29/7/13

Hoài niệm

Tuệ Sỹ sinh 1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình,  là một danh tăng, nguyên GS ĐH Vạn Hạnh (1970), tác giả của Ðại cương về Thiền quán, Triết học về tánh Không, Tô Ðông Pha những phương trời viễn mộng ... Ông cũng tham gia dịch bộ Thiền Luận của Suzuki, và sáng tác khá nhiều thơ, truyện ngắn.

Ông từng bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền và bị tuyên án tử hình (1984) nhưng sau đó được giảm án và đến 1998 thì được thả.
Hiện ông sống tại Saigon

Mời nghe một số giọng ngâm trình bày vài bài thơ trích từ tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn . (Đọc thơ thì click vào thơ)


Hoài Niệm


thơ

Một đêm thôi mắt trầm sâu đáy biển
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ.

Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ.
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tĩnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như
Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư.
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh
Chẳng một lần nhầm lẫn không ư ?
Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa.



Hoài Niệm - nhạc Hoàng Ngọc Tuấn - Lê Mai


Khung Trời Cũ - Thúy Vinh ngâm


thơ

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.



Hạ Sơn - Đoàn Yên Linh


thơ

Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say

Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay

Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung

Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng


Tháng 9/1983

Nguồn: Tuệ Sỹ, Giấc mơ Trường Sơn, An Tiêm California, 2002


Nhớ Dương Cầm - Bằng Cường - Ngọc Nga


thơ
Tự hôm nào suối tóc ngọt lời ca
Tay em rung trên những phím lụa ngà
Thôi huyễn tượng xô người theo cát bụi
Vùng đất đỏ bàn chân ai bối rối
Đạp cung đàn sương ứa đọng vành môi
Đường xanh xanh phơn phớt nụ ai cười
Như tơ liễu ngại ngùng lay nắng nhạt
Lời tiễn biệt nói gì sau tiếng hát
Hỏi phương nào cho nguyện ước Trường sơn
Lời em ca phong kín nhụy hoa hờn
Anh trĩu nặng núi rừng trong đáy mắt
Mờ phố thị những chiều hôn suối tóc
Bóng ai ngồi so phím lụa đàn xưa.







nguồn audio: nhacingheo.com và một số trang web khác

32 nhận xét:


  1. TEM nhé!

    Trong các tác phẩm của Tuệ Sĩ, tôi rất "mê" TÔ ĐÔNG PHA,PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG viết từ năm 1970.

    "Hai thứ tóc, người đi ngoài bảy ngàn dặm,
    Một thân côi, thác đổ xuống 18 ghềnh
    Nhớ núi Hĩ Hoan đọa đày viễn mộng
    Đất tên Hoàng Khủng lệ khấp cô thần"

    (Thất thiên lý ngoại nhị mao nhân
    Thập bát than đầu nhất diệp thân
    Sơn ức Hĩ Hoan lao viễn mộng
    Địa danh Hoàng Khủng lệ khấp cô thần.)

    Chúc vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, TDP và phương trời viễn mộng là sự gặp gỡ của một thiền sư thi sĩ với một thi sĩ cư sĩ Phật pháp thâm trầm ..
      Cảm ơn và chúc bạn một tuần mới nhiều an lạc

      Xóa
  2. Nếu được nghe vừa nhạc, vừa ngâm về một bài thơ thì càng tuyệt anh K?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nói thật mình thích nghe ngâm thơ hơn nghe nhạc - kể cả những ca khúc phổ nhạc rất thành công ..
      Ít bữa sẽ mời TT và mọi người nghe tiếp mấy bài thơ trong tập Giấc Mở trường Sơn của Tuệ Sỹ. cả ngâm thơ lẫn ca nhạc nhé

      Xóa
    2. Cùng một sở thích như anh thích nghe ngâm thơ hơn. Mỗi một nghệ sĩ diễn ngâm thể hiện bài khác nhau. Dường như mọi cánh cửa bài thơ qua ngâm thì được mở hết ra. Ngày nhỏ vẫn thường được nghe ngâm thơvà thường hay nghêu ngao bài Quê hương của giang Nam. Bài thơ rất hay nhưng không biết vì sao ít có ai phổ nhạc và phổ cũng không đạt. Anh Có tìm được bản phồ nhạc nào khác với bản của Phạm Trọng Cầu không?

