa cũ
Thức ăn nửa phong nửa kiệm
Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh
Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm
Uống rượu nửa say mới ngon
Ngắm hoa bán khai mới đẹp
Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật
Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ
Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả...



Tuổi chớm già, trên dưới năm mươi như người xưa nói, là tuổi “ tri thiên mệnh “ gẫm không saị. Muốn không tri cũng không được. Tạo hóa sẽ cho ngay một vố để sáng mắt rạ Tục ngữ nói “bốn chín chưa qua năm ba đã tới “ là vậy. Người bị cú này, người bị cú khác như một cảnh báọ Đủ rồi. Thôi đị Chuẩn bị đi. Bác LC, một nhà báo đã bảy mươi tám tuổi, nói với tôi, hồi còn trẻ ông không tin những gì ông bà mình nói, nay thì càng ngẫm càng thấy đúng đến phát sợ. Hình như mọi thứ đều đã được sắp đặt đâu đó rồi, nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Do vậy mà tuổi chớm già thích tìm tới tôn giáọ. Nhỏ đọc Khổng, lớn đọc Lão Trang, già nữa thì Lão Trang cũng không đủ mà phải Chúa, phải Phật. Người ta thích tìm đến thiền, đọc thiền, hành thiền. Người ta theo dưỡng sinh, tập khí công, ráng đưa khí vào huyệt đan điền... trong tư thế bán già, kiết già gì gì đó. Một số nhà khoa học đâm ra tin huyền bí, điều mà lúc trẻ họ phản đối quyết liệt. Tôn giáo trở thành niềm an ủi, niềm hạnh phúc của nhiều ngườị. Một số thích đi chuà, lễ Phật, số thích đi nhà thờ, nguyện Chúa và người ta cũng thích làm việc từ thiện. Nhưng nói chung, ở tuổi chớm già, người ta không bám vào những giáo điều cứng nhắc. Người ta có thể hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của Từ bi, Bác áị. Người ta nhìn đời bằng con mắt cảm thông hơn, độ lượng hơn bởi vì người ta đã từng trải, đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, người ta đã “ tri thiên mệnh “.

Ở nông thôn ngày xưa, người vào tuổi năm mươi đã con đàn cháu đống, ra đường đã có nhiều người gọi là ông, là cụ, và mỗi khi có lễ lạc trong làng họ luôn được ăn trên ngồi trước (“Sống lâu lên lão làng“, “Kính lão đắc thọ“). Nhiều người mới hườm hườm cũng ráng đóng vai già, nói năng điệu bộ co ra vẻ già khá ngộ nghĩnh. Tuy vậy, nhờ xã hội hóa theo một nếp văn hóa lâu đời ít thay đổi ở nông thôn như vậy, người chớm già dễ dàng chấp nhận và an phận. Đó là ngày xưạ Bây giờ nông thôn cũng đã khác. Người chớm già ở đô thị nói chung thường thích tham gia vào một công việc nào đó của cộng đồng, như tham gia vào một hội đoàn, một câu lạc bộ, là thành viên của hội Phụ Huynh Học sinh, hội Chữ Thập Đỏ, hội từ thiện v.v... Nhờ sinh hoạt trong một tập thể như vậy họ thấy thoải mái, dễ chịu, thấy mình vẫn có ích cho cộng đồng, vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm trong lãnh vực này hay lãnh vực khác. Những người vốn quen với công việc xã hội sẽ thích nghi dễ dàng và hài lòng với công việc mới này, nhưng những người không quen cũng không phải dễ dàng tham gia một cách thoải máị Một số người tìm kiếm những bạn cùng sở thích, họp thành những nhóm nhỏ thân mật, gần gũi, tổ chức những cuộc vui chơi yên tĩnh hoặc đi đó đi đây, thăm viếng các thắng cảnh, chùa chiền cũng là một cái thú rất tốt. Lúc này họ thường đi với nhau từng nhóm nhỏ mà không đi theo từng gia đình có nhiều thế hệ như trước. Thực ra bọn nhóc cũng đã lớn, có khuynh hướng tách thành từng nhóm riêng của chúng mà không bám theo cha mẹ nữa.

