22/10/19
Lịch sử triết học
Sách thấy trên trang nhatbook.net, chưa đọc, lấy về để đây đã.
Thấy giới thiệu là giáo trình cho ngành giáo dục chính trị, ko biết có phải viết dưới ánh sáng của triết học Mác Lê ko?
https://drive.google.com/file/d/1PVgeOm1gtvv2IlU2D1m1fzqwAhKaRRIg/view
17/10/19
Một số tiếng bị nói trại do kiêng kị
Đọc trên mạng [*]:
"Vì phép kỵ húy mà ngôn ngữ Việt Nam đã bị đọc trại, và nếu từ ngữ nào bị đọc trại lâu ngày, dân gian sẽ quên tiếng chánh, chỉ nhớ tiếng trại. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ba từ ngữ mà dân gian Việt Nam đã quên tiếng chánh là: Lị, Câm, và Tông".
Tiếng "tông" đọc thành "tôn" thì biết lâu rồi. Nhưng cọn Lị - lợi và câm - kim thì lạ. Bài báo giai thích hai từ này:
"Lị vốn tên vua Lê Thái Tổ và phải húy trong suốt đời Hậu Lê (1428-1788). Vì cữ tên nhà vua này, người ta đã nói trại lị thành lợi trong mấy trăm năm, và hiện nay, chúng ta đã quen dùng tiếng lợi như trong các từ ngữ lợi nhuận lợi tức, danh lợi, quyền lợi,…mà quên hẳn tiếng chánh là Lị.
Về tiếng Câm, cũng giống trường hợp chữ Lị. Giáo sư cho rằng, vị thủy tổ nhà Nguyễn ở Nam Hà có tên chánh là Nguyễn Câm, vì kỵ húy nên đọc trại là Kim. Từ ngữ Kim đã quá thông dụng như kim hoàn, kim ngạch, kim thời mà quên hẳn tiếng chánh là Câm".
Thử tra lại Thuyết Văn:
利: 力至切. (lực chí thiết > đọc là lị)
金 (hoặc 今): 居音切 (cư âm thiết > đọc là câm)
Sau đây là một số tiếng bị đọc trại thường gặp, có tiếng có lẽ do kiêng kị, số còn lại ko rõ. Lưu lại cho nhớ đâu gốc đâu trại - lâu nay cứ nghĩ sơn chính, san trại!
Ánh - Yếng - Húy vua Gia Long: Nguyễn Ánh.
Bửu - Bảo - Húy vua Thành Thái là Bửu Lân.
Cảnh - Kiểng - Đông Cung Cảnh.
Chân - chơn
Chính - chánh
Chu - Châu - Nguyễn Phúc Chu.
Chủng - chưởng
Dung - Dong - Húy vua Thiệu Trị là Miên Dung.
Duyệt - Dượt -Tả Quân Lê Văn Duyệt
Đảm - Đởm - Tên húy vua Minh Mạng.
Đang - đương
Đường - đàng
Hoạt - Hượt - Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát).
Hoàng - Huỳnh - Chúa Nguyễn Hoàng
Hoa - huê - Bông - Vợ vua Minh Mạng Hồ Thị Hoa.
Hoàn - huờn
Hồng - Hường - Húy vua Tự Đức là Hồng Nhậm.
Kính - kiếng - Nguyễn Hữu Kính (Cảnh)
Lĩnh - lãnh
Nghĩa - Ngãi - Chúa Nghĩa.
Nguyên - Ngươn - Chúa Nguyễn Phúc Nguyên
Nhậm - Nhiệm - Húy vua Tự Đức Hồng Nhậm.
Nhân - Nhơn - Danh tướng Đỗ Thành Nhân.
Phúc - Phước - Dòng họ Nguyễn Phúc.
San - sơn
Thái - Thới - Nguyễn Phúc Thái (Chúa Nghĩa).
Thì -Thời - tên lúc nhỏ của vua Tự Đức
Thụ - thọ
Thư - thơ
Tính - Tánh - Tướng Vũ Tính.
Tông - Tôn - Miên Tông (tên vua Minh Mạng)
Tùng - Tòng - Chúa Trịnh Tùng.
Tuyền - toàn
Vũ - Võ - Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.
