27/4/13

Nhạc sến 2

Tuần này mời nghe tiếp Thy Nga tản mạn về nhạc sến với vua nhạc sến Chế Linh và nhạc sĩ Nam Lộc. Rồi nghe tiếp một số bản nhạc sến, đặc biệt qua một số giọng ca vốn ít khi hát nhạc sến, xem thử có mùi .. Ai muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa của từ sến, mời xem thêm một ý kiến của Hạ Đình Nguyên ..

Tản mạn về nhạc sến 2 - Thy Nga





Đọc: Tản mạn về nhạc sến 2 - Thy Nga
2
Kỳ trước, Thy Nga chia tay quý thính giả trong tiếng nhạc Trúc Phương … Trúc Phương thường viết về đời lính với tình cảm mộc mạc nhưng thiết tha dành cho người yêu hay người vợ ở hậu phương. Trong lửa đạn chiến tranh, mạng sống hết sức mong manh thì anh lính chiến cần gì nhạc “sang” nhỉ.

Thế nên, các ca khúc của Trúc Phương, của Trần Thiện Thanh mà người ta liệt vào dòng “nhạc sến” thì rất gần gũi với binh lính. Tâm sự người lính khi Xuân đến, được ca sĩ Duy Khánh diễn tả trong bài “Xuân này, con không về” gửi đến quý thính giả sau đây

Quý vị đang nghe bài “Xuân này, con không về” của Trịnh Lâm Ngân qua giọng hát Duy Khánh, ca nhạc sĩ mà từ lâu, được coi là dẫn đầu trường phái “nhạc sến”.

Kế tiếp là Chế Linh. Thy Nga hỏi chuyện Chế Linh về loại nhạc đã làm nên tên tuổi anh.  

Chế Linh: Dạ, cảm ơn Chị và cảm ơn Đài đã cho Chế Linh được hầu chuyện cùng tất cả quý thính giả thân thương ở khắp nơi. Dạ thưa Chị, loại nhạc này, tôi cho là “nhạc phổ thông” nhạc của đại chúng, dễ hiểu chứ người nghe không cần phải suy nghĩ một cách sâu sắc.

Thy Nga: Cho đại chúng nghe và hiểu liền, và có thể hát theo được liền.

Chế Linh: Thưa Chị, đúng như vậy đó. Đơn giản và chân thật, cho nên tôi chọn cái loại nhạc này để mà phục vụ cho đại đa số khán thính giả. 

Thy Nga: Có thể mình gọi cái loại nhạc này là “nhạc mùi” được không anh?

Chế Linh: Không thể gọi “nhạc mùi” được. Trong nước cũng đã gọi là “nhạc vàng”. Tôi không hiểu tại sao mà họ gọi là “nhạc vàng”. Rồi có một lúc, họ gọi là “nhạc quê hương” Nó không đúng!

Thy Nga: Vâng, được biết là anh có một số đệ tử như là Trường Vũ …

Chế Linh: Tôi cũng căn cứ vào cái thể loại này. Tại sao mà họ lại tiếp nhận đi theo con đường này? là bởi vì nó rất dễ đi vào trong lòng người cho nên một số những anh chị em ca sĩ nhỏ nhỏ cũng theo.

Tôi không mở lớp dạy nhưng tôi cũng trang bị cho mấy em rất kỹ lưỡng, chẳng hạn như trau dồi về phát âm, cách trình diễn, … Tôi cũng hướng dẫn nhiều em lắm trên các quốc gia bằng email hoặc bằng điện thoại, hướng dẫn các em phải xông xáo vào cái nền âm nhạc để mà phổ biến văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Thy Nga: Thế liệu “Nhạc sến” có tồn tại được với thời gian, khi mà ngày càng có nhiều loại nhạc khác nổi lên ào ạt?

