31/12/14

Đợi . Thục Nguyên




Quỳnh Lan trình bày ca khúc do Minh Tiến phổ nhạc bài thơ của Thục Nguyên.

Đợi
thơ Thục Nguyên

Ta đợi người người đợi ta không
Chờ mong như lửa giấu trong lòng.
Hồn yêu bỗng rụng vào hiu quạnh
Hụt hẫng ta ngồi giữa hư không.

Ta đợi một người chẳng đợi ta
Giao thừa chầm chậm đến rồi qua.
Đưa tay níu chút tàn hương lại
Chợt hiểu chỉ là sương khói xa.

Ta đợi một người ở tận đâu
Giao thừa hun hút giữa đêm thâu.
Tình em đã cạn từ thu ấy
Ta đợi làm chi thêm xót nhau.


nguồn thơ: huongxua.org
ảnh minh họa: vietdesigner.com

30/12/14

Rồi một hôm . Thanh Tịnh


Đọc thêm một bài thơ nữa của Thanh Tịnh.
Bài này trước đây thấy nhiều sách báo ở nam ghi tựa Rồi Một Hôm.
Sau này mới biết tựa chính thức khi bài thơ được đăng báo hồi 193x là Lời Cuối Cùng

Lời Cuối Cùng

I
Rồi một hôm, nếu về, cha hỏi:
Mẹ ở đâu? con biết nói sao?
- Con hãy bảo: trông cha mòn mỏi
Mẹ từ trần sau mấy tháng đau.

II

Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ?
Mẹ khuyên con hãy trả lời sao ?
- Con lặng chỉ bình hương khói rẽ.
Và trên giường chỉ đĩa dầu hao!

III

Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng ?
- Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên.

IV

Còn mồ mẹ, nếu cha muốn biết,
Phải hướng nào, con nói cùng cha ?
- Con lặng chỉ bầu trời xanh biếc
Và bên trời chỉ nội cỏ xa!


Nguồn: Hà Nội báo số 5 ngày 5-2-1936
(cop lại từ thivien.net)


29/12/14

Đợi anh về . Simonov


Nói đến đợi chờ, ko thể ko nhớ đến bài thơ của Simonov, ở Việt Nam biết qua bản dịch của Tố Hữu, dịch lại từ một bản dịch tiếng Pháp. Ghi luôn bản tiếng Pháp để đối sánh

Đợi Anh Về

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.

Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!

Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!

Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.

Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.

Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.

(nguồn: wiki)

Attends-moi

Si tu m'attends, je reviendrai,
Mais attends-moi très fort.
Attends, quand la pluie jaune
Apporte la tristesse,
Attends quand la neige tournoie,
Attends quand triomphe l'été
Attends quand le passé s'oublie
Et qu'on attend plus les autres.
Attends quand des pays lointains
Il ne viendra plus de courrier,
Attends, lorsque seront lassés
Ceux qui avec toi attendaient.
Si tu m'attends, je reviendrai.
Ne leur pardonne pas, à ceux
Qui vont trouver les mots pour dire
Qu'est venu le temps de l'oubli.
Et s'ils croient, mon fils et ma mère,
S'ils croient, que je ne suis plus,
Si les amis las de m'attendre
Viennent s'asseoir auprès du feu,
Et s'ils portent un toast funèbre
A la mémoire de mon âme..
Attends. Attends et avec eux
refuse de lever ton verre.

Si tu m'attends, je reviendrai
En dépit de toutes les morts.
Et qui ne m'a pas attendu
Peut bien dire : "C'est de la veine".
Ceux qui ne m'ont pas attendu
D'où le comprendraient-ils, comment
En plein milieu du feu,
Ton attente
M'a sauvé.
Comment j'ai survécu, seuls toi et moi
Nous le saurons,
C'est bien simple, tu auras su m'attendre,
comme personne.

(cop từ chimviet.free.fr)

Bài thơ đã được Văn Chung (1914 - 1984) phổ nhạc, nxb Cửu Long ở Hải Dương phát hành tháng 6/1954. Mời nghe Phạm Ngọc Lân đàn và hát



28/12/14

Mòn mỏi . Thanh Tịnh


Nghe kể nhà thơ Vũ Quần Phương viết Đợi do xúc cảm từ cuộc đời của nhà thơ Thanh Tịnh. Ko rõ thực hư như nào, nhưng nhìn lại cuộc đời Thanh Tịnh có vẻ rất phù hợp.



Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân


Kênh ANTG đang cho chiếu lại bộ phim nổi tiếng của LX xưa.
Nghe nói thời trẻ Putin theo nghề tình báo,  đồng thời cũng rất thích xem phim tình báo, đặc biệt phim có Tikhonov đóng.
Trong tình hình Nga hiện nay, coi lại bộ phim điệp báo do Tikhonov thủ vai chính cho vui.
Ai thấy giờ giấc chiếu trên ANTG ko thuận tiện thì coi trên Youtube theo link dưới đây.

Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân (tiếng Nga: Семнадцать мгновений весны) là một bộ phim truyền hình dài tập của Liên Xô, trình chiếu lần đầu năm 1973. Phim được làm tại xưởng phim Gorky, do Tatyana Lioznova đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yulian Semyonov. Phim được chia làm 12 tập với mỗi tập có độ dài khoảng 70 phút và cả phim có thời lượng khoảng 840 phút.

Bộ phim nói về cuộc đời (đã được hư cấu) của một điệp viên người Nga tên là Isaev hoạt động tại nước Đức Quốc Xã dưới tên Đức là Stirlitz, do diễn viên Soviet Vyacheslav Tikhonov đóng.
Nội dung phim tập trung vào hoạt động của Isaev trong mười bảy ngày cuối cùng trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Các vai diễn chính khác do Leonid Bronevoy, Oleg Tabakov, Rostislav Plyatt và Vasily Lanovoy đảm nhận.

Phần âm nhạc của bộ phim do nhạc sĩ Mikayel Tariverdyev viết. Bài hát có tên là "Khoảnh khắc này không phải là vô nghĩa".
Bộ phim trở nên quen thuộc khắp Liên Xô và rất nhiều câu nói trong phim cũng đã được nhiều người thuộc lòng và sử dụng trong đời thường. Hiện đang có thảo luận về việc xây dựng một tượng đài kỷ niệm Stirlitz ở thành phố Gorokhovets, nơi ông sinh ra.
Sau 35 năm, kênh truyền hình "Nước Nga" quyết định làm mới – tô màu cho bộ phim huyền thoại này. 12 tập của bộ phim được tô màu hoàn tất trong thời gian 3 năm, với kinh phí gần 3 triệu dollar. Hơn 600 chuyên gia từ Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc tham gia dự án này. Bộ phim cũng được làm lại về phần hiệu ứng âm thanh thực tế hơn.
Bộ phim được làm mới được công chiếu vào năm 2009, nhận được nhiều sự khen ngợi cũng như phản đối. Thậm chí, có một vài ý kiến sẽ thưa kiện những người làm mới vì xâm phạm nguyên bản.

(cop từ vi.wikipedia)





27/12/14

Đợi . Vũ Quần Phương


Đợi, là một hạnh phúc. Đấy là lúc nỗi nhớ dâng đầy, để ta nhận ra tình yêu là điều có thực. Đợi, để cho tình yêu lắng lại, ngấm sâu, kết chặt .. Nên Hồ Dzếnh ngập ngừng Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé. Xuân Diệu tâm đắc Được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu ...

Đợi, có khi là một khổ nạn. Đấy là lúc sự nghi ngại ùa về, tình yêu bị đặt dấu hỏi. Đợi trong khắc khoải làm mòn niềm tin, kể cả niềm tin vào bản thân. Và như thế, làm nhòa tình yêu, đến lúc nào đó ko còn nhận ra được nữa

Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em quen thành lạ.



26/12/14

Celtic Woman: A New Journey




Album studio thứ 3 của Celtic Woman tựa Celtic Woman: A New Journey phát hành tháng 1/2007. Vẫn là những khúc nhạc truyền thống, những bản dân ca đương đại, hoặc những bản pop nổi tiếng được cover lại theo phong cách Celtic: The Prayer của Celine Dion và Andrea Bocelli, Over The Rainbow của Judy Garland và cả Eva Cassidy, .. 

