30/1/13

Pham Duy - Tạ Ơn Đời


Các ca khúc sau lấy từ một CD của Phạm Duy nhan đề Cái Chết Tuyệt Vời, bỏ bớt hai bài Những Gì Đem Theo Về Cõi ChếtĐường Chiều Lá Rụng đã được nghe nhiều trong mấy entry trước, thay vào là bài Một Ngày Một Đời. Ngoài ra ca sĩ thể hiện cũng có thay đổi vài vị .. Vì vậy cũng không giữ lại tên gốc của CD

29/1/13

Pham Duy - Nguoi Tinh Gia Tren Dau Non



Phạm Duy, người tình nhân của nhiều thế hệ, đã viết về hình ảnh của một người tình già trên đỉnh non cao, ngó những đám mây buồn bã, những tảng tuyết lớn đã tan trên đôi vai, nhìn hoàng hôn thoi thóp, bỗng nghe tiếng gọi của người yêu dấu vọng lên từ dưới thế gian. Người tình già bỏ đỉnh non cao, đi xuống gặp người yêu cũ để sống lại bốn mùa của cuộc đời và hẹn nhau cứ sau một thế kỷ lại cùng tái sinh. Nhưng thông điệp của bài HOÁ SINH là sự trở về cội nguồn của những chiếc lá chết lại không quan trọng bằng việc làm thế nào những nụ hoa vẫn nở trên những cành khô.
(Bùi Bảo Trúc - VOA)

nguồn: phamduy2010.com

28/1/13

Phạm Duy - Những Gì Đem Theo Về Cõi Chết


Khánh Ly


Mai Khôi
Thanh Mai
Elvis Phương
Thái Thanh


Vô Thường - Duy Quang


Phạm Duy Đường Chiều Lá Rụng



Cây đại thụ của làng nhạc Việt nam đã qua đời chiều nay 27/1 hưởng thọ 93 tuổi, để lại cho đời một gia tài âm nhạc đồ sộ, trong đó khá nhiều tác phẩm chưa được phép phổ biến chính thức tại Việt Nam

Mời nghe lại một bản nhạc của ông viết về cái chết - Đường Chiều Lá Rụng.

26/1/13

Bia mộ

Nơi đây an nghỉ
XXX
Một người chồng tốt, một người cha tuyệt vời, nhưng là một thợ điện dở ẹt

25/1/13

How to best teach Preschool


Lang thang trên mạng, vào teachingenglishgames.com thấy bài này hay hay nên mang về. Trong trang ấy có khá nhiều trò chơi luyện tiếng dành cho trẻ 4 - 12 tuổi.

As a solution to these challenges use the things on the checklist below for guaranteed success in teaching English.  These are the things that children love to do and you can use them as a vehicle for learning to gain instant results.
-       Chop and change your games and activities every 5-10 minutes.
-       This is vital because preschool children need variety as they get bored easily and have a very short attention span.
-       Vary the pace during the lesson, mixing up excitable games with quiet ones.  You do not want your children getting bored but you do not want them getting over-excited either, so vary the pace according to the mood and keep the children on their toes but not over the top.
-       Repeat, review and revise.  Use short games to review vocabulary and phrases you have taught earlier in the term and the year.  If you neglect this, the children will have no recollection of the language you have covered!

23/1/13

Nguyễn Bính - Tương Tư với Thúy Đạt



src unknown
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,

Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,

Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,

Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.

22/1/13

tranh lụa Nguyễn Thị Tâm

Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm sinh ở Mỹ Tho trong một gia đình công chức trung lưu. Lên 5 tuổi bà chuyển về Sài Gòn, năm 1958 tốt nghiệp khoa sơn dầu trường Cao đẳng mỹ thuật Sài Gòn Gia Định, năm 1959 đỗ thủ khoa khóa sư phạm hội họa của trường Cao đẳng mỹ thuật.

75 tuổi đời, 55 tuổi nghề, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm đã có hơn 20 triển lãm tranh lụa tại các địa phương trong nước như TP.HCM, Hà Nội, Huế, Hội An... và tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Thái Lan, Lào, Singapore, Trung Quốc...

