2/4/15

Tản mạn về lập luận


Bài viết đã lâu của Nguyễn Đức Dân, nhan đề:
  Nhân cuộc tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận.
Cop về mọi người đọc chơi, biết thêm / ôn lại mấy điều thường thức về lập luận

Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện (critical thinking) mà cốt lõi là lý thuyết lập luận (argumentation). Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.

Hầu như trong chương trình của các nền giáo dục tiên tiến đều có môn này. Nhờ nó mà xã hội phát triển theo đúng quy luật. Đừng thấy từ phản biện mà hốt hoảng. Ai có chân lý, người đó không sợ tư duy phản biện.


1. Lập luận là gì?

Xuất phát từ tiền đề (từ những sự kiện, từ những chân lý được mọi người thừa nhận) , dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận. Đó là lập luận.

Có hai loại lập luận: Lập luận để chứng minh một chân lýlập luận để thuyết phục.

Loại lập luận thứ nhất thuộc lô gích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hóa học…dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lô gích đời thường : “Ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả. “Trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lô gích phi hình thức (informal logic). Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước quốc hội là những lập luận để thuyết phục.

Để đi tới một kết luận, thường trải qua một chuỗi lập luận.

Ví dụ: Xuất phát từ tiền đề đã được thực tế kiểm chứng “quyền lực thường bị lạm dụng”, người ta lập luận như sau: Muốn xã hội phát triển tốt, cần có cơ chế giám sát quyền lực đối với mọi tổ chức, không có ngoại lệ. Không tổ chức nào đứng ngoài vòng giám sát, nên cơ chế giám sát lẫn nhau là tốt nhất, hiệu quả nhất. Từ đây hình thành cơ chế tam quyền phân lập.

Trong lập luận có những luận đề - những nhận định làm tiền đề hoặc kết đề. Những luận đề “hiển nhiên” được mọi người thừa nhận thì không cần chứng minh. Chẳng hạn , “không còn uy tín mà cố gắng bám lấy quyền lực là vô liêm sỉ” (p. Chủ tịch tỉnh, tập.26, VTV1).

Có những lập luận được hiểu theo nghĩa biểu trưng. Newton nói: Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công. Câu này được hiểu là: Nếu thất bại, hãy kiên trì tiếp tục con đường đã lựa chọn, bạn sẽ thành công.

2. Lý lẽ trong lập luận

Những kết luận không chứng minh, không có lý lẽ là loại lập luận quyền uy chẳng thuyết phục được ai. Tiếc thay, loại này lại thường thấy trong diễn đàn QH.

Chân lý thuộc về số đông’ là loại lý lẽ về số lượng. Nó loại trừ lý lẽ “ta làm theo cách của ta”. Dùng lý lẽ này, GS Hoàng Tụy viết: “Yếu kém nhất của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đi lạc con đường chung của thế giới đang đi. Lạc hậu còn có thể khắc phục được nhưng lạc đường thì mãi mãi khó đuổi kịp các nước” (SGTT , 14.10.11)

Ý thức được tầm quan trọng của lý lẽ ‘chân lý thuộc về số đông’, nhiều đại biểu quốc hội đánh tráo thành nhân danh số đông. Ông Hoàng Hữu Phước (HHP) nói mà không đưa ra được chứng cứ thống kê “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình” thì chỉ là nhân danh số đông – nhân danh nhân dân. Ai tin được cái “đa số công dân” của HHP?

Thú vị là lý lẽ dựa vào uy thế cũng hay được dùng trong QH để tăng thêm trọng lượng cho lập luận. Khi bàn cần có luật biểu tình cả hai ông D.T. Quốc và T.T. Nghĩa đều viện tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

3. Ngụy biện và sai lầm trong lập luận

Luật đặt ra để điều chỉnh các hành vi xã hội. Xảy ra một vài cuộc biểu tình hỗn loạn tại sao không nghĩ rằng hãy xây dựng luật biểu tình để hạn chế biểu tình hỗn loạn mà lại nghĩ cần cấm biểu tình?

Đánh tráo khái niệm là một cách ngụy biện hay thấy trong lập luận nghị trường. Từ demonstration ( biểu tình) xuất hiện trong tiếng Anh từ thế kỷ XIV ( 1325 – 1375) là hình thức đấu tranh của một tập hợp người, công khai đòi quyền lợi, chống bất công, phản đối một điều gì đó đối với giới chủ hay nhà cầm quyền được ông HHP đánh tráo thành biểu tình với động cơ chính trị “chống chính phủ”, ông đại biểu H. thậm chí còn đẩy lên thành “chống chế độ” . Đây là kiểu lập luận chụp mũ hù dọa. Tại sao ông HHP lại quên mất bên cạnh những cuộc biểu tình “chống” còn có những cuộc biểu tình ủng hộ - chống lại cuộc biểu tình “chống”. Câu chuyện phe ‘áo đỏ’, ‘áo vàng’ bên Thái còn chưa xa.

Nếu xuất phát từ những tiền đề vu vơ, những lý lẽ tào lao thì lập luận chẳng thuyết phục nổi ai. Xem xét quyền biểu tình theo trình độ dân trí và nền kinh tế là một lối tư duy hết sức tùy tiện. Lối lập luận này cùng “tầm cỡ” lập luận của ông T.T.Cảnh - đại biểu QH khóa trước: Các nước có chỉ số IQ cao thì người ta làm đường cao tốc.

Không ai là người hoàn hảo. Và cũng không có chính phủ nào hoàn hảo. Người dân trong một thể chế dân chủ và nhà nước pháp quyền dùng quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình để tham gia quản lý xã hội , nhằm giúp chính phủ tự điều chỉnh cho hoàn hảo hơn. Những cuộc biểu tình như thế không hề làm “ô danh đất nước”.

Về cuộc biểu tình ở Thái Bình năm 1980, từng có ý kiến cần dùng biện pháp “đàn áp bạo loạn”. Nhưng chính vì nhìn nhận nó theo hướng dân chủ và tích cực, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời ấy đã “đi vào tâm bão” và giải quyết êm thấm vụ việc.

Đẩy người dân sang phía đối kháng thì dễ, kéo họ về phía ta khó hơn nhiều.

Về phương diện lập luận, chân lý không phải luôn luôn thuộc về số đông. Chỉ mình ông Dương Trung Quốc phát biểu ủng hộ cần luật biểu tình, nhưng hầu như không ai có tranh luận bác bỏ. Vậy ông D.T. Quốc đúng.

GS. TS Nguyễn Đức Dân
Nguồn: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

-----------------------------
Tranh luận tại Quốc hội mà GS Nguyễn Đức Dân nhắc đến trong bài trên có lẽ là các cuộc tranh luận về luật biểu tình hồi tháng 11/2011. Có thể đọc bài tường thuật phiên họp ở đây (link đến bài trên vnexpress)

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cựu UV BCT, Trưởng ban TTVH Trung ương, cũng có viết một bài thơ về vụ này.

Nhân dân

Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở

Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!

Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!

Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.


Tháng 11/2011
Nguyễn Khoa Điềm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)