Và như thế tôi đến trong cuộc đời...

đã yêu cuộc đời này
bằng trái tim của tôi
....
( TCS )


Khi tôi viết những dòng này thì cơn lũ đã và đang tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long, lôi cuốn không ít nhà cửa và sinh mạng của con ngườị. Trong nhiều năm liền, người ta đã tích cực phòng chống lũ, mà năm nào cũng vậy, mực nước vào mùa này cứ tăng từng ngày nhanh đến nỗi không còn chạy kịp nữạ. Bây giờ người ta bắt đầu bàn đến một phương án khác: sống chung với lũ. Phải rồị. Người ta không đắp đập ngăn bờ, chặn dòng nước lũ tràn về nữa mà sống với nó, nắm rõ qui luật “ đường đi nước bước “ của nó, khơi dòng cho nó chảy và dĩ nhiên cũng sẽ nhận từ nó những phù sa mật ngọt... Tuổi chớm già cũng vậy, đôi khi... chạy không kịp, ập tới, xồng xộc tới, và dĩ nhiên ta cũng có hai cách phản ứng : “ phòng chống “ nó, ngăn chặn nó hoặc chấp nhận nó, “ sống chung hòa bình “ với nó, rồi thích nghi, rồi điều chỉnh ta trôi theo nó, từ đó biết đâu cũng không ít những phù sa mật ngọt. Tùy cách mà ta chọn, có khi ta cứ chống, đến đâu hay đến đó, khi nào thua thì thua, có khi ta “dự báo thủy văn“ từ xa, để hoàn toàn không bất ngờ. Cái đó, Tây gọi là triết lý “ ghế xích đu“, còn Đông phương ta thì gọi là thuận thiên: tiêu dao, tự tại. Hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử viết : “ Thuận thiên là an thời xử thế, không để cho buồn rầu lo nghĩ, giận ghét xâm nhập tâm hồn. Tiếp vật theo bản tính của sự vật, theo luật của thiên nhiên“. Và ông khuyên trong chương Dưỡng sinh chủ: Phải vừa tu dưỡng nội tâm vưà chăm sóc ngoại hình, muốn vậy nên điều độ trong việc ăn uống, chăn gối và đừng nên quá sức (Trang tử, Nguyễn Hiến Lê dịch). Còn danh y Tuệ Tĩnh của ta thì sắc gọn hơn : “ Bế tinh – Dưỡng khí – Tồn thần. Thanh tâm – Quả dục – Thủ chân – Luyện hình “. Biết rõ tiến trình sinh lý học, cơ thể ta nhiều điều thú vị như lắng nghe câu chuyện của dòng sông. Cái ngớ ngẩn lãng quên, cái phai dần mái tóc, những nét chân chim rồi cả một vườn chim ngộ nghĩnh trên dạ... Ta quan sát ngắm ta trôi qua từng năm tháng. Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn, ta rồi... teo là chuyện dĩ nhiên, sao còn phải thắc mắc. Bệnh hoạn, đôi khi cũng cần thiết để có một quãng lặng nghỉ ngơi, miễn không phải là một thứ bệnh tuyệt vọng. Tác giả “ Quy luật của muôn đời “ đã nói mỗi người nên bị bệnh nặng một chuyến trong đời cho biết. Phải rồi, lúc đó ta mới có dịp ngẫm nghĩ, nhìn ngắm lại những ngày qua, hoạch định những ngày tới, ta thấy thương ta hơn mà cũng thương người hơn. Nhiều khi ta đối xử với ta tệ quá. Cơ thể ta ví như con ngựa kéo xe mà ta cứ quất roi túi bụi, chẳng thèm chăm sóc lấy một chút. Đã vậy, “ Rồi bị thương người ta giữ gươm đao, không chịu chữa không chịu lành thú độc“ (Xuân Diệu ).


