30/10/16

Gái Sài gòn vs gái Hà nội


thấy trên mạng, chả biết đúng sai. cop về, mọi người xem chơi


1. Con gái Sài Gòn thích ăn me. Con gái Hà Nội thích ăn sấu. Tuy nhiên, gái Sài Gòn thích me chín, còn gái Hà Nội mê sấu xanh.

29/10/16

Con Đường Cái Quan


Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trong âm giai ngũ cung và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương. (Phạm Duy phamduy.com)

Mời nghe Quỳnh Giao giới thiệu về trường ca nổi tiếng này của Phạm Duy

26/10/16

SNTN 19 . Phạm Duy, nhạc xây tình người

Phạm Duy, nhạc xây tình người

Bài cuối trong loạt bài Suối Nguồn Tân Nhạc của Quỳnh Giao

Phạm Duy (1921 - 2013)

Trong dòng suối nguồn tân nhạc của Việt Nam, Phạm Duy có chỗ đứng đặc biệt, vì ở bất cứ một nhánh quanh co hay bát ngát nào của dòng nhạc Việt, ta cũng gặp ông. Ông nhập cuộc rất sớm và theo đuổi cầm ca như niềm hạnh phúc và một cái nghề hơn là cái nghiệp, cho tới gần đây khi đã trên 75. Cho nên ta không dễ gì nói về nhạc của Phạm Duy trong vỏn vẹn một chương trình.

Nhưng, người ta như lại dễ nói về Phạm Duy, nếu chúng ta kể ra bao điều đã được viết về ông.

Vẫn biết rằng như đỉnh cao trên dãy Trường Sơn trùng điệp của tân nhạc, ông là cây cao nên chịu gió lớn, và ông mới bị phê phán về cả trăm điều, mà đa số lại ở ngoài âm nhạc. Phải chăng sự việc đó cho thấy rằng chúng ta quá yêu nên đòi hỏi quá nhiều ở một nghệ sĩ đã có công lao rất lớn với tân nhạc của dân tộc? Nói chung, dư luận khó có thể dửng dưng với Phạm Duy, mà nếu Phạm Duy có dửng dưng trước dư luận thì lại chẳng bao giờ dửng dưng với cuộc đời... Chúng ta nên trả cho Phạm Duy những gì của đời sống riêng tư của ông, và chỉ hân hoan đón nhận những gì ông viết cho tân nhạc, và cho tình yêu, chủ đề của chương trình hôm nay...

Bài ca mãi mãi gắn liền tên tuổi Phạm Duy với tân nhạc - khiến lời ca là thành ngữ được trích dẫn trong nhiều tác phẩm khác - Phạm Duy lại không viết cho tình yêu đôi lứa. Bản Tình Ca bất hủ được ông viết tại Saigon, vào năm 53, cho quê hương. Ðây là bài hát tiêu biểu nhất cho thể tài hoài hương mà chúng ta đã giới thiệu trong một chương trình trước. Chúng ta không thể có một chương trình đặc biệt về Phạm Duy mà không nhắc tới Tình Ca. Bài này, Quỳnh Giao xin quý thính giả thưởng thức qua tiếng hát Thái Thanh...

24/10/16

SNTN 18. Trịnh Công Sơn - Như cánh vạc bay


Bài viết của Quỳnh Giao trong loạt bài Suối Nguồn Tân Nhạc, cop lại từ trang nguoi-viet. Một số ca khúc minh họa trong bài trên Youtube chưa có phiên bản tác giả giới thiệu, tạm thay bằng một phiên bản khác

Trịnh Công Sơn viết nhạc từ tuổi đôi mươi cho đến những năm gần đây, nên đã cho chúng ta một số lượng tác phẩm rất lớn. Như ở một triết gia đích thực, ở nơi ông nỗi ám ảnh lớn về đời người đã đưa đến ba loại đề tài lớn, là tình yêu, quê hương và thân phận con người, trong đó chiến tranh và đói khổ là sự ngột ngạt bao trùm lên tất cả.

Khi chiến tranh đã chấm dứt, và vận nước đã đổi thay, ông thiên về các đề tài mang nhiều triết tính về cuộc đời, nhưng thủy chung vẫn là người viết nhạc tình độc đáo nhất. Nhạc sĩ Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là "ca nhân về tình yêu" có lẽ là trong ý đó...

