31/5/15

Thoáng hương qua


Rằm tháng Tư nghe Lệ Thu trình bày Em Lễ Chùa Này,  Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của Phạm Thiên Thư.



30/5/15

Đưa em tìm động hoa vàng


Một bài thơ khác của Phạm Thiên Thư được Phạm Duy phổ nhạc trước đây một đứa bạn thân rất thích, thường lẩm nhẩm hát một mình khi hai đứa lang thang trên phố những hôm trời mưa lất phất: Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng. Nghe Phạm Duy giới thiệu bản nhạc và Mỹ Linh ca



27/5/15

Chăn vịt ở phương Nam . Mường Mán


Để kiếm sống nhà thơ Việt Nam làm thật lắm nghề - chạy xe ôm, đạp xích lô, đi ăn mày, giữ xe đạp .. và cả đi chăn vịt

Chăn Vịt Ở Phương Nam

Tôi người trai Sông Hương
Lưu lạc về Sông Hậu
Như chim mỏi cánh đậu
Trên vồng đất quê em

Chòi tôi che hướng đông
Che dùm tôi ngọn gió
Em đùa: Anh chiếc lá
Bị bão dạt về Nam

Tôi đùa: thời buổi khó
Đi đâu để trốn buồn?
Thôi đành đi chăn vịt!
Em bảo: Thế mà hơn

Vịt tôi chăn trăm con
Ngày lùa đi trăm ngã
Bạn tôi, trăm tim nhỏ
Bạn tôi, trăm linh hồn
Theo tôi, qua thời khó

Thương mình em cô đơn
Ngày đưa võng ru con
Mong chồng nơi biên giới
Mà chiến chinh tưởng lụi
Ai ngờ vẫn còn dài!

Em buồn sợi tóc mai
Dài bằng cơn nắng sớm
Em buồn: cây nhang ngún
Cháy khuya sầu mênh mang

Mỗi ngày tôi lùa vịt
Qua cánh đồng thênh thang
Buồn tôi khua gậy múa
Hát cùng bèo trôi sông
Ngóng giùm em phương đó
Coi chồng về hay không


Bài thơ được Châu Đình Ân phổ nhạc, mời nghe chính tác giả trình bày cùng Khánh Ly


Dư mà không thừa


Bài viết của Nguyễn Đức Dân sau khi đăng ở SGTT đã nhận nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có còm của một người kí tên Chu Xuân Việt:

Bài rất tốt. Nhưng tác giả lại vô tình mắc phải lối nói dài này khi dùng “dư thừa” (dư nghĩa là thừa rồi)”…

Tác giả đã trả lời:

Xin cám ơn bạn Chu Xuân Việt khi đọc bài Tiếng Việt đang “dài” ra! (SGTT, 29.8.2011) đã cho nhận xét về từ dư thừa liên quan đến một hiện tượng thú vị trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có những từ ghép do hai từ đơn ghép lại. Từ ghép có nhiều loại:

Nhà gạch, nhà hàng, nhà máy… là những từ ghép chính phụ – tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất.

Nhà cửa, đường sá, chùa chiền, chợ búa, vợ chồng, ăn chơi… là những từ ghép đẳng lập – hai từ cùng loại ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng có ý nghĩa khái quát hơn. Tốt xấu, phải trái, trước sau, trên dưới, đi lại, thắng thua, được mất… cũng là những từ ghép đẳng lập gồm hai yếu tố trái nghĩa hợp với nhau thành một từ có ý nghĩa khái quát.

Trật tự những tiếng trong từ ghép là một hiện tượng rất thú vị liên quan đến triết lý của người Việt, đáng được thảo luận, nhưng chưa phải là đối tượng trình bày trong vài dòng ngắn ngủi này.

Tôi chỉ xin nêu một hiện tượng liên quan đến từ ghép đẳng lập hai yếu tố đồng nghĩa: có hàng loạt từ ghép hai yếu tố đồng nghĩa mà một thuộc phương ngữ Bắc bộ, một thuộc phương ngữ Nam bộ.