Chế Linh: À, tôi nghĩ rằng loại nhạc này nó sẽ ăn và ăn mãi trong dân gian bởi vì lúc nào, người ta cũng có một số những cái mất mát và buồn phiền …

Thy Nga: Được biết là Chế Linh sinh trưởng ở tỉnh Phan Rang, bố mẹ anh là người Chàm. Xin hỏi tên thật của anh có phải là tên Chàm không? nếu phải, thì có nghĩa là gì?

Chế Linh: Dạ, tôi là người Chàm chính thức, và cái tên của tôi là “Chà Len” có nghĩa là một người nam giới.

Tôi nghĩ rằng loại nhạc này nó sẽ ăn và ăn mãi trong dân gian bởi vì lúc nào, người ta cũng có một số những cái mất mát và buồn phiền …

Thy Nga: Cái nghệ danh “Chế Linh” do đâu mà có?

Chế Linh: Tôi là từ gốc gác Chàm nên lấy tên Chế Linh.

Thy Nga: Dẫn dắt anh vào con đường ca hát, là ca nhạc sĩ nào?

Chế Linh: là nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương. Khi mà tôi bỏ xứ ngoài Phan Rang vào Saigon thì tôi tìm ngay anh Duy Khánh để nhờ anh hướng dẫn trong âm nhạc.

Thy Nga: Trong quá trình, anh hài lòng nhất về nhạc bản nào?

Chế Linh: là bài “Trên 4 vùng chiến thuật” cho quân đội nghe. Và bài thứ hai là cho mọi người nghe, có thể nói là cho rất nhiều giới trong đó, không có chọn sang hay hèn, đó là bài “Thói đời” của Trúc Phương.

Thy Nga: Thế riêng anh thì sáng tác nào thấy là hài lòng?

Chế Linh: Tôi viết cũng 60, 70 bài rồi, và cái bài mà tôi thích nhất cũng vẫn là cái bài đầu tiên mà tôi viết: bài “Đêm buồn tỉnh lẻ”.

Thú thật với Chị, cái chữ người ta dùng “nhạc sến, nhạc sang” có lẽ là nói nửa đùa nửa thật, thế nhưng mà có lẽ một phần ở đó nó thành cái thói quen chứ còn nếu mà dùng đúng thì là chữ “nhạc đại chúng, nhạc bình dân” thì có lẽ, nó đúng hơn bởi vì nó quá đại chúng, từ thôn quê cho đến tỉnh thành, tới nhiều tầng lớp khán thính giả.

Ở trong nước thì dân chúng coi nhạc sĩ Vinh Sử là “Vua Nhạc sến” và các ca sĩ chuyên hát loại nhạc ấy gồm có Quang Linh, Ngọc Sơn, Duy Mạnh, Vân Khánh, Thùy Trang, vân vân …

Có người cho rằng “nhạc sến” (hay “nhạc phổ thông” như ca sĩ Chế Linh vừa định nghĩa) thuộc về lớp người cao niên.

Do đó, Thy Nga tìm hỏi một người trong nhóm đề xướng phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam, và từng viết nhạc trẻ, là anh Nam Lộc, xem ý kiến của anh thế nào về loại nhạc ấy.

Nam Lộc: Tôi có thể đứng qua hai khía cạnh:

1/ là một người viết nhạc, như Chị nói là thường soạn nhạc trẻ Việt Nam trước đây, và bây giờ là người đứng giới thiệu chương trình, tham dự vào những chương trình thâu hình Vidéo ca nhạc.

Thú thật với Chị, cái chữ người ta dùng “nhạc sến, nhạc sang” có lẽ là nói nửa đùa nửa thật, thế nhưng mà có lẽ một phần ở đó nó thành cái thói quen chứ còn nếu mà dùng đúng thì là chữ “nhạc đại chúng, nhạc bình dân” thì có lẽ, nó đúng hơn bởi vì nó quá đại chúng, từ thôn quê cho đến tỉnh thành, tới nhiều tầng lớp khán thính giả.

