Sau 1975, tôi háo hức tìm đọc sách báo đủ loại của cách mạng.
Sự tích tức là sự đi tìm về cội nguồn, là câu hỏi muôn đời của con người: Thế giới này được sinh ra từ đâu? Vì sao mà có? Vì sao là thế này mà không lại là thế khác?
Trong những câu hỏi của trẻ em - như chúng ta đều biết, những câu hỏi bất tận - có lẽ chứa đựng một cái gì đó xem ra vậy mà rất nghiêm túc: câu hỏi về nguồn gốc của thế giới muôn vẻ này. Từ xưa con người vẫn hỏi như vậy. Chúng ta ngày nay, những người lớn, chúng ta ít hỏi hoặc không hỏi nữa, có lẽ vì chúng ta có một sự chủ quan lớn quá, chúng ta yên trí tin rằng mọi sự đến đã rõ ràng rồi, đã được cắt nghĩa xong xuôi cả rổi. Chúng ta đã đánh mất sự ngạc nhiên ban đầu. Các em, trái lại, các em chưa mắc cái bệnh chủ quan của người lớn, các em vẫn còn giữ được sự ngạc nhiên tươi tắn ban đầu đó.
Tôi nghĩ rằng anh Phạm Hổ trước hết đã làm được một điều rất hay, rất quý: anh đã học được sự ngạc nhiên chưa bị bào mòn và đánh mất của các em. Hoặc có thể nói cách khác, anh giữ được cho mình, tâm hồn và ngòi bút mình cái ngạc nhiên, ngơ ngác trẻ dại của tuổi thơ. Đối với thế giới bộn bề xung quanh hàng ngày, anh còn giữ được câu hỏi “Tại sao? Tại sao?...” không cùng như một đứa bé ngơ ngác.
(Nguyên Ngọc - Phạm Hỗ với những chuyện hoa chuyện quả nxbkimdong.com.vn)
Thấy các hiệu sách ở Saigon đang có bày bán tập truyện này, ai có con nhỏ đang tuổi thích nghe chuyện cổ tích thì hãy mua về cho cháu đọc. Ai không mua được, tạm đọc online vậy. Lần này xin trước giới thiệu 5 truyện. Các truyện này cop lại từ trang web qtrang.vnweblogs.com
1.Những bàn tay nhiều ngón (Hay là sự tích cây Chuối)
Đọc
Đọc
Đọc
Ngày xưa, xưa lắm, có một người trẻ tuổi rất có tài làm thơ. Bố của anh trước kia lại là một thày thuốc giỏi. Vì vậy, anh cũng học được cả nghề bốc thuốc chữa bệnh. anh yêu một cô gái ở thôn bên cạnh. Cô gái chuyên trồng dâu nuôi tằm. Hai người yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái nhất định không chịu gả con gái mình cho người trai trẻ kia. Có chuyện như vậy vì hai gia đình trước đó vốn có sự xích mích sâu sắc. Hai bên giận nhau, thề đến chết không nhìn mặt nhau. Bố mẹ người trai trẻ đã chết từ lâu, vậy mà nỗi giận ấy, bố mẹ người con gái vẫn còn giữ nguyên trong bụng. Người con gái buồn bã âu sầu. anh con trai chữa cho nhiều người khỏi bệnh, nhưng căn bệnh của người anh yêu, anh không tài nào chữa nổi.
