14/2/14

Đờn ca tài tử Nam bộ

Mấy hôm trước ngồi xem lễ đón bằng của UNESCO công nhận Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được truyền hình trực tiếp trên VTV hay HTV gì đấy, cố ngồi hơn 30 phút nghe hết mấy bài đít-cua, chờ qua phần đờn ca .. nhưng coi tí rùi bỏ vì chán quá. Mình thích nghe đờn ca tài tử, nhưng là mấy cái bài bản cũ cũ quê quê cơ ..

Sống ở miền tây một thời gian mới thấy dân ở đấy mê đờn ca tài tử như nào. Có tụ bạ dăm người tất có nhậu và đờn ca. Ngồi mình ên buồn buồn cũng cất giọng ca 6 câu hay lôi đàn tịch tình tang. Đàn đôi khi chỉ là cây độc huyền làm bằng lon sữa bò, ống tre chẻ đôi và sợi dây thép rút từ dây điện thoại hay sợi thắng .. Nhiều khi ngồi nghe mà cứ ngẩn người ra ko tin được cô thợ cấy uống rượu như nước ăn nói bổ bả lại xuống xề ngọt êm thế, anh chàng nông dân đen đúa bàn tay thô ráp lại có ngón đàn tài hoa làm vậy .. Ko ở trong ko gian ấy, chỉ nghe, thấy qua màn hình đôi khi ko cảm được cái mộc mạc chơn chất mà đằm thắm thiết tha của tiếng đàn giọng hát của người dân quê miền nam, chỉ thấy nó sến sẩm, nhất là khi lời ca bị nhét vào bao nhiêu là thứ dao to búa lớn ..

Mời xem bộ phim tài liệu Đờn ca tài tử Nam bộ của hãng phim Tài liệu Trung ương để tìm hiểu về loại hình dân ca đặc sắc này



Tứ Đại Oán - hòa tấu tì tiêu



Còn đây là bản Dạ cổ Hoài Lang nổi tiếng



Vũ Đức Sao Biển người Quảng Nam sau khi tốt nghiệp ĐHSP Sài gon về dạy học ở Bạc Liêu, quê hương của Dạ Cổ Hoài Lang, nhiều sáng tác của ông cũng man mác chất hoài lang

Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang



Bài ca Đất Phương Nam là bản nhạc chủ đề của bộ phim truyền hình nhiều tập Đất Phương Nam, đạo diễn Vinh Sơn (1997), được Lư Nhất Vũ viết dựa trên điệu thức oán, chất Nam bộ ko lẫn đi đâu được, ngày nay đã bước ra khỏi bộ phim để sống cuộc đời độc lập của nó như bao love theme thành công khác.



Nghe lại Dạ Cổ Hoài Lang



Quá trình hình thành và phát triển bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử (click đọc)

Vào đầu thế kỷ thứ XIX ở Nam Bộ đã có hai hình thức nghệ thuật đó là Tuồng và Nhạc lễ. Tuồng là sân khấu diễn tích, âm nhạc lấy trống, kèn làm nòng cốt, Nhạc lễ là ban nhạc chơi nhạc phục vụ hành lễ tín ngưỡng, lấy nhạc cụ dây kéo và bộ gõ làm nòng cốt. Từ nhu cầu chơi nhạc, các nhạc công hoạt động trong hai hình thức nghệ thuật này, cùng với những người yêu nhạc dựa vào âm nhạc của hai hình thức nghệ thuật trên để sáng tạo ra phong trào “đờn cây” (tức hòa đờn không có bộ gõ) để thoả mãn nhu cầu chơi nhạc trong những lúc nông nhàn, trong những ngày rảnh rỗi. Phong trào đờn cây nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Đến cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều quan viên phụ trách các ban nhạc triều đình nhà Nguyễn vào Nam theo phong trào Cần vương. Họ là những người sớm biết kết hợp âm hưởng nhạc Nam Bộ với nhạc Huế để sáng tác ra những bản nhạc Tài tử và mở các lớp dạy đờn khắp khắp hai miền Đông, Tây Nam Bộ.  Một số nhạc sư tiêu biểu thời bấy giờ là nhạc sư: Nguyễn Quang Đại (tức Ba Đợi) (1880) ở Long An, nhạc sư Trần Quang Diệm (1853 -1927) ở Mỹ Tho, là nội tổ của GS. Trần Văn Khê. Lê Bình An  (1862-1924) là cha của nhạc sư Lê Tài Khị (Hậu Tổ Nhạc Khị) ở Bạc Liêu, Kinh lịch Trần Quang Quờn ở Vĩnh Long … Các Ông đã có nhiều năm nghiên cứu, chỉnh sửa các bản đờn cổ, sáng tác các bản mới, rồi “tập hợp thống nhất được những ban, nhóm đờn ca của hai vùng Đông-Tây Nam Bộ, dựng nên dòng nhạc Tài tử”. là những người có công sáng tác bài bản, truyền dạy đờn ca tài tử khắp Nam Bộ. Như vậy, từ phong trào đờn cây nhờ có các nhạc sư từ kinh đô Huế vào đã tạo ra sự biến đổi về chất để âm nhạc đờn cây trở thành hình thức âm nhạc cổ truyền mới: Đờn ca tài tử.