Nếu mà nhận xét như cái điều tôi vừa trình bày thì có thể nói là chính cá nhân tôi cũng là người đã từng mang cái mặc cảm và có thể “phạm tội” trong cái ý nghĩ coi thường nhạc đại chúng.

Khi tôi viết nhạc trẻ ở Việt Nam, Chị Thy Nga và chắc quý vị thính giả còn nhớ là lúc đó, tôi thường chuyển dịch nhạc ngoại quốc, đặc biệt là nhạc Anh Mỹ Pháp sang tiếng Việt. Nhưng mà đến khi một nhà sản xuất, là anh Ngọc Chánh, yêu cầu tôi viết bài “Mùa thu lá bay” nhạc Tàu thì tôi cũng viết nhưng ông ấy bắt tôi viết đến cái độ mà nó sát, hát lên là mọi người có thể hát được một cách dễ dàng, và hiểu được.

Nhạc điệu thì nó không quá trau chuốt giống như là nhạc Tây phương của các loại nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc sang” có vẻ nhạc thính phòng. Nhạc đại chúng thì những cái điệu như là Boléro, nhịp ¾ rồi sau đó vào điệp khúc rồi trở lại.

Khi mà hoàn tất thì tôi lại không dám ký tên tôi mà tôi dùng cái bút hiệu Lệ Thanh, là tên cái rạp Tàu mà chiếu cái phim này. Từ đó, cái bài hát đó nổi tiếng, nhưng cho đến bây giờ thì tôi mới thấy mình dại! và cái điều đó nó ở trong ý nghĩ là Nam Lộc lúc đó phải viết nhạc trẻ chứ, phải viết nhạc Mỹ, nhạc Anh, nhạc Rock and roll chứ, tại sao lại viết nhạc Tàu? tại sao lại viết những cái lời nó bình dân như vậy?

Nhưng thưa Chị, cái câu trả lời là chính sự bình dân, những cái lời lẽ giản dị nó đã đi vào con tim mọi người cho nên khi sang Hoa Kỳ, viết các ca khúc như “Saigon ơi! Vĩnh biệt”. “Người di tản buồn” tôi dùng cái nguyên tắc là: À! Mình muốn đi vào lòng người thì phải dùng những lời lẽ thật là giản dị. Trừu tượng hay là văn vẻ nhiều quá, đôi khi nó xa lạ. Nó được quý trọng ở một tầng lớp thính giả nào đó, chọn lọc, nhưng nó mất đi tính đại chúng.

Và câu trả lời hùng hồn nhất là hiện nay, trong những cuốn DVD Vidéo ca nhạc mà chúng tôi thực hiện tại Trung tâm Asia, có hai nhu cầu cần thiết:

1/ những ca sĩ, những giọng hát chuyên về loại nhạc đại chúng này, và 2/ những ca khúc.

Nếu không có những ca khúc mà chúng ta vẫn nói đùa là “nhạc sến” thì cái cuốn đó sẽ bán rất chậm.

Thì đây là cái câu trả lời mà tôi cho rằng vẫn là cái câu trả lời muôn thuở là nếu không có loại nhạc này thì sẽ không bao giờ có âm nhạc Việt Nam. Và đến bây giờ, mình mới cảm thấy là khi mà đi thẳng vào tim mọi người, và dùng những lời lẽ thật là giản dị thì đó là một sự thành công lớn lao đối với âm nhạc Việt Nam.

Thy Nga: Vâng, tức là cái loại nhạc này, có thể nói là nó mang dân tộc tính thì nó sẽ tồn tại mãi dù rằng có nhiều thể loại khác ào ạt nổi lên nhưng mà vẫn không thể nào đánh bạt được cái loại nhạc đại chúng, như anh vừa nói, phải không ạ?

Nam Lộc: Thưa Chị vâng, bởi nó đi trực tiếp vào cảm quan. Bất cứ đó là nhạc lính, nhạc quê hương, nó chia sẻ với thính giả một cách giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ hát, dễ nhớ.