---
[*]http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-05-Ky_Uy.htm
"Vì phép kỵ húy mà ngôn ngữ Việt Nam đã bị đọc trại, và nếu từ ngữ nào bị đọc trại lâu ngày, dân gian sẽ quên tiếng chánh, chỉ nhớ tiếng trại. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ba từ ngữ mà dân gian Việt Nam đã quên tiếng chánh là: Lị, Câm, và Tông".
Tiếng "tông" đọc thành "tôn" thì biết lâu rồi. Nhưng cọn Lị - lợi và câm - kim thì lạ. Bài báo giai thích hai từ này:
"Lị vốn tên vua Lê Thái Tổ và phải húy trong suốt đời Hậu Lê (1428-1788). Vì cữ tên nhà vua này, người ta đã nói trại lị thành lợi trong mấy trăm năm, và hiện nay, chúng ta đã quen dùng tiếng lợi như trong các từ ngữ lợi nhuận lợi tức, danh lợi, quyền lợi,…mà quên hẳn tiếng chánh là Lị.
Về tiếng Câm, cũng giống trường hợp chữ Lị. Giáo sư cho rằng, vị thủy tổ nhà Nguyễn ở Nam Hà có tên chánh là Nguyễn Câm, vì kỵ húy nên đọc trại là Kim. Từ ngữ Kim đã quá thông dụng như kim hoàn, kim ngạch, kim thời mà quên hẳn tiếng chánh là Câm".
Thử tra lại Thuyết Văn:
利: 力至切. (lực chí thiết > đọc là lị)
金 (hoặc 今): 居音切 (cư âm thiết > đọc là câm)
Sau đây là một số tiếng bị đọc trại thường gặp, có tiếng có lẽ do kiêng kị, số còn lại ko rõ. Lưu lại cho nhớ đâu gốc đâu trại - lâu nay cứ nghĩ sơn chính, san trại!
Ánh - Yếng - Húy vua Gia Long: Nguyễn Ánh.
Bửu - Bảo - Húy vua Thành Thái là Bửu Lân.
Cảnh - Kiểng - Đông Cung Cảnh.
Chân - chơn
Chính - chánh
Chu - Châu - Nguyễn Phúc Chu.
Chủng - chưởng
Dung - Dong - Húy vua Thiệu Trị là Miên Dung.
Duyệt - Dượt -Tả Quân Lê Văn Duyệt
Đảm - Đởm - Tên húy vua Minh Mạng.
Đang - đương
Đường - đàng
Hoạt - Hượt - Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát).
Hoàng - Huỳnh - Chúa Nguyễn Hoàng
Hoa - huê - Bông - Vợ vua Minh Mạng Hồ Thị Hoa.
Hoàn - huờn
Hồng - Hường - Húy vua Tự Đức là Hồng Nhậm.
Kính - kiếng - Nguyễn Hữu Kính (Cảnh)
Lĩnh - lãnh
Nghĩa - Ngãi - Chúa Nghĩa.
Nguyên - Ngươn - Chúa Nguyễn Phúc Nguyên
Nhậm - Nhiệm - Húy vua Tự Đức Hồng Nhậm.
Nhân - Nhơn - Danh tướng Đỗ Thành Nhân.
Phúc - Phước - Dòng họ Nguyễn Phúc.
San - sơn
Thái - Thới - Nguyễn Phúc Thái (Chúa Nghĩa).
Thì -Thời - tên lúc nhỏ của vua Tự Đức
Thụ - thọ
Thư - thơ
Tính - Tánh - Tướng Vũ Tính.
Tông - Tôn - Miên Tông (tên vua Minh Mạng)
Tùng - Tòng - Chúa Trịnh Tùng.
Tuyền - toàn
Vũ - Võ - Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.
---
[*]http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-05-Ky_Uy.htm
14/10/19
du tử lê
Du Tử Lê là nhà thơ ngày xưa tôi rất thích. Nhớ lần đầu được lãnh lương, cuốn sách đầu tiên mua là một tập thơ của ông. Những năm 198x đói khát, lên rừng làm rẫy, những chiều tối buồn hiu hắt một mình trong chòi vắng cũng ngâm nga mấy câu thơ của ông khi nhớ về một người con gái đã rất xa
hơi thở ngọt em một thời phong kín
nhớ nhung gì em buộc tóc chia đôi ..