Chính anh, anh cũng rất đau khổ và buồn rầu, anh chỉ biết gửi tâm sự vào thơ. Thơ anh chép dày từng tập, anh cũng chẳng dám gửi cho cô gái xem vì sợ bố mẹ cô biết được sẽ đánh mắng cô, và thêm ghét bỏ mình. Nỗi đau khổ của hai người cùng với năm tháng cứ kéo dài ra. Hết Xuân lại Hè. Hết Thu sang Đông. Mỗi mùa đều có những điều gợi cho hai người nhớ thương nhau khôn xiết. Một đêm người con trai bỗng nằm mơ thấy một bà cụ, mặc áo xanh màu rất sáng, tay cầm một quả con màu vàng, lông tơ óng mịn, đến bên cạnh và bảo:
-Ta hiểu lòng hai con lắm và rất thương hai con. Vì vậy ta đến mách cho con điều này. Ba ngày nữa là bắt đầu sang Xuân. Con hãy đi về phía mặt trời lặn: hỏi thăm con suối Trăm Năm ở chỗ nào. Giữa suối Trăm Năm có một hòn núi đá nhỏ. Trên đó có một cái cây bé, thấp, có thể nhiều người đã trông thấy nó nhưng không ai chú ý vì tưởng nó không có hoa, có quả. Nhưng con ạ, nếu nhìn kỹ, con sẽ thấy nó có một quả giống như cái quả ta đang cầm đây, nấp rất kín trong lá, trong cành. Người con trai mừng quá, vội cướp lời:
-Thưa cụ, thế là con hái cái quả ấy về... Bà cụ lắc đầu thương hại:
-Không đâu! ở đời không có chuyện gì dễ cả! Con hãy nhớ kỹ hình dáng cái cây, hình dáng cái quả và con hãy lội lên bờ, đi mãi về phía Bắc. Nhưng con có đủ kiên nhẫn để làm việc này không đã.
-Thưa cụ, điều đó, cụ có thể tin ở lòng con.
-Nếu vậy thì được. Con hãy đi, đi mãi. Ta sẽ cho các giống chim quý của ta bay đi dẫn đường. Con cứ đi cho đến ngày nào, con lại gặp một cái cây giống y như vậy, có một cái quả cũng giống y như vậy...
-Thưa cụ, cũng ở giữa suối hay ở trên bờ?
-Ta không đoán trước được. Cũng có thể ở giữa suối, mà cũng có thể ở trên bờ. Miễn là nó giống y như cái cây ở Trăm Năm là được...
-Thưa cụ, con đã hiểu rồi!
-Lúc bấy giờ con hãy hái cái quả ấy mang về nhà, ngâm vào một cốc rượu từ đầu đêm cho đến sáng. Con hãy đem sang nhà người con yêu, bảo cô ấy đem mời bố mẹ mình uống thử. Thứ rượu ấy sẽ có đủ sức làm tan đi lòng hờn giận lâu ngày. ông bà cụ sẽ đồng ý cho hai con kết nghĩa trăm năm.
-Con xin đa tạ cụ và nhớ ơn cụ đến trọn đời.
-Ta chỉ muốn cho hai con được sung sướng. Nhưng được hay không còn do chính ở hai con... Thôi, ta đi đây! Bà cụ vụt biến mất. Người trai trẻ tỉnh giấc... Trăng cuối tháng hiện ở phía xa. Trăng mờ xanh như vạt áo bà cụ vừa gặp trong cơn mơ. ônh lẩm bẩm:
-Suối Trăm Năm ở phía mặt trời lặn, tức là phía ấy! Ba ngày sau, anh đến chào người con gái anh yêu và lên đường đi mãi về phía có núi rừng. Hỏi người trong vùng thì quả nhiên ở phía trên xa có con suối Trăm Năm, nước trong xanh, bốn mùa không mùa nào cạn nước. Anh đến nơi, thấy một hòn núi đá nhỏ nổi lên ở giữa suối. Anh lội ra, trèo lên núi, tìm và thấy cái cây bé, thấp, có một quả duy nhất giấu kín trong lá, trong cành. Anh mừng quá, reo lên:
-Đúng là cái quả ta đã thấy trong mơ! Theo lời bà cụ dặn: anh lại lội lên bờ, nhằm thẳng phía Bắc mà cất bước. Anh đi, đi mãi! Dọc đường đi anh lấy nghề làm thuốc cứu giúp bà con đau ốm để kiếm lấy bữa ăn qua ngày. Anh chữa khỏi được nhiều người nên ai cũng quý mến, ai cũng muốn mời anh lại để tạ ơn. Nhưng anh còn phải đi, tìm gặp cho được cái cây có một quả duy nhất, đủ sức làm tiêu tan những nỗi hờn giận lâu ngày. Anh đi hết ngày này sang ngày nọ, hết tháng này sang tháng kia. Mùa Xuân, chim én chỉ đường Mùa Hạ tiếng chim cuốc mách lối. Mùa Thu đã có chim gáy Mùa Đông đã có chim két. Anh đi, đi mãi, đi từ cái ấm áp của mùa Xuân đến cái oi bức của mùa Hè, từ cái mát mẻ của mùa Thu đến cái gió rét của mùa Đông. Thấm thoắt thế mà đã ba năm... Niềm vui cứu giúp được mọi người khỏi bệnh làm anh đỡ thấy tháng dài, ngày lâu. Há vọng được sống với người anh yêu làm anh đủ sức kiên nhẫn để đi tiếp. Anh càng làm được nhiều thơ về những nơi đã qua, về những bà con anh đã gặp, về nỗi nhớ thương người anh yêu đang chờ đợi ở quê nhà...