Cần thiết tạo một môi trường cho người lớn tuổi, đặc biệt là cho người phụ nữ tiền mãn kinh để tránh những tai nạn gãy xương đáng tiếc xảy ra vì biết xương đã giòn, đã loãng. Thuốc men bất đắc dĩ mới phải dùng và chỉ dùng những thứ thật cần thiết theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kích thích tố liệu pháp nhằm cản trở bước tiến của thiên nhiên chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt, ngắn hạn, bởi vì nó vẫn là con dao hai lưỡi. Trái lại, để giữ cho dáng dấp thanh tao, vẫn phải theo cách dưỡng sinh của người xưa: “ Thu ăn măng trúc đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao “ (Nguyễn Bỉnh Khiêm ). Thực phẩm vẫn là điều cần quan tâm trước tiên. Thức ăn nên ít năng lượng, ít đường, ít muối, ít dầu mỡ mà nhiều xơ, nhiều vitamin. Ít đường để tránh đái đường, tránh mập, ít muối để tránh cao huyết áp, ít dầu mỡ để tránh béo bệu ; nhiều xơ tránh táo bón, tránh ung thư, nhiều vitamin tăng cường sức sống, sức đề kháng. “ Măng trúc” ấy là thức ăn nhiều xơ, ít năng lượng ; “giá “ ấy là thức ăn nhiều vitamin! Mà mùa nào thức đó ! Thế mới biết ông cha ta ngày xưa... khôn đến thế nào! Tuổi chớm già, người ta ít vận động, ít tiêu hao năng lượng, lại có tiền, lại có... quyền, lại bị tiệc tùng giỗ chạp cưới hỏi liên miên người ta dễ mắc một số bệnh tiêu hóa như đau bao tử, bón, trĩ, ung thư ruột già, chai gan, tích mỡ trong gan (thường gọi là gan nhiễm mỡ )... Vận động cơ thể với những phương pháp thể dục thể thao vừa sức cũng là cách giữ cho khớp không long, cơ không nhão và nhờ đó bộ xương được giữ chắc, an toàn hơn. “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao “ là vậy!

Biết rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội, lúc tiến lúc thoái để thân tâm được an nhàn, người xưa “ tiến vi quan, thoái vi sư “ cũng là một công thức tốt cho tuổi chớm già. Đã vậy khi hứng người ta có thể treo ấn từ quan để “ lên non tìm động hoa vàng ngủ say “ được, không như bây giờ còn kẹt... biên chế, phải chờ duyệt hội đồng! Sau những năm cống hiến tận lực, lúc về già, người ta đã có ít nhiều kinh nghiệm, có thể truyền đạt lại cho đàn em cũng là điều tốt, tạo điều kiện cho đàn em thay thế và vui vẻ lui về giữ vị trí “ cố vấn “ trong một lãnh vực nào đó để thấy mình còn có ích. Với sự từng trải, lòng độ lượng, có thể mỉm cười nhìn những đổi thay: “ Mặc ai hỏi ai không hỏi tới, gẫm chuyện đời ngắm kẻ trọc thanh “(Nguyễn Công Trứ ) cũng thú vị lắm chứ!