Mới đây thôi, hôm 25/9 cũng vừa làm clip bài hát của Võ Tá Hân phổ nhạc bài thơ của ông
cõi tôi, cõi mịt, cõi mùng
thôi em có ghé xin đừng nghỉ, lâu
cõi đời đó, có chi đâu!
Nghe tin ông mất 7/10/19 định viết gì đấy ghi lại chút kỉ niệm, nhưng lười; lấy mấy tập thơ của ông ra đọc khỏe đầu hơn, và có lẽ cũng có ích hơn .. Hôm nay ghé trang fb của anh bạn, thấy kể chuyện ông bị người ta lấy thơ ông sửa lại rồi bù lu bù loa rằng ổng "thân cộng, hồi chánh" v.v. Ngứa tay còm phát.
Thật ra đấy ko phải là lần duy nhất. Ở hải ngoại cũng có một số người ko thích ông. Tính ông nhẹ nhàng, hiền lành, ko thích cái gì quá khích. Nên ko hợp với họ. Nên ko chịu vào hội của họ, tuyên bố nọ kia cho thêm khí thế. Nên thỉnh thoảng bị những người này chụp mũ nọ kia. Ông cũng buồn, nhưng chẳng mấy khi thanh minh thanh nga, cãi cọ. Từng bị kết án tử hình trên đài phát thanh giải phóng nên chẳng dễ gì bôi bẩn ông.
Tuy là SQ Tâm lí chiến, từng làm Thư kí tòa soạn tờ báo quân đội Tiền Phong, nhưng thơ ông không ít những bài phản chiến mạnh mẽ.
nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
(Thơ viết khi con qua đời)
Khi kẻ tử trận tuổi chưa ngoài hai mươi mốt
hắn sẽ mang những gì về thế giới bên kia
(..)
hắn chợt nhớ thì ra mình còn quá trẻ
chết, khi không, chết chả làm gì
(..)
hồn đã đi nhưng mắt còn ngoái lại
nhìn vết chân mình
lắm kẻ đang theo!...
(Khi người chết trẻ)
Bài thơ Khúc Thụy Du sau này được Anh Bằng trích ra một số câu để soạn thành ca khúc nổi tiếng cùng tên, vốn là bài thơ dài ông viết trong dịp Mậu thân, cũng đã bị kiểm duyệt hồi ấy cắt bỏ đến một phần ba. Nhưng nhiều câu còn lại vẫn mang đầy tinh thần phản chiến,
như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
ở đây, ko còn là những câu hỏi chung chung, mà hỏi trực tiếp về ý nghĩa " cho cảnh tình hôm nay", cảnh tình những xác người chưa rữa, những bàn tay chó gặm .. ý nghĩa của cuộc chiến tương tàn ông đang phải tham gia.
Bây giờ nhìn lại, không ít người trách ông sao hồi ấy lại phản chiến. Thật ra hồi ấy, chứng kiến cảnh những bà mẹ già ôm xác con, những thiếu phụ trùm khăn sô ngất lên ngất xuống sau chiếc quan tài, những tên lính Mỹ say rượu bên những cô gái váy ngắn củn cỡn trong các quán bar mọc ra khắp nơi .. thì đêm đêm nằm trong tiếng vọng tiếng đại bác, chả mấy ai còn đủ lí trí lại ko chán ghét chiến tranh, ko muốn chúng chấm dứt đi, càng sớm càng tốt.
Ông ko thích CS, hẳn rồi.
Nhưng ko hề vì thế mà có cái nhìn quá khích về các văn nghệ sĩ miền Bắc. Lần nào về VN ông cũng gặp một số nhà văn, nhà thơ đang sống trong nước. Có nhiều cuộc gặp gỡ, chụp ảnh lưu niệm, xin thủ bút đã được ông công khai trên trang web của ông. Có nhiều cuộc gặp gỡ đã khởi đầu một tình bạn thân thiết. Bài thơ "Thơ ở Nguyễn Trọng Tạo" với lời đề tặng: và, Thương-Lắm; là một vd.
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?
trên quê hương, đất nước của mình.
nhưng tôi biết:
chúng ta đã gặp nhau giữa trái tim Saigon: chữ, nghĩa.
(hàng trăm năm trước. cả nghìn năm sau).
