23/12/22

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam

Đây là loạt chương trình về tình ca Việt Nam trong 70 năm (1930 - 2009), do Hoài Nam thực hiện, phát trên SBS Radio(Úc Châu) trong khoảng 2 năm, trước đây đã được post trên blog này.

link cũ bị hỏng. update link youtube, repost



Xem thêm link khác loạt bài này (được post làm 5 kỳ):
kỳ 1
kỳ 2
kỳ 3
kỳ 4
kỳ 5


9 nhận xét:

  1. Cái này hay quá anh K ui.
    Mấy cái entry trước của anh em nghe hoài. Cũng nghe bên Làng nam, nhưng sau bên Làng nam họ xóa đi mất một số. Chán quá.
    Em sẽ nghe cái này.
    /Hi,cái thiền của anh em nghe đến cả chục lần rồi, sắp bắt tay vào thiền rồi. :D)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hì, anh thấy có người nhìn người ta ăn cũng đủ no đấy em. Em cứ nge hoài nghe hoài .. đôi khi chẳng thiền mà thiền :))

      Xóa
    2. Anh chả thuộc bài gì cả. Thiền là một động từ, càng không phải là một kiến thức, cứ nghe hoài là ngấm.
      Động từ, anh biết chưa? :(

      Xóa
    3. aha, hì . .anh cứ tưởng đôi khi với một số người đặc biệt, chỉ cần nhìn ngưi khác ăn cũng no, nge kể về Thiền là thiền hihi :d

      Xóa
    4. Anh y như ...Cua nhà em. :D
      giầu trí tưởng tượng!

      Xóa
  2. Đại ca ui! Cái này đúng là một công trình lớn ha Đại ca !
    Khái quát, hệ thống cả một quá trình lịch sử âm nhạc
    Những người yêu âm nhạc nói chung ,ca khúc nói riêng của VN chắc phải hàm ơn ông Hoài Nam và đài SBS
    Em có mấy ý muốn góp zô

    Nhạc sĩ Lê Trực cha đẻ “Tiếng còi trong sương đêm” không chết (theo nghĩa đen) mà hoá thân thành Hoàng Việt, người Việt nam đầu tiên viết nhạc giao hưởng được trình diễn, sau khi tu nghiệp ở Bun về . Là tác giả của bản Tình ca nổi tiếng nhưng không nằm trong tình ca 70 hehe

    Nhạc sĩ Tô Hải trong “Nhật ký một thằng hèn” rất tự hào về “đứa con ruột”: “Nụ cười sơn cước” của mình, vì nó sinh ra từ cảm xúc thật chứ kg phải như nhiều “đứa“sau này chỉ để. . .cúng cụ và dành được huân chương. . .hehe

    Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. con ngừoi tài hoa đoản mệnh này, sau 1975 bị tập trung vô trường “Thanh niên xây dựng cuộc sống mới”(cùng với trường “Phục hồi nhân phẩm” dành cho nữ) là hai lò xử lý “tàn dư của chế độ cũ(?!). Năm 1985 chết tại một khu rẫy ở Long Khánh trong thiếu thốn và bệnh tật, . . theo giang hồ đồn thì chết do thiếu “mặt trời đen”.

    Tuy HN luôn rào đón trong quan điểm phi chính trị nhưng phần nhận định TCS hơi thiên lệch, thực tế sau giải phóng vẫn có những tác phẩm hay (theo em) như Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Lặng lẽ nơi này, Tôi ơi đừng tuyệt vọng Ru tình , Chiếc lá thu phai ,Một cõi đi về v.v. .đầy Thiền tính ,do vốn đời quá dày. .Như trong “Em còn nhớ hay đã quên” ở phiên khúc tuy thao thức đèn vàng, đếm tên bàn chân. . .nhưng vô điệp khúc là chuyển giọng trưởng. . qua cầu lại nối. . lá vẫn xanh .. . Lá hát như. mưa . . . vàng hoa như gấm. ..rất an nhiên, phớt đời hehehe

    Phần những nhạc sĩ trong nước cũng sơ sài , thiếu sót, lầm lẫn (chắc kg cố ý hehe)

    Cũng thông cảm cho HN vì thiếu thông tin, măc dù cố ý thức phi chính trị, nhưng
    vẫn bàng bạc tiềm thức chính trị trong nhìn nhận hoặc do không khí hay sương mù từ điểm nhìn, âu cũng là điều dễ hiểu

    Mấy điều cho em bổ cho nó sung nhe Đại ca

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tks về những đóng góp bổ sung nhé.
      Dĩ nhiên HN làm công việc to lớn này chỉ một mình nên chuyện sai sót là khó tránh khỏi, như lời nói đầu ông đã nhận. Và nhiều lần ông đã phải đính chính về một sai sót ở chương trình trước đó, khi có thính giả phát hiện và nhắc cho ông.

      Với các nhạc sĩ trong nước, nhầm lẫn thì chắc chắn ko cố ý. Nhưng việc ông chỉ viết vài người tiêu biểu thì hẳn là cố ý, là một sự chọn lựa rõ ràng, chứ ko phải thiếu thông tin ( thời internet này, thừa là khác - ít nhất cũng nhiều hơn các nhạc sĩ thời tiền chiến ).
      Mình đoán có thể ông nghĩ với các nhạc sĩ trong nước sẽ có người viết về họ. Ông dành tâm sức viết về các nhạc sĩ là bạn ông, hoặc là tác giả những ca khúc đã góp phần làm nên đời sống tinh thần của ông, bạn bè con cái ông .. và nay đang phải chịu thiệt thòi .. Như VP từng làm với Văn học Miền Nam

      Xóa
    2. Nghe hai K đàm luận mà Ka em cảm phục quá, mắt đứng tròng luôn.
      Đúng là bỏ qua "Tình ca" của Hoàng Việt là một thiếu sót, (hay cố tình?)rất lớn.
      Làm sao HN tránh khỏi những vô thức về chính trị,hơn nữa, lại là rất....ý thức? Phải sống ở bên này mới thấy hết, những người con bỏ nước ra đi, họ mang trong lòng nỗi đau tầm cỡ như thế nào về thân phận. Nỗi đau đó không thể tách rời tiềm thức đâu T à. Thậm chí thế hệ F1 cũng vẫn chưa nguôi ngoai...
      T ui, T là ai vậy? Đừng có tảng lờ câu hỏi...nhạy cảm của chị Ka nha! :D
      P/s. Ka người Hà nội, chẳng có mơ má gì với miền Trung, Nam hay Tây như Sì gòn, Quảng Trị, Huế, An Giang...mà sao bi chừ cứ du lịch xuyên Việt không zậy chời! :( :)

      Xóa
    3. Hic, ở VN anh gặp rất nhiều cảnh hai ông già cựu binh hai phía ngồi nhậu với nhau, vì nhận ra mình đều chỉ là những con tốt buồn bã .. trong lúc ở bển, anh cũng nge nói hội này hội nọ chông nhau rất dữ ..
      Ơ Đức nge kể mấy năm trước cùng biểu tình chống Khựa, nhưng hai hội người Việt, bên cờ vàng bên cờ đỏ ko ai chịu ai .. May mà cuối cùng cũng thỏa thuận được, khi biểu tình chống khựa thì tạm cất cờ :-?

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)