(theo Vietnamnet)

Nguyễn Bính - Tương Tư với Hồng Vân

sơn dầu cùa Zang Lin
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,

Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,

Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,

Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.


Hồng Vân ngâm


Bao Giờ Biết Tương Tư - nhạc Ngọc Chánh Phạm Duy

Tuấn Ngọc ca



21/1/13

Gogo 's Adventures with English

Bộ giáo trình tiếng Anh dành cho trẻ 3 - 9 t



Mỗi clip chỉ khoảng 5 phút, đủ để trẻ tập trung nghe và không chán.
Lưu ý là có thể nghe một bài, chưa đủ nhuần nhuyễn, trẻ đã chán, đòi nghe clip tiếp. Bạn có thể tìm trên Youtube các clip khác cùng chủ đề cho trẻ học. Ví dụ với bài 1 có chủ đề là tự giới thiệu, có thể tìm thấy:


Bé làm ca sĩ này


Mẹ hát với con nào, hay hơn chú ấy là cái chắc :-D
Có thể theo link sau để down trọn 37 clip ấy (link MF): 
Ở đây
ở đây

19/1/13

Phim hành động Mỹ

Chả biết hay dở như nào.


Trả Thù - Việt sub

Rashōmon


Rashōmon (Lã sanh môn) phim của đạo diễn Kurosawa Akira, giải Sư tử vàng (Venice 1951), Oscar cho phim nước ngoài hay nhất (1952).
Phim được đặt theo tên một truyện ngắn (Cổng Rashomon), nhưng nội dung phim chủ yếu lấy từ Truyện trong rừng trúc (Yabu no naka), cả hai cùng nằm trong một tập truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke.
Akutagawa Ryunosuke nhà văn bậc thầy Nhật, Nobel Văn chương 1921, tự sát 1927, lúc chỉ mới 35 tuổi.
Truyện trong rừng trúc được ông viết năm 29 tuổi.
Câu chuyện quay quanh cái chết của một võ sĩ đạo được tìm thấy trong rừng trúc. Ba người liên quan gồm tên cướp, vợ người chết và bản thân người chết qua miệng cô đồng, mỗi người khai một cách, chẳng ai giống ai và đều có những điểm mâu thuẫn với hiện trường vụ án. Nhưng ai cũng có vẻ rất chân thành, tự nhận chính mình là thủ phạm, dù sự thật ấy có thể làm thiệt hại bản thân
Sự thật, dĩ nhiên chỉ một. 
Sự thật thật sự ở đâu ? 

thả thơ vào tranh . Luân Hoán


đọc tiếp thơ Luân Hoán



18/1/13

Blogger 3 - Chèn video, nhạc, smileys vào còm

Trong bài trước có giới thiệu mấy link hướng dẫn cách chèn code cho phép chèn nhạc, ảnh, mặt cười vào còm.
Do một số lazy lady :-D than thở đọc khó hiểu nên đã xem lại các code, các qui trình thực hiện và cố tìm cách sửa để các bạn bớt khó khăn trong khi thực hiện. Trong bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách làm đơn giản hơn. Ngoài ra, đã sửa đổi thêm thắt tí nên hiệu quả cũng có tăng thêm

Nguyễn Bính - Tương tư với Hoàng Oanh

Nguyễn Bính  (1918 - 1966)


Tương Tư

Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,

Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,

Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,

Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,

Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào.


Hoàng Oanh ngâm





17/1/13

Dạy trẻ nói tiếng Anh tự nhiên

Loạt bài về phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ phát trên VTV2, có lẻ không chỉ có ích với phụ huynh đang kèm cặp con em mình, mà cả với phụ huynh không trực tiếp dạy cho trẻ - để biết cách chọn lớp chọn thầy cho trẻ học hay hỗ trợ trẻ tự học ở nhà.


Trên webtretho có những topic bàn về việc dạy & học tiếng Anh cho trẻ có thể đọc để tham khảo kinh nghiệm của các ông bố bà mẹ khác.

