30/8/16

Suối nguồn Tân nhạc 3. Thời phân li (1954 - 1965)


Sau thời kỳ phát huy rực rỡ của tân nhạc Việt Nam từ 45 đến 54, thì kể từ 1954 trở đi, thời cuộc đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt âm nhạc. Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước vào năm 54 đã để lại một vết cắt đau thương trong các nguồn hứng sáng tác. Rồi chiến cuộc bùng nổ mạnh mẽ từ 65 đến 75 đã đưa tân nhạc lên chiến hào trong tiếng bom đạn của cả hai bên...

Hiệp Ðịnh Genève chia đôi xứ sở từ năm 54 đã đưa đến cuộc di cư của mấy triệu người từ Bắc vào Nam. Quý vị vừa nghe tác phẩm "Người Hà Nội" của Nguyễn Ðình Thi, sáng tác điển hình cho tinh thần lạc quan tự hào của tân nhạc ở miền Bắc sau năm 54.

Sau chín năm kháng chiến, các nghệ sĩ tân nhạc miền Bắc đều có chiều hướng sáng tác mang âm điệu phấn khởi, và Hà Nội đã là chủ đề kết tụ tinh thần đó tới cao độ. Tiêu biểu cho tinh thần này, ngoài Nguyễn Ðình Thi, ta có Trần Hoàn với "Ðêm Hồ Gươm," Hoàng Hiệp với "Nhớ Về Hà Nội," Hồng Ðăng với "Hoa Sữa," hoặc Phạm Tuyên, con trai của học giả Phạm Quỳnh, với bài "Hồ Tây, Chiều Bình Yên"...

28/8/16

Suối nguồn tân nhạc 2. Thời kì phát huy (1945 - 1954)


ca sĩ Quỳnh Giao (1946-2014)
Trong kỳ trước, khi nói về những bước phôi thai của tân nhạc cải cách, chúng ta đã được nghe Trời Xanh Thẳm của Dương Thiệu Tước và Văn Chung. Ca khúc này có thể là tiêu biểu cho các sáng tác đầu nguồn của dòng tân nhạc, với lối mở đầu bằng âm giai ngũ cung của Á Ðông rồi khai triển sang âm giai thất cung của Tây phương.

Vào thời phôi thai đó, các nhạc sĩ tiền phong đều ít nhiều sử dụng nhạc khí cổ truyền Ðông phương rồi làm quen với nhạc lý Tây phương, cho nên những sáng tác đầu tay của họ đều hoặc thiên về thang âm ngũ cung cổ điển – như trường hợp Thẩm Oánh – hoặc mở ra thang âm thất cung mới mẻ hơn – như trường hợp Nguyễn Văn Tuyên – hoặc hài hòa dung hợp cả hai như Dương Thiệu Tước.

Tranh Lưu Công Nhân


Họa sĩ Lưu Công Nhân (1930 - 2007)
Lưu Công Nhân sinh năm 1930 tại Phú Thọ. Ông theo học Trường Mỹ Thuật khóa Kháng Chiến (1950 - 53), tốt nghiệp về giảng dạy tại ĐH Mĩ thuật Công nghiệp HN một thời gian (1955 - 1965) rồi thôi dạy lang thang đi vẽ khắp nơi. Những năm cuối đời ông về sống ở Đà Lạt, mất ở đấy năm 2007.

Ông sáng tác trên nhiều chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, .. nhiều nhất là thuốc nước với hơn 600 tác phẩm, được mệnh danh là "bậc thầy của thuốc nước". Đề tài cũng đa dạng: chiến sĩ, nông dân, phong cảnh nông thôn, miền núi, miền biển, thiếu nữ, tĩnh vật, .. Tranh ông được nhiều nhà sưu tập thế giới tìm mua. Tại một cuộc đấu giá ở Sotheby’s năm 2010 bức tranh của ông “Tĩnh vật với quả thanh long và ngựa đất nung”, 1990, màu dầu trên bìa cứng, được định giá trên 4 ngàn usd, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung tranh của họa sĩ VN.