Để chơi đờn ca tài tử, người ta phải theo học các nhạc sư một thời gian rất dài, thường phải mất hai đến ba năm mới thông thạo các bản đờn, các kỹ thuật chơi đờn như: rung, nhấn rung, nhấn mổ, nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây; các cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo; các cách chầy, hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải của đờn tỳ bà. Nhờ vào các ngón kỹ thuật này, người chơi mới chơi được các điệu và hơi trong bài nhạc tài tử.

Đến nay, bài bản tài tử đã lên tới vài trăm bản. Trong vài trăm bản đó, giới nhà nghề nhạc tài tử đã gút lại được 20 bản nhạc tiêu biểu đại diện cho các làn hơi, Bắc, Hạ, Nam, Oán (Gồm hai thang âm: thang âm bắc và thang âm nam) và được gọi là 20 bản tổ, như sau: trong làn hơi Bắc (thang âm bắc)có các bài :Lưu Thủy, Phú lục, Bình Bán , Cổ bản, Xuân tình , Tây Thi. Trong làn hơi hạ (Thang âm Bắc) có các bài: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc, trong làn hơi nam (thang âm nam) có các bài: Nam Xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, trong làn hơi oán (thang âm nam) có các bài:Tứ đại oán, Phụng hoàng, Giang Nam, Phụng cầu.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử

Khi chơi 20 bản tổ cũng như chơi những bản đờn tài tử khác, người chơi được phép ngẫu hứng sáng tạo, để sáng tác ngay khi trình diễn những nét giai điệu mới mẻ trên cơ sở nhịp, câu, lớp, điệu (giọng), hơi, đã được quy định bởi lòng bản.

Tất cả các nhạc sĩ chơi nhạc tài tử phải thuộc thấu đáo lòng bản của từng bản nhạc tài tử. Có vậy khi hòa đờn họ mới nhanh chóng thoát khỏi sự ràng buộc của lòng bản để ngẩu hứng trong “sáng tác” các câu đờn, chữ đờn mà vẫn bảo đảm sự toàn vẹn bản hòa tấu nhạc tài tử.

Dàn nhạc hòa tấu nhạc tài tử truyền thống thường có có nhạc cụ: đờn kìm, đờn tranh, đờn tỳ bà, đờn cò, đờn bầu, ống tiêu và song loan. Khoảng nửa cuối thế kỷ XX có thêm  hai nhạc cụ phương Tây là guitare và violon tham gia vào dàn nhạc tài tử. Để hai nhạc cụ này tương thích với nhạc đàn tài tử  người ta đã cải tiến bằng cách khoét phím đàn guitare lõm xuống, gọi là guitare phím lõm và thay đổi cách lên dây của cả hai cây đờn.

Trên cơ sở các bản nhạc tài tử, người ta viết lời ca để các ca sĩ hát. Lời ca ra đời đã nhanh chóng trở thành công cụ đắc lực phát huy giá trị nghệ thuật và chức năng giáo dục của Đờn ca Tài tử đối với công chúng - một công chúng dân ca vốn có truyền thống tiếp nhận nội dung âm nhạc thông qua lời hát.