Từ góc độ của người hát và yêu nhạc, khi nhìn lại Trịnh Công Sơn viết cho tình yêu, Quỳnh Giao muốn được nói lên một sự kiện, đó là từ Trịnh Công Sơn trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ ông về sự khai phá đó...

Nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, ta hãy thử nhắm mắt lại để nhìn quanh mà xem... Gió mưa; nắng cát; sông biển núi non; sa mạc, công viên; lá vàng, sỏi đá; rong rêu, lộc nõn; phố vắng, tháp cổ; mây bay, tóc rối; thân xác, cây già, v.v... ngần ấy hình tượng tản mát đều lấp lánh siêu thực trong các tình khúc của ông.

Trịnh Công Sơn là một phù thủy về ngôn ngữ, và căn bản văn hóa Pháp mà ông hấp thụ từ khi còn trẻ có thể phần nào, dù chỉ phần nào thôi, giải thích khả năng dùng chữ đầy ấn tượng lạ kỳ của ông. Phần nào thôi, vì khả năng rất tự nhiên đó, có lẽ ông phải có từ tiền kiếp, nhất là trong lối sử dụng hình dung từ bóng bảy và hình ảnh bất ngờ mà có sức biểu cảm lớn, như trong hội họa.

Ông là một nhà thơ, trước khi là một nhạc sĩ. Ta hãy nghe Tuấn Ngọc trong bài Ru Ta Ngậm Ngùi chẳng hạn, để bàng hoàng nhớ lại là 30 năm trước ông dùng chữ như thế nào...

23/10/16

Trẻ con tây nói chuyện chính trị xã hội


Một cô bé 5 tuổi vừa phê phán đương kim Thủ tướng Anh về vấn đề người vô gia cư. Clip được mẹ cô bé đưa lên Youtube hôm 19/9/2016. Không biết mẹ dạy như nào mà bé giỏi thế. Mới 5 tuổi đã biết quan tâm đến chuyện xã hội, ăn nói sắc sảo, đầy cảm xúc. Xem một clip re-up có phụ đề tiếng Anh để luyện tiếng Anh luôn thể



Vietsub



22/10/16

Thuở làm thơ yêu em


Trần Dạ Từ là nhà báo, nhà thơ nổi tiếng ở Nam trước 1975. Trước đây đã được nghe các bài hát Người Đi Qua Đời Tôi của Phạm Đình Chương, Nụ Hôn Đầu của Phạm Duy phổ nhạc hai bài thơ của ông. Hôm nay mời nghe bài hát Thuở Làm Thơ Yêu Em của Võ Tá Hân phổ nhạc bài thơ cùng tên của ông

20/10/16

Viết nốt trên phây



Hai cách viết bài trên Facebook.

- một, là viết tớt (status). Kiểu này tiện cái là gọn gàng nhanh chóng, nhưng bất tiện vì không chèn được quá một hình ảnh hay video; không được in đậm in nghiêng, ... Thêm nữa, tớt dễ bị trôi, chìm đi, muốn tìm lại cũng mệt.

- hai, là viết nốt (note). Cái này có thể chèn hình, video, viết nghiêm viết đậm, đánh số thứ tự, dấu hoa thị (như numbering, bullets trong viết blog, Word) tùy thích.

Nếu có ý định post thơ, văn, .. gì gì đấy mình sáng tác thì nên viết nốt, vừa dễ trình bày đẹp, vừa dễ tìm lại. Sau đây sẽ hướng dẫn mấy điều cơ bản khi viết note cho ai chưa biết cách

SNTN 17. Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó


Phạm Đình Chương (1929 – 1991)
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.

Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn. Ông sinh vào mùa Thu năm 1929 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hòa âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.

Thật không phải là quá đáng nếu nói rằng Saigon trước 75 đã chẳng có phong thái văn nghệ rất phong lưu nếu không có ly rượu Hoài Bắc và tiếng nhạc Phạm Ðình Chương. Có lẽ vì vậy mà cho đến nay, các nhạc khúc của ông vẫn chưa được khôi phục đúng ngôi vị ở trong nước, và đây là một thiệt thòi lớn cho mọi người chúng ta.

Ông đã mất năm 91, và ở nơi chốn ông đang tạm dung, có lẽ Phạm Ðình Chương vẫn phóng dật với âm nhạc và bằng hữu, trong sự đầm ấm ân cần ở nét cư xử cực kỳ dễ thương, dễ mến...