Có từ, tiếng Nam đặt trước, như dơ bẩn, chén bát, kêu gọi, dư thừa… Lại có từ tiếng Bắc đặt trước, như nông cạn, thứ hạng, tìm kiếm, đón rước… (tôi chưa giải thích được vì sao lúc thì tiếng Nam đặt trước, lúc tiếng Bắc đặt trước, ai biết xin chỉ giùm). Vậy những từ này không dư. Viết cho Sài Gòn Tiếp Thị là tòa báo ở TP.HCM nhưng có bạn đọc cả ở Hà Nội. Vậy nên tôi có ý thức khi viết “dư thừa”. Nó không dư mà cũng chẳng thừa.
Sài Gòn, 29.8.2011

nguồn ngonngu.org

25/5/15

Tiếng Việt đang “dài” ra


GS.TS. Nguyễn Đức Dân

Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ lụy là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới những lối nói dư thừa.

24/5/15

Bỏ ta mà đi


昨日像那东流水
离我远去不可留
今日乱我心多烦忧
抽刀断水水更流
举杯消愁愁更愁

Tạc nhật tượng na đông lưu thủy
Li ngã viễn khứ bất khả lưu
Kim nhật loạn ngã tâm đa phiền ưu
Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu
Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu.

Ngày hôm qua như dòng nước chảy về đông
Mãi xa ta không sao giữ lại được
Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta
Rút dao chém xuống nước nước vẫn chảy
Nâng chén tiêu sầu, sầu vẫn sầu..


22/5/15

Dạy toán cho trẻ em như thế nào?


GS Nguyễn Tiến Dũng, photo vnexpress.net
Lướt mạng, gặp bài viết hay, cop về cho mọi người đọc. Tác giả là GS Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Toulouse, Pháp. Ông từng giành HCV IMO lần thứ 26 (Olympic Toán Quốc tế tổ chức tại Phần Lan năm 1985) khi mới 14 tuổi. Đây là bài ông viết cho báo Tia Sáng nhân dịp ngày hội STEM lần I tổ chức vào 2 ngày 16 - 17/5 vừa qua tại Hà Nội.

21/5/15

Stand by me . Hãy đến bên anh


Nghe lại Stand By Me của Ben E. King được Tuấn Thảo giới thiệu hôm trước (ở đây).



When the night has come
And the land is dark
And the moon is the only light we'll see
No, I won't be afraid
Oh, I won't be afraid
Just as long as you stand, stand by me

So darling, darling
Stand by me, oh stand by me
Oh stand, stand by me
Stand by me
Khi đêm đến
Và mặt đất tối tăm
Và sẽ chỉ còn thấy mỗi ánh trăng
Không, anh sẽ không sợ hãi
Oh, anh sẽ không sợ hãi
Chừng nào còn có em bên anh

Hỡi em yêu, 

hãy ở bên anh, ở bên anh
..

Stand By Me vốn được Ben E. King (cùng Jerry Leiber và Mike Stoller) cảm tác từ ca khúc Stand By Me Father aka. Lord Stand By Me (= Chúa hãy ở cùng con) của mục sư Charles Albert Tindley viết năm 1905



Lời Việt mang tên Hãy Đến Bên Em, chưa rõ ai viết, Ngọc Lan ca



Bản nhạc được rát nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cover thành công: John Lenon trong album Rock 'n' Roll (1975). Maurice White trong album mang tên ông (1986), Mickey Gilley trong album Encore (1980), Prince Royce trong album Prince Royce (2010), Enrique Iglesias, .., và gần đây nhất là ban Imagine Dragons trình bày tại Billboard Music Awards 2015 để tưởng niệm tác giả Ben E. King (1938 - 2015).





Morning Novel, tranh Volegov

13/5/15

Nghệ ngữ


Trước đây có quen một cô giáo, bố người Nam tập kết ra bắc, làm việc trong một lâm trường ở Nghệ An, gặp mẹ cô, rồi sinh cô ra ở đấy. Sau 1975 cả nhà theo cha về nội. Những chiều buồn cổ thường hay nói giọng Nghệ cho nghe, rồi hát những bài ca về quê ngoại. Nhờ cô, tôi quen với điệu hát ví, dặm; biết thêm một số từ địa phương như mấn = váy, .. Thỉnh thoảng nhắn tin trêu cổ:

- mac man ji ko ?
- ko
- o truong hả
- da
- ui zoi, o truong, khong mac man. Uoc ji duoc dom cai hay.
- uhm, lieu hon. nghi bay ba.

Cứ tưởng quen cổ, biết dược lắm Nghệ ngữ rồi. Hôm nay lò mò vào blog Hương Ngàn, đọc bài thơ Nghệ Ngữ mới biết để hiểu được gái Nghệ, còn phải học nhiều ..