Không bao lâu sau, các ca sĩ trình diễn nhạc tài tử có lời đã thay đổi lối ngồi ca (ca “salon”) bằng cách ca có diễn điệu bộ gọi là “Ca ra bộ”. Ban nhạc tài tử biểu diễn Ca ra bộ được biết đến sớm nhất là ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho của ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) với cô Ba Đắc, người ca sĩ diễn ba vai Bùi Kiệm, Bùi Ông và Kiều Nguyệt Nga trong bài ca Tứ đại oán tại hội chợ đấu xảo ở Paris vào năm 1910. Ca ra bộ ra đời là tiền đề cho việc hình thành sân khấu Cải lương Nam Bộ. Đến năm 1917, vở diễn Lục Vân Tiên của soạn giả Trương Duy Toản được trình diễn ở Sa đéc. Nhiều người coi đây là vở Cải lương đầu tiên. Vở Cải lương đã đánh dấu sự ra đời loại hình sân khấu truyền thống thứ ba của Việt Nam sau sân khấu Tuồng và sân khấu Chèo. Nhờ vào biểu mục nhạc tài tử phong phú, nhờ vào những giọng ca tài tử điêu luyện, sân khấu Cải lương đã nhanh chóng phát triển và trở thành sân khấu ăn khách nhất trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Nam Bộ suốt thế kỷ XX. Ngược lại, sân khấu Cải lương cũng là tác nhân tích cực làm cho nhạc tài tử lan tỏa tới mọi lớp người từ thành thị đến nông thôn Nam Bộ.

Nói đến sân khấu Cải lương, không thể không nhắc tới một bản nhạc có tính chất sự kiện, đó là bản Vọng cổ. Tiền thân bản Vọng cổ là bản Dạ cổ hoài lang do nhạc sĩ Sáu Lầu (Cao Văn Lầu) sang tác năm 1919 ở Bạc Liêu. Hơn một năm, từ sân chơi Đờn ca tài tử, bản Dạ cổ hoài lang bước lên sân khấu Cải lương. Kể từ đấy, nhờ vào những sáng tạo của nhiều danh ca, danh cầm, khắp Nam Bộ. Đặc biệt là người Bạc Liêu như các nghệ sỉ Lư Hòa Nghĩa, Nghệ sỉ Bảy cao, Nhạc sỉ Trần Tấn Hưng… bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi đến nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nghịp 32 nhịp 64. cho đến khi các danh ca , danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài vọng cổ là đến nhịp 32. một điểm đến vừa đủ để bản vọng cổ tỏa sáng và phát huy hết công suất vừa đủ để các tác giả cổ nhạc gởi gấm lòng mình vào 6 câu vọng cổ.

Vọng cổ ra đời là một sự kiện âm nhạc lớn làm thay đổi diện mạo âm nhạc của sân khấu cải lương. Dần dà, bản Vọng cổ cũng được giới chơi nhạc tài tử yêu mến và trở thành bản nhạc không thể thiếu trong mỗi cuộc đờn ca tài tử. Đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX các tác giả lồng ghép bản vọng cổ vào tân nhạc và tạo nên mối lương duyên giửa Tân và cổ nhạc mà ta thường gọi là Tân cổ giao duyên nghỉa là: trong bản vọng cổ từ 6 câu nhịp 32, tác giả rút lại còn 4 câu 1-2 và 5-6 thêm vào đó 1 đoạn tân nhạc trước sau đó ca 2 câu vọng cổ 1-2 kế tiếp 1 đoạn nhạc và ca 5 -6. củng có bài tác giả đưa 1 đoạn nhạc vào hẳn 1 câu vọng cổ, thay gì mổi câu vọng cổ có 32 nhịp thì người ta giành 16 nhịp để ca nhạc và 16 nhịp ca trở về vọng cổ. Tân cổ giao duyên ra đời làm cho bản vọng cổ thêm mền mại  tạo một luồng sinh khí mới trong bài vọng cỏ.