Nhạc điệu thì nó không quá trau chuốt giống như là nhạc Tây phương của các loại nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc sang” có vẻ nhạc thính phòng. Nhạc đại chúng thì những cái điệu như là Boléro, nhịp ¾ rồi sau đó vào điệp khúc rồi trở lại.

Cấu trúc bài hát cũng cần đi sát với người nghe.

Thy Nga: Vâng, cám ơn anh Nam Lộc đã chia sẻ cảm nghĩ cho đề mục này. “Thành phố buồn” của Lam Phương …

Trong âm thanh nhạc bản “Thành phố buồn” và giọng ca Chế Linh, Thy Nga xin chấm dứt chương trình …chào tạm biệt quý thính giả …


Đọc: "Nhạc sến": Ai nghe và vì sao gọi là sến?


Có lẽ trong đời bạn đã hơn một lần "bị" người khác bình phẩm: Sao mà "sến" quá đi! Khi bạn chỉ vừa mới hát một câu, thốt dăm ba tiếng hoặc ngay cả bộ đồ bạn đang mặc, bức tranh bạn vẽ, món quà bạn chọn... cũng có thể bị coi là "sến". "Sến" quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: "Sến" là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng... ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng. Ở phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về "nhạc sến" - một thực thể luôn hiện hữu trong dòng chảy âm nhạc mấy chục năm qua...

Tản mạn về nhạc sến

Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...). Vậy thì "sến" là gì?

Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ". "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!

Hãy tạm bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...

"Tạm bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những người hát (không cứ gì phải là ca sĩ). Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm" đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa! Thế thì sao lại gọi là “nhạc sến” ?". Người hát thì cải chính: "Sến thế nào được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”.

Xem ra, cuộc tranh luận về "nhạc sến" chưa chắc đã dừng lại ở đây !

Hà Đình Nguyên

41 nhận xét:

  1. Đại K, nếu bây giờ được chọn lựa sự tra tấn theo cách nhân đạo, anh chọn:
    1-nghe nhạc sến
    2-nghe nhạc opera
    3-nghe hip hop
    3-nghe nhạc cổ điển phương tây
    4-nghe giao hưởng
    5-uống thuốc độc :D
    ???

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn anh. Làm nhớ Chế Linh...

    Trả lờiXóa
  3. Băng Sơn viết "thú ăn chơi của người Hà nội", khi được phỏng vấn, phải chăng ông đã trải qua, và nếm thử tất cả các ngón chơi, món ăn?
    Câu trả lời rất bất ngờ:
    - Hầu hết là do tôi nghe kể lại. Tôi không biết ăn rất nhiều thứ, ví dụ như mắm tôm... :D
    Có giống trường hợp của đại K không? Không muốn nghe mà cứ phải nghe ấy. Thôi hôm nào em đền anh một bữa ngâm thơ. Đảm bảo anh sẽ không bao giờ dám nghe thơ nữa. :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh thích nhiều thứ và ko thích cũng nhiều thứ. Nhưng nói chung là dễ tính. Nhạc có thể nghe và thích nhiều loại, .. tất nhiên trừ một số - ví dụ cho đến nay vẫn chưa nghe được nhạc Rap :d.
      Thật ra anh thấy thường do chưa hiểu nên ko thích .. ví dụ về dân ca, người Nam khoái vọng cổ, người Kinh Bắc thích Quan họ, người Thái Bình Nam Định thì chuộng chèo ..Là nói chung thế, do quen biết từ nhỏ, như ăn uống thôi. Nếu bỏ công làm quen, hiểu rồi sẽ thích .. Như có lần nói, trước đây anh cha thích quan họ, vì nghe quan họ cứ thấy hừ với í .. :d
      Đấy cũng là lí do anh làm series về dân ca các vùng miền .. có thứ đã thích nên làm, có thứ chưa thích nên tìm hiểu ..
      Em thì .. Giọng HN chính chủ trừ khi đổi tông chửi nhau nghe the thé sợ thôi :d. Thời trước 75, thỉnh thoảng anh vẫn mở đài HN nghe bà Tuyết, Châu Loan .. ngâm thơ .. Sợ nhất là gặp lúc bà gì đấy đọc xã luận, giọng nghe sắt máu phát khiếp. Còn bình thường giọng HN chả cần ngâm, chỉ đọc thôi đã mê :d