16/1/13

Nỗi nhớ . Phạm Dũng




Nỗi Nhớ - nhạc Phú Quang - Ngọc Anh trình bày
Lời do Phú Quang viết lại từ bài thơ cùng tên của Phạm Dũng.

Em không ngủ bởi vì anh đang nhớ

Chùm nhỏ thơ yêu

Chế Lan Viên

Anh cách em như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
Sắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm

Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ
Một trời sao rực cháy giữa đôi ta
Em nhắm mắt cho lòng anh lộng gió
Cho trời sao yên rụng một đêm hoa.


Đỗ Dũng phổ nhạc, Lê Dung trình bày



14/1/13

Nhớ - Tạ Văn Sỹ

First glance - Pino Daeni

Anh nhớ em âm thầm mà nóng bỏng
Nửa muốn dạo vòng nửa lại ngồi yên
Giống như kẻ đi thuyền trên biển sóng
Đứng chỗ nào cũng cứ thấy chao nghiêng!.


Tạ Văn Sỹ

thiếu nữ trong tranh . Luân Hoán


Luân Hoán tên thật Lê Ngọc Châu, sinh 1941, tuổi Thìn, Quảng Nam. Sống và học tại Ðà Nẵng từ 1953. Đi lính, mất một chân năm 1969. Từ 1985 sống tại Canada.

Có thơ đăng báo từ 1960.

Trước 75 cộng tác tờ Văn Học (và một số tờ báo khác), in khoảng 10 tác phẩm: Về Trời (1964), Chết Trong Lòng Người (1967), Hòa Bình Ơi Hãy Đến (1970), .. . Sau khi sang Canada Ông cộng tác với tạp chí Làng Văn, Quê Mẹ, .. và in nhiều tác phẩm: Hơi Thở VN (1986), Ngơ Ngác Cõi Người (1989), Cỏ Hoa Gối Đầu (1997), ..



13/1/13

Samsara

Bạn gởi cho link giới thiệu bộ phim, chưa kịp xem. Nhưng cũng post lên kèm đoạn giới thiệu để ai rảnh thì xem
.

Samsara được thực hiện năm 2001 bởi tài tử - đạo diễn tài năng Ấn Độ Pan Nalin. Bộ phim là sản phẩm hợp tác giữa bốn nền điện ảnh lớn là Ấn Độ, Pháp, Ý và Đức trong đó chủ chốt là điện ảnh Ấn Độ. Tác phẩm này đoạt được rất nhiều giải thưởng trong các Liên hoan phim Quốc tế, như giải phim hay nhất trong LHP Quốc tế Melbourne 2002, Giải của Ban tuyển lựa chính thức tại các LHP Quốc tế Sudance 2002, LHP Quốc tế Toronto 2001 và nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng khác.

12/1/13

10 mỹ nhân đẹp nhất mọi thời đại


VnExpress: Flix66 - một trang web về điện ảnh của Mỹ - vừa công bố danh sách 10 mỹ nhân đẹp nhất trên màn ảnh mọi thời, do Brad Sturdivant lựa chọn. Sturdivant là tác giả chuyên viết bình luận về phim ảnh và các ngôi sao của ngành nghệ thuật thứ bảy. Ông đưa ra 3 tiêu chí để lựa chọn top 10: Thứ nhất, dựa trên nhan sắc chứ không phải tài năng của diễn viên; thứ hai, dựa vào vai diễn của diễn viên trong các bộ phim; thứ ba, các vai đó phải là vai chính trong phim.

Dưới đây là top 10 mỹ nhân và những vai diễn của họ


10. Carrie Fisher trong Star Wars Episode VI: Return of the Jedi - 1983
9. Julia Roberts - Pretty Woman - 1990
8. Bette Davis - All about Eve - 1950
7. Jennifer Lopez - Out of Sight - 1998
6. Chương Tử Di - 2046 - 2004
5. Marilyn Monroe - Bus Stop - 1956
4. Grace Kelly - High Noon - 1952
3. Megan Fox - Transformer - 2007
2. Olivia Newton-John - Grease - 1978
1. Audrey Hepburn - Breakfast at Tiffany’s - 1961
Trăm nghe không bằng một thấy, hãy tìm xem phim họ đóng .. 