Mùa Xuân năm ấy lại trở về. Một buổi sáng, con chim én đưa đường bỗng bay vút lên cao ba vòng và hót: Mừng cho anh! Mừng cho anh Cây một quả đang chờ trước mặt Con đường anh đi đã ba năm Mọi sự buồn phiền nay sẽ mất... Người trai trẻ bỗng dừng lại và dụi mắt. ồ! Sao như ta đã từng đến nơi này! Rất nhiều cái như vừa lạ vừa quen. ônh so sánh những gì anh đang thấy với những gì anh đã thấy. Thôi, thế là ba năm anh đi, bây giờ anh lại vòng trở về đúng chỗ ngày trước, trở về với con suối Trăm Năm. Nhưng rõ ràng có đôi nét đổi thay. Hòn núi đá như đã xích lại gần bờ bên này, vì ba năm qua, đất đã không ngừng bồi đắp. Người trai trẻ đứng lặng và bỗng hiểu ra. Làm gì có hai cái cây giống y như nhau! Bà cụ chỉ muốn thử xem ta có đủ lòng kiên nhẫn. Cây một quả, ta một lòng. Ta mau hái quả quý mang về cho người yêu ta được sớm mừng vui. Anh đến bên cây và nâng niu quả quý mãi trong tay. Anh hái khẽ, như sợ cây đau đớn. Anh về nhà, gặp ngay người anh yêu đang giở những cái kén vàng ra nong. Người con gái mừng quá, khóc nấc lên và chạy đến:
-Anh ơi! Sao anh đi lâu quá vậy! Ba năm rồi anh có biết không?
-Có! anh tính từng tháng, từng ngày...
-Anh ơi, ba năm, bao nhiêu chuyện ở nhà...
-Anh biết lắm. Nhưng anh tin ở em...
-Anh đi mà không thấy dài lâu à?
-Miễn còn một chút há vọng được sống với em, thì anh còn đủ sức để đi đến cùng trời, cuối đất.
-Thế ônh đã tìm được quả quý mang về đây chưa?
-Đây rồi em! Anh đưa cho người yêu xem quả quý. Hai người nhìn nhau, tưởng như đã được sống bên nhau. Người con gái bỗng giật mình quay nhìn vào trong nhà:
-Thôi, anh hãy về đi và ngâm ngay quả quý kia vào rượu nhé! Người con trai về nhà, ngâm quả quý vào rượu từ đầu đêm cho đến sáng anh lén mang sang cho người con gái. Lúc đến không ai biết, nhưng lúc anh ra về thì bố mẹ người con gái bắt gặp. Anh lúng túng và chỉ có cách chào hai ông bà. Bố mẹ người con gái gật đầu. Lòng hai ông bà, tuy chưa uống rượu của người trai trẻ mà cũng đã có sự đổi thay. Ba năm rồi, bao nhiêu người đến dạm hỏi cô gái. Ba năm, hai ông bà đã dỗ dành, dọa nạt. Cô gái sống chết vẫn chỉ khăng khăng:
-Thầy mẹ thương con! Con chỉ chờ đợi một người, con không thể thương yêu ai khác. Người mà cô gái chờ đợi đây rồi. Bố mẹ cô gái liền hỏi:
-Thế ba năm nay, anh đã đi đâu? Người con trai, tính vốn thật thà, liền đáp:
-Thưa hai bác... con đi tìm một thứ quả quý.
-Để làm gì?
-Để nhờ nó mà hai bác quên hết những điều xưa cũ và thương lấy chúng con.