Biết rõ tiến trình cuộc sống, rằng tuổi chớm già, ấy là thời kỳ chuyển tiếp, một giai đoạn của một vòng đời, từ ngày xưa còn bé chỉ biết đến ta, rồi có đôi bạn, vợ chồng, rồi chung lo gia đình con cái, khi con cái lớn khôn, lại trở về thời của đôi bạn... già, để rồi năm tháng trôi nhanh, tiến dần đến chỗ chỉ lại biết mình ta (ego – centered) như hồi xưa còn bé. Lâm Ngữ Đường viết: “ Đời sống là một bài thợ. Nó có vận luật, tiết điệu, chu kỳ thịnh suy của nó. Mới đầu là tuổi nhỏ ngây thơ rồi tới tuổi xuân vụng về, ráng thích ứng với xã hội, nhiều nhiệt tình, nhiều tham vọng, dại dột mà có lý tưởng, tiếp tới một tuổi hoạt động kịch liệt, rút được nhiều kinh nghiệm trong xã hội và về bản chất con người, tới tuổi trung niên, họat động giảm đi, tính tình dịu đi như một trái cây đương chín hoặc như thứ rượu ngon đã hết nồng, khoan dung hơn, ôn hòa hơn, nhưng cũng ngạo nghễ hơn, bất chấp hơn, rồi tới khi bắt đầu xế bóng các hạch nội tiết họat động giảm đi, chúng ta mới thấy là có được cái triết lý của tuổi già, cái tuổi hoà bình, ổn định, nhàn dật và mãn nguyện... “. Rồi ông khẳng định thêm : “ Hồi tráng niên mà không biết nhàn tản thì đã là một tật xấu rồi, tới tuổi già mà không biết nhàn tản thì quả là một tội lớn đối với bản tính con người“. ( Sống đẹp – Lâm Ngữ Đường, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Cần cho con cái biết những khó khăn của tuổi chớm già, chúng có thể chia sẻ ít nhiều, hoặc ít ra cũng cảm thông được điều kỳ cục, bất thường của ta cũng như ta cảm thông những kỳ cục bất thường của chúng ở tuổi mới lớn. Biết lấp “ tổ trống “ là điều kiện tiên quyết để có hạnh phúc ở người phụ nữ tuổi chớm già. Lệ thuộc con quá đáng là điều không tốt. Mớm cho con ăn, nhưng khi đủ lông đủ cánh thì phải giúp cho con bay xa, bay cao. Quyến luyến mãi cái tổ trống rõ ràng là không nên. Ở đàn ông, tuổi về hưu cũng vậy. Phải biết “ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo “ (Nguyễn Công Trứ) mới là đạo lý. Cần có nhiều các sống, nhiều “ nghề tay trái “ để không phải nhàm chán, nôn mửạ. Sáng tạo thì không bao giờ tắt, dù tuổi đã caọ Cần biết hưởng nhàn, “ Thú yên hà trời đất để riêng ta “. Không tranh với ai thì cũng không ai tranh với ta mới “ Thảnh thơi thơ túi rượu bầu “ được. Chơi một môn thể thao, đọc sách, xem phim, du ngoạn, làm vườn, khắc gỗ, nặn tượng, vẽ tranh, chụp ảnh, thêu đan, nấu nướng, học thêm một điều gì đó mà mình thích... đều rất tốt cho tuổi chớm già. Tham gia vào công việc cộng đồng, làng xóm, tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, hội từ thiện. Có thể đến với tôn giáo, nhưng không nên mê tín dị đoan. Tiền rất cần thiết nhưng không để nô lệ đồng tiền. Ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không “. ( Đời viết văn của tôi, NHL )

Tuổi chớm già biết thuận thiên, biết tiêu dao, tự tại, biết từ bỏ đúng lúc, biết thư nhàn, sáng tạo, có sức khỏe vừa đủ, không nợ nần, không vướng bận cũng chẳng khoái ư?

Áo xưa dù nhàụ
(Viết thêm của Trịnh Công Sơn)

Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau“.
Đó là lời trong bài hát Hạ Trắng của tôi. Bạc đầu có phải là chớm già không. Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc. Trời đất có bốn mùa. Con người cũng có những mùa riêng của nó. Hết muà đông, thiên nhiên trở lại mùa Xuân. Tôi cũng nghĩ như thế, con người có trái tim biết chìu chuộng và yêu thương cuộc đời cũng sẽ có lại những mùa xuân. Muà Xuân là bất tận đối với thiên nhiên và của cả nhân loại. Đừng bao giờ ngại ngùng nói với đời riêng chung là tôi còn rất trẻ. Sống trong cùng thời đại, có cùng ngôn ngữ, một phong tục tập quán, theo tôi, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ. Hãy nói rằng : Tôi với em là hai kẻ đồng hành trong cuộc đời nàỵ Sống trong cùng thời đại, tôi nghĩ rằng, không có già không có trẻ. Nếu không thì làm sao cảm thông nhau được. Tất cả mọi người là bạn dù đó là con của bạn đi nữạ. Nếu cuộc đời này ai cũng nghĩ rằng mọi người đều là bạn của nhau chắc là cuộc sống sẽ thêm da thêm thịt đẹp đẽ biết bao nhiêụ. Đây có thể chỉ là giấc mơ riêng của tôi nhưng trong đời sống tôi đã nhiều lần thấy giấc mơ ấy có thực. Cái biên giới giữa tuổi chớm già và tuổi trẻ chỉ là một ước lệ mà nghìn năm trước đã bịa rạ Cái khuôn phép ấy đã làm cho thế hệ này và thế hệ kia có những ngăn cách không cần thiết và từ đó đã làm cho cuộc đời buồn tẻ hẳn đị Tôi cho rằng cách xử thế như vậy là thiếu lòng nhân áị. Có những thứ tôn ti trật tự cần giữ gìn nhưng cũng có những thứ tôn ti cần xóa bỏ. Xóa bỏ để cuộc đời trở nên thân ái hơn. Yêu thương nhau ai mà không mơ ước. Tóc trắng tóc xanh đáo cùng cũng chỉ một màu hư vô mây nước trong trời đất mà thôi. 