10. Star Wars Episode VI: Return of the Jedi - 1983



9. Julia Roberts - Pretty Woman - 1990

11/1/13

Gió thiên đường - Lâm Thị Mỹ Dạ


From my window - by Manolis Tsantakis
Mời tiếp tục nghe một số ca khúc do nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ viết.

Gió thiên đường - Tuấn Phong ca


Thả mây cho gió - Trọng Tấn


Đọc thơ

Thả mây cho gió
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Như chỉ hoa quỳnh có
Cái mầu trắng ấy thôi
Mầu trắng muốt thơ ngây
Chẳng lẫn vào đâu được

Đời của hoa thơm ngát
Con ong nào biết đâu
Hoa nở trong lặng lẽ
Âm thầm vào đêm sâu

E ấp mà kiêu hãnh
Hoa nghiêng trong trăng sao
Như đàn thiên nga nhỏ
Sắp bay lên trời cao

Chợt quên, tôi thiếp ngủ
Để trôi qua phút giây
Cái phút hoa quỳnh nở
Làm sao tìm lại đây

Cái phút hoa quỳnh nở
Nó thế nào hở trăng ?
Nó thế nào hở sao ?
Nó thế nào hở gió ?

Giây phút ấy đi qua
Và thời gian đến trước
Làm sao xin lại được
Xin lại một lần hoa

Từng cánh khép lại rồi
Hoa lả mềm giấc ngủ
Ôi phút hoa hiến dâng
Hồn tôi không kịp hái!


(1980)

Ru Tây Nguyên - Hữu Quang


Tuổi chiều - Phương Nhi


Hoa ngô đồng - Minh Huệ


Đọc thơ

Hoa ngô đồng
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lạ quá! Sao lòng cứ nhớ nhung
Dáng ai đứng tựa cội ngô đồng
Nụ cười phơi phới theo màu áo
Còn lại cho tơi những canh hồng.

Thoáng chộc đời người cũng vội qua
Chìm trong ký ức của màu hoa
Nụ cười phơi phới ngày xuân trước
Còn lại trong tôi chút nhạt nhòa.

Tháng năm theo con nước lênh đênh
Hoa ngô rơi từng đám bồng bềnh
Xa rồi hình bóng thanh xuân ấy
Sông vẫn trôi dài trong khói xanh.

Sống ở quê người em biết không?
Tôi thường tìm đến cội ngô đồng
Hỏi cây còn nhớ người xưa ấy
Đứng hát xuân thùy trên bến sông.



10/1/13

Tặng nỗi buồn riêng


Tristesse - tranh John Neville Cohen
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng

Trái tim em còn trẻ dại
Trắng trong
ai cất giùm em
Cái nhìn già nua
Bàn tay cằn cỗi
Trong xứ sở anh
em bị lạc
Xứ sở hiếm hoi niềm vui
Khô khắt đến nao lòng

Ai cất giùm em
nước mắt
Biết giấu nụ cười đi đâu
Khi phải cười

Em không còn là em
Ai đánh mất em?
Hay chính em đánh mất?
Nào phải chi mình xấu xa
Trái tim em trong trắng
Ai nhận ra?
Đến như anh – người bạn cùng đường
Vẫn bước ngoài đời em
Em lạc cả trong anh
Lạc không tìm ra lối

Nhiều khi muốn mình như chiếc bóng
Tan trong màu đêm
Để không ai nhận ra
Mình có mặt trong đời

Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương

Em chết trong nỗi buồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi
Ai biết sau nụ cười
Giọt nước mắt về đâu?