Chỉ trong tuần đầu phát hành đã bán được 71 ngàn CD, album nhanh chóng chiếm ngôi đầu bảng Billboard World Music, đẩy 2 album trước đó xuống một hạng - một mình Celtic Woman chiếm luôn ba vị trí đầu bảng. New Journey cũng phá kỷ lục 68 tuần đầu bảng lập trước đó của album đầu tay Celtic Woman. Trên Billboard 200, New Journey chiếm vị trí thứ 4.

Để chuẩn bị cho album studio này, từ 5 tháng trước Celtic Woman đã tổ chức live show hoành tráng tại lâu đài nổi tiếng Slane Castle, Irland. Các buổi trình diễn được thu DVD, đồng thời phát sóng trên PBS tháng 12/2006. Trong album này, Celtic Woman có thêm thành viên mới  Hayley Westenra, một soprano người New Zealand.



25/12/14

Celtic Woman




Năm 2004, David Downes, nhà soạn nhạc; cựu đạo diễn của Riverdance - một nhóm múa dân gian Ireland, có lẽ được gợi ý từ Spice Girls, Pussycat Dolls, đã gom 5 cô gái Ireland xinh đẹp  gồm 4 ca sĩ solo Chloë Agnew, Órla Fallon, Lisa Kelly, Méav Ní Mhaolchatha và violinist Máiréad Nesbitt lập thành một nhóm nhạc lấy tên Celtic Woman. Trước đó họ chưa từng chơi nhạc chung với nhau.

Ngày 15/9/2004 họ ra mắt công chúng tại nhà hát The Helix nằm trong khuôn viên Đại học Tp Dublin (DCU), Irland, với một chương trình gồm một số ca khúc dân gian Irland và một số nhạc phẩm hiện đại được cover lại theo phong cách nhạc dân gian Celtic. Live show được thu lại, phát sóng trên kênh PBS, Mỹ tháng 3/2005, đồng thời DVD thu từ live show và album studio đầu tay của nhóm cũng được phát hành với tựa Celtic Woman. Chỉ sau vài tuần album đã chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard World Music, vượt qua Sogno của Andrea Bocelli, lập kỷ lục với 68 tuần đứng đầu bảng, và chỉ bị đẩy xuống hạng 2 khi album thứ 2 của chính họ A Christmas Celebration được phát hành vào tháng 10/2006.

23/12/14

Noel với Celtic Woman & tranh Lê Thị Lựu


Noel, tiếp tục mời
nghe album nhạc của Celtic Woman - A Christmas Celebration. Và
ngắm tranh Lê Thị Lựu



*
Họa sĩ Lê Thị Lựu năm 1940
(photo unknown)
Lê Thị Lưu (1911 - 1988) quê Bắc Ninh, tốt nghiệp khóa 3 Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội năm 1932. Ra trường, đi dạy ở Trường Bưởi, trường Áo Tím (sau là Gia Long), trường Mỹ Thuật Gia Định .. Ngoài vẽ, bà còn làm thơ, cộng tác với các tạp chí Ngày Nay, Phụ Nữ Tân Văn, Đàn Bà Mới.

Năm 1940 bà qua Pháp chữa bệnh rồi định cư ở vùng Paris. Năm 1946, ở Paris, bà tham gia phong trào chống thực dân, làm thủ quỹ cho hội Văn Hóa Liên Hiệp, từng bị mật thám Pháp khám nhà nhiều lần. Sau hiệp định Geneve 1954, thấy Nam Bắc chiến tranh, bà ngưng mọi hoạt động Việt Kiều. Năm 1956, chồng bà về Hà Nội, làm việc cho Bộ Thương Nghiệp; đến 1959 lại bệnh, trở về Pháp. Bà vẫn sống ở Pháp, vẽ và đi dạy ở một số trường trung học Pháp. Từ 1971 hai vợ chồng bà về Spéracèdes, miền Nam nước Pháp, sống ẩn dật và tiếp tục sáng tác cho đến khi bệnh mất năm 1988. (lược ghi từ thuykhue.free.fr và lethiluu.free.fr)

Noel mời xem vài bức lụa trong series tranh mẫu tử của bà












21/12/14

Noel với R. Clayderman và tranh mẹ con của Bouguereau


Còn ít hôm nữa Noel rồi. Mời nghe Richard Clayderman chơi một số những bản nhạc Noel nổi tiếng và ngắm những bức tranh mẹ con tuyệt đẹp của danh họa Pháp William-Adolphe Bouguereau



Đức Mẹ, Jesus và Thánh John Baptist (1875)

20/12/14

Nhạc sĩ Phạm Duy nói về cách đặt lời Việt cho nhạc ngoại

Tuấn Thảo RFI (15/2/2013)



Lúc sinh tiền, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng viết hơn một ngàn ca khúc trong nhiều thể loại. Trong quá trình sáng tác dồi dào ấy, có đến gần một phần ba là những ca khúc nước ngoài do tác giả Phạm Duy soạn lời Việt. Phiên bản tiếng Việt gần với nguyên tác, ca từ vừa khít với giai điệu, ý tứ gần gũi hình tượng quen thuộc với người Á Đông. Ba yếu tố đó giải thích vì lời của ông Phạm Duy rất lọt tai người Việt.

Trong lời mở đầu viết cho quyển sách "Ngàn lời ca khác", dành riêng cho các bản nhạc ngoại quốc do ông đặt lời Việt, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông đã có nhiều may mắn hơn những người đi trước, vì tuổi đời của ông khá dài để soạn lời Việt cho các ca khúc nước ngoài, bên cạnh công việc sáng tác nhạc Việt.

Điều đó đã giúp cho nền tân nhạc Việt Nam càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong hơn nửa thế kỷ, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời Việt cho khoảng ba trăm ca khúc ngoại quốc nổi tiếng, từ nhạc bán cổ điển đến nhạc phim, từ nhạc khiêu vũ đến nhạc nhẹ, từ dân ca (folk) đến nhạc pop. Rất nhiều bài hát nước ngoài do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt đã đi vào lòng người mến mộ.

Trong chương trình tuần này, mời quý thính giả và các bạn nghe nhạc sĩ Phạm Duy nói về cách soạn lời tiếng Việt cho các ca khúc ngoại quốc. Sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng trả lời phỏng vấn RFI về chủ đề này. Cuộc phỏng vấn do nhà báo Ánh Nguyệt thực hiện.

Theo nhạc sĩ Phạm Duy, ngoài việc sáng tác ca khúc Việt, ông còn ‘‘Việt hóa’’ các ca khúc nước ngoài, với lý do đơn giản là ông rất thích các bản nhạc ngoại quốc đó, không những ở trong tiết tấu giai điệu mà còn ở ý tứ lời ca.

Trong cách soạn lời Việt cho các bản tình ca ngoại quốc, nhạc sĩ Phạm Duy thường chú trọng đến việc diễn tả gần sát với nguyên tác, hay gần với các phiên bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Trong trường hợp nhạc phim, nhạc không lời, ông quan tâm đến những hình tượng, cảm xúc đầu tiên nảy sinh trong tâm trí.

Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả và các bạn lần lượt thưởng thức các nhạc phẩm : "Dạ Khúc" qua phần thể hiện của Mai Hương. Bài này được soạn theo khúc nhạc cổ điển Serenade của Franz Schubert. Hai tình khúc Love Story & Limelight, nhạc phẩm chủ đề của hai bộ phim cùng tên qua phần trình bày của Duy Quang và của Ý Lan.

"Giàn thiên lý đã xa" qua tiếng hát của Ái Vân. Nguyên tác ca khúc là bài "Scarborough Fair", tác giả Phạm Duy đặt lời Việt dựa theo phiên bản tiếng Pháp là "Chèvrefeuille, Que tu es loin".  Bài cuối cùng là "Torna a Surriento", nguyên tác bằng tiếng Ý mà tác giả Phạm Duy đã chuyển thành "Trở về mái nhà xưa" qua phần song diễn của Ngọc Hạ và Trần Thái Hoà. Phiên bản của ông Phạm Duy thường bị nhầm lẫn với phiên bản của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, do cả hai bài đều có cùng tựa đề tiếng Việt.