Trong giới đờn ca tài tử, những người chơi phải thuộc làu lòng bản các bản đàn. Khi chơi, họ được phép tự do sáng tạo ngẫu hứng thêm bớt các âm, biến hóa tiết tấu, thay đổi cường độ, tạo chỗ ngưng nghỉ để cho ra một bè đàn có tính cách rêng, kỹ thuật riêng của người nhạc sĩ chơi Đờn ca tài tử. Và cứ như vậy, nếu có 4 người hòa tấu 4 nhạc cụ khác nhau trên cùng một lòng bản họ sẽ cho ra 4 giai điệu có tánh cách khác nhau nhưng lại hợp thành “một tác phẩm hoàn hảo”. Lối hòa đàn của Đờn ca tài tử được các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam gọi là lối “hòa tấu biến hóa lòng bản”. PGS-Nhạc sĩ Hoàng Đạm cho rằng “ “Biến hóa lòng bản” là một trong nhiều cách viết âm nhạc khác nhau, mà từ lâu danh từ âm nhạc thế giới đã gọi là hétérophonie (hétéro là dị dạng, biến hóa khác nhau; phonie là âm điệu, giai điệu)… Trung Quốc gọi cách viết này là “chi thanh” hoặc “phức điệu chi thanh”.

Trước khi vào bản đờn chính, người chơi đờn tài tử phải chơi câu rao. Câu rao là câu nhạc khởi đầu, rất ngẫu hứng của người chơi đờn. Câu Rao không có nhịp phách cố định, không có lòng bản như bản đờn, người chơi câu rao dựa trên cơ sở  điệu và hơi của nhạc tài tử mà sáng tác. Câu rao “chẳng những tạo một bầu không khí phù hợp với bản đờn, vui tươi cho bản Bắc, nghiêm trang cho bản Nhạc, êm ả cho bản Xuân, buồn dịu cho bản Ai, mà còn là một dịp để nhạc công thử dây đờn như người chơi kỵ mã thử ngựa, và lúc đó người nhạc công có thể phô tài của mình hay tùy hứng sáng tác những khúc mới lạ”.

Trước kia những người chơi Đờn ca tài tử là những nhạc sĩ tài tử, họ không sống bằng nghề đàn hát. Họ chơi đờn một mình hoặc hòa đờn với nhau chỉ nhằm mục đích tiêu khiển khi nhàn rỗi. Khi chơi họ phải chọn những người bạn tri âm, tri kỷ, hiểu nhau từ cuộc sống đến nghệ thuật; hiểu nhau từ ngón đờn, chữ đờn đến tài năng nghệ thuật. Bởi với họ, lối chơi nhạc tài tử là đánh lên những âm thanh từ “tâm thức” để tạo ra một bản nhạc của “tâm thế”. Vì vậy chơi nhạc tài tử chính là chơi “tâm tấu”, chơi nhạc bằng cả lòng mình. Để có được điều đó, việc chọn bạn đờn và nơi để chơi đờn là điều vô cùng quan trọng.

Về sau, khi phong trào chơi Đờn ca tài tử lan rộng, quần chúng có nhu cầu thưởng thức, nhiều nhạc sĩ bậc thầy đã đứng ra thành lập các “ban nhạc tài tử” để đi trình diễn các nơi. “Ban nhạc tài tử” ra đời đã tạo ra lối chơi nhạc tài tử khác với lối chơi tiêu khiển trước đấy. Đó là lối biểu diễn nhạc tài tử trên bục diễn trước khán giả. Người ta còn biết “Vào năm 1915 Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang bên cạnh chợ Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp ở Sài Gòn”.

Song song với việc thành lập các ban nhạc tài tử, sân khấu Cải lương ra đời đã sản sinh ra nhiều nhạc sư, nhiều danh cầm chơi nhạc tài tử lừng danh. Họ là những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, họ luôn luôn phải khổ luyện, phải sáng tạo, phải làm mới ngón đờn, chữ đờn của mình trong từng đêm diễn. Sự khổ luyện, sự sáng tạo nghệ thuật ấy đã biến họ thành những người điêu luyện trong trình diễn và nhạy bén trong sáng tạo các ngón đờn, chữ đờn mới, bổ sung, làm phong phú nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nguồn: Minh Tuấn – Sở VHTTDL Bạc Liêu

14 nhận xét:

  1. Một thời gian em bị ám thị dòng nhạc này , riết ... ghiền luôn :D . Nghe ngọt ngào , buồn mênh mang , nhất là bài ca Đất Phương Nam .
    Anh nghe lại giọng ca này thử .

    http://youtu.be/HCWeYWbk9pI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tks em, Trọng Phuc hát bài này cũng ngọt quá. Hc, giới thiệu đờn ca tài tử nhưng phải chen vào tân nhạc cho dễ nghe :d. Rảnh sẽ tìm 20 bài tổ nghe lại một cách hệ thống hệ thống làn điệu loại hình nghệ thuật này.