Lâm Thị Mỹ Dạ

Bài thơ đã được Phú Quang lấy ý viết thành nhạc với tựa Romance II, mời nghe Ngọc Anh ca



Blog của LTMD

9/1/13

Người đàn bà mặc áo choàng đen


Loneliness - ảnh Manolis Tsantakis
Người đàn bà đi ra đường
Gió mùa xuân choàng qua vai thiếu phụ
Người đàn bà nói một câu rất nhỏ
Chỉ để mình nghe
Chỉ để gió nghe …

Tưởng như chẳng có gì hối tiếc
Hoa cỏ vô tư nở dưới chân mình
Tưởng như chẳng có gì khó nhọc
Từng bước nàng lướt nhẹ thinh không

Sao không mặc áo hồng, áo tím
Nàng choàng chỉ màu đêm
Bộ áo đen như chiếc quan tài
Khâm liệm bao lỗi lầm vương vãi

Chẳng thể chôn những ảnh hình tan hiện
Dẫu cho nàng đã cố tình chôn
Trái tim đau là phần đất, có thể
Chiếc quan tài kia đặt xuống nặng nề

Nhưng nàng ơi, cuộc đời không phải thế
Mình tự chôn mình
Ngu ngốc làm sao
Hãy ngước nhìn trời cao sẽ thấy
Xuân còn đầy run rẩy, nôn nao …

Một Quỳnh Một Ta

Minh Trí phổ nhạc. Hồng Mơ ca


8/1/13

Thả mây cho gió


Chải tóc - lụa Nguyễn Phan Chánh
Tôi về với tôi

Thả mây cho gió
Thả xanh cho cỏ
Thả trăng cho trời
Tôi về với tôi.

Thả người thục nữ
Hồn nhiên nói cười
Thả người tục lụy
Danh vọng đua đòi
Thả hết, thả hết
Tôi về với tôi.

Thả thời thiếu nữ
Khuất vào xa xăm
Thả chùm tóc bạc
Trắng cả ngàn năm.

Ai đem nụ cười
Chạm vào nước mắt
Niềm vui có màu
Nỗi buồn trong vắt
Tôi về với tôi.

Thơ như máu thắm
Tan vào hư vô
Ðời bao phúc họa
Gieo gặt bất ngờ
Mỏi không thể nghỉ
Ðau không còn kêu
Người im như bóng
Tôi về với tôi.

May có đứa bé
Còn ở trong hồn
Cái nhìn xanh biếc
Lung linh cội nguồn
Trái tim thơ dại
Tôi về với tôi.


Lâm Thị Mỹ Dạ
(Cuối năm 2004)


Bài thơ đã được chính tác giả phổ nhạc. Mời nghe Trọng Tấn ca




Trang LTMD tren newvietart
Bài viết của Ngô Minh về LTMD

7/1/13

Hoa ngô đồng


Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 - ) là nhà thơ nổi tiếng, tác giả của Chuyện cổ nước mình, Khoảng trời hố bom đã được đưa vào chương trình giảng dạy văn học ở phổ thông. Nhưng ít ai biết bà còn soạn nhạc. Năm 2009 mọi người khá bất ngờ khi bà ra mắt album đầu tay của mình.

Mời nghe Minh Huệ trình bày ca khúc do bà phổ nhạc bài thơ của chồng, Hoàng Phủ Ngọc Tường




Hoa ngô đồng

Lạ quá! Sao lòng cứ nhớ nhung
Dáng ai đứng tựa cội ngô đồng
Nụ cười phơi phới theo màu áo
Còn lại cho tôi những cánh hồng.

Thoáng chốc đời người cũng vội qua
Chìm trong ký ức của màu hoa
Nụ cười phơi phới ngày xuân trước
Còn lại trong tôi chút nhạt nhòa.

Tháng năm theo con nước lênh đênh
Hoa ngô rơi từng đám bồng bềnh
Xa rồi hình bóng thanh xuân ấy
Sông vẫn trôi dài trong khói xanh.

Sống ở quê người em biết không?
Tôi thường tìm đến cội ngô đồng
Hỏi cây còn nhớ người xưa ấy
Đứng hát xuân thì trên bến sông.


Hoàng Phủ Ngọc Tường
----
Bài viết của Ngô Minh: Bất ngờ LTMD
.