Đấy là tư cách, là nhân phẩm của ông,
Nếu chúng ta biết rằng ở bên ấy, số người chống cộng quá khích ko ít, và độ hăng máu không kém gì những chiến binh AK47 ở đây. Tôi từng biết một người viết, cũng có ít tên tuổi ở hải ngoại, về VN tình cờ thấy người bạn cũ thuở hàn vi trong một quán ăn đã tìm cách lánh mặt, vì người này nay đã là một nhà văn đỏ. Anh ko ghét bỏ gì người bạn cũ, sẵn sàng gặp gỡ nhậu nhẹt nơi riêng tư. Nhưng ở chốn quán xá đông người thì .. hay là thôi đi, thời buổi này lỡ có đứa nào chụp cái ảnh hai người đang bù khú với nhau đưa lên fb lại rách việc.
Ông hiền lành, nhẹ nhàng nhưng sống có nguyên tắc, đủ mạnh mẽ để giữ chính kiến của mình.
77 năm, 77 cuốn sách ra đời. Ông là một trong số ít người trong số những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam trước kia, vẫn còn tiếp tục sáng tạo mạnh mẽ và rất thành công khi đã rời quê hương. Những đổi mới trong nhịp thơ, đặc biệt trong lục bát, được ông tiếp tục. Những cách đánh dấu câu mới lạ độc đáo, ko chỉ thay đổi tiết tấu nhịp điệu câu thơ, còn làm thay đổi sắc thái ngữ nghĩa của những từ gnữ quen thuộc. Nội dung phần lớn thơ ông vẫn là tình yêu, nỗi chết; ngày càng sâu những chiêm nghiệm nhân sinh ..
*
Phía trên là cái còm viết trong fb một anh bạn, đã được bổ sung thêm ít thơ thẩn minh họa, ghi lưu lại đây kỉ niệm.
Năm ngoái, anh bạn quen đưa ông đọc entry giới thiệu một bài thơ của ông. Ông bảo ông đọc cả bài, cả comment bên dưới của bạn blog, và rất cảm động. Ông gởi tặng tập thơ .. Tiếc đã ko đủ siêng năng để gặp ông khi ông về VN, nói lời cảm ơn, quí trọng ..
.. Nhìn lại lời đề tặng, vừa đúng một năm ..
hơi thở ngọt em một thời phong kín
nhớ nhung gì em buộc tóc chia đôi ..
Mới đây thôi, hôm 25/9 cũng vừa làm clip bài hát của Võ Tá Hân phổ nhạc bài thơ của ông
cõi tôi, cõi mịt, cõi mùng
thôi em có ghé xin đừng nghỉ, lâu
cõi đời đó, có chi đâu!
Nghe tin ông mất 7/10/19 định viết gì đấy ghi lại chút kỉ niệm, nhưng lười; lấy mấy tập thơ của ông ra đọc khỏe đầu hơn, và có lẽ cũng có ích hơn .. Hôm nay ghé trang fb của anh bạn, thấy kể chuyện ông bị người ta lấy thơ ông sửa lại rồi bù lu bù loa rằng ổng "thân cộng, hồi chánh" v.v. Ngứa tay còm phát.
Thật ra đấy ko phải là lần duy nhất. Ở hải ngoại cũng có một số người ko thích ông. Tính ông nhẹ nhàng, hiền lành, ko thích cái gì quá khích. Nên ko hợp với họ. Nên ko chịu vào hội của họ, tuyên bố nọ kia cho thêm khí thế. Nên thỉnh thoảng bị những người này chụp mũ nọ kia. Ông cũng buồn, nhưng chẳng mấy khi thanh minh thanh nga, cãi cọ. Từng bị kết án tử hình trên đài phát thanh giải phóng nên chẳng dễ gì bôi bẩn ông.
Tuy là SQ Tâm lí chiến, từng làm Thư kí tòa soạn tờ báo quân đội Tiền Phong, nhưng thơ ông không ít những bài phản chiến mạnh mẽ.
nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
(Thơ viết khi con qua đời)
Khi kẻ tử trận tuổi chưa ngoài hai mươi mốt
hắn sẽ mang những gì về thế giới bên kia
(..)
hắn chợt nhớ thì ra mình còn quá trẻ
chết, khi không, chết chả làm gì
(..)
hồn đã đi nhưng mắt còn ngoái lại
nhìn vết chân mình
lắm kẻ đang theo!...