Sinh thời ông nổi tiếng là người cao ngạo, nói năng chẳng kiêng dè ai. Nguyen Đang Mạnh trong cuốn Hồi kí của mình kể Lưu Công Nhân từng chê suất học bổng du học LX, từ chối làm hồ sơ để được phong hàm phó giáo sư, danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Nghe nhạc và xem vài bức tranh Lưu Công Nhân cho vui


26/8/16

Ngựa phi đường xa , Lê Yên




Cao Minh trình bày bài hát Ngựa Phi Đường Xa của Lê Yên.

Lê Yên, tên thật Lê Đình Yên, là một nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.

24/8/16

Nhớ nhung Thẩm Oánh




Mai Hương trình bày bài hát Nhớ Nhung của Thẩm Oánh, một trong những người tiên phong của nền tân nhạc Việt

23/8/16

Trời xanh thẳm


Nghe lại bài hát Trời Xanh Thăm của Dương Thiệu Tước được Quỳnh Giao giới thiệu trong chương trình Suối Nguồn Tân Nhạc hôm trước với giọng ca Thanh Lan.



Đây là một trong những tác phẩm thời kì đầu của nền tân nhạc VN. Xem Phạm Duy phân tích một chút về nhạc thuật tác phẩm này.

22/8/16

Suối nguồn tân nhạc 1. Thời phôi thai (1938 - 1945)


Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 - 2014) . ảnh BBC
Ai hay nghe BBC hồi 199x hẳn còn nhớ chương trình Suối Nguồn Tân Nhạc do ca sĩ Quỳnh Giao phụ trách hồi ấy. Lâu quá giờ chẳng còn nhớ chương trình phát vào giờ nào, thứ mấy, chỉ nhớ hồi ấy bận gì cũng thu xếp để không bỏ lỡ lắng nghe cô giới thiệu lịch sử tân nhạc Việt Nam, xen kẻ là những đoạn nhạc minh họa.

Bấy giờ internet chưa phổ biến, thông tin thiếu thốn, một chương trình nội dung như thế thật quí. Chẳng ngạc nhiên khi ít lâu sau, BBC đã cho phát lại lần 2 theo yêu cầu của nhiều thính giả. Nhớ không lầm thì hồi ấy BBC Việt ngữ có loan báo thính giả nào thích có thể gởi thư, địa chỉ về BBC sẽ tặng băng / dĩa gì đấy ghi lại toàn bộ chương trình, nhưng sau trở ngại về tác quyền hay sao đó không thực hiện được thì phải.

Về sau, Hoài Nam trên đài SBS Úc làm một chương trình về Tân nhạc Việt đồ sộ hơn, nhưng bây giờ nhìn lại thấy chương trình xưa của Quỳnh Giao vẫn hữu ích, giúp người nghe nhanh chóng có một cái nhìn tổng quát về nền tân nhạc Việt do một ca sĩ được đào tạo nhạc bài bản lại có thâm niên trong nghề dẫn giải nên giàu thông tin lại thú vị. "Quỳnh Giao viết về nhạc thì cũng như kể chuyện về các nghệ sĩ bằng hữu của thân mẫu. Nhưng kiến thức sâu sắc về nhạc và về kỹ thuật trình bày còn giúp người đọc nhớ lại và có sự thưởng ngoạn cao hơn với từng tác phẩm, từng tác giả hay người trình diễn." (BBC)

Hiện vẫn chưa tìm được chương trình của BBC xưa phổ biến trên mạng. Sau khi Quỳnh Giao mất, trên trang nguoi-viet.com cho đăng lại loạt bài này dựa theo bản thảo còn lưu lại. Nếu không có gì trở ngại, sẽ lần lượt lấy về đây lưu cho mọi người cùng đọc cho vui. Tiếc không còn nghe được cái giọng thanh thoát truyền cảm của cô, những đoạn nhạc minh họa mà cô chọn lựa .. Tôi sẽ cố gắng mỗi khi có thể, tìm nhạc minh họa (*) đưa vào playlist cuối mỗi bài, tuy nhiên không bảo đảm đúng version cô đã giới thiệu.