Hai trường hợp khá tiêu biểu cho cách đặt lời Việt của tác giả Phạm Duy cho các tình khúc lừng danh của nước ngoài là nhạc phẩm chủ đề bộ phim Limelight "Ánh đèn màu" của đạo diễn người Anh Charlie Chaplin và bản nhạc "La Cumparsita". Ra đời vào năm 1915 dưới ngoài bút của Gerardo Matos Rodriguez nhạc sĩ người Uruguay, bài La Cumparsita ban đầu là một khúc đàn ghi ta không lời soạn theo điệu tango.

Mãi đến gần một thập niên sau, khi hai tác giả Enrique Maroni và Pascual Contursi viết thêm lời tiếng Tây Ban Nha cho khúc đàn này, thì bài hát La Cumparsita mới đi vòng quanh thế giới, ăn khách ban đầu qua phần thể hiện của Carlos Gardel, còn được mệnh danh là ông hoàng tango. Nhạc sĩ Phạm Duy từng dịch bài La Cumparsita thành "Vũ nữ thân gầy".

Trong số hơn 300 ca khúc nước ngoài từng được đặt lời Việt, nhạc sĩ Phạm Duy ông cho biết ông rất ưng ý với số bài. Ưng ý bởi vì ca từ thể hiện đúng những tình cảm mà ông muốn diễn đạt, và xa hơn nữa là ca từ chất chứa một nét gì đó rất Á Đông, rất Việt Nam, dù nguyên tác là một khúc nhạc cổ điển hay là một bản tình ca nước Ý. Nói cách khác, tác giả Phạm Duy "Việt hóa" nhạc ngoại không chỉ ở từ, mà còn ở hồn.

Tuấn Thảo
(RFI)


19/12/14

18/12/14

Smoke gets in your eyes

Gần Noel, nghe bạn ở ngoải nhắn vào trời lạnh lắm, mấy hôm nay khỏi tắm.
Đây trời se lạnh, nhưng còn tắm được.
Nghe bản nhạc có khói lửa cho ấm

Ngoài Only You,  một ca khúc khác gắn liền với tên tuổi The Platters cũng từng được nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt. Mời nghe con gái ổng ca:



Khói Thuốc làm Lệ Rơi, lời Việt của Lữ Liên. Nguyên tác Smoke gets in your eyes do Jerome Kern viết nhạc, Otto Harbach viết lời năm 1933 cho vở nhạc kịch Roberta.

They asked me how I knew,
My true love was true,
I of course replied, 

something here inside,
Can not be denied.

They said some day you'll find,
All who love are blind,
When your heart's on fire, 

you must realize,
Smoke gets in your eyes
..

Người ta hỏi làm sao tôi biết
Tôi yêu thiệt tình
Ôi những điều trong lòng mình
Làm sao trốn chạy

Người ta bảo rồi tôi sẽ thấy
Ai yêu cũng mù lòa
Đợi đến lúc con tim bốc cháy
Khói vương vào mắt mới hay
 ...

17/12/14

Only you


Nghe lại một bản nhạc xưa

Only you
can make this world seem right
Only you
can make the darkness bright
Only you and you alone
can thrill me like you do
and fill my heart with love for only you

Only you
can make this change in me

16/12/14

Ai di rồi còn gởi lại con ngươi . Thế Ngữ & Du Tử Lê


Nghe Đoàn Thế Ngữ phân tích một bài thơ của Du Tử Lê. Bài phát trong chương trình Âm thanh & Ngôn từ của đài VOVN Houston ngày 4/5/2005. Có một đoạn hơi ngoài lề, nói về ảnh hưởng của người mẹ lên tính cách con trai, rất đáng cho các cô đang có con trai nhỏ lưu ý - thật ra với nhiều người có lẽ cũng ko phải là điều mới mẻ gì, nhiều người đã nói, nhưng đôi khi ko chú ý. Nghe lại cho vui.
Trước hết đọc bài thơ của Du Tử Lê:

Ai Đi Rồi Còn Gửi Lại Con Ngươi

sông đôi lúc gọi tôi về, ấm áp
dòng tóc nào chung thủy một mùi hương /.
thuở bé dại ghim mối tình gởi mẹ /.
ngắm nhìn cha như một vết thương /.

trái tim tôi : một dấu chấm than
thân thể tựa khối sầu quen chuyển, động /.
cây khoan gió cho lòng sâu bớt sóng,
lá khoan rơi năm ngón gượm chia, lìa /.


mây phản trắc phân từng lô ảnh ảo
bao thước đường rêu đợi bước chân, mưa /.
kỷ niệm lợp mái che, chiều, nở dột /.
trời xa không tiếp vận sớm mai, vào /.

máu xô đẩy những khoang thuyền biển lận ;
chở thời gian chìm tiệt cõi âm /.
nghe hạt lệ nằm nôi thôi thánh thót ;
thành gương soi tôi lúc lâm chung /.

mỗi nhân dạng là một con thú lạ
na hồn đau về trả đất nâu /.
vai chưa hiểu gánh đời sao quá nặng !
tay buông chưa kịp biết nhận hay cho !

núi đôi lúc gọi tôi về, nín lặng /.
những ngọn gai đâu nhớ nổi da người /.
tình yêu khắc lên xương nghìn dấu hỏi :
ai đi rồi còn giữ lại con ngươi ?


20-10- 92


Cop lại từ dutule.com




photo by DungArt



15/12/14

Khúc luân vũ mùa mưa . The last waltz


Trời mưa, nghe Ngọc Lan ca Khúc Luân Vũ Mùa Mưa



Khúc Luân Vũ Mùa Mưa là tít bản tiếng Việt của Trường Kỳ, bản gốc chả dính một giọt mưa nào. Trong clip trên, Ngọc Lan ca phần đầu là phiên bản tiếng Pháp La Dernière Valse. Đây là một ca khúc rất ăn khách của ca sĩ Pháp Mireille Mathieu. Ngay sau khi tung ra thị trường năm 1967, bản nhạc đã chiếm ngay vị trí đầu bảng nhạc pop ở Pháp ba tuần liền

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc


Bài viết của nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn,
đã in  tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975).
Lấy lại từ trang vuongtrinhan.blogspot.com


Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
 Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài.
 Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy  ở GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.
Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện  giáo dục Hà Nội  từ 1975 về trước  qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.

14/12/14

Toute La Guitare . N de Angelis . Pino Daeni


Hôm trước đã giới thiệu De Angelis và nghe một album của ông. Hôm nay nghe thêm một album của guitarist thiên tài người Pháp này. Album được Phương Nam Phim phát hành hồi tháng 11/2012.

Toute La Guitare là một album rất đặc biệt khi giới thiệu tới công chúng 10 tác phẩm do chính Nicolas de Angelis sáng tác, cùng với 5 bản nhạc kinh điển cho đàn guitar gồm Jeux interdits, Asturias, Recuerdos de la Alhambra, Capricho Arabe và tác phẩm lừng lẫy Concerto d’Aranjuez.

Thưởng thức Toute La Guitare và cùng ngây ngất với ngón đàn tài hoa của Nicolas de Angelis. Phong cách biểu diễn đầy quyến rũ của Nicolas sẽ đưa người nghe vào không gian âm nhạc tuyệt vời khi những tác phẩm độc đáo, mới mẻ của anh hòa quyện cùng những giai điệu vượt thời gian qua tiếng đàn guitar. ( trích giới thiệu của pnfilm.com.vn)

13/12/14

Chia tay hư ảo, nhớ đêm mưa Saigon


Năm 83 tuổi, Anh Bằng phổ ba bài thơ của Phan Thành Tài Anh còn nợ em, Anh còn yêu em và Từ thủa yêu em. Nghĩ ba bài tình ca sâu lắng, thiết tha này hẳn đã lấy hết sức của ông lão, thế cũng đã tài. Năm 88 tuổi, ông lại phổ mấy bài thơ tình BH.

... Một thời nào đắm say,
chiều hát câu nhớ người
thương môi cười kề vai
hứa nâng niu một đời
Ngày nào ta gần nhau
ước mơ vui trọn đời
mà nay cách xa rồi
Từng ngày nhớ khôn nguôi
..

12/12/14

Có một ngày


Có một ngày thôi không yêu anh,
em đi thật xa và mặc chiếc áo anh chưa từng thấy bao giờ.
Em có cái cười bằng nụ hôn khác,
Em có nỗi buồn bằng màu mưa khác,
Những buồn vui anh không có bao giờ.
...



