26/1/15

Tranh thủy mặc Trương Hán Minh


Sen - tranh thủy mặc Lý Khắc Nhu
Thủy mặc: thủy (水) là nước; mặc (墨) là mực. Tranh thủy mặc = tranh vẽ bằng mực nước, tức mực tàu, trên giấy hay lụa. Thủy mặc là ta gọi, còn người Tàu thì gọi là thủy thái họa 水墨畫; Nhật thì gọi là sumi-e (墨絵) hay suibokuga (水墨画); Hàn thì gọi sumukhwa (수묵화); tiếng Anh gọi là Ink wash painting - ghi lại thế cho ai cần tìm hiểu thêm dễ gúc. Tranh Thủy mặc bắt nguồn từ Trung Hoa, phát triển cùng nghệ thuật thư pháp rất đặc trưng của xứ sở này, nên ở đấy tranh thủy mặc còn gọi là quốc họa.

Mời nghe nghệ sĩ Việt Hồng chơi đàn tranh và đọc bài phỏng vấn họa sĩ Trương Hán Minh về tranh thủy mặc.



Trương Hán Minh sinh năm 1951 tại Chợ Lớn, TP.HCM. Quê gốc ở Quảng Đông Trung Quốc. Từ nhỏ Trương Hán Minh đã rất yêu thích hội họa. Sự say mê, tính cần mẫn trong một môi trường tốt (Họa đàn Chợ Lớn những năm này đang phấn phát, các bậc tiền bối ươm giống gieo mầm đều là những trí thức tài hoa, hầu hết xuất thân từ những trường vẽ lớn ở Trung Quốc hoặc được thụ nghiệp với các cao thủ trong làng hội họa), tài năng Trương Hán Minh như hạt giống quý được gieo trên vùng đất màu mỡ. Ngay từ những năm đầu của tiểu học, những nét vẽ của Trương Hán Minh đã làm nhiều người phải ngỡ ngàng. hết tiểu học, Trương Hán Minh may mắn được thọ giáo thầy Lương Thiếu Hằng là Hiệu trưởng Trường tư thục Nghệ thuật Đông Phương và là một họa sĩ tranh thủy mặc người Trung Hoa nổi tiếng của hệ Lĩnh Nam – hệ có sự tổng hợp giao hòa với phong cách hội họa Tây phương được người đương thời rất ngưỡng mộ.

Vừa khiêm tốn học tập các nhà nghệ thuật tiền bối vừa không ngừng tìm tòi sáng tạo nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng miêu tả trước khi đặt bút vẽ, tranh của Trương Hán Minh càng ngày càng nổi tiếng. Mọi người kính trọng ông, không chỉ qua những tuyệt tác thủy mặc mà còn vì nhân cách ngay thẳng, tinh thần vượt khó. Năm nay đã gần 60 tuổi, đã trải qua bao khó khăn biến cố của cuộc đời nhưng ông chưa bao giờ ngừng vẽ và chưa bao giờ ngừng ươm giống gieo mầm cho tranh thủy mặc. Trương Hán Minh hiện là: Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, ủy viên ban chấp hành Hội Mỹ thuật TP.HCM, Hội trưởng Hội Mỹ thuật người Hoa, Hội phó Hội Thư pháp TP.HCM.

Theo những người sành tranh thì ông là một trí thức đa tài, vẽ tranh, viết chữ môn nào cũng tinh tế. Ông có ảnh hưởng rất tốt đến các thế hệ họa sĩ người Việt. Tranh của ông đã được triển lãm ở rất nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản… đến đâu tranh của ông cũng được đón nhận rất nồng nhiệt.

Trong không khí rộn rã của mùa xuân đang về, mặc dù rất bận với những công việc của mình nhưng Trương Hán Minh vẫn dành thời gian cho Phong Cách Doanh Nhân. Bằng chất giọng Trung Hoa chậm rãi, ấm áp, Trương Hán Minh đã mang đến cho PCDN một câu chuyện thấm đẫm tình yêu tranh thủy mặc.


- Điều chủ yếu làm nên diện mạo của một bức tranh thủy mặc là gì, thưa họa sĩ?

- Tranh thủy mặc phải chú trọng 5 thứ: bút, mực, hình, thần và màu. Cùng là bút lông (ngựa, dê, chó sói) nhưng phải biết vẽ hoa cần bút gì, vẽ sơn thủy cần bút gì. Mực của tranh thủy mặc là mực nho mài, mực dính đến đâu là “chết” đến đó, không sửa chữa được. Hình là cái cốt để gửi ý, trước khi hạ bút phải biết mình vẽ cái gì, gửi gắm điều gì vì thế phải học thuộc, phải luyện bút pháp, thuộc như Tề Bạch Thạch vẽ tôm, thuộc như Từ Bi Hồng vẽ ngựa. Thần là cái chủ yếu làm cho tranh sống động. Màu là chỉ trong một nét mực đen nhưng nếu là cao thủ thì phải thể hiện được 7 màu.