(Khi người chết trẻ)
Bài thơ Khúc Thụy Du sau này được Anh Bằng trích ra một số câu để soạn thành ca khúc nổi tiếng cùng tên, vốn là bài thơ dài ông viết trong dịp Mậu thân, cũng đã bị kiểm duyệt hồi ấy cắt bỏ đến một phần ba. Nhưng nhiều câu còn lại vẫn mang đầy tinh thần phản chiến,
như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
ở đây, ko còn là những câu hỏi chung chung, mà hỏi trực tiếp về ý nghĩa " cho cảnh tình hôm nay", cảnh tình những xác người chưa rữa, những bàn tay chó gặm .. ý nghĩa của cuộc chiến tương tàn ông đang phải tham gia.
Bây giờ nhìn lại, không ít người trách ông sao hồi ấy lại phản chiến. Thật ra hồi ấy, chứng kiến cảnh những bà mẹ già ôm xác con, những thiếu phụ trùm khăn sô ngất lên ngất xuống sau chiếc quan tài, những tên lính Mỹ say rượu bên những cô gái váy ngắn củn cỡn trong các quán bar mọc ra khắp nơi .. thì đêm đêm nằm trong tiếng vọng tiếng đại bác, chả mấy ai còn đủ lí trí lại ko chán ghét chiến tranh, ko muốn chúng chấm dứt đi, càng sớm càng tốt.
Ông ko thích CS, hẳn rồi.
Nhưng ko hề vì thế mà có cái nhìn quá khích về các văn nghệ sĩ miền Bắc. Lần nào về VN ông cũng gặp một số nhà văn, nhà thơ đang sống trong nước. Có nhiều cuộc gặp gỡ, chụp ảnh lưu niệm, xin thủ bút đã được ông công khai trên trang web của ông. Có nhiều cuộc gặp gỡ đã khởi đầu một tình bạn thân thiết. Bài thơ "Thơ ở Nguyễn Trọng Tạo" với lời đề tặng: và, Thương-Lắm; là một vd.
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?
trên quê hương, đất nước của mình.
nhưng tôi biết:
chúng ta đã gặp nhau giữa trái tim Saigon: chữ, nghĩa.
(hàng trăm năm trước. cả nghìn năm sau).
Đấy là tư cách, là nhân phẩm của ông,
Nếu chúng ta biết rằng ở bên ấy, số người chống cộng quá khích ko ít, và độ hăng máu không kém gì những chiến binh AK47 ở đây. Tôi từng biết một người viết, cũng có ít tên tuổi ở hải ngoại, về VN tình cờ thấy người bạn cũ thuở hàn vi trong một quán ăn đã tìm cách lánh mặt, vì người này nay đã là một nhà văn đỏ. Anh ko ghét bỏ gì người bạn cũ, sẵn sàng gặp gỡ nhậu nhẹt nơi riêng tư. Nhưng ở chốn quán xá đông người thì .. hay là thôi đi, thời buổi này lỡ có đứa nào chụp cái ảnh hai người đang bù khú với nhau đưa lên fb lại rách việc.
Ông hiền lành, nhẹ nhàng nhưng sống có nguyên tắc, đủ mạnh mẽ để giữ chính kiến của mình.
77 năm, 77 cuốn sách ra đời. Ông là một trong số ít người trong số những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam trước kia, vẫn còn tiếp tục sáng tạo mạnh mẽ và rất thành công khi đã rời quê hương. Những đổi mới trong nhịp thơ, đặc biệt trong lục bát, được ông tiếp tục. Những cách đánh dấu câu mới lạ độc đáo, ko chỉ thay đổi tiết tấu nhịp điệu câu thơ, còn làm thay đổi sắc thái ngữ nghĩa của những từ gnữ quen thuộc. Nội dung phần lớn thơ ông vẫn là tình yêu, nỗi chết; ngày càng sâu những chiêm nghiệm nhân sinh ..
*
Phía trên là cái còm viết trong fb một anh bạn, đã được bổ sung thêm ít thơ thẩn minh họa, ghi lưu lại đây kỉ niệm.