-Anh đi mà không thấy dài lâu ư?
-Thưa hai bác. Miễn còn một chút há vọng được hai bác quên hết những điều xưa cũ, và thương lấy chúng con, thì con còn đủ sức để đi đến cùng trời, cuối đất. Bố mẹ cô gái nghe cảm động, không cầm lòng được nữa. Mấy hôm sau, hai ông bà ngỏ ý cho phép hai người lấy nhau. Cốc rượu được ngâm quả quý ấy, hai ông bà đã uống trong ngày cô gái đi lấy chồng.
Một năm sau, nhớ ơn bà cụ đã đến trong giấc mơ của chồng mình, người vợ trẻ nhắc chồng đi lên suối Trăm Năm thăm cây có quả quý. Người trai trẻ đến đó và lại thấy cây kia chỉ có một quả giấu kín giữa lá và cành. Anh liền hái và đem trồng thử ở góc vườn. Hai vợ chồng ngẫm thấy ở trên đời này còn biết bao nhiêu đôi lứa phải chịu cảnh dở dang nên ước sao cây ra trăm quả, nghìn quả, để mọi người được hưởng hạnh phúc. Về sau cây mọc lên và ra trăm quả, nghìn quả thật. Cây ấy ngày nay ta gọi là cây Mơ. Vì người trai trẻ ngày xưa, lần đầu đã gặp cây ấy ở trong mơ.
Đọc
Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dạng giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ôi là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.
-Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:
-Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu!
Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. Ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. Ông cụ dặn:
-Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu.
Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. Ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.
-Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:
-Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:
-Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:
-Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?
-Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:
-Anh ơi! Anh ơi!
Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:
-Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của anh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ôi nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.
Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:
-Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ôi yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ôi thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.
Đọc
Ở miền Trung, có một giống cây tên gọi là loòng boong. Quả loòng boong chỉ lớn hơn quả hồng bì một tí. Da nó vàng mát. Cùi nó nhìn trong trong như ngọc và đặc biệt quả nào cũng có mang một cái dấu như móng tay của ôi đó bấm vào. Quả loòng boong ngọt và mát, hơi thoáng một tí chua. Người ta còn bảo nó là một vị thuốc ăn vào sẽ khỏe người. Có mấy chuyện kể về sự tích quả này, chuyện sau đây là một.
Những ngày xưa lắm, có hai mẹ con nhà nọ nghèo quá, phải đi ở cho một tên nhà giàu. Cha em bé vốn làm nghề kiếm củi trong rừng, một lần không may đã bị hổ vồ chết. Cả ngày làm hết mọi công việc nặng nhọc, lại bị đánh, bị mắng, hai mẹ con chỉ thấy vui sướng khi đêm đến, được nằm bên nhau trên mảnh chiếu rách, trải ở xó nhà. Lúc ấy, người mẹ mới ôm con vào lòng và vuốt ve, an ủi. Một lần em bé gái bị ốm nặng nằm liệt không dậy nổi. Người mẹ thương con, thỉnh thoảng lại lén vào thăm. Tên nhà giàu thấy được, hắn nắm lấy tay em bé giật mạnh một cái và lôi dậy bắt đi làm. Hắn vừa bỏ tay ra thì em bé ngã khuỵu xuống. Tên nhà giàu càng tức giận. Hắn chộp luôn cái roi mây và quật vào lưng em mấy cái. Em bé và người mẹ cùng thét lên. Mà kỳ lạ quá, tên nhà giàu quật bao nhiêu lằn roi trên lưng đứa con thì bấy nhiêu lằn roi cũng hiện lên trên lưng bà mẹ. Từ đó hễ tên nhà giàu đánh con đau ở đâu thì người mẹ đau ở đó, đánh người mẹ đau ở đâu thì đứa con đau ở đó. Lúc đầu vợ chồng tên nhà giàu không hề biết chuyện ấy. Nhưng có một hôm, vợ tên nhà giàu vừa tát vào mặt người con đỏ lằn cả năm ngón tay trước mặt người mẹ, thì mụ ta trố mắt thấy năm dấu ngón tay cũng hiện rõ lên ngay trên khuôn mặt đau khổ của người mẹ. Mụ chỉ lạ thôi, còn nếu đánh một mà đau cả hai thì điều đó chỉ càng làm cho mụ ta hả dạ. Tên nhà giàu có nuôi một con chim quý:
Đó là một con chim họa mi, có tiếng hót hay nhất trong vùng. Nghe nó hót, tất cả những người nuôi chim họa mi khác đều thấy những con chim mình nuôi không còn giá trị gì nữa. Con họa mi được ở trong một cái lồng sơn son, chạm trổ hết sức công phu. Con chim họa mi rất mến hai mẹ con em bé nhà nghèo. Nhất là mỗi khi thấy hai mẹ con bị đánh, bị chửi, họa mi cứ đứng im nhìn ra, đôi mắt nhỏ long lanh như muốn khóc và nhất định không chịu hót cho tên nhà giàu nghe nữa. Nhưng chính em bé nhà nghèo kia lại rất thích nghe họa mi hót. Vì vậy mỗi khi thấy chim lặng câm, em lại đến bên cái lồng son và nài nỉ:
-Họa mi ơi! Hót đi!