21/8/16

Ca Huế


Nghe Mặc Lâm (RFA, 23/5/09) nói chuyện với GS Trần Quang Hải về Ca Huế

Trong chương trình kỳ trước chúng tôi có dịp đem nghệ thuật Ca Trù Việt Nam đến với quý thính giả, kỳ này chúng tôi muốn mời quý vị đến với một thể loại ca trù khác của xứ Thần Kinh, đó là làn điệu và các thể loại ca Huế.




Ca Huế được các nhà nghiên cứu nhạc dân tộc cho là rất gần với loại Ca Trù của miền Bắc vì được giới doanh nhân hay tài tử thưởng ngoạn trong các buổi nhạc gói gọn tại nhà riêng. Mặc dù cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến bàn cãi về nguồn gốc của Ca Huế nhưng có một điểm chung ai cũng công nhận đó là Ca Huế là một di sản văn hóa của Việt Nam.

Trong câu chuyện về Ca Huế hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS nhạc sỹ Trần Quang Hải về những nét đặc trưng của Ca Huế trên ba lĩnh vực: nhạc cung đình Huế, dân ca Huế và nhạc tài tử Huế.

20/8/16

Nỗi lòng . Nguyễn Văn Khánh




Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh
(1922 - 1976)
Nguyễn Văn Khánh sinh năm 1922 tại Hà Nội.

Ông giỏi chơi Hạ uy cầm, và thường sáng tác nhạc trên cây đàn này. Ca khúc đầu tay là Thu, sáng tác năm 1946.

Ông sáng tác không nhiều, những tác phẩm được được biết đến nhiều là Nỗi Lòng, Nghệ sĩ với cây đàn, Chiều Vàng,  sáng tác vào khoảng đầu 195x.

Sinh thời ông nổi tiếng là người đa tình. Ông mất tại Hà Nội năm 1976.

Nghe Chiều Vàng qua giọng hát Hà Thanh

Mục lục Nhạc ngoại lời Việt

tính đến 19/8/16

17 tình ca bất tử-bài 2 lời Việt Phạm Duy
Ainsi Soit-Il - Demis Roussos . Ánh Trăng Tan- Đặng Hiền
Bang bang - mybaby shot me down - Cher ca . Khi Xưa Ta Bé- Phạm Duy
Beautiful Sunday - Daniel Boone . Chủ Nhật Tươi Hồng- Phạm Duy
Blue Danube - Johann Strauss II . Dòng Sông Xanh- Phạm Duy
Blue Tango - Leroy Anderson . Tango Xanh- Phạm Duy
Célèbre Valse - Brahms . Mối Tình Xa Xưa- Phạm Duy

19/8/16

Dứa dại không gai


Nghe Bà Cầu hát xẩm



Dứa dại không gai
Chúng anh nghĩ rằng cây dứa dại không gai
Ai ngờ thì gai dứa lại dài hơn chông
Em dối anh, em chửa có chồng.

Mục lục


Mục lục: (click để tới trang mục lục tương ứng)

Ca nhạc
70 năm Tình Ca trong Tân Nhạc VN loạt bài của Hoài Nam trên đài Úc
Ca sĩ ngoại
Ca sĩ ta
Nhạc ngoại
Nhạc ngoại lời Việt
Các bài hát Lời Việt Nhạc Ngoại
Nhạc phổ thơ (xếp theo tên bài hát)
Nhạc phổ thơ (xếp theo tên tác giả phổ nhạc)
Nhạc sĩ Việt
Nhạc Việt

Thơ
Ngâm thơ (xếp theo tên tác giả)
Ngâm thơ (xếp theo tên bài)
Những bài thơ được phổ nhạc
Playlist Ngâm thơ

Khác
IT: giới thiệu một số phần mềm hữu ích, một số thủ thuật blog hay dùng
Một số sách hay (có link down e-book)
Nhiếp ảnh
Tranh




Mục lục các bản nhạc phổ thơ (xếp theo tên tác giả)

 tính đến 10/8/16

An Thuyên Tình Ca mặt Trời phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Bồng Bềnh Cho Tới Mai Sau
Anh Bằng và Trúc Hồ Trái Tim Ngoan phổ nhạc thơ Nguyên Sa
Anh Bằng Bướm Trắng phổ thơ Nguyễn Bính: Người Hàng Xóm
Anh Bằng Chia Tay Hư Ảo phổ thơ BH
Anh Bằng Chuyện Hoa Sim phổ thơ Hữu Loan

18/8/16

Chiếc khăn rơi . Doãn Nho


Trường hợp như Hoa Sữa (trở thành big hit nhờ bản cover sau gần 10 năm) không phải là hiếm. Trên thế giới có thể tìm được hàng trăm ví dụ tương tự. Nhắc lại vài vụ cho vui.