      Xóa
    2. Em hông nghe cải lương được :D , cố thì cũng được , hồi nhỏ thì xem không xót vở cải lương nào . Chả hiểu sao lớn là rất ngại nghe :D .
      Dưng em thích nghe dân ca , nhất là dân ca Nam Bộ , Quan Họ , Bắc bộ ...

      Xóa
    3. Uh, em mít ướt nên gì ướt quá thì thành nhão nhoét :d
      Đờn ca tài tử là một bộ phận của Dân ca Nam bộ. Cải lương thì bắt nguồn từ đờn ca tài tử.

      Nhất lý, nhì ngâm, tam nam, tứ oán ..

      sẽ post dần để cùng tìm hiểu về dân ca Nam bộ nói riêng, dân ca ba miền nói chung :d

      Xóa
  2. Trước em cũng k thích mấy cái bài mùi mẫn ... sau đó đi xem cải lương vở Nàng sita thì mê luôn ( mải xem bị mất xe đạp nữa cơ :) ) Hồi bên dà - hú ông anh Chuồn còn úp lên cho nghe bài Lòng dạ đàn bà... "akay con chim cú" em đi tìm bài để giả đũa thế là gặp cái cờ níp này... nghe chơi, riết rồi cũng thích, thỉnh thoảng lôi ra nghe cũng phế á... sẵn đây pết 1 nhát... anh ưng bài nào thì nghe nha :))
    http://www.youtube.com/watch?v=tlniNNfw_D0&list=RDtlniNNfw_D0&feature=share

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa! sao rán nó chỉ ra 1 bài nhở... có tới hơn 2chuc bài mừ
      http://www.youtube.com/watch?v=uufKLittYoc&list=RDtlniNNfw_D0

      Xóa
    2. Ui chèng ui Linh Giang tài thiệt , tớ hông nghe được nhạc nặng ký thế này đâu , chỉ là dân ca Nam Bộ thôi .
      Có những bài dân ca Nam Bộ tớ nghe lúc buồn là tớ ... nhè đó , ví như bài này Linh Giang nghe lại với Đại ca nha .

      http://youtu.be/E4z91is7Tv4

      Xóa
    3. Bài này nghe cũng thấm thía nà !

      http://youtu.be/EIGPtFnoGG4

      Xóa
    4. Bài này nghe ngậm ngùi theo điệu dân ca Nam Bộ ... người Nam Bộ chân tình mộc mạc giản đơn mà da diết biết bao .

      http://youtu.be/9583H6FRCD8

      Nhiều lắm tớ nhớ hông hết :D .

      Xóa
    5. Bài này nữa nha

      http://youtu.be/UnqxOaMQHvY

      Xóa
    6. Ui má ui! Kêu hông nghe được mà rán lên đây tuyền bài... lịm tiêm dzị bồ :X :X :X... hồi đầu tui cũng hỏng thích cái món nì đâu... nghe riết mới cảm được đó... giờ thì cũng nghêu ngao được mấy câu trong Dạ cổ hoài lang... nhưng nói thiệt...tui mà đổ có "câu rưỡi" ngoảnh cổ lại... bà con chại đâu mất tui roài PT ợ... nên gặm nhấm tại chỗ thui á :P

      Xóa
    7. Tớ dán tuyền dân ca Nam Bộ mờ Linh Giang , cải lương với tớ là nặng ký lắm , tớ không nghe được , cứ thế nào ấy không tả được , không phân tích được :D
      Linh Giang hát nhạc nào cũng hay á , có máo ca mờ . >:D<

      Xóa
    8. Hí hí... hồi đầu tớ cũng "Mù cang chải" cái món nì lắm :(... giờ chỉ mới biết bập bẹ tí thoai PT ợ... tuyền sang nhà anh K lục trộm đồ rùi đọc ké để bổ túc thêm đấy chứ hổng phải là máo ca á :))

      Xóa
    9. tks LG và Mít. LG biết hát hả ? thu post lên bà con nghe đi

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)