14/10/19

du tử lê

Du Tử Lê là nhà thơ ngày xưa tôi rất thích. Nhớ lần đầu được lãnh lương, cuốn sách đầu tiên mua là một tập thơ của ông. Những năm 198x đói khát, lên rừng làm rẫy, những chiều tối buồn hiu hắt một mình trong chòi vắng cũng ngâm nga mấy câu thơ của ông khi nhớ về một người con gái đã rất xa

hơi thở ngọt em một thời phong kín
nhớ nhung gì em buộc tóc chia đôi ..

Mới đây thôi, hôm 25/9 cũng vừa làm clip bài hát của Võ Tá Hân phổ nhạc bài thơ của ông

cõi tôi, cõi mịt, cõi mùng
thôi em có ghé xin đừng nghỉ, lâu
cõi đời đó, có chi đâu!

Nghe tin ông mất 7/10/19 định viết gì đấy ghi lại chút kỉ niệm, nhưng lười; lấy mấy tập thơ của ông ra đọc khỏe đầu hơn, và có lẽ cũng có ích hơn .. Hôm nay ghé trang fb của anh bạn, thấy kể chuyện ông bị người ta lấy thơ ông sửa lại rồi bù lu bù loa rằng ổng "thân cộng, hồi chánh" v.v. Ngứa tay còm phát.

Thật ra đấy ko phải là lần duy nhất. Ở hải ngoại cũng có một số người ko thích ông. Tính ông nhẹ nhàng, hiền lành, ko thích cái gì quá khích. Nên ko hợp với họ. Nên ko chịu vào hội của họ, tuyên bố nọ kia cho thêm khí thế. Nên thỉnh thoảng bị những người này chụp mũ nọ kia. Ông cũng buồn, nhưng chẳng mấy khi thanh minh thanh nga, cãi cọ. Từng bị kết án tử hình trên đài phát thanh giải phóng nên chẳng dễ gì bôi bẩn ông.

Tuy là SQ Tâm lí chiến, từng làm Thư kí tòa soạn tờ báo quân đội Tiền Phong, nhưng thơ ông không ít những bài phản chiến mạnh mẽ.

nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
(Thơ viết khi con qua đời)

Khi kẻ tử trận tuổi chưa ngoài hai mươi mốt
hắn sẽ mang những gì về thế giới bên kia
(..)
hắn chợt nhớ thì ra mình còn quá trẻ
chết, khi không, chết chả làm gì
(..)

hồn đã đi nhưng mắt còn ngoái lại
nhìn vết chân mình
lắm kẻ đang theo!...
(Khi người chết trẻ)

Bài thơ Khúc Thụy Du sau này được Anh Bằng trích ra một số câu để soạn thành ca khúc nổi tiếng cùng tên, vốn là bài thơ dài ông viết trong dịp Mậu thân, cũng đã bị kiểm duyệt hồi ấy cắt bỏ đến một phần ba. Nhưng nhiều câu còn lại vẫn mang đầy tinh thần phản chiến,

như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên

ở đây, ko còn là những câu hỏi chung chung, mà hỏi trực tiếp về ý nghĩa " cho cảnh tình hôm nay", cảnh tình những xác người chưa rữa, những bàn tay chó gặm ..  ý nghĩa của cuộc chiến tương tàn ông đang phải tham gia.

Bây giờ nhìn lại, không ít người trách ông sao hồi ấy lại phản chiến. Thật ra hồi ấy, chứng kiến cảnh những bà mẹ già ôm xác con, những thiếu phụ trùm khăn sô ngất lên ngất xuống sau chiếc quan tài, những tên lính Mỹ say rượu bên những cô gái váy ngắn củn cỡn trong các quán bar mọc ra khắp nơi .. thì đêm đêm nằm trong tiếng vọng tiếng đại bác, chả mấy ai còn đủ lí trí lại ko chán ghét chiến tranh, ko muốn chúng chấm dứt đi, càng sớm càng tốt.

Ông ko thích CS, hẳn rồi.
Nhưng ko hề vì thế mà có cái nhìn quá khích về các văn nghệ sĩ miền Bắc. Lần nào về VN ông cũng gặp một số nhà văn, nhà thơ đang sống trong nước. Có nhiều cuộc gặp gỡ, chụp ảnh lưu niệm, xin thủ bút đã được ông công khai trên trang web của ông. Có nhiều cuộc gặp gỡ đã khởi đầu một tình bạn thân thiết. Bài thơ "Thơ ở Nguyễn Trọng Tạo" với lời đề tặng: và, Thương-Lắm; là một vd.

không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?
trên quê hương, đất nước của mình.
nhưng tôi biết:
chúng ta đã gặp nhau giữa trái tim Saigon: chữ, nghĩa.
(hàng trăm năm trước. cả nghìn năm sau).