      Xóa
  4. http://youtu.be/peE5xHtQWvk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://m2.paperblog.com/i/163/1639295/la-strega-frittella-il-mago-marangone-e-il-se-L-A5Rb55.png

      Xóa
    2. Ủa sao có chân dung của em ở đây hả đại ca ??? Test là đại ca hả đại ca .

      Xóa
    3. uh, hồi nãy lười ko log in. Qua nhà em thấy mấy cái link not work nên test đấy. Bên nhà em set mấy cái thủ thuật chưa ok

      Xóa
  5. Em đinh qua đây tám với đại ca về dzụ "Tiệng Huệ " đại ca chiển sang nhạc sến làm em wơ độ wa . Hic
    Thôi cứ tám , trong tất cả tiếng miền Trung em giả tiếng được hết nhật là tiệng Huệ . Nhưng có tiếng em không thể giả được , nghe không được luôn là tiếng Quảng Nam , Quảng Ngãi , Đà Nẵng . Chỉ nghe thôi em đã mỏi hết cả hàm , oánh vần trẹo họng mới hỉu á anh .

    Hì hì anh ! Em hông mê nhạc sến tí nào , bi giờ hay buồn cũng thi thoảng nghe , dưng nghe xíu là phải tắt ... Em không thích nỗi đau rên rỉ , nghe là muốn đập cái loa , dzậy có phải em đờn ông tính hông ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì, vừa rồi ớt cho nghe cái kịch ngắn giả giọng Quảng nôm nghe cười quá này.
      http://youtu.be/qebacTUjCiE

      Anh nói chung nghe tốt giọng các vùng miền, nhưng lại chả giả được giọng nào ..

      Còn chuyện nhạc sến thì tùy thích mà, thích chả bị les hóa, và ko thích cũng chẳng phải là manly :d .. Anh hồi trẻ nói chung là ghét nhạc sến, và vì ghét trước khi nghe nên cũng chả biết thực sự nó như nào :d .. Thật ra nhạc sến cũng nhiều loại, và có loại chả chút sướt mướt nào nhé. Ví dụ bài đầu tiên ở trên Khúc ca ngày mùa, rồi mấy bài như Gạo trắng trăng thanh, Trăng sáng vườn chè, Đám cưới trên đường quê .. thì buồn chổ nào. Tất nhiên nghe nhiều cũng .. mệt :d
      Chúc em nghỉ lễ vui nhé.

      Xóa
    2. =)) =)) =)) Chu choa ! Chết mất eng ui ! Em ceng cỏa tưa , mờ cỏa méc mới nghe được !

      Xóa
    3. hả .. căng cả tai, mờ cả mắt .. ui anh dức cả trôốc mới đoáng ra được em noái cấy chi =))

      Xóa
    4. Eng nghe tiếng Eng lịch dịch nhoa ! Ủa sao hông được !

      http://www.youtube.com/watch?v=OQZf9eKo-nQ

      Xóa
    5. link bị cái dấu _ nên chtr ko nhận được. OQZf9eKo[color="red"]-[/color]nQ
      Tìm thay cái này:

      http://youtu.be/D0pVcp9tDm0

      Xóa
    6. Dịch thuật gặp cái này mới kinh hãi
      http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/Auto/12_04_tham-hoa-dich-thuat-tren-tam-bia-cay-gao-700-tuoi_e2dd85322a5e4a2b80b7965b60c5ad62.jpg

      "Cây gạo đại thụ" = "Plant rice university acceptance", năm Giáp Thân ="Body Armor"
      Khác gì Hoài Linh ?