El Condor Pasa trở thành quốc bảo của Peru chỉ sau khi được Simon & Garfunkel cover.
Respect mang về cho Aretha Franklin một Grammy, được Rolling Stone xếp thứ 5 trong số những bài hát hay nhất mọi thời là bản cover, trong khi bản gốc phát hành chỉ 2 năm trước thì không mấy ai hay.
More Than I Can Say ngày nay vang danh khắp năm châu bốn bể là từ bản cover của Leo Sayer 20 năm sau khi phiên bản gốc ra đời (1959).
Hoặc như I Will Always Love You. Ngày nay nghe tên bài hát người ta nghĩ ngay đến Whitney Houston. Thật ra bài hát vốn của Dolly Parton, cũng từng chếm ngôi quán quân trên bảng xếp hạng nhạc country Mỹ hai lần, lần đầu cho phiên bản gốc (1973), lần thứ 2 năm 1982 khi cô thu cho phim The best little whorehouse in Texas. Thế nhưng phải đợi gần 20 năm sau (tính từ khi ra đời), bài hát mới thực sự vang danh thế giới nhờ bản cover của Houston.
Một trường hợp thú vị khác, là với Nothing's gonna change my love for you trong album 20/20 (1985) của George Benson. Mặc dù George Benson là một danh ca với 8 giải Grammy trong tay, album 20/20 phát hành ra cũng nhận được dĩa vàng, nhưng bài hát vẫn không được quá chú ý. Hai năm sau, một ca sĩ "vườn" mới 17 tuổi  ở Hawaii cover, bài hát bỗng nổi tiếng khắp nước Mỹ, rồi toàn thế giới ..

17/8/16

Parler a mon pere . tranh Paula Modersohn-Becker

mùa Vu lan...

Hồi tối bx đi chùa về kể đến sân chùa có đám thanh thiếu niên bưng rổ hoa tới, hỏi rồi gắn cho bả một đóa hồng, xong chìa ra một thùng phước sương. Chắc là các cháu trong GĐPT muốn kiếm quỹ để sinh hoạt gì đấy. Đến chùa có thì một vài trăm, ít cũng dăm ba chục bỏ thùng để nhà chùa nhang đèn là chuyện bình thường, nhưng làm như bán ép hoa thế này trông cũng kì

Bả còn kể năm nay thấy khá nhiều người cầm tiền lẻ đi rải khắp các bàn thờ trong ngoài chùa .. Chuyện này nghe nói ở Bắc khá quen, nhưng ở Trung ở Nam vẫn còn lạ, với tình hình này không biết bao giờ thì quen.

Thường dặn bx đi chùa tuyệt đối không mua gì, vì chùa không phải là nơi buôn bán. Kể cả hương. Vào lễ Phật lạy ba lạy là đủ, chả cần thắp hương cũng được. Trên bàn thờ thường đã có quá nhiều, nhà chùa phải cử người túc trực lấy đi đổ, thắp thêm làm gì ?


Vu Lan, nghe Celine Dion hát Parler à Mon Père



16/8/16

Hoa sữa


Đọc lời phê Phong Kiều Dạ Bạc là "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" của nhà thơ học giả đời Tống, bất chợt lại nhớ đến Hoa Sữa của Hồng Đăng. Đây là bài hát trong phim Hà Nội mùa chim làm tổ (1978) của nữ đạo diễn Đức Hoàn, do Lê Dung thể hiện.