      Xóa
    3. Trước đây bên Yahoo mình đã làm một loạt năm sau entry về các bài Quê Hương (GN), Con Sông Quê Hương (TH), Quê Hương (DTQ) mà mình đùa là Quê hương chim bướm, quê hương tắm truồng, quê hương khế ngọt :d, có cả ngâm thơ, nhạc, mỗi bài có khi có đến mấy giọng ngâm .. Để rồi sẽ post lại cho TT và mọi người thưởng thức nhé.

      Xóa
  3. Bài này vốn là entry cũ hồi ở Yahoo, post ngày 10/1/2011.
    Lúc ấy có người tặng cho dĩa CD Giấc mơ trường sơn, bèn làm clip đưa lên Youtube để chia sẻ với mọi người cho vui. Hồi ấy mới tập làm clip, chỉ biết dùng movie maker, chưa dùng Proshow Producer. Nhìn lại thấy xấu tệ :d

    Bài post lên, cãi nhau rất hăng, kéo dài cả tuần, từ 11/1 - 16/1 mới hết, với hơn 100 còm. Tham gia có Coco, Luu Manh, Yen Vy, Chim Chich Choe, Tào Thăng, Cẩm hói ..
    Hăng nhất là Coco, cáu lên mắng mình là cao ngạo, rồi đòi vả gảy răng, ghê thật hihi .. Em Chích Chòe nhảy vào dàn hòa .. anh Khùng đúng, nhưng chị Coco ko sai ... Nói đúng dễ sợ :d.
    Lưu Manh nhưng còm chả lưu manh chút nào, rất hay; chủ yếu là bàn luận về mấy cái ẩn dụ tóc tơ xa, hai bàn tay khói phủ ... Em Yến Vy thì còm kín, hỏi về mấy vấn đề lịch sử ..

    Giờ đâu cả rồi :(

    Tiếc là do chủ quan, nên khi copy ko chú ý, còm nào cũng bị cụt mất đuôi Để cố tìm lấy lại một ít kỉ niệm

    [color="blue"]Tiểu Cô Cô
    trước hết phải cảm ơn em đã giúp anh mời khách đến nhà ... chứ anh hoài gì niệm gì
    ăn gì uống gì thì nhằm nhò gì phải quan tâm, phải ko ?
    @Khung
    Chỉ bằng câu này, (để em mạn phép cười ĐỂU trước cái đã :)) ) nếu em ở ngay bên cạnh chắc chắn " vả " cho anh hok còn răng để mà đọc thơ nữa, chỉ Ngâm thôi cho đúng nghĩa... đã HOK CẦN QUAN TÂM...vậy khách khưá tới nhà, mặc đi, cần anh trả lời lại sao... [bị mất]
    ---
    ta chỉ cảm nhận bài thơ qua chính bài thơ, và vì thế những diễn giải về ý đồ của tác gỉa thường là võ đoán.@Khung
    sẳn hôm nay Tiểu Cô này rảnh rổi, hơn nữa đã nhịn anh 2 hôm nay, bây giờ mắng anh luôn để khỏi quên,
    Tác giả cao ngạo thì ít...mà anh ngạo mạn thì nhiều...nhẽ chả có ai cùng anh đối ẩm, ngâm nga...nên tự kỷ cho rằng thiên hạ bé, Khùng Cưng hok đối thủ...khắc khắc... chỉ bằng vào 2 chử võ đoán của câu trên đủ chứng minh anh quá ư độc đóan.. dùng lại ví dụ của Lưu Huynh nhé ...
    Nhiều người cùng thích thơ dưng không cùng cảm thơ, 70-80 tuổi còn ghét nhau vì 1 ý đây
    Đấy. mổi người mổi cảm, có khi 1 bài thơ ngươì này cảm mổi câu đầu...người kia cảm mổi câu sau... xem ra như Bói Mù Sờ Voi vậy...khắc khắc...vậy chả lẽ mổi bài mổi đi tìm background, tìm ý tứ...bối cảnh lịch sử chi chi để cảm àh... em hâm mộ thơ Lưu Huynh hok lẽ một hai lẽo đẽo theo anh ấy đi về nhà rồi cảm ...chăng... dài quá Già Hú hok chịu gởi...xem tiếp nhé Cưng, để muội mắng luôn cho hả giận. [mất]
    [/color]