18/10/16

Đôi mắt đò ngang


Trời lụt, nghe Cẩm Tú và Phương Thảo trình bày ca khúc Đôi Mắt Đò Ngang của Nguyễn Trọng Tạo, và nghe tác giả nói chuyện về tác phẩm của mình




17/10/16

SNTN 16. Dương Thiệu Tước, mạch tương lai láng chờ phím ngân trùng


Trong một dịp bình nghị về nhạc, Phạm Duy đã phát biểu, rằng vào đầu thập niên 40 khi Văn Cao và Phạm Duy còn viết nhạc với âm thanh chuỗi như trong Cung Đàn Xưa hay Khối Tình Trương Chi, thì người đó đã tài tình hòa cả thất cung lẫn ngũ cung trong một khúc tình ca diễm tuyệt. Người mà Phạm Duy nhắc tới đó, chính là Dương Thiệu Tước.

Khúc hát làm Phạm Duy cảm phục mãi tới giờ chính là Trời Xanh Thẳm, mà Dương Thiệu Tước đã viết từ năm 1939. Và Phạm Duy nhớ bài ca vô cùng, vì do nghe Thái Hằng ngây ngất với Trời Xanh Thẳm mà ông đã bị cú sét ái tình... và Thái Hằng trở thành bà Phạm Duy từ đó...

Trời Xanh Thẳm


Đối với nhiều nhạc sĩ ở tuổi thất tuần hiện nay, Dương Thiệu Tước là một người đàn anh đáng yêu, không chỉ vì tuổi đời hay tuổi nghề, mà còn vì tài nghệ xuất chúng và cung cách phong nhã khác thường.

16/10/16

Nhạc bụi


Tồi chủ nhật nghe một chương trình Nhạc Bụi do một số nghệ sĩ nhân dân (thiệt) biểu diễn với những nhạc cụ tự chế độc đáo



A Warm evening in Cadaques . tranh Volegov

14/10/16

SNTN 15. Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn


Quỳnh Giao

Chúng ta đã dành 15 chương trình để nghe dòng thơ nhạc réo rắt của suối nguồn tân nhạc đã liên tục chảy trong tâm hồn người Việt từ 60 năm qua. Hôm nay, Quỳnh Giao xin được giới thiệu năm nhạc sĩ đã để lại cho chúng ta nhiều tuyệt tác và những tình khúc hay nhất của quê hương.

Trong số rất đông đảo các nghệ sĩ đã cống hiến cuộc đời và tác phẩm cho tân nhạc, việc chọn lựa này dĩ nhiên là không dễ dàng và khó tránh khỏi chủ quan. Quỳnh Giao tuyển chọn căn cứ trên cảm quan của một người yêu nhạc và đã trình bày các ca khúc tân nhạc từ mấy thập niên.

Cả năm nghệ sĩ được lần lượt giới thiệu sau đây đều có số lượng sáng tác lớn lao, thuộc nhiều thể loại, nhưng đều giống nhau ở hai điểm. Thứ nhất là họ có những tình khúc trác tuyệt; và thứ hai, các tác phẩm này đã chinh phục giới thưởng ngoạn và ảnh hưởng tới cách thẩm âm của chúng ta, trong ý nghĩa là sau họ, chúng ta không viết và nghe như trước nữa.

Quỳnh Giao xin giới thiệu Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Ðình Chương, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy.

*

Tri kỷ

Thấy bài được share nhiều trên mạng, lấy về mọi người đọc cho vui


Tri kỷ là như thế nào ?

Tri kỷ là thứ tình cảm vô định hình. Cái mà người ta gọi là trên tình bạn nhưng lại thi vị hơn cả một tình yêu!
Cuộc sống thì muôn hình vạn trạng vậy nên cảm xúc của con người cũng biến đổi muôn vàn. Ngoài tình yêu, tình bạn và tình thân chúng ta vẫn còn một thứ tình cảm là kết tinh của cả ba tạo thành đó gọi là: tri kỷ.
Bạn thân là người có thể cùng chúng ta làm những điều điên rồ mặc kệ suy nghĩ của mọi người xung quanh, người có thể mắng ta một trận vì cái tội "ngu" cho một ai khác mà làm đau bản thân, người có thể phớt lờ với tất cả trạng thái cảm xúc của chúng ta hay thậm chí tỏ vẻ ậm ờ khi nghe mình tâm sự. Nhưng khi có việc cần đó lại là người đầu tiên xuất hiện và ngược lại khi họ buồn chúng ta cũng sẽ là đích đến đầu tiên.