12/5/15

Stand by me


When the night has come
And the land is dark
And the moon is the only light we'll see
No, I won't be afraid
Oh, I won't be afraid
Just as long as you stand, stand by me ...




Ngày 30/4/2015 vừa qua, Ben E. King, giọng ca gắn liền với Stand By Me, đã qua đời ở tuổi 76. Trước đó, tháng 3/2015, Thư viện Quốc hội Mỹ cũng đã kịp đưa Stand By Me do ông thu lần đầu vào danh sách Đăng Ký Thu Âm Quốc Gia (National Recording Registry), khẳng định đó là giọng ca kinh điển và cần được bảo tồn như một "giá trị văn hoá lịch sử và đáng chú ý về mặt thẩm mỹ".

Mời nghe Tuấn Thảo giải thích vì sao Stand By Me trở nên kinh điển. Bài được phát trong chương trình Tạp chí âm nhạc của RFI hôm 9/5/2015.



11/5/15

Choucoune . Yellow bird


Yellow bird, up high in banana tree
Yellow bird, you sit all alone like me.
Did your lady friend, leave your nest again
That is very sad, make me feel so bad
You can fly away, in the sky away
You’re more lucky than me.
I also had a pretty girl, she’s not with me today
They’re all the same those pretty girls
Take tenderness, then they fly away.
..


10/5/15

Đạo Ca


Cuộc gặp gỡ giữa Phạm Duy và Phạm Thiên Thư được nhà thơ ví von là cuộc gặp gỡ của một ngọn núi và một đám mây.

Phạm Duy kể lại cuộc gặp gỡ này:

".. khi tôi gặp thi sĩ Phạm Thiên Thư (cựu tu sĩ, pháp danh Tuệ Không) vào năm 1971 là tôi như thoát xác, vượt ra khỏi những đắng cay, chán chường và bế tắc của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca... Tôi muốn tạm bỏ việc xưng tụng cái nhất thời để tìm về cái muôn đời, nghĩa là tạm bỏ việc soạn nhạc nhân hòa để soạn nhạc nhiên hoà, tạm bỏ soạn nhạc tình cảm, xã hội để soạn nhạc tâm linh.
Tôi khởi sự soạn ÐẠO CA. Tạm xa lánh NHẠC ÐỜI, tôi nghĩ rằng tôi có thể đi được vào NHẠC ÐẠO với một tu sĩ mà cái uyên thâm về đạo giáo chắc chắn phải hơn tôi rất xa".

Phạm Thiên Thư cũng nhớ lại:

Phạm Duy nói ông ấy có vợ con rồi, nhiều người hâm mộ, nhưng luôn cảm thấy cô đơn. Bài hát viết nhiều, nổi tiếng đấy, nhưng lại chưa đạt được những gì mình muốn. Phạm Duy là người luôn cầu tiến”.

9/5/15

U Tình

Vũ Hoàng Chương

Anh biết em từ độ 
Em mới tuổi mười hai
Anh yêu em từ thuở
Em còn tóc xõa vai

Tháng ngày đi mau quá
Chốc đã sáu năm trời
Tình anh vẫn chưa hiểu
"Chưa" là "không" em ơi

Em vẫn tin anh lắm
Em vẫn mến anh nhiều
Nhưng em tin em mến
Đâu phải là em yêu
Trái tim hờ hững ấy
Đâu thổn thức vì anh
Anh cũng không hề chịu
Van xin một ái tình

Cho nên dòng lệ tủi
Thấm ướt những trang đời
Xóa nhòa hy vọng cũ
Hoen ố cả ngày mai

Lòng anh dần uống cạn
Đến giọt cuối yêu đương
Chỉ còn của dĩ vãng
Một dư vị chán chường

Hôm qua tình đã chết
Anh đã chôn nó rồi
Anh khóc vì chôn nó
Là chôn cả một đời

Nhưng anh không đào huyệt
Không vùi đất như ai
Cũng không mua vải liệm
Cũng không mua quan tài

Anh chỉ đem chôn nó
Với nỗi niềm chua cay
Từng mảnh từng mảnh một
Trong mấy vần thơ đây

Rồi một chiều xuân thắm
Say hạnh phúc lứa đôi
Vô tình em có nhớ
Đến người cũ xa xôi

Mong em thu nhặt giúp
Đôi tay dù hững hờ
Mong em vì hắn lượm
Những mảnh tình bơ vơ

Chắp lại và thương xót
Dành cho một nấm mồ
Ở nơi dù hẹp nhất
Của lòng em say sưa


(Thơ Say, 1940)




7/5/15

Lana del Rey : Hồ cạn đục ngầu, nước thiếu chiều sâu ?