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [color="purple"]
      Chim Chích chòe
      14:47 17 thg 1 2011

      Ôi, anh Khùng và chị Cô Cô, hai người tranh luận có vẻ hăng thế. Theo chủ quan của e, em nghĩ a Kh không sai. Để có thể “ bình” (hiểu) một bài thơ, ngoài hiểu từ ngữ của bài chúng ta còn cần tìm hiểu những thông tin về tác giả như: thời đại sống, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách viết,…hoàn cảnh ra đời bài thơ (tâm trạng, hoàn cảnh của tg khi viết bài thơ) …Càng nắm được nhiều thông tin của tg càng có thể “đến gần” hơn với việc hiểu đúng ý tứ của bài thơ. Tuy nhiên “ý tại ngôn ngoại” nên k tránh khỏi nhiều ý tứ của người bình vẫn là võ đoán. [mất][/color]

      Còm trả lời:

      Khung
      16:06 17 thg 1 2011

      chuyện phê bình thơ cũng đã trãi qua nhiều thời kỳ rồi em. Từ thời xem thi dĩ ngôn chí đến nay người ta nói nhiều đến khái niệm liên văn bản, đến sự tham dự của người đọc .. tuy nhiên tựu trung, chuyện cảm thụ bài thơ bao giờ cũng là chuyện chủ quan, những diễn dịch về ý tứ này nọ của tác giả bao giờ cũng là võ đoán. Nhà phê bình có tài là người thuyết phục được người nghe anh ta võ đoán có lí, và thấy được cái hay cái đẹp của bài thơ mà anh ta đã chỉ ra. [mất]
      --
      [color="purple"]
      Chim Chích chòe
      14:48 17 thg 1 2011

      Nhưng chị Cô Cô nói chưa hẳn đã sai , chỉ là chị nói theo khía cạnh khác thôi. Em nghĩ chị Cô Cô đang nói đến việc “cảm” (thích) một bài thơ. Khi đọc một bài thơ phù hợp tâm trạng, hay “nhìn” thấy hình ảnh thơ nào đó đẹp, lời thơ nào đó hay thì ta thấy thích và ta có thể hiểu bt đó theo “cảm thụ” riêng. Không nhất thiết có đúng với ý của tg.
      [/color]

      Còm trả lời

      Khung
      16:23 17 thg 1 2011

      bác sĩ mới thấy ruột gan của em, chứ em đâu thấy phải ko ? tác giả bằng trực giác của mình viết ra câu thơ nhiều khi ko ý thức hết ý tình chứa trong đó, đến khi ai đó chỉ ra họ cũng ngẩn người là chuyện khá bình thường.
      Nhà thơ Bàng Bá Lân kể:
      Năm 1952, tôi dạy học ở Hà-nội. Có một học sinh lớp Ðệ Tứ, một hôm, hỏi riêng tôi rằng: "Em rất thích câu thơ tả cảnh 'Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa' của thầy, nhưng em chưa hiểu hết được cái hay, xin thầy làm ơn giảng cho em". Thấy trò đó vốn có khiếu và rất thích văn chương, tôi vui lòng giảng kỹ câu thơ ấy và nhấn mạnh vào sự lựa chọn chữ dùng cùng những hình ảnh linh động. Trò ấy chăm chú nghe và để tôi nói hết mới nhỏ nhẹ thưa rằng: "Thưa thầy, câu ấy còn một đặc sắc mà thầy không nói đến là... đã tả gió mà không nói tới gió!" Tôi hết sức ngạc nhiên, vì sự nhận xét rất tinh và rất đúng. Nhưng tôi không thể tin một học sinh lại có óc phê bình tinh tế đến mức ấy, nên gạn hỏi mãi. Sau cùng, em đó đưa ra cuốn Luyện Văn của Nguyễn Hiến Lê ( do nhà sách Phạm Văn Tươi ở Sàigòn xuất bản) và trỏ cho tôi xem đoạn nhận xét về câu thơ trên. Thì ra ý đó của Nguyễn Hiến Lê.

