18/2/17

Salut d’Amour . Lời chào tình yêu




Nghệ sĩ violin Nam Hàn Joo Yeon Sir và nghệ sĩ piano Nga Irina Andrievsky trình diễn Salut d’Amour (Lời chào của tình yêu), sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ người Anh Edward Elgar (1857-1934).

Bản nhạc được E Elgar viết năm 1888 để tặng cho vị hôn thê của ông, Alice. Elgar gửi cho nhá xuất bản ba phiên bản của tác phẩm, một cho độc tấu piano, một cho song tấu violin và piano, và một cho dàn nhạc với nhan đề bằng tiếng Đức Liebesgruß  (vì Alice thông thạo tiếng Đức), nhưng sau đó đã đổi qua tiếng Pháp Salut d’Amour cho dễ phổ biến hơn ở châu Âu.

Ngày nay bản nhạc đã được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác nhau, hòa tấu hay chơi solo.

Ở Việt Nam bản nhạc được Dương Thụ đặt lời, lấy tên Gió và Lá Cây; được Mỹ Linh trình bày trong album Chat với Mozart (2005) của cô

17/2/17

Hát xẩm Việt Nam


Bùi Trọng Hiền

Xẩm là một loại hình nghệ thuật hát rong của những nhóm nghệ sĩ dân gian sinh sống lang thang nay đây mai đó. Sân khấu của họ đơn giản là gốc đa, bến nước, sân đình, góc phố, đầu chợ, bến đò hay bến tàu xe.., tựu trung là những nơi thường tụ tập đông người, một cơ may để kiếm sống bằng lời ca tiếng hát. Khác với các nghệ sĩ biểu diễn trong rạp hát, khán phòng, cửa đình, cửa đền.., Xẩm thu lợi bằng sự tự nguyện của khán thính giả. Không bán vé, cũng chẳng có định mức tiền thưởng như bên ca trù hay chèo, tuồng.., ai cho bao nhiêu tùy tâm, tùy lực. Tiền thưởng là nguồn thu mong đợi, nhưng thi thoảng, khán giả cũng có thể san sẻ cho Xẩm những món quà, bánh trái hay nhiều khi đơn giản chỉ là bơ gạo, mấy củ khoai, củ sắn trong những dịp giáp hạt, đói kém. Nói vậy để thấy cuộc sống sinh tồn của những nghệ sĩ Xẩm phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh đời sống xã hội đương thời. Không có lấy một mảnh đất cắm dùi, phiêu diêu nay đây mai đó trên những nẻo đường bất tận, không hạn định, Xẩm thực sự là một nghề nghiệp độc đáo. Thế mới hiểu tại sao những chốn phồn hoa đô hội như đất Thăng Long kẻ chợ lại là trung tâm thu hút nhiều bộ môn nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp, trong đó có hát Xẩm.

Gửi em ở cuối sông Hồng

Ngày này năm trước




Nghe lại một bài hát hồi chiến tranh với Tàu 1979



Bài hát do Thuận Yến sáng tác năm 1980, với lời ca lấy từ một bài thơ của Dương Soái, bấy giờ là phóng viên của Đài phát thanh Hoàng Liên Sơn, được gởi lên mặt trận từ những ngày đầu cuộc chiến. Nghe ông kể lại hoàn cảnh sáng tác và đọc bài thơ

14/2/17

Valentine


Ngày valungtung nghe Valentine cho vui

1. My Valentine . Paul McCartney

.. And I will love her for life
And I will never let a day go by ..




My Valentine là bài hát nằm trong album Kisses on the Bottom của cựu thành viên ban Beatles, Paul McCartney. Album phát hành năm 2012, chiếm ngay hạng 1 bảng xếp hạng album nhạc Jazz của Billboard, hạng 3 trên BXH Anh, trên BXH của nhiều nước khác album cũng chiếm vị trí cao.

MV do chính Paul McCartney đạo diễn, với hai ngôi sao Hollywood Natalie Portman và Johnny Depp phiên dịch ca từ thành ngôn ngữ dấu hiệu (sign language) dành cho người điếc.

13/2/17

Nothing's gonna change my love for you


Nothing's gonna change my love for you
You ought to know by now how much I love you
One thing you can be sure of
I'll never ask for more than your love…




Dịp 8/3 ba năm trước đã gioi thiệu tình khúc này qua tiếng hát Glenn Medeiros, tiếng saxo của Kaori Kobayasi, tiếng piano Richard Clayderman, .. Hôm nay nhân ngày valungtung nghe Tuấn Thảo gt lại ca khúc này cho vui (bài lấy lại từ trang web RFI Tiếng Việt 1/8/2015)




12/2/17

Hoài Cảm


Hoài Cảm, nhạc Cung Tiến, Dương Kim Dũng, người được mệnh danh là Hoàng tử guitar, chuyển soạn và trình bày.