Năm ngoái, anh bạn quen đưa ông đọc entry giới thiệu một bài thơ của ông. Ông bảo ông đọc cả bài, cả comment bên dưới của bạn blog, và rất cảm động. Ông gởi tặng tập thơ .. Tiếc đã ko đủ siêng năng để gặp ông khi ông về VN, nói lời cảm ơn, quí trọng ..
.. Nhìn lại lời đề tặng, vừa đúng một năm ..
8/10/19
Nỗi niềm người vợ
Hôm trước thấy clip một số chuyên gia hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ uống thuốc. nên giới thiệu cho các bà mẹ, bà nội, .. vì cho trẻ uống thuốc luôn luôn là nỗi gian nan của các bà ..
- ủa, sao lại chỉ các bà? Bộ mấy ông bố cho con uống thuốc giỏi lắm hả?
- à ko. Nếu cho con uống thuốc khó quá thì ông bố sẽ bảo giao cho mẹ mày này!
*
- anh lấy giúp em cái dĩa, em đang dở tay ..
- ok, ở đâu em?
- tủ dưới bếp
- có 5 cái tủ, tủ nào?
- tủ thứ 2
- tính từ trái qua, hay phải qua?
- trái.
- ok, loại dĩa tròn hay xoài hay vuông?
- tròn.
- uh, nhưng loại lớn hay nhỏ hay ..
- thôi cảm ơn, để em lấy
- !!
Thầy dạy từ bé, ko biết thì hỏi, ko được dấu dốt. Hỏi thì vợ giận, chả biết đằng nào mà lần.
Nghe lời thầy hay vợ bây giờ? Nghe lời thầy thì rõ ràng minh bạch, nghe lời vợ thì phải tự mò mẫm .. Hay các bà ưa mò mẫm?
*
Đọc được trong trang web của Tây.
A man was on a tour of the ancient Pyramids of Egypt while he was on vacation. By chance, he discovered a secret room. He left the tour group silently and started to explore the room. He found a dusty lamp and picked it up. He wiped the dust off the lamp and a genie appeared in a puff of smoke.
“For freeing me from my prison, I will grant you a wish. What will it be, sire?”
The man thought for a moment, then said, “I want a spectacular job, a job that no man has ever succeeded at or has ever attempted to do.”
“Allah Ka Zam! You’re a housewife!”
(dịch đại cho ai lười đọc tiếng Anh:)
Một anh chàng theo một đoàn du lịch thăm các Kim tự tháp cổ ở Ai Cập trong kì nghỉ hè. Tình cờ, anh chàng phát hiện một căn phòng bí mật. Anh chàng bèn lặng lẽ rời đoàn, khám phá căn phòng. Anh chàng tìm thấy một cây đèn đầy bụi, nhặt lên chùi sạch, và một ông thần hiện ra trong làn khói. "Vì đã giải thoát ta khỏi ngục tù, ta sẽ cho người một điều ước. Cậu chủ muốn gì?" Anh chàng nghĩ một lát, rồi nói: "Ta muốn một công việc gì đấy đặc biệt vĩ đại, một công việc mà chưa từng có một người đàn ông nào làm được hoặc từng cố gắng làm"
"Ô kê con dê, Úm ba la .. cậu thành một bà nội trợ!"
*
Sự khó xử của các bà vợ. Bênh con thì chồng giận. Chiều chồng thì con khóc.
5/10/19
Mười năm yêu em
Trầm Tử Thiêng tên thật Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Quảng Nam. Lớn lên ông vào Sài gòn học sư phạm, đi dạy, được gần mười năm thì bị gọi nhập ngũ, vào cục Tâm Lý Chiến. Đến 1970 thì ông được về làm cho chương trình Phát thanh học đường. Sau 4/1975 ông bị cải tạo một thời gian, đến 1985 thì được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh qua Mỹ, định cư tại Little saigon, Cali. Ông mất năm 2000.
Trầm Tử Thiêng có nhạc phổ biến bắt đầu từ 1957. Ông có một số bài rất nổi tiếng như Chuyện chiếc cầu đã gãy, Kinh khổ, .. (trước 1975), Đêm nhớ về Sài gòn, .. (Mỹ).
Mười Năm Yêu Em là bài hát ông viết về mối tình của mình. Mười năm: 1975 khi cô ra đi - 1985 khi ông được qua Mỹ gặp lại. Mười năm chia phôi ngăn cách một đại dương.