      Xóa
    7. Em sửa được còm của em rồi đại ca , các còm cũ hiện ra lại hết , dưng sao post ảnh và nhoạc cũ bị mọc râu xấu ác á ! Làm sao em cắt râu đi được hả đại ca .
      Chia sẻ công khai không hiện bài trong blog mà hiện đường link hông à , em có mần gì dính tới chia sẻ đâu hả đại ca ?

      Xóa
    8. 1. Chúc mừng :d
      Mấy clip, ảnh cũ sẽ bị mọc râu, chả cắt được đâu :d
      Ngoài ra một số clip youtube bị mất nếu link có chứa dấu gạch nối.
      (link có dấu gạch nối khi work, khi ko. Anh cũng bó tay chửa hiểu :d)
      Các ảnh ko có đuôi jpg, png, gif, bmp cũng sẽ bị mất.

      2. [color="blue"]Chia sẻ công khai không hiện bài trong blog mà hiện đường link hông à , em có mần gì dính tới chia sẻ đâu hả đại ca ?[/color]
      Chưa hiểu Chia sẻ công khai là ý em nói gì ? Qua blog em thấy chổ Còm hiện link, có phải ý em nói cái ấy ? Nếu thế thì kệ nó. Vì cái Widget "recent comments" ấy thường người ta đã lập trình chỉ lấy vài chục kí tự đầu tiên của còm, gặp link đã dài rồi, nó ko lấy thêm nữa

      Xóa
    9. Hông cắt râu được hả anh :( đành để các clip hình cũ mọc râu vậy :(( :((
      Em nói ở bên google này này đại ca ơi !
      https://plus.google.com/107678124479479647471/posts

      Xóa
    10. Ah, thấy rùi.
      Cái này anh ko biết.
      Thực ra blog em set thế nào, nhìu cái anh chả biết :d
      Ví dụ trước đây, link blogspot, click vào lại cứ chạy về yahoo blog
      bây giờ thì link tới nhà em ko bao giờ cập nhật bài mới. Anh nghi cái này do em set như nào đấy ở feed
      Bây giờ thì ..
      bó tay với blog em :d

      Xóa
    11. Như bài hát này em không cop chia sẻ được , em thử bỏ gạch ngang , thêm bàng dấu bằng .... hông được , đại ca dạy em đi , nó bị sao ?
      http://youtu.be/58-MtyzqQbc

      Xóa
    12. Em ko thể thay link.
      Lỗi do lập trình, chương trình ko nhận dấu gạch nối trong link.
      Chưa rảnh để ngồi xem lại code :d
      tạm thời tìm link thay, ko có youtube thi tìm nhaccuatui
      http://www.nhaccuatui.com/m/cq4hgRS4aDQv

      Xóa
    13. Em hiểu rồi đại ca link hỏng thì hông cop được , em sẽ xem lại cách set ở feed .
      Cảm ơn đại ca chỉ giáo cho em , có gì em lại qua níu áo anh !
      Anh học tiếng anh cùng Hoài Linh nữa hông ?
      http://youtu.be/AL2GJXENmAI

      Xóa
    14. Em cứ tự nhiên.
      HL hóa trang hay thật. tks

      Xóa
    15. Ủa, hóa ra đại K thích HL giả gái?
      Em ghét nhất loại nửa đực nửa cái. HL đóng vai nào cũng đạt, kể cả vai nữ, nhưng đóng vai nữ nhìn tanh, bẩn, ghê ghê, phí hoài cả một tài năng.

      Xóa
    16. Anh ta đóng giả gái giống hệt thì khen cái tài ấy. Điều ấy ko hàm ý thích hay ko thích chuyện anh ta giả gái.
      Đó là nói chung. Riêng trường hợp HL thì ý kiến của anh là chả có ý kiến gì :d
      Nghe tiếng HL nhưng tính cả clip Ớt và Mít giới thiệu thì cũng chỉ được vài clip .. vui vui ..