12/10/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 14: Sơ kết về tương lai tân nhạc Việt Nam


Quỳnh Giao

Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 - 2014). Ảnh internet
Sau 14 chương trình liên tục giới thiệu về năm thời kỳ lịch sử và chín khuynh hướng sáng tác chính yếu của tân nhạc Việt Nam, từ lúc phôi thai vào giữa thập niên 30 cho tới các năm gần đây, hôm nay, Quỳnh Giao xin được có vài tổng kết rất sơ khởi về 60 năm tân nhạc của nước ta.

Ðiều đầu tiên có thể ghi nhận là ranh giới mơ hồ của thể loại ta gọi là tân nhạc cải cách. Ðây là một bộ môn âm nhạc khó định nghĩa vì cả hai mặt tiếp cận mới/cũ và trong/ngoài. Tân nhạc của ta có truyền thừa nghệ thuật cổ điển, như dân ca hay dân nhạc cổ truyền, như các làn điệu câu hò từ cả ba miền thôn quê, như cả bộ môn cải lương trên sân khấu miền Nam hay quan họ ngoài đình làng xứ Bắc. Nhưng, dù tiếp cận như vậy, tân nhạc vẫn khác các thể loại cũ vì khai triển sự đóng góp của âm nhạc Âu Tây.

Ngược lại, dù tân nhạc có du nhập ảnh hưởng nước ngoài, với nhiều kỹ thuật, âm giai và tiết điệu lẫn lời ca Âu Mỹ, nó vẫn không xa lạ vì hàm chứa ý tưởng gần gũi với văn hóa Việt.

Nhìn từ sự giao tiếp rộng rãi đó với các bộ môn âm nhạc mới và cũ, của người và của ta, có lẽ tân nhạc là bộ môn dù chưa là đặc thù dân tộc thì cũng chẳng lạc lõng với tâm hồn người Việt.

Ðiều đó làm nổi bật một khía cạnh khác, đó là tầm quan trọng của lời ca trong tân nhạc, vì nhạc chuyên chở lời. Ðiều đó cũng giải thích sự thành công của nhiều bài hát phổ nhạc từ lời thơ, đến nỗi một số bài thơ hay đã được nhiều nhạc sĩ cùng phổ nhạc.

Sự xác định trên đây không có gì là gượng gạo, vì trong dòng tân nhạc xứ ta, nếu có Tiếng Xưa nghe âm vang điệu hò miền Nam, hoặc Ðêm Tàn Bến Ngự của cùng tác giả lại nồng nàn ý nhạc đất Thần Kinh, thì cũng Dương Thiệu Tước đã có một bài luân vũ đài các đầy vẻ Âu Châu là Bến Xuân Xanh, hay có Hội Hoa Ðăng và Khúc Nhạc Dưới Trăng thì lại dồn dập nhịp điệu Tây Ban Nha lồng với hình ảnh rất Việt Nam.

Như trong nhiều trường hợp của những tác giả khác, ngần ấy ca khúc đều rất Việt Nam và đều đáp ứng thị hiếu đa diện, tinh tế và thực tiễn của dân ta. Quỳnh Giao xin quý thính giả nghe vài trích đoạn của mấy tác phẩm trên để cảm ra điều đó...

10/10/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 13: Xu hướng nhạc bình dân

Quỳnh Giao

Nếu theo dõi kỹ từ thời phôi thai, chúng ta có thể nói rằng tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ thành phố là nơi các nhạc sĩ đã đầu tiên tiếp xúc với văn hóa và nghệ thuật Tây phương. Nhưng, từ đó, tân nhạc đã bay bổng trên khắp mọi miền và đưa nhiều giai điệu mới lạ về tới thôn quê, để nhận lại những âm hưởng bình dị của thôn quê.

Chúng ta đã có dân ca cải biên hay những bài hát về quê hương đồng nội, mà cũng có những bài mang hẳn màu sắc thôn quê về cả lời lẫn nét nhạc, theo người dân quê vào tới thành phố. Đây là loại nhạc bình dân trong ý nghĩa là được đại đa số người dân miền quê yêu thích.