Vô Thường (1940 - 2003), nghệ sĩ guitar tự học, chơi đàn tay trái


Virginia Nguyen, thần đồng âm nhạc người Mỹ gốc Việt (sinh 2000)


Võ Tá Hân chuyển soạn và độc tấu guitar


Nghệ sĩ guitar Lê Hùng Phong


Nguyễn Đăng Thảo, chuyển soạn và độc tấu. Nguyễn Đăng Thảo hiện sống ở Úc, dạy Toán Tin


Kim Chung chuyển soạn và trình bày


Pham Ngọc Lân đàn và hát


Nghe thêm Vương Hương (piano) và Luân Vũ (violin) hòa tấu. Hai người hiện sống ở Mỹ, cùng lập nhóm nhạc The Friends. Luân Vũ là con trai họa sĩ Trịnh Cung








10/2/17

7/2/17

Guitarist Kim Chung




Nghe lại Recuerdos de la Alhambra của Francisco Tarrega với tiếng đàn Kim Chung, người được cho là chơi tremolo hay nhất VN hiện nay

Kim Chung sinh năm 1981, bắt đầu học guitar từ năm lên 6, đến năm 15 tuổi thì thi vào Nhạc viện tp HCM. Năm 1997, khi còn đang học ở nhạc viện, Kim Chung tham gia cuộc thi tài năng trẻ guitar toàn quốc tại Sài gòn, giành được giải nữ guitar xuất sắc nhất và giải người trình tấu tác phẩm Việt Nam hay nhất. Tốt nghiệp năm 1999. cô được học bổng qua Nhạc viện Hoàng gia Madrid, ở đây cô được theo học với Jose Luis Rodrigo, một học trò xuất sắc của Andrés Segovia. Hoàn tất chương trình thạc sĩ ngành guitar, vì lí do gia đình, cô không ở lại học tiếp theo đề nghị của Rodrigo, mà trở về VN, giảng dạy tại nhạc viện tp HCM.

Album đầu tay của cô ra mắt năm 2006 có tên “Recuerdos de tremolo” (Hoài niệm về tremolo) được đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay cô đã ra thêm được 4 album, album mới nhất mang tên Khúc Xuân Trầm (2016).



Phỏng vấn Kim Chung




5/2/17

Tắm hay không tắm ?


Tính mềnh vốn ưa sạch sẽ, năm sáu ngày không tắm là không chịu nổi. Nhưng hôm nay đọc được bài này, ngại quá.

Ở dơ một chút cũng tốt!

Nhiều người sáng thức dậy, vừa bước ra khỏi giường là đi pha cà phê ngay và cũng có nhiều người lại đi tắm ngay. Nhưng khoa học đã đặt câu hỏi rằng tắm cho sạch mỗi ngày có nên không.

Theo một nghiên cứu mới nhất của Genetic Science Centre thuộc ĐH bang Utah, Mỹ, câu trả lời là KHÔNG NÊN.

Nhiều người bảo: “Nhịn tắm mấy ngày thì làm sao mà chịu nổi!”, song tắm mỗi ngày được xem như một hành động mà tác giả nghiên cứu gọi là “tẩy trắng” và có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Bởi “tẩy trắng cơ thể” sẽ phá hỏng hệ vi sinh vật, nào là vi khuẩn, virus và nhiều loại vi trùng khác đang sống trên và trong cơ thể của chúng ta. Hẳn nhiên là có nhiều vi khuẩn gây bệnh trầm trọng nhưng nhiều con thì rất hữu ích, chúng mang lại cho cơ thể chúng ta nhiều loại vitamin, chúng bảo vệ cơ thể chúng ta và hỗ trợ tiêu hóa tốt…

Và nếu như chúng ta thường xuyên “khuấy động” và “làm náo loạn” hệ vi sinh vật này thì cơ thể rất dễ mắc bệnh lắm, nhất là do rối loạn về miễn dịch, về tiêu hóa và thậm chí tim và hệ tuần hoàn cũng bị tác động.

Một đợt nghiên cứu tại làng Yanomami của người thiểu số sống trong vùng rừng Amazon của Nam Mỹ đã chứng minh được rằng, đời sống của cư dân tại đây dù đôi khi mất vệ sinh trong con mắt của chúng ta nhưng cơ thể họ lại có được “hệ vi khuẩn đa dạng và những chức năng di truyền mạnh trong một tộc người”. Kết quả thực nghiệm nói trên giúp nói lên rằng lối sống hiện đại của người phương Tây theo tiêu chí “siêu sạch” cũng là con dao hai lưỡi. Mặc dù nghiên cứu không đưa ra chỉ dẫn cụ thể là chúng ta nên tắm bao nhiêu lần trong tuần để giữ cân bằng giữa vệ sinh cơ thể và bảo vệ sức khỏe, có thể là còn tùy vào điều kiện sinh hoạt nhưng cũng có lời khuyên là đừng quá cực đoan, đừng sạch sẽ quá nhưng cũng đừng ở dơ quá!

TƯỜNG NGUYỄN (theo The Independent)

Nguồn: plo.vn

Ngẫm lại, liên hệ với bản thân, thấy đúng quá: Từ ngày lấy vợ đến nay, trừ những hôm vợ đi vắng, còn thì ngày nào cũng tắm. Nhưng sức khỏe thì ngày càng giảm. Chả bù hồi chưa vợ, thỉnh thoảng bạn đến rủ đi bơi, hoặc bà già nhớ mà nhắc mới tắm, lại khỏe như vâm.