Họa mi lập tức hót ngay. Nó hót thật hay như để dùng tiếng hót của mình xóa hết nỗi đau của hai mẹ con em bé. Một hôm, đi gánh cỏ về, em bé chợt nghe họa mi đang hót, giọng không vui. Em lại gần chim và hỏi:
-Sao họa mi buồn thế? Họa mi nhìn ra xa một giây lâu rồi hót lại để đáp:
-Họa mi muốn ra khỏi lồng để hót với bạn bè ngoài kia.
Mắt em bé sáng lên... Em lập tức mở lồng và bảo chim:
-Thế thì họa mi bay đi! Bay mau đi!
Họa mi nhìn em bé, chần chừ không chịu bay:
-Rồi nó đánh chị chết mất! Chết mất!
Em gái liền bảo:
-Nó không biết là tôi mở lồng đâu! Chim cứ bay đi!
Họa mi vẫn chần chừ. Chợt có tiếng tên nhà giàu cưỡi ngựa ở ngoài cổng đi vào. Em bé liền thò tay vào lồng bắt lấy chim và mở tay ra cho chim bay đi. Họa mi đành bay vù đi ngả khác để cho tên nhà giàu không trông thấy. Em bé đóng ngay cửa lồng và gánh gánh cỏ đi ra vườn sau. Tên nhà giàu đi vào, mặt mày hớn hở lắm. Theo sau hắn là một tên nhà giàu ở làng bên. Tên này ngỏ ý muốn mua con chim quý với giá hai lạng vàng mười. Em bé gái vừa gánh cỏ ra sau vườn vừa nghe ngóng: Mẹ em bỗng ở trong nhà chạy ra, mặt tái nhợt:
-Mộc ơi! Con họa mi đâu không thấy nữa con?
-Con thả nó ra rồi! Bỗng có tiếng chim họa mi hót lên, giọng đầy lo lắng. ở trên kia, tên chủ nhà, nghe tiếng chim của mình hót liền cười khoái chí, hắn nói với lão khách làng bên:
-Đấy! Tiếng con chim nhà tôi đấy! ông nghe chưa? Người mẹ liền lôi nhanh con ra phía cổng sau rồi bảo:
-Trốn đi! Không thì chết mất! Trốn mau đi con ơi! Em bé gái nghe lời mẹ chạy về phía rừng sâu... Tên chủ nhà bây giờ mới đưa khách ra hiên để xem con chim quý. Hắn bỗng tái xám cả mặt mày khi thấy con chim quý đã biến mất. Hắn thét lên:
-Mộc! Người mẹ em gái chạy lên.
-Thưa ông, ông gọi gì cháu ạ?