Nó không hẳn là dân ca cổ truyền nhưng lại có giai điệu gần gũi với miền quê, dù nhịp điệu có khi là pha trộn giữa tango với boléro và cả cha cha cha của ngoại quốc. Nó không hẳn là cổ nhạc mà vẫn gợi nhớ nét nhạc truyền thống với đàn tranh hay nhịp phách xen kẽ với dàn trống Âu Mỹ. Chúng ta có thể gọi đây là loại nhạc của miền quê khi tiếp xúc với thành phố, và có nét vui buồn tùy theo tâm trạng người viết, người hát, và tùy theo tình hình đất nước vào mỗi thời.

Xu hướng này có thể được gọi là nhạc bình dân, nhạc chân quê, và về mặt văn hóa xã hội có lẽ nó không xa loại nhạc country mà dân Mỹ thường nồng nàn hát ở nơi thôn dã của họ.

Một trong những bài đầu tiên, thịnh hành và có tác động cổ võ lớn lao vào thời đó, chính là bài Lời Người Ra Đi của Trần Hoàn, mà ta sẽ thưởng thức sau đây, qua tiếng hát Nhã Phương.

9/10/16

Đoàn Yên Linh: SỐNG LẺ LOI, ĐI LẶNG LẼ…


Nghe Đoàn Yên Linh ngâm thơ và đọc bài viết của Hồ Thi Ca đăng trên báo CATPHCM hôm 05-10-2015 nhân ngày thất tuần của người nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng này.



Tưởng nhớ giọng ngâm quý hiếm Đoàn Yên Linh: SỐNG LẺ LOI, ĐI LẶNG LẼ…

Mấy hôm trước, một số thân – thi hữu gồm NSƯT Hồng Vân, nghệ sĩ – nhà thơ Bảo Cường, nhạc sĩ Thạch Cầm... đã đi viếng cốt và cúng thất tuần nghệ sĩ ngâm thơ Đoàn Yên Linh tại chùa Pháp Long, đường số 18, phường Linh Chiếu, quận Thủ Đức, TPHCM.
Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh là một giọng ngâm thơ hàng đầu, lẫy lừng từ trước đến sau 1975. Trước 1975 anh tham gia các chương trình ngâm thơ Thi văn Tao Đàn của nhà thơ Đinh Hùng và Tô Kiều Ngân, Mây Tần của nhà thơ Kiên Giang… Sau 1975, vì hầu hết các giọng ngâm cũ như anh chị Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên Linh, Huyền Trân… đều mắc “cái phốt” là “liên quan đến chế độ cũ” nên chỉ ngâm thơ salon chơi.

8/10/16

Vice Presidential debate - Tim Kaine vs. Mike Pence


Hôm trước nghe Hillary Clinton và Donald Trump tranh luận, hôm nay nghe hai phó của họ cãi nhau và nhân thể luyện nghe tiếng Anh


Tranh hí họa lấy trên mạng



Transript

Quê em miền trung du . Nguyễn Đức Toàn


Vừa lươt mạng, thấy các báo loan tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn vừa qua đời tại Hà Nội (7/10/2016). Nghe lại vài ca khúc nổi tiếng của ông.



nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn *1929 - 2016)
ảnh: trên net
Quê Em Miền Trung Du là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi ông đến với công chúng. Bài hát được ông sáng tác năm 1946, khi tham gia kháng chiến, ở trong Đoàn kịch Sao Vàng. Theo thông tin trên wiki thì "tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh - Thái Hằng". Ở nam trước 1975 ca khúc này cũng được nghe hát nhiều (có một thời gian nghe Thái Thanh hát, cứ ngỡ là nhạc của Phạm Duy)

Sau 1954 ông viết một loạt bài hát ca ngợi: Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, .. trong số ca khúc loại này nổi tiếng hơn cả có lẽ là Biết ơn chị Võ Thị Sáu qua giọng ca Thanh Thúy. Nghe một bài hát viết nhẹ nhàng tình cảm hơn cả trong giai đoạn này, Mời anh đến thăm quê tôi

5/10/16

SNTN 12: Xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc


Nếu vào thời phôi thai tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ các ca khúc Tây hay Tàu hát với lời Việt thì giờ đây ta thấy thể loại đó phát triển trở lại, và khá mạnh ở cả bên ngoài và trong nước.