Nghe Tuấn Thảo (RFI) kê tủ đứng cô ca sĩ trẻ (sinh 1985) người Mỹ xinh đẹp này cho vui :d



Vũ Hoàng Chương “Người cũ” trong Thơ Mới


Hoài Nam

Tuy tài năng không hề thua sút những vì sao Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... trên bầu trời Thơ Mới, nhưng Vũ Hoàng Chương lại ít được nhắc đến một cách đáng ngạc nhiên. Có lẽ vì người ta đọc thơ ông không chỉ bằng “con mắt thơ”, mà còn bằng, và chủ yếu bằng con mắt của đạo đức, con mắt của lề thói, con mắt của đủ thứ cấm kỵ xã hội?

6/5/15

Đời vắng em rồi say với ai.


Em ơi! lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai !?

Thơ Vũ Hoàng Chương - Ngọc Sang & Vân Khánh diễn ngâm


Hoài niệm Vũ Hoàng Chương (1915-1976)


Đặng Tiến

Ngày 6/9 dương lịch là ngày giỗ Vũ Hoàng Chương, mất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1976 ; sau mấy tháng bị chính quyền bắt giam vào khám Chí Hoà anh bị trọng bệnh, đưa về nhà một thời gian ngắn thì qua đời, vì ho suyển, thọ 62 tuổi.

Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi
Vũ Hoàng Chương sinh tại thành phố Nam Định năm 1915 (giấy tờ ghi 1916)  trong một gia đình khoa bảng giàu có ; tác giả của khoảng hai mươi tác phẩm, chủ yếu là thơ, rồi đến kịch thơ, hồi ký, bài nói chuyện. Vũ Hoàng Chương là nhà thơ lớn của đất nước, bắt đầu từ phong trào Thơ Mới  , với các tập Thơ Say (1940), Mây (1943), qua những truân chuyên của dân tộc với Thơ Lửa (1948), Hoa Đăng  (1959), Lửa Từ Bi (1963), và những biến chuyển trong thi ca hiện đại. Vũ Hoàng Chương là một tác gia lớn lao và quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà, chiếm một địa vị riêng biệt trong  các trào lưu thi ca.  Giữa những trầm luân của đất nước, tác phẩm của anh chưa được tìm hiểu toàn bộ và đánh giá đúng mức, ở miền Bắc cũng như miền Nam, trước 1975, và trong nước cũng như ngoài nước những năm gần đây.

Trong nước, từ chính sách đổi mới, 1986, đã có lối nhìn thoáng rộng hơn đối với phong trào Thơ Mới 1932-1945 và Vũ Hoàng Chương, ở một chừng mực giới hạn, cũng được đọc lại một cách công bình hơn. Mới đây (1996) một sinh viên đại học TPHCM đã trình tiểu luận tốt nghiệp về Vũ Hoàng Chương và giáo sư phản biện Hoàng Như Mai, nhà phê bình văn học (sinh năm 1917) đã phê  “ viết về nhà thơ Vũ Hoàng Chương không phải dễ, người viết vừa phải có trình độ uyên bác nào đó, vừa phải có năng khiếu nghệ thuật. Trên thực tế, khen thơ Vũ Hoàng Chương thì có đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình, nhưng trực tiếp viết ra những lời đánh giá thì lại rất ít ai dám viết. Trên văn đàn, những bài, sách nghiên cứu, phê bình thơ Vũ Hoàng Chương có bao nhiêu đâu. Sinh viên viết được bài tiểu luận tốt nghiệp như thế này là đáng biểu dương. Tôi đánh giá như vậy là với tư cách một người yêu quý thơ Vũ Hoàng Chương, và là người bạn thân của nhà thơ “ (25/6/1996) .