15/8/16

Phong Kiều dạ bạc


Ngồi nghe playlist ngâm thơ, gặp bài Phong Kiều Dạ Bạc. Đây là clip hồi ấy làm nhân bài gì đấy bên blog Dr Tào Thăng nói đến các từ chỉ màu đen - mực, mun, quạ, hắc, .., em Coco nhắc đến từ ô, rồi dẫn bài thơ này.

Mời nghe Tố Kiều Ngân ngâm Phong Kiều Dạ Bạc

14/8/16

Nghệ thuật ngâm thơ trong truyền thống Việt Nam


Playlist sau gồm các video ngâm thơ đã làm và post trong mấy năm qua, lưu lại đây cho dễ tìm, thỉnh thoảng mời mọi người vào cùng nghe cho vui.



Nhìn lại, video up lên Youtube đầu tiên là vào ngày 1/12/10. Nhớ hồi ấy chơi blog bên Yahoo, tìm một giọng ngâm minh họa bài Tràng Giang của Huy Cân trên các trang quen thuộc như Youtube, nhaccuatui hay Zing không có, chỉ tìm được file mp3 trên một trang web nào đó, không biết làm sao đưa lên blog. Thế là ngồi mở Movie Maker có sẵn trong Win rồi mò mẫm làm .

13/8/16

Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị


Xem lại trường đoạn hát ca trù trong phim Mê Thảo - Thời Vang Bóng.



Thúy Nga vào vai cô Tơ, nhưng giọng hát là Thanh Hoài, một nghệ sĩ đa năng: chèo, ca trù, quan họ, hát văn, xẩm ..  Đơn Dương vào vai kép Tam, chơi đàn nguyệt thay vì đàn đáy quen thuộc trong hát ca trù. Ông chủ ấp Nguyễn (Dũng Nhi đóng) đang say khướt, không ngồi nổi để cầm trống chầu

Mê Thảo - Thời vang bóng lấy bối cảnh những năm 192x của thế kỷ trước, đã làm sống lại cái thú chơi một thời vang bóng. Hôm trước đã giới thiệu video bài nói chuyện của Trần Văn Khê nói về sự độc đáo của thú chơi này. Hôm nay mới đọc một bài tham luận của ông cũng về đề tài này

Một số sách hay

Danh sách một số sách được giới thiệu trên blog
tính đến 13/8/16
(Có link down e-book)


Triết lí Tư tưởng

F A Hayek Đường về nô lệ (The Road to Serfdom) một trong số nhà tư tưởng lớn nhất thế kỉ XX
Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn tác phẩm kinh điển của cha đẻ Phân tâm học
Samuel Hungtington, Sự va chạm của các nền văn minh The Clash of civilization and the remaking of world order
Gustave Le Bon, Tâm lí đám đông
D Acemoglu và J A Robinson, Tại sao các quốc gia thất bại Why nations fail
J Sandel,  Phải trái đúng sai (Justice: What's the right thing to do) bài giảng tại ĐH Harvard

12/8/16

Danh sách bài viết trong mục IT


Bài viết giới thiệu một số thủ thuật IT cơ bản thường dùng

Một số phần mềm hữu ích

Các phần mềm xem phim trên máy tính
IDM phần mềm hỗ trợ download
Cắt nối file với Total Converter file audio, video
Chuyển đổi định dạng file audio, video: gt phần mềm Total Coverter
Chuyển đổi file pdf qua Word: gt phần mềm Solid Converter
Làm video: gt phàn mềm Pro Show
Tạo ổ dĩa ảo: gt phần mềm Daemon

Mục lục Những bản nhạc phổ thơ

có trong blog tính đến 10/8/16

Anh Cho Em Mùa Xuân .  Nguyễn Hiền phổ thơ Kim Tuấn: Nụ Hoa Vàng Mùa Xuân
Anh Còn Nợ Em b2 . Anh Bằng phổ nhạc thơ Pham Thành Tài
Anh Còn Yêu Em b2. Anh Bằng phổ nhạc thơ Pham Thành Tài
Anh Cứ Hẹn . nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Bính: Ngập Ngừng
Anh ngủ thêm đi anh Em phải dậy lấy chồng . Nguyễn Minh Hải phổ nhạc thơ Nồng Nàn Phố
Anh Vẫn Hành Quân . Huy Du phổ nhạc thơ Trần Hữu Thung
Âm Thầm . Nguyễn Thanh Cảnh phổ nhạc thơ Hàn Mặc Tử
Áo Trắng . Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc thơ Huy Cận