Ta có thể gọi đây là xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc, khởi lên trong dòng nhạc Việt từ thập niên 60, nhưng lại khác với xu hướng gọi là bán cổ điển mà chúng ta đã nghe trong một lần trước. Sau thời phôi thai của thập niên 30-40, với một số bài Tây mang lời Việt dù sao chỉ là mấy thử nghiệm hiếm hoi, tới thập niên 60 ở trong Nam ta đã thấy xu hướng du nhập không chỉ giai điệu mà cả tiết điệu nhạc phổ thông, là nhạc pop, của Âu Mỹ. Về đề tài khai thác, đa số thường viết về tình yêu, hoặc ngợi ca thiên nhiên để tả tình, hoặc cảm tác theo lời ngoại quốc...

Một nhạc sĩ có sức hấp thụ mạnh và sáng tác loại nhạc gần như phóng tác của ngoại quốc chính là Văn Phụng. Khi mới viết vào giữa thập niên 50, ông đã có những tác phẩm thuần túy Việt Nam với giai điệu ngũ cung như Các Anh Đi, Trăng Sáng Vườn Chè hoặc Nhớ Bến Đà Giang. Càng về sau ông càng thiên về nhịp điệu ngoại quốc, mà điển hình là bài Tiếng Dương Cầm trang nhã Tây phương, hay Khúc Nhạc Viễn Du với âm điệu Á Rập, bài Bức Họa Đồng Quê với nhịp Cha Cha Cha rộn ràng, hoặc bài Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn với điệu slow-rock thịnh hành trong giới trẻ Hoa Kỳ vào thập niên 60. Sau đây, Quỳnh Giao xin mời quý vị nghe bài Bức Họa Đồng Quê, được trình bày hợp ca.

4/10/16

SNTN 11. Xu hướng oán ghét chiến tranh - Từ phản chiến tới du ca


Tiếc Thương . ảnh: Nguyễn Ngọc Hạnh
Chiến tranh là điều bất đắc dĩ, mà chẳng ai có thể nói ra điều đó rõ hơn là người trong cuộc, tức là các chiến binh và nạn nhân chiến cuộc, nếu họ được trải thật lòng mình ra.

Trong thời chiến tranh, nhất là khi chiến cuộc đã tới lúc khốc liệt ở trong Nam từ 1965 đến 1975, giao động tâm lý đã nổ ra, vì thực chất đây vẫn là cuộc tương tàn giữa hai bờ Bến Hải của một xứ sở. Cho nên, vào thời này, ta đã thấy xuất hiện xu hướng chống chiến tranh trong tân nhạc, với tiếng hát bi ai về chết chóc hủy diệt, lời kết án đạn bom và cả lời kêu gọi tình người mau dập tắt hận thù.

Xu hướng chống chiến tranh đó đã mở ra hai cánh cửa gần như đối diện. Tiêu cực thì có nhạc phản chiến, tích cực thì có phong trào du ca, hai đặc điểm dường như chỉ có trong Nam.

Y như đối với loại nhạc chiến dịch đã nói tới trong kỳ trước, còn lại ngày nay sẽ chỉ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhất, viết từ cùng cực của khổ đau hay tột cùng của tuyệt vọng...

*

2/10/16

Simon & Garfunkel, những cột mốc


Đã có năm entry về nhóm nhạc hai người Simon & Garfunkel. Hôm nay nghe lại vài bài hát nổi bật nhất của họ, nhân tiện nhắc qua vài cột mốc trong cuộc đời của cặp đôi song ca folk rock danh tiếng, được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 40 trên 100 Nghệ sĩ lớn nhất xưa nay này

Paul Simon và Art Garfunkel cùng sinh năm 1941, cùng sống ở New York, cách nhau chỉ mấy tòa nhà, cùng học một trường tiểu học. Năm 1957 cùng nhau thành lập nhóm nhạc Tom & Jerry và đã ra được một single leo lên đên #49 trên Hot 100. Nhưng năm sau hai người chia tay để theo học đại học.

Donald Trump vs Hillary Clinton debate #1

Vừa nghe cãi nhau vừa luyện tiếng Anh nào

English Sub


Viet sub