5/5/15

Mười hai tháng Sáu


Nghe ngâm thơ cho vui

Mười Hai Tháng Sáu là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Vũ Hoàng Chương. Và như thường thấy với những bài thơ nổi tiếng, rất nhiều câu chuyện kể về mối tình, về người phụ nữ mang tên Tố được thi sĩ nhắc đến nhiều lần trong bài thơ .. Chi tiết về tên tuổi, về gia đình, về tình yêu đơn phương hay song phương .. mỗi người kể một kiểu, chẳng biết hư thực như nào. Nhưng các nét chính thì giống nhau, và thực ra có sẵn trong bài thơ: đấy là người phụ nữ ông yêu thương suốt 10 năm trường, đã bỏ ông đi lấy chồng hôm 12/6/1941. Có lẽ, với người đọc bình thường, thế cũng đủ thỏa sự tò mò về hoàn cảnh sáng tác. Cái đáng quan tâm hơn, là bài thơ đã được viết ra như nào. Mời nghe Tô Kiều Ngân ngâm

Ta đợi em từ ba mươi năm



Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm thơ của Vũ Hoàng Chương, An Tiêm xb năm 1969, là một tuyển tập các bài thơ tình viết thủa hoa niên, đã được in trong các tập Thơ Say (1940), Mây (1943) và Rừng Phong (1954), Hoa Đăng (1959) và tập Trời Một Phương (1962). Tên tập thơ lấy từ câu đầu của bài thơ Chờ Đợi Hoài Công viết khoảng 1946, in trong tập Rừng Phong.


4/5/15

El Cóndor Pasa


Như đã biết (xem lại ở đây) năm 1913 dựa trên một giai điệu dân gian cổ, nhạc sĩ người Peru Daniel Alomía Robles sáng tác một bản nhạc có tên El Cóndor Pasa (Đại bàng bay qua), ca từ được viết bằng tiếng Quechua của người Inca xưa. Năm 1969, Paul Simon viết lời Anh cho bản nhạc và sau đó El Cóndor Pasa (If I Could) xuất hiện trong album Bridge Over Troubled Water (1970) của Simon và Garfunkel, trở thành một trong những bản nhạc được yêu mến nhất của họ, không kém Scarborough Fair. Ngày nay El Cóndor Pasa đã trở thành di sản văn hóa của Peru.

Mời nghe một số phiên bản El Cóndor Pasa




3/5/15

Bên bờ suối


Nghe lại Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên



và ngắm series ảnh người đẹp bên suối của Catiner

Mực Nha Trang


Con gái đi chơi Nha Trang, mua về một đống quà: nước mắm nhĩ, mắm tôm, nem chua, mực một nắng,  .. và mực ống loại nho nhỏ như này


Thấy ghi trên bao bì là mục cơm sữa hấp muối xuất khẩu Đài Loan. Thử nướng một dĩa nhậu cho vui nhưng .. trời ah, sao mà mặn thế, không nuốt nổi.

Em nào có tâm hồn ăn uống tí, từng dùng qua thứ tương tự, hướng dẫn giùm cách chế biến cái này nhé. Bỏ đi cũng tiếc công con gái mang về.


Về một lỗi “kếch xù”?


Chắc nhiều bạn đọc quan tâm tới chuyên mục tiếng Việt còn nhớ một bài viết của cố GS Cao Xuân Hạo, đăng trên Lao Động, số báo Xuân Bính Tuất 2006, nhan đề “Lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. (*)

Đã 4 năm rồi, riêng tôi, tôi không chỉ nhớ mà còn rất băn khoăn trước ý kiến mà GS đưa ra và phân tích.

2/5/15

Đàn tranh


Theo truyền thuyết, cây đàn tranh có nguồn gốc từ cây đàn sắt 25 dây. Đời Tần có hai người tranh nhau, nên quan xử chia đôi cây đàn, từ đó mà có tên "tranh" (箏 zheng).

Đàn tranh sau đó được du nhập qua các nước lân cận, được bản địa hóa phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của dân tộc mình, tạo nên sắc thái thái riêng với những đặc thù trong điệu thức, trong hệ thống bài bản và cả trong thủ pháp. Ở Hàn có đàn kayakeum,

1/5/15

Hoàng Sơn




Nghe Phạm Đức Thành chơi Thiên Thai của Văn Cao, và ngắm mấy bức ảnh phong cảnh Hoàng Sơn (黄山 Huang shan), dãy núi nằm phía nam tỉnh An Huy, miền đông Trung Hoa. Hình lấy trên trang Pinterest, một số không thấy ghi tác giả.