      Xóa
    2. Còm này trả lời cho Coco

      Khung
      16:46 16 thg 1 2011

      Ngày xưa các cụ làm bài thơ ra đem đọc cho nhau nghe, gật gù khen chữ này hay, điển kia đắt, ý tứ sâu xa ..
      Rồi thì có nhà bảo phê thế là chủ quan, muốn hiểu bài thơ phải biết background của nó - tác giả sống đâu, làm gì, sáng tác lúc nào ... Từ cái back ground này người ta suy diễn ra bla bla. Quan niệm này thống trị ở Lừa ta suốt từ thời Nguyễn Bách Khoa cho đến nay: thời anh đi học, làm giảng văn bao giờ cũng bắt đầu với tiểu sử tg, hoàn cảnh sáng tác, rồi bố cục, đại ý .. Giờ dở sách ra thấy cũng đại khái thế.
      Nhưng đúng như em nói trên: thưởng thức bài thơ mà lẽo đẽo theo người ta hỏi mấy tuổi con ai làm nghề gì viết bài thơ lúc nào .. thì mệt quá, và thực quan hệ giữa mấy thứ đó với bài thơ cũng chỉ là những tiên đề ko chm; bấy giờ nhiều nhà lại cho rằng phải thưởng thức bài thơ như chính nó, dẹp hết những thành kiến này nọ về tác giả.
      Nhưng liệu có thể thưởng thức mỗi bài thơ như chính nó ko? mỗi người đọc thơ từ những kiến thức, kinh nghiệm riêng của bản thân, và vì thế mỗi người hiểu bài thơ theo cách khác nhau là đương nhiên; thậm chí một người vào những thời gian khác nhau hiểu và cảm bai tho theo cách khác nhau là bình thường ..
      Kết quả là đi một vòng rồi cũng đến kết luận: phê bình văn thơ là một cái sự rất chủ quan và võ đoán :d
      Ôi có lẽ phải chờ em nào là cô giáo dạy văn học ý, vào chỉ giáo cho về mấy cái lí thuyết phê bình văn học mới rõ ràng được, ở đây anh chỉ túm sơ theo hiểu biết cũng rất sơ sài của mình thôi :))

      Xóa
    3. [color="purple"][/color]

      [color="red"]
      LUUMANH
      04:33 17 thg 1 2011

      Cảm ơn lão Khùng về bài thơ
      1.
      Về cảm thơ : Mỗi cá nhân là một tính cách, hoàn cảnh khác nhau sở thích khác nhau … nên có các cảm thơ khác nhau dưng không nhất thiết phải ghét nhau. Người quân tư, hiểu biết còn tôn trọng nhau thêm còn dững người vì thơ phú mà ty tị, thù ghét nhau xã hội cũng đầy, không chấp. He he
      2.
      Đúng là có những bài thơ khi đọc nhiều người có cách hiểu cách bình khác nhau, cứ hợp với sở thích của mình, trăn trở của mình là lại diễn ý theo mình và . Các nhà văn học, phê bình thơ đúng là quả thật vốn liếng nhiều, nói hay nên dẫn ý bài thơ tốt hơn. Nhiều khi tác giả bài thơ còn ngỡ ngàng vì cách hiểu của đọc giả dưng đểu nhất là hehe các bác không làm trọng tài. Anh thì cứ hiểu bài
      thơ theo ý mình là được, nghe người khác bình cũng thích, hiểu thêm nhiều hơn như một bài toán có n cách giải. Đấy thế là thơ là thế lão nhỉ. He he[/color] [mất]

      Còm trả lời

      Anh nhớ Nguyễn Hưng Quốc có một nhận xét rất xác đáng: trong phạm vi văn học, có lẻ chỉ những điều vớ vẩn nhất, tức những điều mà người ko biết chữ cũng biết, mới hi vọng có sự đồng thuận của mọi người.