Dù sao thì bảo tắm nhiều không tốt cũng trái ngược với những bài học vệ sinh thầy cô dạy từ thời tiểu học, e là báo tung tin sốc câu view chăng, nên gúc bài báo gốc check lai. Hóa ra có cái nghiên cứu ấy thật, theo bài báo trên tờ The Independent của Anh, ở đây: Is showering everyday bad for you? New research says yes

Ngoài nội dung như bài báo PLO tóm tắt trên, trong bài báo này có đoạn kể là James Hamblin, biên tập viên tờ The Atlantic người theo chủ trương chả thèm tắm táp gì, trong một bài báo công bố vào tháng 6/2016 cho biết thời gian đầu người như con quỉ bóng dầu và hôi hám, nhưng sau ít lâu thì cơ thể tự điều chỉnh, người không còn hôi nữa, chỉ là mùi cơ thể bình thường - “You just smell like a person.”

Chợt nhớ hiện nay cũng có nhiều trại chăn nuôi đang phổ biến mô hình nuôi heo không cần tắm, vừa đỡ tốn nước tốn công mà heo lại ít bệnh (xem, chẳng hạn, ở đây). Thật không biết trong chuyện không tắm này, tây học ta hay ta học tây ?

Cũng trên tờ The Independent, có bài này các bà các cô rất nên đọc để rút kinh nghiệm: Majority of UK women don't bathe or take a shower daily (Đa số phụ nữ Anh không tắm hàng ngày)

Đại khái bài báo cho biết một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy phụ nữ ở đây chỉ 1/5 là có tắm hàng ngày, còn lại thì không; trong số này có 57 % phụ nữ cho biết có lau sơ mình mẩy rồi đi ngủ (còn lại thì khỏi lau luôn!). Ngoài ra có 30% tiết lộ ba ngày cũng chả tắm táp gì sất cũng là bình thường.

Theo bài báo thì các bà không tắm rửa vì chẳng có thời gian. Mềnh chả tin cái lí do này: chỉ cần đứng dưới vòi sen làm cái xòa, chưa tới 5 phút là xong, làm gì chả có thời gian ghê vậy! Chẳng qua, theo mềnh nghĩ, các bà các cô vốn thông minh, bản năng sinh tồn mạnh, và bằng bản năng họ thấy tắm nhiều chỉ có hại nên không tắm đấy thôi.

Nhưng các bà các cô mà không tắm thì thật đáng tiếc. Tắm đẹp thế này cơ mà








Nhưng có tắm thì cũng đừng tắm như này





tắm hồ sen vừa bẩn vì bùn, vừa ngứa nếu bị ngó sen cứa da, không khéo còn bị đỉa.

4/2/17

Guitarist Dặng Ngọc Long




Đặng Ngọc Long sinh ngày 30/2/1957 tại Nghệ An. Năm 1975 thi vào Nhạc viện Hà Nội, sau khi tốt nghiệp ông vào Tây Nguyên dạy mấy năm rồi được học bỗng qua Đức học tại nhạc viện Hanns Eisler Berlin (1985 - 1993), chuyên ngành guitar. Trong thời gian học tại đây ông đã tham gia cuộc thi Guitar Quốc tế tại Hungari và đoạt giải đặc biệt (1987).

Hoàn tất chương trình thạc sĩ ông ở lại Đức giảng dạy guitar, đến 2004 mở trường nhạc Berlin-Gesundbrunnen và làm hiệu trưởng trường này. Đặng Ngọc Long từng được thị trưởng Berlin trao bằng khen do những thành tích sư phạm.

Ngoài giảng dạy, Đặng Ngọc Long chuyển soạn, sáng tác, viết sách giáo khoa, tham gia biểu diễn tại nhiều nhạc hội ở Đức, Nga, Y, Tây Ban Nha, .. Ông cũng từng trở về VN biểu diễn (2002, 2010).

1/2/17

Âm thanh của thời gian . Văn Vượng


Văn Vượng sinh ngày 10/10/1942 tại Hải Dương. Bị mù từ năm 4 tuổi do biến chứng bệnh đậu mùa. Từ bé đã ham thích đàn, thường nghe nhạc qua radio rồi mày mò chơi lại với chiếc banjo. Bằng tự học năm 15 ông đã có sáng tác đầu tay, năm 18 lần đầu tiên được mời lên sân khấu biểu diễn. Sau đó Đài Tiếng nói VN về Hải Dương thu một số bản độc tấu, tiếng đàn của ông bắt đầu vang xa. Năm 1968 ông dọn lên Hà Nội tìm đất dụng võ. sau ba năm liền đoạt giải A1 Hội diễn Nghệ thuật Toàn quốc (1970 - 1973), tên tuổi ông được công chúng biết nhiều, ông được nhiều đoàn nghệ thuật tranh nhau mời biểu diễn.