Nhạc Anh Bằng, lời phổ thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nói cho chính xác, Anh Bằng chỉ lấy mấy câu, phần còn lại Anh Bằng tự viết thêm. Nguyên tác bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm

Có Một Ngày

Có một ngày em không yêu anh
Em đi thật xa
Và mặc chiếc áo
Anh chưa từng thấy bao giờ
Em mang cái cười
Bằng ánh sáng của cái hôn khác
Chia nỗi buồn
Trong màu mưa khác
Những buồn vui anh không có được bao giờ...

Có một ngày
Em đầy hạnh phúc
Ngày em không yêu anh
Ngày em rời mái nhà xưa cũ ấy
Và chiếc áo sờn vai ấy
Anh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngày
Em xoá mình đi
Bằng chiếc khăn màu thơm ngát.

Cái ngày đó
Anh sẽ bắt đầu
Với anh
Những bước chân ngày đón em
Anh – một chàng trai
Với màu tóc khác.

Riêng năm tháng cuộc đời
Thì vẫn như xưa...


12-1982

Nguồn:
1. Thơ hay phổ nhạc, Triệu Xuân sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn học, 2003
2. Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012

(Cop lại từ thivien.net)

Có Một Ngày cũng được Phú Quang phổ nhạc. Mời nghe Trọng Tấn ca



Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943 tại Thừa Thiên - Huế. Nhỏ học ở quê, đến 1955 ra Bắc, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân ... Sau đó ông vào Nam hoạt động. Ông từng là Ủy viên bộ chính trị, giữ chức Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương. Hiện đã nghỉ hưu.

Ông bắt đầu làm thơ từ 1968, có tác phẩm được chọn đưa vào sách giáo khoa văn ở cấp Phổ thông. Ông được biết đến nhiều với bài thơ Trần Hoàn phổ nhạc ngủ ngoan A kay ơi ..

Nghe lại Có Một Ngày với giọng ca Thùy Dung




Kỳ diệu . Xuân Thùy nude


Ta đã nghe ba bản nhạc Anh Bằng phổ thơ Nguyên Sa:
Nếu Vắng Anh (mượn vài ý bài thơ Cần Thiết),
Mai Tôi Đi (phổ nhạc bài Paris) và
Trái Tim Ngoan (phổ bài thơ Trái Tim Ngoan).
Hôm nay mời nghe một ca khúc khác Anh Bằng phổ thơ của Nguyên Sa

Kỳ diệu

Khi đám mây cao dừng trên nếp trán
Anh chợt nghe vỗ cánh chim bay
Trái thơm ngon nặng chĩu trên môi
Dòng suối lạ chẩy qua hơi thở
Bốn mùa Xuân về đứng trên cơ thể
Ở giữa mầm lộc biếc và lá non
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em
Khi em đến nằm ngoan trên đồi cỏ
Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ
Có xôn xao là núi lớn xôn xao
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im
Ðôi mắt anh đã trở thành tinh tú
Ðứng thật xa để canh chừng giấc ngủ
Ðứng thật cao như ngọn hải đăng
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang
Sẽ chở em về quê hương thần thoại.

Cả mái tóc đã thành rừng lo ngại
Mỗi chân tơ có mong nhớ xanh um
Khi môi anh nặng chĩu trái thơm ngon
Khi em đến mang theo dòng nhựa ngọt
Huyết quản thành sông chở linh hồn lá biếc
Cánh tay là cầu mang thương mến qua sông
Anh nghe hơ thức dậy tuổi mười lăm
Anh nghe em bước vào thơ sáng lạn

Em chớ hỏi: sóng đi trên biển lớn
Cớ làm sao thành nhã nhạc dâng lên
Cớ làm sao muôn tinh tú trong đêm
Bỗng rung động khi em cười rất nhẹ...


Anh Bằng phổ nhạc, cũng với tựa Kỳ Diệu. Mời nghe Nguyên Khang ca, bonus thêm Anh Còn Nợ Em với Diễm Liên



Và ngắm người mẫu Xuân Thùy. Hình lấy trên trang bongda.com.vn. Tối nay xem VN đá với Malaysia ... May mà có em .. còn cái mà coi :)

11/12/14

Cần thiết . Nếu vắng anh


Thời trước 1975 ở Nam Nếu Vắng Anh là một trong số những bài hát của Anh Bằng được rất nhiều người ưa chuộng . Bài hát được các ca sĩ Lệ Thanh và Mai Hương trình bày lần đầu tiên trên Đài phát thanh Saigon, sau đó Diên Hồng in nhạc tờ, Sóng Nhạc - Asia thu dĩa với tiếng hát Lệ Thanh và phát hành trong thập niên 196x.  Nghe lại với tiếng hát Thanh Lan



Ca từ đoạn đầu  có mượn một số ý bài thơ Cần Thiết của Nguyên Sa - Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về .. . Đoạn cuối Nhưng thôi em biết rằng khi núi sông chưa thái bình trên khắp nơi. Anh đi vì nguồn sống, vì ngày mai, vì tự do liều thân tranh đấu. ..  thì hoàn toàn của Anh Bằng thêm vào, biến một bài thơ tình học trò thành bản nhạc lính, rất hợp thị trường bấy giờ. Nguyên tác bài thơ của Nguyên Sa:

Cần Thiết

Ngọc Trân . Hình: Trần Chí Long
Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc...

Không có anh nhỡ một mai em khóc
Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi
Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ

Không có anh thì ai ve vuốt
Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run từng cành lộc biếc

Không có anh nhỡ ngày mai em chết
Thượng đế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi về địa ngục...


Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971
(Lấy lại từ thivien.net)

10/12/14

Chiều . Hồ Dzếnh


hình: net
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây

Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...


Hồ Dzếnh


(nguồn thơ: thivien.net)

9/12/14

Ngập ngừng . Anh cứ hẹn ..




Nhà tôi . Yên Thao


Nhà Tôi - thơ Yên Thao. Hồng Vân ngâm


Nhà tôi

Tôi đứng bên này sông
Bên kia vùng giặc đóng
Làng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọng
Tre, cau buồn tóc rũ ướt mưa sương
Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường
Nếp đình xưa, người hỡi đau gì không ?

Tôi là anh lính chiến
Rời quê hương tự dạo máu khơi dòng
Buông tay gầu, vui lại thuở bình Mông
Ghì nấc súng nhớ ơi, ngày đắc thắng
Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dặm
Áo nào phai không sót chút màu xưa
Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa

Tôi có người vợ trẻ
Đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ

Tôi còn người mẹ
Tóc đã ngả màu bông
Tuổi già non thế kỉ
Lưng gầy uốn nặng kiếp long đong
Nắng mưa từ buổi tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
Ôi xa rồi, mẹ tôi
Lệ nhoà mí mắt
Mong con phương trời
Có lần chợt tỉnh đêm vơi
Nghe giòn tiếng súng nhớ lời chia li
Mẹ ơi, con mẹ tìm đi
Bao giờ hết giặc, con về mẹ vui

Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắc tay súng tôi về mơ Nguyễn Huệ
Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ
Trống im lìm như một nấm mồ ma
Có còn không, em hỡi mẹ tôi già
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa?

Tôi là anh lính chiến
Theo quân về giải phóng quê hương
Mái đầu xanh bụi viễn phương
Bước chân đất đặp xiêu đồn luỹ địch

- Này anh đồng chí
Người bạn pháo binh!
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành?
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo lại nhầm nhà tôi!
Nhà tôi ở cuối thôn Đồi
Có giàn thiên lí, có người tôi thương.


1949


Theo bản in NXB Văn Học, 2000
(nguồn: sachxua.net. Hình minh họa: trên net)

8/12/14

Người hàng xóm . nhac sĩ Anh Bằng



Bảo Yến và những cái "đỉnh" chưa ai qua được


Bài trên Vietnamnet viết về liveshow hôm 6/12 của Bảo Yến

Chỉ có một Bảo Yến


Người ta thường nói, “phong độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi”. Thế nhưng, đối với Bảo Yến, sau suốt 9 năm không xuất hiện trên sân khấu, thì cả phong độ lẫn đẳng cấp của nữ danh ca vẫn không hề sụt giảm, và mãi mãi đi cùng năm tháng. Liveshow Dấu ấn của Bảo Yến đêm 6/12 là minh chứng rõ ràng nhất.