6/1/13

Trăng Nơi Đáy Giếng


Mấy hôm nay ngồi đọc lại thơ HPNT, chợt nhớ và tìm xem lại bộ phim đặc chất Huế xem đã lâu rồi ...

Trăng nơi đáy giếng (2008)

Phim của Vinh Sơn (đạo diễn), hãng phim Giải phóng sản xuất, dựa trên một truyện ngắn của Trần Thùy Mai, kể câu chuyện về một phụ nữ Huế, yêu chồng đến mức tôn thờ , quên cả bản thân, hi sinh mọi điều để vun quén cho chồng .. để rồi đau đớn nhận ra mình đã từng bước từng bước  ra đứng bên lề cuộc sống ..

Ngoài Hồng Ánh thì hầu hết các diễn viên trong phim đều là người Huế lần đầu đóng phim .. nên từ cảnh vật đến con người đều đậm chất Huế. Ai chưa đến Huế, xem phim cũng là dịp để biết thêm về Huế. Ai đến Huế rồi, xem để nhớ lại kỷ niệm một thời ..

Phim đã đạt giải Cánh diều bạc (VN 2008), và giải Nữ diễn viên chính xuất sắc dành cho Hồng Ánh tại Liên hoan Phim Dubai (2009).

5/1/13

Thị xã trong tầm tay

Cuối tuần xem phim .. Mấy bữa nay nghe thơ HPNT, nên kỳ này tìm xem lại bộ phim có ca khúc chính là do Trịnh Công Sơn viết, lời thơ HPNT ..
Phim Thị xã trong tầm tay, đạo diễn Đăng Nhật Minh


Đặng Nhật Minh là một tên tuổi lớn của điện ảnh Việt Nam, với các tác phẩm như Thương Nhớ Đồng Quê, Mùa Ổi, Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười được đánh giá cao không chỉ trong nước (Bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười được CNN bầu chọn (2008) là một trong 18 tác phẩm điện ảnh châu Á hay nhất trong mọi thời đại - wiki) ..
Trong sự nghiệp của ông, Thị Xã Trong Tầm Tay có vai trò đặc biệt. Đó không phải là bộ phim đầu tay của ông, nhưng là bộ phim đầu tiên ông viết kịch bản và cũng đã làm nên tên tuổi đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Xin mượn bài viết của Đông A giới thiệu bộ phim:

3/1/13

Dạ khúc . Hoàng Phủ Ngọc Tường & Phú Quang


Seul dans la tristesse - tranh Chaline Ouellet
Có buổi chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa

Có buổi chiều nào như chiều qua
Lòng tràn đầy thương mến
Mang cả xuân thì em đến
Thắm nồng như một bông hoa

Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
Cho tôi  chiếc hôn nồng cháy
Nỗi đau bắt đầu từ đấy
Ngọt ngào như trái nho tươi

Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
Nửa vành mi cong hờn dỗi
Em xõa muộn sầu trên gối
Rối bời như mớ tơ xanh

Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
Em có lời thề dâng hiến
Cho anh trọn một đời người

Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là chiếc bóng
Hoa tàn một mình em không hay

HPNT

Dạ khúc được in trong tập thơ "Người hái phù dung" do NXB Hội Nhà văn phát hành năm 1992. Bài thơ đã được Phú Quang phổ nhạc, mời nghe Quang Lý ca



Xem nhà thơ Lê Minh Quốc bình bài thơ cho vui:

Sáu khổ thơ bắt đầu bằng sáu sự tìm kiếm “có buổi chiều nào như chiều …”, với thời gian kéo dần từ quá khứ xa đến hiện tại. Sự lặp lại đó đã tạo cho âm hưởng chung của bài thơ, đó là sự - lần - tìm - kỉ - niệm. Cũng vì sự lần tìm kỉ niệm ấy mà người đọc biết, câu chuyện tình đó đang qua hoặc  đã qua rồi.
Sự vận động mãnh liệt của dòng thời gian qua các khổ thơ cũng là sự vận động mãnh liệt của cảm giác con người trong tình yêu, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc. Anh và em đã cùng đi qua những buổi chiều, từ buổi chiều xưa, đến buổi chiều qua, và những buổi chiều chỉ có thể gọi tên bằng kỉ niệm “buổi chiều người bỏ vui chơi” “buổi chiều mộng mị vây quanh” “buổi chiều hình như chưa nguôi” , những buổi chiều hạnh phúc, chỉ cho đến một buổi chiều nay, buổi chiều mà lần đầu tiên bóng tối đã đến.
Câu thơ “căn phòng anh bóng tối dâng đầy” là một câu thơ vô cùng tinh tế. Không phải là bóng tối phủ ngập căn phòng mà là bóng tối đang dâng lên, đang xâm lấn dần những khoảng không ánh sáng, thứ ánh sáng của hạnh phúc tình yêu mà con người vẫn chìm đắm. Trong căn phòng ấy , vẫn có anh và em, nhưng hai người dường như đã bị đẩy lùi về hai đầu thế giới mà sợi dây kết nối duy nhất là tình yêu đã không còn.
Hình ảnh “hoa tàn” vô cùng gợi cảm, bởi lẽ chỉ cần hình ảnh đó mà người đọc cảm nhận có một tình yêu vừa đã qua đi, vừa đã tàn lụi. Bông hoa tàn lụi trong bóng tối, như sự kết thúc lặng lẽ của một mối tình. Và người đọc biết rằng sẽ không còn có thể tìm thấy một buổi chiều nào nữa, chỉ còn là bóng tối miên viễn, buồn rầu…. Phải chăng vì lẽ đó, bài thơ có tên “dạ khúc”?  Nguồn: Tuổi trẻ.

Bài bình hay. Chỉ ra được cái thần của bài thơ nằm ở khổ cuối, kết tinh trong chữ dâng (bóng tối dâng đầy) và hình ảnh hoa tàn một mình nghe trĩu nỗi buồn dai dẳng dồn và nén trong nín thinh  .. Nếu có gì muốn nói thêm thì đó là vợ HPNT cũng có tên Dạ - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Hai bài viết của Nguyễn Quang Lập: Bạn văn 5Ngông nghenh ngất ngưởng ngậm ngùi 2 giúp hiểu thêm rất nhiều về cuộc sống của tác giả HPNT.


2/1/13

Bồng bềnh cho tới mai sau

Có con thuyền trong sương trắng
Bồng bềnh như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn, như tìm
Có vầng mặt trời rực sáng
Bồi hồi như một trái tim
Em chèo thuyền về phía hướng đông
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Anh mãi nghe từ đáy màu sương mỏng
Bài hát tình yêu dậy một phương hồng

Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
Mà sao anh như đã từ vạn kỷ
Bên sông này đứng hát mặt trời lên
Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tinh cầu

Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau.

HPNT

Bài thơ đã được An Thuyên phổ nhạc dưới tựa Tình Ca Mặt Trời. Mời nghe Minh Phương ca



nhà thơ Ngô Minh bình bài thơ, trích lại mọi người đọc cho vui
Đọc


Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tính nhân văn sâu sắc, những chiều kích khác nhau của trí tuệ uyên bác và chất Huế huyễn hoặc, quyến rũ. Ðó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình. Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng câu trong bút ký nổi tiếng "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của anh xếp lại thành một bài thơ rất lý thú. Ngoài bút ký, anh có nhiều bài thơ hay được rất nhiều độc giả thuộc như "Ðịa chỉ buồn", "Dù năm dù tháng", "Dòng sông đời mẹ", "Ðêm qua", "Bềnh bồng cho tới mai sau"...

"Bềnh bồng cho tới mai sau" là bài thơ tình hay và rất lạ trong mạch "thơ buồn như viết ra từ máu" (chữ dùng của Nguyễn Trọng Tạo) của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vài chục năm nay!.

Mùa hạ năm ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường về thăm Lệ Thuỷ quê vợ. Ðêm anh ngủ lại với mảnh đất đã cho mình tình yêu cuộc đời. Rạng sáng, tiếng hát từ những con đò trên dòng sông Kiên Giang làm anh choàng giấc. Anh chạy ra Mũi Viết nơi ngã ba sông, và bàng hoàng trước cảnh tượng thơ mộng đẹp như tranh thuỷ mặc của Tàu:

Có con thuyền trong sương trắng...
Có em chèo thuyền áo trắng....
Có vầng mặt trời rựng sáng...