Mười năm yêu em thấm đời mộng mi
Mười năm yêu em ta thấu tình cuồng si ..
Mười năm, nhờ mối tình cuồng si ấy dù ông như chiếc lá cuốn theo cơn lũ đời, nhưng đã không chìm nghỉm
Từng đêm gian nan ta ngỡ mình sắp đuối
Nhưng em tình vẫn hát từ bến trời
Dù cách xa một đại dương những đêm dài mộng mị, ông vẫn ôm một niềm hoài mong. Nhưng khi qua được bên kia đại dương mới biết dường như trong ta em có điều tuyệt vọng, và em đã buông tay, tìm một bến bờ mới. Thôi vậy, em bình yên vui bên chồng con. Còn riêng ta ..
Mười năm yêu em cũng sẽ là mãi mãi
Xin em cùng ta hát để nhớ hoài
hồn ta bay trên đôi cánh reo mừng .. Photo in the net
2/10/19
The perfect man . người chồng hoàn hảo
Lang thang trên mạng đọc được bài thơ hay quá, hẳn là tiếng lòng của nhiều cô gái.
The perfect man is gentle
Never cruel and never mean
He has a beautiful smile
And keeps his face so clean.
The perfect man loves children
And will raise them by your side
He will be a good father
And a good husband to his bride.
The perfect man loves cooking
Cleaning and vacuuming too
He’ll do anything in his power
To express his love to you.
The perfect man is sweet
Writing poetry from your name
He’s a best friend to your mother
and kisses away your pain.
He will never make you cry
or batter you in any way
To hell with this stupid poem
The perfect man is ... gay.
mơ về một người chồng hoàn hảo. photo in the net
dịch đại, cho vui
Đàn ông hoàn hảo thì ga lăng
Ko bao giờ bần tiện, hung hăng
Chàng có nụ cười duyên rất mực
Và mặt mày luôn giữ trắng bong
Đàn ông hoàn hảo thì yêu con
Cùng bên nhau nuôi trẻ lớn khôn
Chàng sẽ là người cha tuyệt diệu
Kính, quí, yêu, chiều vợ hết lòng
Đàn ông hoàn hảo thì nấu ăn
Lau nhà, giặt giũ chẳng lăn tăn
Chàng làm mọi điều ko tiếc sức
Bày tỏ lòng thương vợ chứa chan
Đàn ông hoàn hảo thì ngọt ngào
The perfect man is gentle
Never cruel and never mean
He has a beautiful smile
And keeps his face so clean.
The perfect man loves children
And will raise them by your side
He will be a good father
And a good husband to his bride.
The perfect man loves cooking
Cleaning and vacuuming too
He’ll do anything in his power
To express his love to you.
The perfect man is sweet
Writing poetry from your name
He’s a best friend to your mother
and kisses away your pain.
He will never make you cry
or batter you in any way
To hell with this stupid poem
The perfect man is ... gay.
mơ về một người chồng hoàn hảo. photo in the net
dịch đại, cho vui
Đàn ông hoàn hảo thì ga lăng
Ko bao giờ bần tiện, hung hăng
Chàng có nụ cười duyên rất mực
Và mặt mày luôn giữ trắng bong
Đàn ông hoàn hảo thì yêu con
Cùng bên nhau nuôi trẻ lớn khôn
Chàng sẽ là người cha tuyệt diệu
Kính, quí, yêu, chiều vợ hết lòng
Đàn ông hoàn hảo thì nấu ăn
Lau nhà, giặt giũ chẳng lăn tăn
Chàng làm mọi điều ko tiếc sức
Bày tỏ lòng thương vợ chứa chan
Đàn ông hoàn hảo thì ngọt ngào
Thơ làm tặng vợ cả chồng cao
Mỗi nụ hôn làm cơn đau biến
Cùng mẹ vợ chuyện trò vui sao!
Mỗi nụ hôn làm cơn đau biến
Cùng mẹ vợ chuyện trò vui sao!
Chàng chẳng bao giờ làm vợ khổ
Bạt tai đá đít gọi tao mày
Ôi chết tiệt cái bài thơ ngố
Đàn ông hoàn hảo thế thì gay.
Ôi chết tiệt cái bài thơ ngố
Đàn ông hoàn hảo thế thì gay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)