      Xóa
    17. Em xem hài HL suốt. HL có tài, nhưng hơi ẩu, không biết giữ tiếng. Nhiều cái HL đóng đạt lắm, như thăng hoa lun.
      http://youtu.be/lvEehtLpDDM
      và đây nữa:
      http://youtu.be/lvEehtLpDDM
      đây nữa:
      http://youtu.be/N1fi3JML24o
      Anh xem đi.
      Mua vui cũng được một vài trống canh.

      Xóa
    18. http://youtu.be/i1wZB15Eti0
      Nhầm, đây chứ, bên trên bị trùng.
      hầu đại K mấy clip vui mà em và XO nghe suốt ngày.

      Xóa
    19. Riêng trường hợp HL thì ý kiến của anh là chả có ý kiến gì
      Quý hóa quá. Hôm nay lần đầu tiên thấy đại K trung ...tính! :D

      Xóa
    20. Anh hay phán ẩu lắm hả ? :d
      Ko biết thì nói ko biết chứ.
      Anh ít xem HL - đại khái vài năm một lần, và cũng ít khi coi trọn một chtrình, dù nhà cũng có một số dĩa HL thỉnh thoảng cube mua tặng mẹ.
      tks Ka mấy cái clip nhé, coi ngay đây - đang bùn.

      Xóa
    21. Em nói HL ẩu mà, đâu nói anh?
      Ua, mà anh ẩu hả? Bữa nay thấy anh thành thật đáng ngờ. :D

      Xóa
    22. hì, ko. Em bảo HL ẩu thì kệ em, anh đâu tự vận vào mình hả.
      Câu trên là anh trả lời cái này
      [color="blue"]Quý hóa quá. Hôm nay lần đầu tiên thấy đại K trung ...tính![/color]
      Anh trung tính, ko có ý kiến vì anh ko biết gì về HL nên ko dám phán. Em bảo đây là lần đầu nên anh mới nghĩ lẻ nào lâu nay anh hay phán ẩu ?
      Anh thành thật mà em, ko biết thì hỏi, rồi lắng nghe .. nghe chưa thông lại hỏi :d Nói cái gì cũng cố gắng nêu cơ sở lập luận.. em UD còn nhắc đấy

      Xóa
    23. Thế các cụ gọi là...ngoan đấy!

      Xóa
    24. :d, cũng tùy cụ em ah
      Hồi đi học có thầy cô thích lắm, vì hỏi như gãi đúng chổ ngứa, thấy cô có dịp khai triển rộng ra, lớp hoạt động hẳn lên
      Nhưng cũng ko phải ko có thầy cô khó chịu vì tật hỏi gì là hỏi đến cùng .. B-)

      Xóa
    25. Tại cách hỏi của trò có lẽ nó ngạo mạn khiến thầy có cảm giác bị hỏi cung. Thử đổi cách xem, có khi từ ghét lại biến thành trò cưng không biết chừng. :D
      Lời nói phải củ cải cũng nghe. :D
      Mí lại, có đứa học trò hiếu động, bất khuất, ngang và cố :D thì thầy cũng chả còn cơ hội để....nhàm chán! :D

      Xóa
    26. Ko, anh hỏi rất lễ phép, và hoàn toàn với tinh thần cầu học, ko hề có ý thách đố, chọc phá, hay tỏ ra giỏi giang, xấc xược gì .. Hỏi vô tư, vì thật sự ko biết, hoặc biết chưa chắc chắn nên hỏi .. Rồi hỏi tiếp chỉ vì câu trả lời chưa thuyết phục, còn gây thắc mắc thôi ..
      Hic, nếu đi học lại anh cũng sẽ hỏi thế thôi em ah. Hỏi đến cùng theo anh là bày tỏ sự tin tưởng ở thầy cô. Nếu thầy cô khó chịu thì .. thật đáng tiếc, có lẻ họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để đứng lớp thôi, biết làm sao được ?