      để hiểu và cảm được thơ ông cần biết cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ khi đó người đọc thơ hoà mình với tác giả@LM
      Chí lí luôn. Mỗi bài thơ đều có background là vô số thứ: hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, dân tộc, phái tính, địa phương, gia đình, tuổi tác, .. Càng có nhiều dữ kiện về cái background ấy ta càng dễ hiểu các hình ảnh, ẩn dụ .. mà tác giả đã sử dụng, tức có nhiều khả năng hiểu đúng ý tác giả hơn.
      Tuy nhiên đọc thơ để cảm thơ, ko nhất thiết phải hiểu đúng ý tác giả .. Chú Manh nói rất đúng Nhiều khi tác giả bài thơ còn ngỡ ngàng vì cách hiểu của đọc giả và việc cảm thơ, dù cho biết hết background (?) thì vẫn cứ là những võ đoán chủ quan :d. Vấn đề là những võ đoán ấy có hợp lí ko, có thuyết phục được người khác cũng cảm như mình ko ..

      Lưu Manh sau đó đi sâu vào phân tích bình luận về một số ẩn dụ trong bài thơ .. Để rảnh sẽ cop tiếp (trích thơ, sau khi yahoo thay đổi giao diện nó hỏng format về size, font, ngắt dòng ..cả - muốn dễ đọc phải format lại)

      Xóa
    4. Nặc danh30/7/13 11:14

      Cái vụ ngỡ ngàng này, tác giả bị nhiều lắm á. Như xưa bên nhà chị Ka làm thơ, anh K bình, em cũng sững mấy lần! Hã hã!

      Xóa
    5. Này, ý em là tán bậy chứ gì ? X( B-)
      Em hỏi Ka xem anh nói trúng ý cổ ko nhé ? :d

      Xóa
    6. Nặc danh30/7/13 14:59

      Anh tán hay quá, gặp em em cũng vơ vào luôn.

      Xóa
    7. hì, giờ em mới thấy còm này.
      Không dễ gì nói gọn trong yes, hay no nha.
      mà thế này:
      Anh K giỏi đọc tên sự việc hiện tượng ngay cả khi chính tác giả của không biết mình đang...thai nghén nó trong vô thức.

      Xóa
    8. tks Ka, em Di nghe rồi nhé. :d

      Xóa
  4. Em đang bận ghé qua anh tán bậy cho đỡ nhạt mồm :D
    Tối về em đọc kỹ rùi tán tiếp nha.
    Nhưng cái này thì em xác nhận: Anh K có cái nhìn xuyên thấu. Đôi khi anh đọc được tên sự vật hiện tượng ngay cả khi nó chưa có hình hài.

    Nhưng vì nó mơ hồ nên không phải khi nào cũng đúng. Cho nên các nhà.... chiêm tinh học ngày càng đi vào chìm khuất trong bóng dáng của lịch sử.

    Anh làm thơ khô như cam chưa đỗ nước. Nhưng anh bình thơ thì giống như tiêm nước đường vào quả cam.
    Ngọt và mọng ướt đến...phát thèm! :D
    Thôi xin phép các cụ. Ka tui đi làm đây. Sếp đang oai oái la...làng rùi! :D

    Trả lờiXóa
  5. Đại K ui.
    Em bận quá. Anh có tìm hộ em link truyện " Sống mãi tuổi 20 " được k. nếu được cả truyện giấy lẫn truyện audio càng tốt. Giúp em nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Truyện: Mãi Mãi tuổi 20
      Truyện audio: Nghe đọc truyện: Mãi mãi tuổi 20

      Nghe đọc trên haccuatui:
      http://www.nhaccuatui.com/m/ZdBX1Oebem

      Xóa
  6. Em đang nghe đây anh. K biết có nghe nổi k...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu cần đọc để lấy tư liệu viết bài thì đọc sách nhanh hơn.
      Nghe đọc là khi rảnh rổi, và chỉ có thể nghe từng chương. Nghe suốt cả cuốn thì may ra chỉ cótruyện cổ tích hay kiếm hiệp :d

      Xóa
    2. Em đang làm, tay bận, mắt bận, mỗi tai rỗi thui giời ạ! Em nghe link này: http://www.radiotruyen.com/radio-truyen-ngan/88-mai-mai-tuoi-20.html

      Anh từng đọc chưa? Anh rất nên đọc. Em đọc cách đây 7 năm mà vẫn chưa nguôi cảm xúc.