11/8/16

Simon & Garfunkel . Make Love Not War


Nghe thêm mấy bài hát trong album Bridge Over Troubled Water (1970) của Simon &Garfunkel. Album này nhận được Grammy Album của năm, có 4 single được phát hành, single nào cũng hay, lọt top 20 Hot 100

1. Cecilia, #4 Hot 100.

Make love in the afternoon up in my bed
I got up to wash my face ..

Câu hát không khỏi làm nhớ đến slogan nổi tiếng của phong trào phản chiến bấy giờ Make Love Not War. Thời điểm Cecilia ra đời 1970 cũng là cao trào của phong trào chống chiến tranh VN ở Mỹ. Bản thân Simon & Garfunkel cũng từng bị từ chối phát sóng một chương trình vào tháng 12/1969 do những phát biểu liên quan đến chiến tranh VN, và năm 1972 dù đã chia tay, hai người cũng đã xuất hiện trong một buổi ca nhạc vận động cho ứng cử viên  bồ câu McGovern


10/8/16

Đã qua một ngày không gọi nhau


Nghe thêm một bài hát nữa của Nicole CroisilleTéléphone moi (1975) nhạc Christian Gaubert, lời Pierre-Aandré Dousset



Bài này có lời Việt nhan đề Chờ phone của anh, chưa rõ ai đặt

Mục lục Những bài thơ được phổ nhạc

Danh sách những bài thơ được phổ nhạc có trong blog tính đến
10/8/16

67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu . Du Tử Lê . Từ Công Phụng phổ: Trên Ngọn Tình Sầu
Anh ngủ thêm đi anh Em phải dậy lấy chồng . Nồng Nàn Phố . Nguyễn Minh Hải phổ nhạc
Anh Vẫn Hành Quân . Trần Hữu Thung . Huy Du phổ nhạc
Âm Thầm . Hàn Mặc Tử . Nguyễn Thanh Cảnh phổ nhạc
Anh Còn Nợ Em b2 . Pham Thành Tài . Anh Bằng phổ nhạc
Anh Còn Yêu Em b2. Pham Thành Tài . Anh Băng phổ nhạc
Áo Trắng . Huy Cận . Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc

9/8/16

Sương mờ


Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau,
Sương lan mờ, và hồn tôi nghe đau.


Nghe Thanh Hòa ngâm bài thơ của Xuân Diệu


8/8/16

Je ne suis que de l'amour . Nicole Croisille


Hôm trước nghe Nicole Croisille ca  Le passager de la pluie. Hôm nay nghe thêm giọng ca này với Je ne suis que de l'amour, nhạc của Pierre Bachelet viết cho bộ phim c3 Histoire d'O (1975) Pháp Đức hợp tác làm, Just Jaeckin đạo diễn



Bài hát đã được Nhật Ngân viết lời Việt, nhan đề Khi Có Chàng. Nghe Ngọc Lan ca

7/8/16

Biển độc


Mấy tháng rồi, biển nhiễm độc, gây khổ cho không biết bao người.

Đứa bạn ngoài ấy gọi điện vào kể hồi này ra bến cá vắng hoe, những con thuyền nằm phơi nắng buồn thiu. Bãi tắm cũng không bóng người, những quán nhậu bàn ghế xếp chồng nơi xó góc. Ngư dân cháy lưới, không-ngư dân cũng xem xém nồi cơm.

Nhớ hồi mới xảy ra sự cố, có mấy dân buôn thuộc loại nhanh nhạy, thấy con ngừ con thu đánh ở ngư trường xa về còn tươi rói, bèn thuê xe chuyển vào nam chạy chợ, nhưng đến đâu khoảng Đà Nẳng Nha Trang gi đấy thì bị ách lại, rồi báo chí ồ ạt loan tin bắt được xe cá chết từ đang trên đường vào nam. Trời ạ, có ai từng ra chợ mua được con cá ngừ cá thu còn ngáp ngáp không hả trời. Có báo còn đế thêm .. cá đã sình ươn, bốc mùi thôi. Dân buôn có khùng cũng không ngu đến mức bỏ tiền bỏ công mua cá thôi chở đi bán chứ. Nhưng mặc kệ các thứ lô gich, phây vẫn sôi lên sùng sục, và ông đánh bắt cùng bà bán cá biển mấy tỉnh trong nam khóc không ra nước mắt theo.