Những năm đầu của thập niên 80, Bảo Yến và em gái của mình – nữ ca sĩ Nhã Phương – nổi lên như một hiện tượng, làm điên đảo khán giả lúc bấy giờ bằng phong cách hiện đại, đầy quyền năng và rực lửa trên sân khấu. Bảo Yến lập tức sánh vai cùng các danh ca đương thời, trở thành nữ hoàng sân khấu của nền tân nhạc Việt Nam sau năm 75.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết :“Kể từ ngày đó, truyền hình, đài phát thanh hay sân khấu … không có ngày nào thiếu vắng giọng ca của chị”. Năm 27 tuổi, nữ danh ca trình làng album Chiều hạ vàng, tạo nên tiếng vang khắp mọi miền đất nước, đánh một dấu son đỏ trong sự nghiệp của cô lẫn trong lịch sử âm nhạc cận hiện đại nước nhà.

7/12/14

Nỗi lòng người đi


Nhắc đến Anh Bằng, nhớ đến Nỗi Lòng Người Đi và chuyện ì xèo thời gian qua quanh tác phẩm này.


Bắt đầu là một bài báo của Nguyễn Thụy Kha, Có thể đọc bài ở đây: Tác giả thật của Nỗi Lòng Người Đi

Từ thuở yêu em


Nếu căn cứ theo danh sách trên vi.wikipedia (truy cập 07/12/14), thì trong số khoảng 160 bản nhạc Anh Bằng sáng tác một mình (ko kể những tác phẩm viết chung với các bạn trong nhóm Lê Minh Bằng) có hơn 40 tác phẩm là nhạc phổ thơ. Tác giả có thơ được Anh Bằng phổ nhạc nhiều nhất là Nguyên Sa - 3 bài, và Phan Thành Tài - cũng 3 bài (*). Nhà thơ Nguyên Sa (1932 - 1998) hẳn nhiều người biết, trong lúc Phan Thành Tài hiện trên mạng chẳng có thông tin gì về ông, ngoài ba bản nhạc của Anh Bằng ghi "thơ Phan Thành Tài". Cũng chẳng biết bài thơ nguyên tác như nào - phổ nhạc, các nhạc sĩ thường ít nhiều đổi hay thêm bớt từ. Ba bải đều là tình ca, bài nào cũng hay, được Anh Bằng viết khoảng năm 2008, khi ông đã ngoài 80.

6/12/14

Laughter In The Rain . Sedaka




tranh Leonid Afremov
Strolling along country roads with my baby
It starts to rain, it begins to pour
Without an umbrella we're soaked to the skin
I feel a shiver run up my spine
I feel the warmth of her hand in mine

Ooh, I hear laughter in the rain
Walking hand in hand with the one I love
Ooh, how I love the rainy days
And the happy way I feel inside

Many Faiths, One Truth . Dalai Lama

Bài của Đức Dalai Lama đăng trên New York Times,
bản dịch của Đinh Từ Thức lấy trên talawas.org

Dalai Lama . Hình: facebook
By TENZIN GYATSO

WHEN I was a boy in Tibet, I felt that my own Buddhist religion must be the best — and that other faiths were somehow inferior. Now I see how naïve I was, and how dangerous the extremes of religious intolerance can be today.

Though intolerance may be as old as religion itself, we still see vigorous signs of its virulence. In Europe, there are intense debates about newcomers wearing veils or wanting to erect minarets and episodes of violence against Muslim immigrants. Radical atheists issue blanket condemnations of those who hold to religious beliefs. In the Middle East, the flames of war are fanned by hatred of those who adhere to a different faith.

Such tensions are likely to increase as the world becomes more interconnected and cultures, peoples and religions become ever more entwined. The pressure this creates tests more than our tolerance — it demands that we promote peaceful coexistence and understanding across boundaries.

Granted, every religion has a sense of exclusivity as part of its core identity. Even so, I believe there is genuine potential for mutual understanding. While preserving faith toward one’s own tradition, one can respect, admire and appreciate other traditions.

An early eye-opener for me was my meeting with the Trappist monk Thomas Merton in India shortly before his untimely death in 1968. Merton told me he could be perfectly faithful to Christianity, yet learn in depth from other religions like Buddhism. The same is true for me as an ardent Buddhist learning from the world’s other great religions.

A main point in my discussion with Merton was how central compassion was to the message of both Christianity and Buddhism. In my readings of the New Testament, I find myself inspired by Jesus’ acts of compassion. His miracle of the loaves and fishes, his healing and his teaching are all motivated by the desire to relieve suffering.

I’m a firm believer in the power of personal contact to bridge differences, so I’ve long been drawn to dialogues with people of other religious outlooks. The focus on compassion that Merton and I observed in our two religions strikes me as a strong unifying thread among all the major faiths. And these days we need to highlight what unifies us.

Take Judaism, for instance. I first visited a synagogue in Cochin, India, in 1965, and have met with many rabbis over the years. I remember vividly the rabbi in the Netherlands who told me about the Holocaust with such intensity that we were both in tears. And I’ve learned how the Talmud and the Bible repeat the theme of compassion, as in the passage in Leviticus that admonishes, “Love your neighbor as yourself.”

In my many encounters with Hindu scholars in India, I’ve come to see the centrality of selfless compassion in Hinduism too — as expressed, for instance, in the Bhagavad Gita, which praises those who “delight in the welfare of all beings.” I’m moved by the ways this value has been expressed in the life of great beings like Mahatma Gandhi, or the lesser-known Baba Amte, who founded a leper colony not far from a Tibetan settlement in Maharashtra State in India. There he fed and sheltered lepers who were otherwise shunned. When I received my Nobel Peace Prize, I made a donation to his colony.

Compassion is equally important in Islam — and recognizing that has become crucial in the years since Sept. 11, especially in answering those who paint Islam as a militant faith. On the first anniversary of 9/11, I spoke at the National Cathedral in Washington, pleading that we not blindly follow the lead of some in the news media and let the violent acts of a few individuals define an entire religion.

Let me tell you about the Islam I know. Tibet has had an Islamic community for around 400 years, although my richest contacts with Islam have been in India, which has the world’s second-largest Muslim population. An imam in Ladakh once told me that a true Muslim should love and respect all of Allah’s creatures. And in my understanding, Islam enshrines compassion as a core spiritual principle, reflected in the very name of God, the “Compassionate and Merciful,” that appears at the beginning of virtually each chapter of the Koran.

Finding common ground among faiths can help us bridge needless divides at a time when unified action is more crucial than ever. As a species, we must embrace the oneness of humanity as we face global issues like pandemics, economic crises and ecological disaster. At that scale, our response must be as one.

Harmony among the major faiths has become an essential ingredient of peaceful coexistence in our world. From this perspective, mutual understanding among these traditions is not merely the business of religious believers — it matters for the welfare of humanity as a whole.



Nhiều tín ngưỡng, một sự thật

Tenzin Gyatso
Đinh Từ Thức dịch

Khi còn là một bé trai ở Tây Tạng, tôi cảm thấy rằng Phật giáo của tôi phải là tôn giáo hạng nhất – và những tín ngưỡng khác kém hơn. Bây giờ tôi thấy tôi đã ngây thơ như thế nào, và sự cực đoan của những tôn giáo thiếu khoan dung ngày nay nguy hiểm như thế nào.
Mặc dầu sự thiếu khoan dung có thể cũ như chính tôn giáo, chúng ta vẫn còn có thể nhìn thấy những dấu chỉ mạnh mẽ về sự độc hại của nó. Tại châu Âu, có cuộc thảo luận sôi nổi về các di dân đeo mạng che mặt hay muốn xây dựng tháp nguyện đường và những đợt bạo lực chống lại di dân Hồi giáo. Phái vô thần cấp tiến lên án chung tất cả những ai giữ tín ngưỡng tôn giáo. Tại Trung Đông, lửa chiến tranh được quạt bởi hận thù của những người thuộc về tôn giáo khác nhau.

Những căng thẳng như vậy có vẻ gia tăng khi thế giới trở thành nối kết nhiều hơn và văn hóa, người dân và tôn giáo cuốn quyện với nhau hơn bao giờ hết. Áp lực này không chỉ thử thách lòng khoan dung của chúng ta – nó đòi hỏi chúng ta khuyến khích chung sống hòa bình và có sự hiểu biết vượt qua biên giới [niềm tin tôn giáo của mình].