Trịnh Công Sơn



nguồn: dactrung

12 nhận xét:

  1. "...Cái biên giới giữa tuổi chớm già và tuổi trẻ chỉ là một ước lệ mà nghìn năm trước đã bịa rạ Cái khuôn phép ấy đã làm cho thế hệ này và thế hệ kia có những ngăn cách không cần thiết và từ đó đã làm cho cuộc đời buồn tẻ hẳn đị Tôi cho rằng cách xử thế như vậy là thiếu lòng nhân áị. Có những thứ tôn ti trật tự cần giữ gìn nhưng cũng có những thứ tôn ti cần xóa bỏ. Xóa bỏ để cuộc đời trở nên thân ái hơn. Yêu thương nhau ai mà không mơ ước. Tóc trắng tóc xanh đáo cùng cũng chỉ một màu hư vô mây nước trong trời đất mà thôi."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TCS có cả một cơ sở lí thuyết để gọi người đẹp bất kì tuổi nào là em :d

      Xóa
    2. Thế chú Khùng lấy cơ sở gì để gọi cháu Nẻ là em thía? há há

      Xóa
    3. Học tập TCS thôi :d

      Xóa
  2. Sợ em bình loạn cào cào nên ko post ảnh nude nữa hả keke

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [color="purple"]chọn những bông hoa
      và những nụ cười ...
      [/color]

      Em muốn xem nude thì sẽ có nude :d

      Xóa
  3. Em đã đọc hết cả 3 phần của loạt bài này. Hay quá anh ! Có những điều như nghiệm thấy được.
    Bỗng nhớ đến một câu hát "Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
    Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa ..."

    Gần đây có lúc em thấy mình "có gì đó không ổn. Chậm chạp hơn, mau quên hơn...". thảng hoặc có vui, buồn vô cớ, nóng nảy bực bội ! Hay nhớ về những kỷ niệm, bạn bè cũ rích thưở xa xưa..., người ta nói đó là biểu hiện của tuổi già đang đến, lẽ vậy hả anh ?

    http://www.youtube.com/watch?v=izqn6j2ZHBM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai đó nói rồi mà em Trăng đang non là trăng sắp già .. Trừ tiên nữ trẻ mãi ko già và phù thủy già hoài ko trẻ, còn thì ai cũng sắp già ..

      ĐL hát bài này hay quá, clip quay cũng đẹp - nhưng trang phục .. chắc cũng tương đương với Tùng Dương.

      Xóa
    2. Hứ ! Tui già hoài hông chẻ kệ tui nha Đại ce , thấy tên tui là biết òi mà théc méc giề !
      Ớt rảnh vô đây tám với Đại ca cho vui , nha !

      Xóa
    3. Đại ce ! Em hông đọc kịp , em bận quá huhuhu ! Thấy em có chiệu chứng Đỗ Hồng Ngọc Đại ce nhắc liền để em quay lại tìm mấy bài này tự an ủi . :(( :(( :((

      Xóa
    4. Tái xuất sì bót rồi hở Ớt ui... 3 đứa chúng mềnh... chung sức chung lòng...phá nhà đại ca đê :))

      Xóa
    5. :d ~o)
      Xin mời

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)