16/3/15

Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ



1. Ví dụ

(1) Ớt nào là ớt chẳng cay?

Đây là một câu hỏi nhưng mọi người đều biết ý của câu này là ớt thì cay. Vì sao? Câu này là lời chất vấn sự tồn tại của loại ớt chẳng cay. Nhưng chất vấn để bác bỏ: không tồn tại, không có loại ớt nào chẳng cay. Vậy hành vi hỏi trên đây gián tiếp thành một hành vi bác bỏ: ớt thì cay.

2. Cứ liệu

Chúng ta xét một loạt câu khác:

(2) Sao mà tin được lời bọn họ?

Với từ sao, câu này chất vấn khả năng “sao tin lời được” nên dẫn tới bác bỏ khả năng “không có khả năng tin lời được”. Hàm ý của câu 2 là không tin lời bọn họ được.

(3) “Dời đi đâu? Tiền đâu mà dời?”

Với từ đâu, câu này chất vấn khả năng tìm nơi đâu ra tiền, dẫn tới bác bỏ khả năng tìm ra tiền. Hàm ý của câu 3 là không có tiền để dời nơi ở.

(4) Ông là người có học, lẽ nào ông quên câu nói đó.

“Lẽ nào” là lời chất vấn về lý do dẫn tới bác bỏ lý do “không lẽ nào ông quên”. Hàm ý của câu này là ông không quên câu nói đó.

(5) Tôi nói điều đó làm gì kia chứ?

“Làm gì” là lời chất vấn về mục đích của hành động để bác bỏ hành động. Kết cục là bác bỏ sự kiện. Câu 5 có hàm ý tôi không nói điều đó.

(6) Tỉnh người ta thiếu gì?

Lời chất vấn “thiếu gì” dẫn tới bác bỏ khả năng thiếu. Và hàm ý của câu 6 là tỉnh người ta không thiếu.

(7) Nó giúp tôi bao giờ?

“Bao giờ” là lời chất vấn về thời gian giúp, dẫn tới bác bỏ về thời gian xảy ra sự giúp đỡ, tức là không xảy ra sự giúp tôi. Kết quả câu này có hàm ý nó chưa bao giờ giúp tôi.

(8) Ai dám lên tiếng mời những ông cốp về hưu?

“Ai dám” là lời chất vấn về khả năng có người dám mời, dẫn tới bác bỏ khả năng đó. Kết quả là câu 8 có hàm ý không ai dám yêu cầu những ông cốp (người có quyền chức to) về hưu.

3. Khái quát

Trong tiếng Việt có loại câu chất vấn để bác bỏ. Những câu trong bài thuộc loại chất vấn yếu tố phiếm định để tạo ra sự bác bỏ tuyệt đối. Những bạn rành các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Ba Lan... liệu có thể dịch các câu 1-8 sang những ngôn ngữ đó theo phương thức hỏi các từ phiếm định “ớt nào?”, “sao mà...”, “tiền đâu...”, “lẽ nào”, “làm gì”, “thiếu gì”, “bao giờ”, “ai dám”... mà vẫn thể hiện được nội dung bác bỏ? Chất vấn để bác bỏ là một đặc thù của tiếng Việt, thể hiện cách tư duy độc đáo của người Việt.


NGUYỄN ĐỨC DÂN

Nguồn: tuoitre 27/11/2010
Hình: trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)