16/1/15

Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt


Cao Xuân Hạo

- Là người nói chuẩn tiếng Việt, ông có đau lòng khi tiếng Việt nhiều khi bị sử dụng sai nghĩa, sai ngữ pháp trên báo, đài, và ở đâu đó nữa...?

- Có. Nhưng sau hơn 50 năm được các dịch giả của các báo, đài tập dượt cho, bản năng phản ứng của "người bản ngữ" trước những câu nói ngô ngọng chỉ có thể có được ở cửa miệng những ông Tây mới học tiếng Việt được 3 tuần cũng đã dần dần cùn mòn đi. May thay, dù sao tôi cũng đã quá già để có thể bị cái giọng Tây lai ấy ảnh hưởng.

Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói đó mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa.

- Ông thấy tình trạng này còn có hy vọng khắc phục được nữa không?

- Tôi không đến nỗi bi quan như một số bạn đồng nghiệp cho rằng dưới những đòn nặng nề của "ba mũi giáp công" (nhà trường, truyền thông đại chúng và các nhà nghiên cứu), tiếng Việt chỉ vài mươi năm nữa là tuyệt diệt như một số ngôn ngữ bị người nói quên dần (để dùng tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha).

Tôi tin rằng nếu ngay bây giờ chúng ta bắt đầu dạy tiếng Việt thật (chứ không phải tiếng Tây hoá trang bằng thí dụ tiếng Việt) ở nhà trường phổ thông, cái quá trình bi thảm ấy hoàn toàn có thể chặn đứng lại, chậm nhất là sau 20 năm.

- Ngôn ngữ thể hiện tư duy của con người, liệu có phải tư duy của chúng ta đang "có vấn đề" không, thưa ông?

- Đừng đặt vấn đề sâu như thế. Ở đây tôi chỉ muốn nói nhà trường đã dạy dỗ thế nào, các ông giáo sư, nhà nghiên cứu làm gì mà để môn tiếng Việt lâm vào một tình trạng đáng buồn như vậy.

Theo tôi, hiện nay thứ tiếng mà chúng ta đang dạy cho học sinh và sinh viên gần như 100% không phải là tiếng Việt, mà là tiếng Pháp hay một thứ tiếng Âu Châu điển hình nào đấy.

- Liệu đây có phải là thời tiếng Việt lâm nạn?

- Thực ra có những cuốn tiếng Việt tương đối chuẩn, như cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" in từ năm 1883 của Trương Vĩnh Ký, ông viết từ thời xưa nhưng còn hơn hẳn mấy ông ngôn ngữ bây giờ, những người chỉ sao chép ngữ pháp tiếng Âu Châu qua tiếng Việt.

- Là một dịch giả có uy tín ông nghĩ thế nào về tình trạng như là "dịch lấy được" của một số dịch giả hiện nay?

- Thú thật là tôi ít có thì giờ để đọc. Thỉnh thoảng xem trong tạp chí "Văn học nước ngoài" tôi thấy hình như các dịch giả quá ít chú ý đến câu văn. Hình như họ dịch quá sát nguyên bản mà không đọc lại cho kỹ xem văn Việt của bản dịch có ngô ngọng quá không.

- Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cho Công ty văn hoá Phương Nam, ông đã yên tâm hoàn toàn về vấn đề tác quyền chưa?

- Chính bên Phương Nam cũng nói là họ sẽ gắng làm hết sức, chứ không thể đủ sức ngăn chặn hẳn hoạt động in lậu. Có những nhà xuất bản từng làm việc lâu năm với các bản dịch của chúng tôi như Nhà xuất bản Văn học chẳng hạn, họ làm việc rất đứng đắn, mỗi lần tái bản cuốn nào đều xin phép hẳn hoi và trả nhuận bút đầy đủ.

Nhưng nhà xuất bản của các tỉnh thì lại thường thấy hai việc này là hoàn toàn không cần thiết. Họ biết thừa rằng dù họ in lậu bao nhiêu thì chúng tôi cũng chẳng biết.

- Một câu cuối cùng, đến tuổi này ông sợ nhất điều gì?

- Sợ thì sợ nhiều. Nhưng cũng không sợ gì lắm vì có ai làm gì đâu mà mình sợ? Nhưng đúng là tôi cũng thấy buồn trước tình hình dạy, học và viết tiếng Việt hiện nay.

Quả thật hình như người ta coi thường công việc nghiên cứu và trau dồi tiếng Việt. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng nói sao, viết sao hiểu được thì thôi. Chứ lời văn trau chuốt chẳng có giá trị gì trong thời đại của Internet này nữa. Nhược điểm có viết thành yếu điểm thì cũng đã chết ai chưa? Dùng cứu cánh để chỉ "phương tiện cứu vãn" thì phỏng có hại gì cho định hướng phát triển xã hội?

Nếu có nghe, đọc phương tiện truyền thông của ta mỗi ngày truyền bá dăm bảy trăm câu hoàn toàn bất thành cú, biết kêu ai bây giờ?

Theo Lao Động
Cop lại từ chungta.com


GS Cao Xuân Hạo (1930 - 2007) là một nhà ngôn ngữ học đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. 

Tác phẩm
Truyện dịch: Chiến Tranh và Hòa Bình, Tội Ác và Hình Phạt, Con Đường Đau Khổ, Papillon, Nô tì Isaura ..

Sách ngôn ngữ học:
- Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa,
- Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, ..


(theo caoxuan.com)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)