Đấy là tư cách, là nhân phẩm của ông,
Nếu chúng ta biết rằng ở bên ấy, số người chống cộng quá khích ko ít, và độ hăng máu không kém gì những chiến binh AK47 ở đây. Tôi từng biết một người viết, cũng có ít tên tuổi ở hải ngoại, về VN tình cờ thấy người bạn cũ thuở hàn vi trong một quán ăn đã tìm cách lánh mặt, vì người này nay đã là một nhà văn đỏ. Anh ko ghét bỏ gì người bạn cũ, sẵn sàng gặp gỡ nhậu nhẹt nơi riêng tư. Nhưng ở chốn quán xá đông người thì .. hay là thôi đi, thời buổi này lỡ có đứa nào chụp cái ảnh hai người đang bù khú với nhau đưa lên fb lại rách việc.
Ông hiền lành, nhẹ nhàng nhưng sống có nguyên tắc, đủ mạnh mẽ để giữ chính kiến của mình.

77 năm, 77 cuốn sách ra đời. Ông là một trong số ít người trong số những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam trước kia, vẫn còn tiếp tục sáng tạo mạnh mẽ và rất thành công khi đã rời quê hương. Những đổi mới trong nhịp thơ, đặc biệt trong lục bát, được ông tiếp tục. Những cách đánh dấu câu mới lạ độc đáo, ko chỉ thay đổi tiết tấu nhịp điệu câu thơ, còn làm thay đổi sắc thái ngữ nghĩa của những từ gnữ quen thuộc. Nội dung phần lớn thơ ông vẫn là tình yêu, nỗi chết; ngày càng sâu những chiêm nghiệm nhân sinh ..

*
Phía trên là cái còm viết trong fb một anh bạn, đã được bổ sung thêm ít thơ thẩn minh họa, ghi lưu lại đây kỉ niệm.

Năm ngoái, anh bạn quen đưa ông đọc entry giới thiệu một bài thơ của ông. Ông bảo ông đọc cả bài, cả comment bên dưới của bạn blog, và rất cảm động. Ông gởi tặng tập thơ .. Tiếc đã ko đủ siêng năng để gặp ông khi ông về VN, nói lời cảm ơn, quí trọng ..

 .. Nhìn lại lời đề tặng, vừa đúng một năm ..



13 nhận xét:

  1. Chương trình giáo khoa miền bắc sau 75 không hề nhắc đến những nhà thơ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khó lắm cô ạ.
      Nhân DTL mất, thấy trên trang Đỗ Ngọc Thống (người có tham gia biên soạn sách Giảng văn trung học) cũng bày tỏ ước mong có ngày có thể đưa một số thơ văn của các tg miền nam trước đây vào dạy ở PT. Tức là trong thì tương lai gần, chuyện ấy vẫn chỉ là mơ ước viển vông. Người ta đang cố gắng hòa giải với Tự Lực Văn Đoàn còn chưa xong, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê, Dương Nghiễm mậu, .. còn phải sắp hàng đợi ..
      Dù sao, lâu rồi thấy có người lấy thơ DTL làm luận văn thạc sĩ, cũng đã đáng mừng cho họ, các nhà văn nhà thơ sg cũ.

      Xóa
    2. Mừng gì cho họ chứ? Họ đi cả rồi.

      Xóa
    3. Phạm Duy chịu nghe chửi cả hai bên cũng ráng về VN để cứu lấy những bài hát của ổng.
      Họ mất, nhưng nếu những tác phẩm của họ còn được đọc, chắc họ cũng vui. Thì cũng đành an ủi thế.

      Xóa
  2. K Ca nghe cho đỡ buồn ...
    http://www.youtube.com/watch?v=QDwIu7exZY8

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tks em. nhạc hay lắm

      Xóa
    2. Em đọc đc đâu đó lễ di quan ông ngày 27/10, bên ấy sao họ để ông lâu thế anh nhỉ ?

      Xóa
    3. nhà quàng đông quá, phải xếp hàng đó.

      Xóa
    4. Uh, bạn bè kể bên Mỹ chết chán lắm. Đem tới nhà quàn, đưa vào phòng lạnh get line, chờ đúng dịp cuối tuần để bà con bạn bè tới tham dự được.
      Ko như ở ta, đám ma vui ơi là vui, trống kèn xập xình, tối nhậu hay đánh bài. nếu quanh đấy có ban nhạc les gay gì đó có thể còn có màn nhảy múa vũ sexy ..

      Xóa
    5. Ui ! Vậy là đến lúc chết vẫn còn chưa được yên nghỉ nữa anh nhỉ ?

      P/s: Ba em đi trước ông vài hôm. Hôm qua cũng vừa 49 ngày :(

      Xóa
    6. Xin chia buồn với em nhé. Cầu mong ông cụ sớm vãng sanh lạc quốc.

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)