Ðó là những hình ảnh thực, rất thực diễn ra trong mỗi buổi sáng mùa hạ ở trên sông Kiến Giang mà bất cứ ai cũng có thể kể lại được. Bắt gặp những cảnh tượng bình minh như trong cổ tích đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị hớp hồn vía. Những hình ảnh đẹp đó đi vào tâm hồn thơ của anh trở nên vô cùng xao động và ấn tượng hơn nhờ những cặp liên tưởng bất ngờ và thú vị:

Có con thuyền trong sương trắng
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim.

"Mặt trời" bồi hồi như "một trái tim" là một hình tượng lạ, một sự so sánh bất ngờ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao!.

Nhờ thủ thuật so sánh, liên tưởng điêu luyện những cảnh thực và thơ đã thành ảo, thành mộng, cái tả đã biến thành cái cảm, cái say dẫn người đọc đến một trạng thái tình cảm mới: tình yêu!. Cô gái chèo thuyền trên sông phút chốc biến thành nàng tiên nữ giữa chốn bồng lai tiên cảnh với những nét đẹp vàng son lấp lánh và cực kỳ sang trọng "phấn mặt trời trên má", "bụi mặt trời vương gót chân", "dấu chân thành hoa hài trên sóng"...

Em chèo thuyền về phía hừng đông
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng

Trước hình tượng Nàng Thơ lộng lẫy sinh ra từ trái tim mặt trời ấy, nhà thơ của chúng ta không thể không thổ lộ rằng mình đã yêu, rằng từ đáy lòng mình "bài hát tình yêu dậy một phương hồng"! ấy là logic tình cảm, logic của thơ !

Hết khổ thơ thứ 2, coi như "tiếng sét tình yêu" đã thể hiện quyền lực của mình: Tình yêu đã được bày tỏ một cách nồng nàn. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường không dừng lại ở đó. Những hình ảnh thơ được tả rất cận cảnh từ gần đến xa rồi từ xa nói gần. Từ những hình tượng bắt gặp ngẫu hứng, bằng cấp độ liên tưởng cao hơn, anh đã phát hiện ra tính âm dương của vũ trụ và đã đẩy bài đến một tứ lớn hơn, đột ngột hơn: Tình yêu của con người rất vĩnh cửu bởi tình yêu mang bản chất của vũ trụ

Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
Mà sao anh như từ vạn kỷ
Bên dòng sông này đứng hát mặt trời lên..

Quan hệ "có đôi" ấy được biểu cảm trong từng chi tiết:

Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tinh cầu...

Thì ra mặt trời, mặt trăng, trái đất và những tinh cầu trong cõi vô biên vũ trụ từ vạn kỷ nay vẫn hướng vào nhau, vì nhau, ôm ấp nhau, nhớ nhau... như con người, như anh và em, như âm và dương. Vâng, vũ trụ là một tình trường vĩnh cửu. Tình yêu của "anh và em" cũng bền vững như tình yêu giữa các hành tinh. Bài thơ kết lại bằng khổ thơ rất hay, với những câu thơ sống động rất đời mà nặng triết lý nhân sinh, những câu thơ có thể tách ra để biến thành ngạn ngữ tình yêu:

Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường "... thấm đẫm triết học về cái chết... thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột... Ðấy là thơ của cõi âm"... Ðó là một nhận xét đúng và tinh tế. Nhưng trong nguồn thơ như từ đất vọng lên của Tường lại có một bài thơ khác lạ, bài thơ như từ trời vang xuống, đầy chứa chan, khoái cảm và trí tuệ. Ðó chính là bài thơ Bềnh bồng cho tới mai sau, bài thơ về trái tim tình yêu, trái tim mặt trời vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới.


Ngô Minh
Nguồn: http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Phe_Binh/bai3_8.htm