8/12/23

Tai hại do không dạy tiếng Hán Việt

Vương Trí Nhàn

NHỮNG TAI HẠI DO KHÔNG NGHIÊN CỨU

VÀ GIẢNG DẠY NGHIÊM TÚC TIẾNG HÁN VIỆT
Bài cũ, đã đưa trên Fb này lần đầu ngày 18/10/2014
***
Trong buổi cà phê ở chỗ anh Dương Thụ thứ bảy 18/11/2014 sắp tới, bọn tôi sẽ được nghe ông Hoàng Dũng nói về chủ đề:
“Ứng xử của tiếng Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại”
Đọc lời dẫn thấy diễn giả viết: “Tiếng Hán Việt rất quan trọng, không chỉ vì tiếng Việt đã du nhập một số lượng lớn từ Hán Việt, mà còn vì chúng có vai trò đặc biệt, không thể thay thế, trong việc cấu tạo các thuật ngữ khoa học và các diễn ngôn quan phương. Tiếng Hán Việt hoạt động theo quy tắc nào? Đó có phải là biệt lệ so với các ngôn ngữ Sino-xenic (các ngôn ngữ có số lượng lớn từ vay mượn tiếng Hán như tiếng Nhật, tiếng Hàn) và rộng ra là sự vay mượn phổ quát xảy ra giữa các ngôn ngữ có quan hệ tiếp xúc hay không? Thái độ đúng đắn là đề cao khuynh hướng "giữ gìn sự trong sáng" (purism) hay tôn trọng hiện thực?”
Đọc lời dẫn giải ấy, tôi hiểu đây là buổi nói về vai trò, về tầm hoạt động và ý nghĩa của tiếng Hán Việt. Tôi đã viết ngay trong email cho người bạn trẻ Linh Thoại “tiếng Hán Việt quan trọng vì nó liên quan tới sự phát triển trí tuệ của cộng đồng và là phương tiện bắt buộc để người Việt hội nhập với quốc tế. Điều đó đúng trong lịch sử lại càng đúng với xã hội hôm nay”
-------------
Trong lúc chuẩn bị để viết một bài kỹ lưỡng hơn, tôi tìm thấy đoạn ghi chép cũ ghi từ mấy năm trước:
Trong cuốn sách “Việt Nam và Pháp, bạn hay thù” của tác giả Philippe Devillers, NXB Tổng Hợp TP.HCM 2006, các trang 288-290, có một đoạn kể lại những tính toán của người Pháp sau khi chiếm được các tỉnh miền Tây, cuối thế kỷ XIX, muốn xác định nền giáo dục ở các xứ bảo hộ để phục vụ cho nền cai trị của họ ra sao.
Lúc bấy giờ đô đốc Bonard còn phân vân không biết nên dạy cho người bản xứ là chữ Hán hay chữ Quốc ngữ. Nhưng các cha cố thì kiên quyết là dạy ngay chữ Quốc ngữ vì nó rất cần cho việc giảng đạo của họ mà lại học được nhanh.
Ở chỗ này, tôi thấy Bonard là một người rất sâu sắc. Ông ta bảo rằng đúng là học chữ Quốc ngữ thì nhanh biết chữ thật nhưng chỉ tạo ra những con vẹt; có điều do nhu cầu của việc bình định, ông ta vẫn đồng ý với việc dạy chữ Quốc ngữ.
---------------------
Sau này, tôi có đọc được trong một cuốn sách của Nguyễn Văn Trung về chữ Quốc ngữ, cuốn này vì in ra từ cuối 1974 đầu 1975 nên ít người biết.
Ở đó Nguyễn Văn Trung có dẫn lại ý của một người Pháp nói rằng là từ sau khi việc dạy chữ Quốc ngữ được phổ biến thì mặt bằng đạo đức xã hội của các tỉnh miền Tây thời đó thấp hẳn xuống.
Cái lạ ở đây là sự xuất hiện của nhóm từ "mặt bằng đạo đức".
Như vậy, ngôn ngữ không phải là một công cụ vô can? Ngôn ngữ có liên quan tới sự định hình đời sống tinh thần và trình độ làm người của các dân tộc?
---------------
Đến lúc giở lại cuốn sách của Philippe Devillers, thấy ở tr 289 có chép lại những lời giảng giải của một người Pháp là Luro về sự khác nhau giữa việc học chữ Hán và việc học chữ Quốc ngữ:
“Biết đọc và biết viết, trong tiếng Trung Hoa, có nghĩa là đã để vài năm ở tuổi thanh niên của mình dừng lại trên những cuốn sách đạo lý, lịch sử, đã nghiên cứu và thấu hiểu các cuốn sách đó. Như vậy là đã nhận được cả sự học vấn và sự giáo dục (…). Còn với hệ thống của chúng ta [với tiếng Quốc ngữ mà chúng ta dạy] đứa trẻ ra khỏi trường mà chẳng có chút kiến thức về đạo lý tức là chẳng được giáo dục gì cả.”
A! Câu chuyện "mặt bằng đạo đức" hóa ra là thế.
Tôi rất thích cái ý tưởng này bởi lẽ, ngược với ý kiến nhiều người quá tự hào về chữ Quốc ngữ và việc dạy chữ Quốc ngữ từ 1945 tới nay, tôi thấy việc bỏ qua không dạy tiếng Hán Việt – dạy một cách khoa học, cẩn trọng nghiêm túc – đã là cản trở cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là khi ta bước sang thời hậu chiến.
MỘT ĐOẠN BỔ SUNG
Trích từ bài
Việc dạy chữ Hán có những liên hệ rộng lớn hơn chứ không phải riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ đưa trên Fb này ngày 9/9/2016
Trong các phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại“ diễn ra hôm 27/8, nhiều người chủ yếu nhấn mạnh về mặt chuyên môn, đại ý là "Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt"
Nhà giáo Đoàn Lê Giang có mấy ý mới:
1/ Trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
2/ Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam [trở nên những con người –VTN thêm] đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
3/ Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ hán nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học (xem nguyên văn trên bản tin VietNamNet 29/8/16)
Tôi chỉ dẫn ra Đoàn Lê Giang vì không phải người trong giới, không dự hội thảo mà chỉ đọc VNN, nên không biết ngoài ông Giang còn có những ai trùng với ý trên, chỉ theo kinh nghiệm mà dự đoán các ý tương tự như của ông Giang thuộc loại thiểu số.
Nhưng, học theo cách sống và cách nói của Phan Khôi, hôm nay "tôi đang muốn đứng về cái đám thiểu số này".
Tôi buồn vì họ đang là thiểu số.
Mà dù các ý kiến như của ông Giang có chiếm đa số nữa cũng còn không biết bao giờ mới thực hiện được.
Nữa đây lại là thiểu số.
Ở Việt Nam, tôi biết rồi, người thiểu số bị quên đi là may, có khi họ lại còn không được làm việc nữa. Nhưng tôi vẫn thấy, nên theo ông Giang vì ông ấy đúng.
link. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02ohMFsPRZL4jFfyMrPnAGp6Cz15caR8umJLPAKEPHbBWUUhgGKXCJLL79StFyhtrcl&id=100007958417043&

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)