Giấy vẽ tranh thủy mặc cũng đặc biệt, đây là loại giấy xuyến chỉ rất mỏng, rất dễ rách, dễ lem dễ thấm, khi vẽ mặt trước thì cũng thấm ra mặt sau và chỉ được vẽ một nét không sửa chữa. Người vẽ phải làm chủ được đặc tính này, khống chế được mực và làm chủ nó, ví như vẽ cây trúc, phải lợi dụng vào đặc tính dễ lem, dễ chảy đó để biết dừng đúng nhịp, đúng khoảnh khắc để thể hiện thần thái cây trúc. Cái đặc biệt của tranh thủy mặc còn thể hiện ở kỹ thuật bồi tranh. Người họa sĩ phải dùng giấy lót ở phần sau của bức tranh, sau đó mới bo lụa, bo lụa xong mới lót trên một lớp giấy, sau khi hoàn tất phần bồi tranh thì treo tranh lên tường, một tuần sau mới lấy xuống thì tranh mới phẳng đẹp.

- Người hâm mộ cho rằng tranh của họa sĩ vừa hư vừa thực, càng ngắm càng mê. Họa sĩ đã dùng bút pháp nào mà làm say đắm lòng người quá vậy?

- Trong hâm mộ vốn đã có sự say mê rồi. Tranh của tôi thực ra rất đơn giản vì tôi dùng bút pháp giống như thư pháp vậy. Đây là thứ bút pháp gọn gàng không có tái bút và sửa chữa, hạ bút xuống là vẽ xong. Tôi chẳng có tuyệt chiêu gì, chỉ do tôi chăm chỉ nên thuần thục. Trong tranh thủy mặc cần nhất điều này, vì phục sinh ra miễu, miễu sinh ra hảo, hảo mới sinh ra tinh (tinh vi), có tinh mới xuất thần, xuất thần thì mới sống và có linh hồn. Tranh của tôi bao giờ cũng hướng tới 3 điều chân - thiện - mỹ. Chắc vì lẽ đó mà người hâm mộ yêu thích tranh tôi mà thôi.

- Để có những nét cọ xuất thần như vậy, họa sĩ đã học vẽ tranh như thế nào?

- Học là vô tận cảnh. Nghề vẽ tranh thủy mặc ít nhất phải có thâm niên. Người nào muốn vẽ bức tranh có hồn, ngoài hoa tay, sự thông minh còn phải có kinh nghiệm và yêu nghề. Muốn thành danh thì phải mất mấy chục năm. Tôi đã học và vẽ gần 50 năm nay rồi mà vẫn chưa thấy đủ, vẫn còn thấy trăn trở làm sao để có sự hài hòa giữa tranh thủy mặc truyền thống và hiện đại. Trước đây tôi hay vẽ phong cảnh núi sông, hồng hạc Trung Quốc với hai màu đen, trắng, nhưng nay tôi còn đưa những điều gần gũi xung quanh vào tranh. Có thể là những cây đước Cần Giờ, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, thác Bản Dốc, sếu Đồng Tháp… Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học và quan sát thiên nhiên. Ngoài những chuyến theo đoàn đi tham quan sáng tác thì thứ bảy, chủ nhật nào tôi cũng ra ngoại ô ngắm thiên nhiên và vẽ tranh. Với tôi, việc học nếu cứ trau dồi thì sẽ giỏi.

- Họa sĩ có mong muốn truyền nghề cho những người đi sau không?

- Trải qua mấy chục năm khổ luyện mà không truyền lại cho thế hệ sau thì quả là uổng. Tôi đã dạy vẽ từ những năm 1970. Giờ đây, tôi vẫn thường xuyên thính giảng ở các trường mỹ thuật. Con gái tôi cũng học nghề này nhưng muốn trở thành họa sĩ tranh thủy mặc có dấu ấn với đời thì phải kiên trì, chăm chỉ, đam mê lâu dài, liên tục, tích cực nghiên cứu, tích cực thực hành vì thế để tới cùng nghề này thì chắc còn xa lắm.

- Thủy mặc truyền thống và thủy mặc hiện đại có gì khác nhau?

- Thủy mặc truyền thống phỏng theo các tranh cổ nổi tiếng, tôn trọng từ bố cục đến nội dung, hình thức và bút pháp. Thủy mặc hiện đại đi tìm cái mới. Về khuôn khổ, tranh ngày xưa thường vẽ theo lối bố cục đứng (tranh trục) hợp với nhà cao, khi cần có thể cuốn lại. Còn thủy mặc hiện đại thì khuôn khổ, màu sắc và bút pháp mới lạ hơn. Từ cũ sang mới là cả một chặng đường. Vì vậy, người vẽ phải đủ sức, đủ tài. Có tâm mà không có lực thì lực bất tòng tâm.

- Cảm ơn họa sĩ đã dành thời gian cho buổi trò chuyện đầu năm này!

Thực hiện: Hân Phương – Phong Cách Doanh Nhân

nguồn: khanhhoathuynga



Mẫu đơn và chuồn chuồn - tranh Trương Hán Minh

Ngàn cánh hạc - tranh Trương Hán Minh

Phú quí trường xuân - tranh Trương Hán Minh

Sông núi hữu tình - tranh Trương Hán Minh


Tháp Bút Hà Nội - tranh Trương Hán Minh

Sapa - tranh Trương Hán Minh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)