Đương nhiên, mỗi tôn giáo có một ý thức riêng như là phần cốt lõi đặc trưng của mình. Dầu vậy, tôi tin rằng có khả năng thực sự cho một sự hiểu biết lẫn nhau. Khi bảo tồn niềm tin về truyền thống của mình, người ta vẫn có thể tôn trọng, cảm phục và biết ơn những truyền thống khác.

Một dịp sớm mở mắt cho tôi là cuộc gặp gỡ Thomas Merton tại Ấn Độ, một thầy dòng Công giáo khổ tu, gọi là Dòng Trappist, trước khi ông bất ngờ qua đời vào năm 1968. Merton nói với tôi rằng tuy ông hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa giáo, nhưng vẫn có thể học hỏi sâu xa từ các tôn giáo khác như Phật giáo. Điều này cũng đúng với tôi như là một Phật tử nồng nhiệt học hỏi từ các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Điểm chính trong cuộc thảo luận của tôi với Merton là trung tâm lòng thương của cả Thiên Chúa giáo và Phật giáo là thông điệp như thế nào. Đọc Tân Ước, tôi tự cảm thấy hứng khởi bởi những việc làm thương người của Giê Su. Phép lạ của ngài về bánh và cá, chữa bệnh và dạy bảo của ngài tất cả đều thúc đẩy bởi ý muốn làm dịu đi sự khổ đau.

Tôi là người tin tưởng vững chắc vào khả năng của sự giao tiếp giữa con người để bắc cầu cho những khác biệt, cho nên từ lâu tôi đã kêu gọi đối thoại với những người khác tôn giáo. Điểm chính về lòng thương mà Merton và tôi theo đuổi trong hai tôn giáo của chúng tôi đã gây ấn tượng trong tôi như là một sợi giây mạnh mẽ hợp nhất tất cả các tín ngưỡng lớn. Và trong những ngày này, chúng ta cần nhấn mạnh cái gì hợp nhất chúng ta.

Hãy nói về đạo Do Thái (Judaism). Lần đầu tiên tôi viếng một đền thờ ở Cochin, Ấn Độ, năm 1965, và tôi đã gặp nhiều giáo sĩ (rabbi) trong nhiều năm. Tôi còn nhớ cảnh sống động vị giáo sĩ ở Hòa Lan đã nói với tôi về Holocaust, mãnh liệt đến nỗi khiến cả hai chúng tôi cùng chảy nước mắt. Và tôi học được ở kinh Talmud và Cựu Ước đã nhắc lại về lòng thương như thế nào, như là phần trong sách Lê Vi đã nhắc nhở, “Yêu láng giềng như chính mình”.

Trong rất nhiều lần gặp gỡ các học giả Ấn giáo, tôi cũng đã được thấy cái tâm điểm của lòng thương vị tha trong Ấn giáo (Hinduism) – như đã được diễn tả trong thánh thi Bhagavad Gita, ca ngợi những ai “vui sướng vì phúc lợi của mọi sinh vật”. Tôi cảm động về cách mà giá trị này đã được diễn tả qua cuộc đời của nhân vật vĩ đại như Mahatma Gandhi, hoặc được biết tới ít hơn là Baba Amte, người đã lập một trại cùi không xa nơi định cư của người Tây Tạng thuộc tiểu bang Maharashtra ở Ấn Độ. Tại đây, ông đã nuôi dưỡng những người cùi mà nếu không có ông, họ bị lánh xa. Khi được nhận giải Nobel Hòa bình, tôi đã tặng cho trại của ông.

Lòng thương cũng quan trọng tương tự trong Hồi giáo – và việc nhận ra thông điệp này trở nên rất quan trọng kể từ sau sự kiện 11 tháng 9, nhất là để trả lời cho những ai mô tả Hồi giáo như là một tín ngưỡng hiếu chiến. Vào kỷ niệm một năm ngày 11 tháng 9, tôi đã nói tại Nhà thờ Quốc gia (National Cathedral) ở Washington, nài xin chúng ta đừng mù quáng theo dõi một vài tin dẫn trên truyền thông và để cho những hành vi bạo động của một vài cá nhân tượng trưng cho cả một tôn giáo.

Xin để tôi nói về Hồi giáo như tôi biết. Tây Tạng đã có một cộng đồng Hồi giáo vào khoảng 400 năm, mặc dầu những giao tiếp phong phú nhất của tôi với Hồi giáo đã diễn ra tại Ấn Độ, nơi tín hữu Hồi giáo đông thứ nhì trên thế giới. Một Immam tại Ladakh có lần nói với tôi rằng một tín hữu Hồi giáo thực sự phải yêu thương và kính trọng tất cả mọi loài Allah đã tạo ra. Và theo sự hiểu biết của tôi, Hồi giáo cung kính tình thương như một nguyên tắc cốt lõi về tinh thần, phản ảnh ngay từ danh Chúa, câu “Thương người và Khoan dung” xuất hiện ở phần mở đầu tại hầu hết mỗi chương của kinh Koran.

Tìm một địa bàn chung cho các tín ngưỡng có thể giúp chúng ta nối kết những chia rẽ không cần thiết vào thời gian khi hành vi hợp nhất quan yếu hơn bao giờ hết. Là một chúng sinh, ta phải đón nhận tính đồng nhất của loài người khi chúng ta phải đương đầu với những vấn đề toàn cầu như bệnh dịch, khủng hoảng kinh tế hay tai nạn sinh thái. Ở tầm mức ấy, đáp ứng của chúng ta phải đồng nhất.

Sự hòa hợp trong số các tín ngưỡng lớn đã trở thành phần chính cho sự chung sống hòa bình trong thế giới chúng ta. Từ phối cảnh ấy, sự hiểu biết lẫn nhau trong những truyền thống này không phải chỉ là chuyện của tín hữu các tôn giáo – nó quan hệ cho phúc lợi của toàn thể nhân loại.

Tenzin Gyatso, là húy danh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tối cao của dân tộc Tây Tạng. Ngài cũng là một tác giả, gần đây nhất là cuốn Toward a True Kinship of Faiths: How the World’s Religions Can Come Together.

Nguồn: “Many Faiths, One Truth” của Tenzin Gayatso, The New York Times, 24 tháng 5, 2010.
Bản tiếng Việt 2010 © Đinh Từ Thức
Bản tiếng Việt 2010 © talawas


5/12/14

Solitaire . Sedaka




Solitaire, nhạc của Neil Sedaka, lời do Phil Cody viết. Solitaire, tiếng Mỹ để chỉ trò chơi bài mà ngày nay hẳn nhiều người biết, vì nó được cài mặc định theo Windows. Đặc điểm của trò chơi này là chơi một mình, khác với hầu hết cách chơi bài khác, thường 2 người trở lên. Một anh chàng đêm đêm ngồi chơi bài một mình. Hình ảnh sao mà buồn bã tịch mịch đến vậy. Anh ta thất tình chăng ? Hình như ko phải.

There was a man, a lonely man
who lost his love through his indifference
a heart that cared that went unshared
until it died within his silence
..

Không xa Phật tánh


Mấy năm trước cu có tham gia một khóa tu do Làng Mai tổ chức tại Saigon. Sáng nay ngồi soạn lại số sách báo đem về sau khóa tu ấy, đọc được:

Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.

...

Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức kẻ khác vâng theo ý kiến của mình, con nguyện không ép buộc người khác, kể cả trẻ em, theo quan điểm của con, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, sự mua chuộc, sự dọa nạt, sự tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và sự tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải dùng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp.

Chợt nhớ câu chuyện của thiền sư Muju kể trong Góp Nhặt Cát Đá:

Một sinh viên đến viếng Thiền sư Gasan và hỏi: "Thầy đã đọc thánh kinh Kitô chưa?"
Gasan bảo: "Chưa. Hãy đọc tôi nghe!"
Sinh viên mở sách ra và đọc một đoạn sách thánh (Mt 6, 28-29): "Còn về áo mặc, các ngươi lo lắng làm chi? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chẳng làm khó nhọc cũng không kéo chỉ; nhưng Ta bảo các ngươi, dẫu vua Salômon sang trọng đến đâu, cũng không mặc được áo tốt như như một hoa nào trong giống đó... Vậy chớ lo lắng chi ngày mai, vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai."
Gasan nói: "Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ."
Sinh viên đọc tiếp: "Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ thì được mở." (Mt 7, 7-8)
Gasan phê bình: "Thật là tuyệt! Ai nói điều đó không xa Phật tánh."