6/8/16

Mê thảo - Thời vang bóng



Tối thứ bảy xem phim cho vui

Phim Mê Thảo - Thời Vang Bóng (2002) của Việt Linh nghe kể (trên báo) từ kịch bản điện ảnh (do Phạm Thùy Nhân và Việt Linh) đến ra được phim nhựa mất những 10 năm với bao nhiêu lần duyệt sửa duyệt sửa duyệt sửa .. thế nhưng hoàn thành xong vẫn không ra rạp được, vì phim có sự tham gia của Đơn Dương, bấy giờ vừa trốn qua Mỹ sau khi bị qui kết đủ thứ tội bởi vai diễn Thiếu tá bộ đội trong một phim Mỹ. Đến gởi đi tham dự các LHP cũng bị cấm vì .. sợ lỡ phim trúng giải thì lại kẹt (không nói điêu, xem đây). Nhưng cuối cùng thì năm 2003, sau nhiều phân bua, áp lực phim cũng được gởi tham dự một LHP ở Pháp (phim được Bộ ngoại giao Pháp tài trợ đến gần 3/4 trên tổng chi phí khoảng 3.5 tỉ vnd), rồi LHP Bergamo ở Ý, và tại LHP này phim giành được giải Bông hồng vàng. Năm sau thì được phép chiếu ở VN.

5/8/16

Lữ khách trong mưa


Trời mưa dầm dề hai hôm nay, chiều gần tối mới tạnh nhưng trời vẫn âm u. Nghe Ngọc Lan ca Lữ Khách Trong Mưa cho vui



Lữ Khách Trong Mưa là lời Việt Phạm Duy viết cho bài hát chủ đề của bộ phim Le passager de la pluie (1970) (đạo diễn René Clément) nhạc Francis Lai, lời Sébastien Japrisot và nữ ca sĩ Pháp Severine ca.

Giới thiệu một số tự điển chữ Hán và cách tra tự điển


Bài viết của Lê Anh Minh giới thiệu một số từ điển để học chữ Hán, và cách tra tự / từ điển chữ Hán.



4/8/16

Bridge Over Troubled Water




Bridge Over Troubled Water là bài hát thành công nhất của cặp đôi Simon & Garfunkel, được tạp chí Rolling Stones xếp #47 trên 500 Ca khúc hay nhất xưa nay. Nhưng oái oăm thay, cũng chính bài hát này là giọt nước tràn li làm hai người bạn nối khố chia tay nhau đường ai nấy đi ..

2/8/16

"Hán -Việt" và "thuần Việt"


Có một thời người ta hô hào dùng từ "thuần Việt", tránh dùng từ Hán Việt để "giữ gìn sự trong sáng" của tiếng Việt. Đến nay thỉnh thoảng người ta vẫn nhắc lại việc Bảo sanh viện Từ Dũ (Saigon) bị đổi tên thành Xưởng đẻ Từ Dũ như một chuyện cười (không nổi). Nhưng thế nào là từ "thuần Việt", liệu có tồn tại từ "thuần Việt" hiểu như là từ do chính người Việt sáng tạo ? Tại sao không nên thay trực thăng bằng máy bay lên thẳng, nữ chiến sĩ bằng chiến sĩ gái, vv. ? Một từ rất nhiều người dùng là chí ít, tại sao dùng như thế là sai ? Bài viết ngắn sau của GS Cao Xuan Hạo bàn về những vấn đề này, cop về từ trang talawas mọi người đọc cho vui.

1/8/16

Dân ca Quan họ

Tiếp tục tìm hiểu quan họ với Thy Nga RFA



Ai không thích nghe radio thì đọc bài. Click các đường link để nghe hát minh hoa trên Youtube