      Xóa
  7. Cái hay của một bài thơ nằm ở nhiều khía cạnh. Vấn đề là khi xem xét bình phẩm người bình phải chọn ở khía cạnh nào.Cảm nhận thơ thông qua tri giác ( thức giác) cũng khác nhau nhưng có thể cảm nhận cơ bản được mà không cần đến kiến thức thông qua : lòng nhân ái. Vì vậy mới có lời khuyên nếu bạn muốn hiểu về một dân tộc nào bạn hãy nghe âm nhạc của họ. hầu hết các nhà phê bình của Việt nam đều tham lam và muốn tỏ ra mình hiểu biết chứ không phải là đồng cảm với nhà thơ. Việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác cũng là nhằm xác định sự đồng cảm, loại bỏ sự cảm tính của nhà phê bình. Âm nhạc đem lại hòa bình là vì lẽ đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, với một người đọc bình thường chỉ cần mở lòng ra để cảm nhận là OK - nói như Coco, ai sức đâu mà đi hỏi tác giả mấy tuổi con ai vợ cjưa .. :d

      Xóa
  8. Nặc danh2/8/13 15:58

    Hì hì ! Đọc còm, em nhớ hồi còn bên Yahoo, có lần em còm trả lời anh là về thơ, em không thích nghe diễn ngâm, em muốn tự đọc, có bài, em chỉ thích một đoạn hoặc một khổ thơ và đôi khi chẳng nhớ tên tác giả.
    Hẳn tác giả sẽ thất vọng về điều này, nhưng theo em nghĩ việc cảm nhận một bài thơ còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của người đọc. Hay chăng nên để mọi người tự cảm nhận về bài thơ đó theo cách của riêng mình?
    Tuy nhiên, nếu đọc được một bài bình hay thì cũng đáng để ngẫm lắm chứ, để biết thêm một cảm nhận khác chẳng hạn

    He he ! Chị Coco dữ thiệt ! Ăn hiếp anh K quá ! Em thích cách ví von của chị í "Bói Mù Sờ Voi" - rất hình tượng - & ý của anh Lưu "Nhiều khi tác giả bài thơ còn ngỡ ngàng vì cách hiểu của đọc giả dưng đểu nhất là hehe các bác không làm trọng tài. Anh thì cứ hiểu bài thơ theo ý mình là được, nghe người khác bình cũng thích, hiểu thêm nhiều hơn như một bài toán có n cách giải"
    Thế mới biết được chẳng phải mình em nghĩ vậy .... :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình thơ chỉ là những phán đoán của những người thích...soi. Riêng mình, mình cảm thơ bằng cảm xúc của chính mình. Nhưng cãi nhau thế nó mới vui chứ Jan. Nhất là những người bình nghiêm túc như anh K thì hiếm và quý lắm. Dù nhiều khi với anh K mưa nhất định phải là mây mưa! :D

      Coco rất dũng cảm vì cô ấy biết gót chân asin nằm ở chỗ nầu. Cổ biết tát được anh K là....một đại hân hạnh mà tới giờ cổ vẫn ...ao ước! :)

      Xóa
    2. Nặc danh2/8/13 16:36

      Ừ ừ ! Tớ thích cãi nhau vui, mỗi người mỗi quan điểm, miễn tôn trọng nhau là ok òi ! :D
      He he ! "Dù nhiều khi với anh K mưa nhất định phải là mây mưa" ! Anh K có đính chính gì k nhỉ ?
      hay em thêm luôn câu này "với anh K đùi thì nhất định phải của " để anh có muốn đính cho chính thì làm luôn thể ? :D

      Xóa
    3. Hì, chính xác luôn, không thải thanh minh thanh nga gì.
      Các cô đã nói thì chỉ có đúng, cãi cho cố cũng chẳng ăn thua. :(

      Xóa
    4. Sao nhăn anh? Thế này chứ! :D

      Xóa
    5. hã hã bị oan mà vẫn phải cười tươi nhận lỗi ? ép người quá đáng B-)

      Xóa
    6. Ép đâu? Ép cười sao nổi? :D

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)