(trích lại theo catholic.org)

Nghe lại bản nhạc thời xưa hay cùng bạn bè vỗ tay hát trong những buổi họp mặt



4/12/14

Breaking up is hard to do . Neil Sedaka


Neil Sedaka sinh ngày 13/3/1939 tại New York, là nhà soạn nhạc, pianist và là ca sĩ nhạc pop/rock Mỹ. Gần 60 năm theo nghiệp cầm ca, Neil đã bán ra được hàng triệu đĩa, và cũng đã hợp tác với Howard Greenfield, Phil Cody, .. viết ra hơn 500 bản nhạc, vừa cho bản thân vừa cho một số nghệ sĩ khác trình diễn.

Neil bắt đầu nổi lên từ năm 1959 với Oh ! Carol, và tiếp ngay sau là một loạt bản hit:  "Stairway to Heaven" (No. 9, 1960); "You Mean Everything to Me" (No. 17, 1960); "Run, Samson, Run" (No. 27, 1960); "Calendar Girl"; và đặc biệt là Breaking Up Is Hard To Do, được xem là bản nhạc cầu chứng của Neil, đứng đầu bảng xếp hạng Mỹ hai tuần liền (tháng 8, 1962).

Oh ! Carol . Neil Sedaka

Vào G+, tình cờ gặp lại bản nhạc cũ từ thời 196x, hay quá

Oh! Carol
I am but a fool
Darling, I love you
Though you treat me cruel
You hurt me
And you make me cry
But if you leave me
I will surely die




3/12/14

Vườn nhà


Sáng ngủ dậy nghe bx hoảng hốt báo sau vướn có tổ ong to lắm, chạy ra xem hóa ra là tổ ong ruồi.



Loại ong này bắt nó ko thèm chích. Còn ít mật, đợi thời gian nữa, ko biết có được ko. Dặn bx coi chừng Nô ra sủa, lỡ ong sợ, bỏ đi.

Sáng trời nắng nhẹ, đẹp thế. Chiều lại mưa. Chắc ảnh hưởng bão, áp thấp đâu đó. Giờ mưa đã tạnh, nhưng gió hiu hiu, trời se se lạnh. Nghe Vô Thường chơi guitar và xem vài hình chụp trong vườn nhà cho vui



2/12/14

Hoàng Lan: đóa hoa vàng một thưở của TCS . Trường Kỳ

Trường Kỳ (Nghệ Sĩ & Đời sống - VOA)

Hoàng Lan
Hầu như mọi người đều biết, không ít những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống tình cảm đầy lãng mạn của mình. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh tìm hiểu về xuất xứ.

Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đã được giải đáp rõ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto cách đây vài tháng. Người trình bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc tình cảm bất hủ đó.

Nhạc Tây . Hiếu Saxo


Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói
Mới thôi mà đã một năm.

(thơ HPNT)

Đã qua tháng 12 rồi. Nghe Xuân Hiếu thổi saxo cho vui ..



Bài viết về Xuân Hiếu, cop lại từ trang tranquanghai.info

Xuân Hiếu tự Hiếu Saxo

Năm lên 10 tuổi, lần đầu tiên Xuân Hiếu được mẹ - một nghệ sĩ piano -  chỉ dẫn làm quen với nhạc cụ và tập những bài piano vỡ lòng. Vài năm sau, Xuân Mỹ - cha của Xuân Hiếu, một sacxophonist lừng danh ở thập niên 40-60 - quyết định chọn anh trong 9 người con để truyền thụ những  ngón nghề của mình. Năm 19 tuổi, Hiếu gia nhập ban nhạc Đại Dương với tư cách là thành viên nhỏ tuổi nhất. Đến giữa năm 1996, anh tham gia thành lập Sài Gòn Jazz với ca sĩ Tuyết Loan và trình diễn hàng tuần ở Nhà hát TPHCM. Nhạc jazz kén khán giả, không thuộc về số đông, khó cảm... Có nhiều lý do để jazz không được phổ biến như các dòng nhạc pop, techno, disco, funk vốn có đông đảo người hâm mộ. Tạm biệt jazz, Hiếu quyết định hướng con đường của mình về phía đại chúng.

Hiếu saxo - Từ jazz đến pop

Năm 2001, Xuân Hiếu nổi lên như một cây saxophonist trẻ hiếm hoi ở TPHCM. Anh chơi tất cả các loại nhạc từ techno, pop, funk đến disco... Nếu Hồng Nhung thường gắn liền với nghệ sĩ saxo Trần Mạnh Tuấn, thì Mỹ Linh, Thu Phương, Lam Trường, Cẩm Ly, Phương Thanh lại thích phong cách "bụi bặm" của Xuân Hiếu hơn. Hiện nay, Xuân Hiếu là cây saxo ăn khách, thường tham gia biểu diễn trong những chương trình Nhịp cầu âm nhạc, Làn sóng xanh, Tiếng hát truyền hình và nhiều live-show của các ca sĩ trẻ. Trong những năm qua, anh lần lượt ra mắt 2 album độc tấu kèn saxo: Cát bụi (6-2002) với những tình khúc hay nhất của Trịnh Công Sơn, và Mưa hồng (8-2002) gồm nhiều ca khúc chọn lọc với chủ đề mưa.

Đây là thành công bước đầu của anh để đi đến trái tim người hâm mộ. (NLĐ)



1/12/14

Logic và cú pháp của thành ngữ, tục ngữ


Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ ngẫm thấy kì kì. Ví dụ

Mẹ tròn con vuông
Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay


Mẹ tròn còn có thể hiểu được. Đấy là mẹ thời gian bầu bì sinh đẻ ăn nhiều mà lười tập thể dục nên pếu. Nhưng con vuông là con ra làm sao ? Chân sao lại thượng, tay sao lại hạ ? Ví dụ khác

Anh em là ruột là rà,
Vợ chồng như áo cởi ra là rồi


so sánh với

Vợ chồng là ruột là rà
Anh em thì có cửa nhà anh em


Hai câu hình như đang đá nhau ?

Mời nghe GS Nguyễn Đức Dân lý giải những điều nghe có vẻ phi logic trên đây. Bài nguyên đăng trên báo Tiền Phong hồi 2001, sau in trong tập Nỗi oan thì, là, mà. File audio do Ngọc Hân đọc, lấy từ sachnoi.com.



29/11/14

Người đi qua đời tôi




Bản nhạc của Phạm Đình Chương, lời lấy từ bài thơ của Trần Dạ Từ

Thơ Cũ Của Nàng

Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển

Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người

Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em


bìa tập thơ, bản in năm 1971. Hình lấy trên net
Trần Dạ Từ tên thật là Lê Hạ Vĩnh, sinh năm 1940 tại Hải Dương, Một mình vào Nam năm 1954, lúc chỉ mới 14 tuổi. Ban đầu từng đi bán báo kiếm sống, sau đó là làm báo, Ông làm thơ sớm, nhớ ko lầm thì bài thơ trên ông viết từ 1956, khi mới 16 tuổi. Tuổi ấy thơ ấy cũng lạ, là bươn chải đời sớm chăng. Trước 1975 ông đã cho xuất bản 2 tập thơ Thủa làm thơ yêu em (1960) và Tỏ tình trong đêm (1965), Nhưng người ta biết đến ông nhiều hơn trong tư cách là nhà báo. Ông cộng tác với nhiều tờ báo trong vai trò là người tổ chức biên tập. Ông cũng cộng tác làm một số chương trình phát thanh.

Sau 1975 ông bị tù từ 1976 - 1988. Ra tù, được chính phủ Thụy Ðiển bảo trợ qua định cư tại đấy. Đến 1992 sang sinh sống tại quận Cam, Hoa Kỳ, cùng với vợ, nhà văn Nhã Ca, xuất bản tờ Việt Báo. Về sau ông còn soạn nhạc, phổ khá nhiều bài thơ của chính ông.