      Xóa
    27. Thế theo đại K, kiến thức cần và đủ để đứng lớp là gì ạ? Bật mí được không? Tại em có thời cũng đi dậy học và thấy ngán nhất trên đời là dậy học. Hồi em định thi sư phạm, một chú dậy lý nguyên là bạn của bố hỏi: Cháu có đủ dũng cảm để đương đầu với hs không? Em rút lui ngay. May thế. Loại bỏ cho xã hội một cô giáo không yêu nghề! :D

      Xóa
    28. Theo anh
      - kiến thức. Dù chỉ dạy một nhưng phải biết 10. GV phải như người đứng trên cao, nhìn rõ toàn cảnh, và dù htro ở vị trí nào cũng có thể hướng dẫn chúng đường về đích. GV chỉ biết một đường, htro ở đâu cũng kéo về nơi mình đang đứng rồi mới chỉ đường thì mất thời gian lắm .. Chưa kể gv kiến thức yếu thường hay ăn hiếp htro, kiểu cả vú lấp miệng em :(
      - có lòng. Nghiêm để giữ lớp, nhưng phải thương hoc trò, ko coi chúng là của nợ, hay chỉ là đối tác làm ăn :(
      Có lòng cũng có nghĩa là tôn trọng trò, với những mạnh yếu mà ai cũng có, ko cố ép đứa nào cũng giỏi cái mình dạy.
      Một trong những cái bất nhân nhất của nên GD VN hiện nay là ko để trẻ phát triển tự nhiên, uốn nắn trong chừng mực có thể, mà cố ép ai cũng phải giỏi .. cả xã hội lao vào đào tạo hs giỏi .. :(
      Lão tử cảnh báo tự mấy ngàn năm trước, chả ai thèm nghe nhỉ
      Bất thượng hiền sử dân bất tranh
      Bất quí nan đắc chi hóa sử nhân tâm bất loạn

      Xóa
  6. Đọc bài bàn phân tích về nhạc sến của Hà Đình Nguyên em thấy có nhiều điểm khá giống với suy nghĩ của em.Nhất là phần dành cho những người hát.Đúng là nhạc sến nói lên được rất nhiều tâm tư,tình cảm,các tâm trạng khác nhau của con người.Vậy nên ai cũng có thể tìm được bài hát hợp với mình,với tâm trạng của mình để mà "nghêu ngao" điều này thì dòng nhạc "hàn lâm" không thể "cạnh tranh" được.
    Em cũng thích khá nhiều thể loại nhạc nhưng nghe nhiều nhất vẫn là nhạc việt nam-những bản tình ca,dân ca,quan họ,cải lương,nhạc sến,nhạc đỏ,nhạc "hàn lâm".
    Riêng rap,opera,hip hop thì "chịu". :)
    Nhạc không lời em cũng rất thích nhưng chỉ là những bản nổi tiếng,nhạc ngoại cũng vậy.Nhưng em không thể nghe nhạc ngoại quốc quá 1 tiếng dù nhạc VN em có thể nghe vài ba tiếng liền liên tục.Em đúng là "con Lạc,cháu Hồng" chính gốc lun,đại ca nhở? :)
    Trong mấy bài nhạc sến phía trên em thích nhất bài nửa đêm ngoài phố đấy-mà cũng thích nhất do Bảo Yến hát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này nữa nè:
      http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tinh-yeu-tra-lai-trang-sao-bao-yen.nggwnS4h0A4j.html

      Xóa
    2. http://www.nhaccuatui.com/m/nggwnS4h0A4j

      Xóa
    3. Xưa có bà Thanh Thúy, giờ có BY . . nghe mấy bà này sến thì đúng mức :d
      Anh định làm riêng một entry BY, chọn khoảng 10 bài ẻm hát hay nhất, để khi nào cần sến thì đem nghe :d

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)