Nghe lại bài hát với Trần Thái Hòa




- Nghe: Thuở làm thơ yêu em, Cung Tiến phổ nhạc
- Nụ hôn đầu

ref: wikivietlit và dutule.com (Trò chuyện với nhà thơ Trần dạ Từ)


27/11/14

Lệ đá xanh




Theo dõi các sáng tác của Phạm Đình Chương, dễ thấy có hai thời kỳ phân chia rõ rệt. Thời kì đầu là những bản nhạc tươi vui hào hùng hoặc lãng mạn kiểu tiền chiến như Ly Rượu Mừng, Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Mộng Dưới Hoa .. , thời kỳ sau, là những ca khúc buồn rũ người, trong đó Nửa Hồn Thương Đau  là đỉnh cao. Khá nhiều giai thoại thêu dệt xung quanh ca khúc nổi tiếng này. Có người kể sau khi phát hiện vợ mình dan díu với ông anh rể Phạm Duy, dù còn rất yêu vợ nhưng ông cũng phải quyết định ra tòa li dị. Sau đó, một hôm đi phòng trà uống rượu giải khuây, ông gặp người vợ cũ, ca sĩ Khánh Ngọc hat trên sân khấu. Hình như hôm ấy Khánh Ngọc ốm, sắc mặt thẩn thờ. Ông đợi bà hát xong, đến đề nghị đưa bà về, nhưng bà lạnh lùng từ chối. Đấy là một đêm mưa, ông trở về nhà ngồi uống rượu nhìn mưa rơi, trong nỗi đau khôn cùng, ông quyết định tìm đến cái chết. Nhưng khi bưng chén rượu độc định uống thì tiếng khóc của đứa con 4 tuổi nằm cạnh đó vang lên, kéo ông ra khỏi cơn mê, về với trách nhiệm .. Ông ko uống li rượu độc nữa, mà trút lòng mình vào nốt nhạc .. Thật ra, Nửa Hồn Thương Đau là ca khúc ông nhận viết cho bộ phim Chân Trời Tím (1971), bấy giờ đã cách vụ scandal hơn 10 năm, bà Khánh Ngọc cũng đã qua Mỹ từ hồi 1961, và đứa con cũng ko còn 4 tuổi ... 

Ca từ của Nửa Hồn Thương Đau được Phạm Đình Chương dựa trên bài thơ của Thanh Tâm Tuyền:

Lệ Đá Xanh
thơ Thanh Tâm Tuyền

tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài trời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi


Thanh Tâm Tuyền . tranh Đinh Cường
Thanh Tâm Tuyền (1936 - 2006) tên thật là Dư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh, Nghệ An. Ông là nhà thơ nổi tiếng ở Nam trước 1975, được xem là một trong những người mở đầu cho thể thơ tự do ở Việt Nam.

Một số tác phẩm đã xuất bản:

Tôi Không Còn Cô Độc (thơ, 1955)
Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (thơ, 1964)
Khuôn Mặt (truyện, 1964)
Bếp Lửa (truyện, 1957)
Dọc Đường (truyện, 1966)
Cát Lầy (truyện, 1967)

Sau 1975 ông bị đi cải tạo một thời gian, sau đó qua Mỹ định cư. tiếp tục sáng tác. Ông bệnh mất năm 2006 tại Mỹ. 

Ngoài Lệ Đá Xanh, ông còn một số bài thơ cũng được phổ nhạc: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, .. Riêng Lệ Đá Xanh cũng được Cung Tiến phổ nhạc, nhan đề Lệ Đá Xanh



Nghe một số sáng tác của Phạm Đình Chương




25/11/14

Người từ đâu tới . Che Vuole Questa Musica Stasera


Người từ đâu tới ấm như một tiếng cười
Một ngày u tối có ta buồn rã rời
Người là sương rơi xuống bông hoa đời
Ngày mà hoa lá tàn úa tơi bời
Người tới ta mà lòng bồi hồi...
..
Người yêu mến ơi !
Người từ trong cõi khát khao của kiếp người
Từ mộng mơ cũ đã nuôi từ cỗi đời
Người về khi ta hắt hiu vì... lẻ loi
Ðể lòng ta vẫn mãi yêu ai.




Bản nhạc được Phạm Duy soạn lời Việt, và ghi chú: Che Vuole, nhạc Mễ.
Nhưng có lẽ đây là bản Che Vuole Questa Musica Stasera, bản nhạc nổi tiếng của nhà soạn nhạc Italia Peppino Gagliardi (1940 - ) viết năm 1968, sau đó được sử dụng trong phim Scent of a Woman (1974) của Dino Risi,



Năm 1975 bộ phim được đưa đi tham dự festival film Cannes. Năm 1976 bộ phim nhận được 2 đề cử Oscar cho Phim nước ngoài hay nhấtKịch bản chuyển thể hay nhất. Bản nhạc từ đó càng nổi tiếng khăp thế giới. Ở Nhật, năm 2004 bản nhạc đã leo đến hạng 2 trên bảng xếp hạng nước này.

Nội dung ca từ tiếng Italia cũng khác xa với bản tiếng Việt của Phạm Duy.  Theo google, tựa bài hát có nghĩa: Ai muốn nghe khúc nhạc này đêm nay.

Nội dung ca từ là những nuối tiếc về một mối tình đã xa.

Đêm nay ai muốn nghe cùng tôi.
Khúc nhạc một thời đã xa xôi.
Vài phút giây nhớ về ngày xưa ấy.
Nhớ về một chút tình em xưa.
Tôi biết làm gì bây giờ,
Với những tháng ngày dài dằng đẳng.
Khi ko có em bên đời
.. .

Đại khái thế.

Sinh năm 1940 tại Naples, Peppino Gagliardi bắt đầu được mọi người biết đến năm 1963 với tác phẩm "T'amo e t'amerò" (Tôi yêu em và sẽ mãi yêu em).



Năm 1965 ông nhận vai chính trong bộ phim truyền hình "008 Operazione ritmo", cùng với nhiều nghệ sĩ tên tuổi của Italy bấy giờ. Nhạc của ông lãng mạn, do chính ông sáng tác và trình bày, với sự hợp tác của Amendola. Mời nghe thêm vài bản nhạc




24/11/14

Vũ Thành An . Không tên và có tên


Nghe lại một số sáng tác của Vũ Thành An và vài nét về cuộc đời của ông với Thu Hương trong một chuiong trình Nhạc chủ đề của Radio Saigon Dalllas



Khi gặp những tục ngữ trái ngược nhau . Nguyễn Đức Dân


Khi gặp những tục ngữ thoạt nghe như trái ngược nhau, ví dụ Lời nói gió bay vs Lời nói đọi máu, Một giọt máu đào hơn ao nước lã vs Bán anh em xa mua láng giềng gân, .. chúng ta nên hiểu như thế nào ? Mời nghe ý kiến của GS Nguyễn Đức Dân, theo một bài được đăng trên Kiến Thức Ngày Nay số 116 (năm 1993), được in lại trong cuốn Nỗi oan thì, là, mà qua giọng đọc Ngọc Hân. 

23/11/14

Nghe GS Trần Văn Khê nói chuyện về nhạc cổ truyền


Trần Văn Khê sinh ngày 24/7/1921 trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên lên 6 đã được dạy chơi đàn kìm đàn cò .. . Sau khi học xong Tiểu học, ông rời Vĩnh Long lên Saigon theo học trung học ở Petrus Ký. Ko chỉ giỏi văn hóa, ông còn cùng bạn bè (Lưu Hữu Phước, .. ) lập dàn nhạc ở trường và làm chỉ huy dàn nhạc này. Sau khi đổ thủ khoa kì thi Tú tài II năm 1941, ông ra Hà Nội học Y khoa. Tại đây ông cùng Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, .. sinh hoạt trong Tổng hội SV, lập dàn nhạc và được giao nhiệm vụ chỉ huy dàn nhạc. Năm 1943 ông cưới vợ, sau đó xin thôi học về quê. Đến 1949 thì qua Pháp du học, đến 1958 thì bảo vệ xong TS Văn khoa (môn Nhạc học) tại ĐH Sorbonne rồi ở lại Pháp nghiên cứu, giảng dạy. Từ 2005 ông về VN sống hẳn tại Saigon. 

Mời nghe ông nói chuyện về âm nhạc cổ truyền trong một cuộc phỏng vấn do nhà báo Lê Quốc Vinh thực hiện.