-Con họa mi đâu rồi? Người mẹ run lẩy bẩy:
-Dạ thưa, tôi cho nó ăn, quên không khép cửa lồng lại nên nó... Không để người mẹ đáng thương kịp nói hết lời, tên nhà giàu trợn mắt quát:
-Chết! Mất con chim này thì mày phải chết! Nó quơ luôn cái mác dùng để săn thú xỉa luôn vào ngực người mẹ một cái. Người mẹ ngã xuống, chết tươi. Ngực bà bị lưỡi mác đâm vào, máu trào ra như suối. Tên giết người liền sai đầy tớ đem giấu xác người mẹ vào xó tối để đêm đến mang ném lên rừng, hổ báo ăn cho mất tang. Tên nhà giàu làng bên sợ liên lụy vội vàng lủi mất. Tên giết người bỗng giật mình khi nghe tiếng con chim họa mi của chính hắn lại hót ngay trên nóc nhà hắn. Chao, tiếng hót của nó nghe mới lạ lùng làm sao! Nghe như thương, như khóc. Tên nhà giàu vội chạy ra nhìn lên. Nhưng chim họa mi đã bay vù đi về phía ngả rừng. Ở đấy, em bé gái chạy trốn cũng vừa kêu lên và gục xuống. Ngực em như cũng vừa bị mũi mác đâm vào và máu cũng trào ra như suối. Họa mi đáp xuống ở ngay bên cạnh và hót lên thảm thiết:
-Chị ơi! ai ngờ nó ác thế! ác thế!
Họa mi bỗng ngừng hót rồi bay về phía làng. Họa mi bay đáp xuống bên cái lồng cũ và hót lên réo rắt. Tên nhà giàu vội chạy ra và rình rình để chộp bắt lại con chim quý. Họa mi chờ cho hắn đến gần mới bay đi ra đậu trên cành khế ngoài vườn. Tên nhà giàu đuổi theo. Họa mi lại bay khỏi vườn và đậu ngay trên cây duối thấp ở trước ngõ. Tên nhà giàu vẫn chạy đuổi theo. Hắn đuổi theo và họa mi cứ dần dần dẫn hắn chạy về phía ngả rừng. Đến đây, họa mi đỗ ngay bên một bờ vực và càng hót lên những tiếng hót hay nhất của mình. Tên nhà giàu càng há vọng vì thấy chim đã có vẻ mỏi mệt, bay không được xa nữa... Họa mi vẫn đỗ im chờ hắn đến thật gần. Họa mi làm ra vẻ như chỉ còn chờ hắn đến bắt lại mình thôi.
Tên nhà giàu càng mừng rỡ. Không khéo phen này con chim quý mang mấy lạng vàng của hắn mà bay mất. Hắn khom người, rón rén đến sát bờ vực. Họa mi cứ nhích dần ra sát đầu cành cây. Mặt tên nhà giàu đầm đìa mồ hôi. Hắn nín thở, bước tới thêm bước nữa rồi thình lình chồm người ra bắt con chim quý. Hắn bỗng trượt chân và lăn tõm xuống vực. Đầu hắn bị đập vào một tảng đá lớn, vỡ ra. Vợ hắn nghe tiếng chồng kêu chạy đến, thấy vậy cũng khiếp sợ quá ngã lăn xuống và chết luôn. Người trong làng hôm sau đem xác hai mẹ con bé Mộc chôn ở chân rừng. Ai cũng thương tiếc và ai cũng lạ lùng vì thấy hai mẹ con chết giống y như nhau, ngực cũng bị một vết thương đâm thủng vào đúng tim và bao nhiêu máu ở tim như đều chảy hết cả ra ngoài... Quanh mộ của hai mẹ con bé Mộc ngày ngày vẫn có tiếng chim họa mi hót. Nhưng con chim quý đậu ở chỗ nào thì không ôi hay. Một hôm, một bà cụ già vốn có họ hàng với mẹ con bé Mộc bỗng tìm ra được chỗ chim đậu.
Đó đúng là chỗ bé Mộc đã gục xuống chết và máu đã chảy thấm đỏ ra đất dưới chỗ em nằm. Những khóm cây quanh đó, trước vốn chỉ có hoa, năm đó bỗng đơm quả rất sai. Hình quả đó rất đáng yêu, và chỉ lớn hơn quả hồng bì một tí. Da nó vàng mát, cùi nó trong trong như ngọc và nhìn giống như hình quả tim bé nhỏ. Quả nào cũng mang một cái vết như dấu móng tay ôi đó bấm vào. Người quanh vùng bảo đó không phải là dấu móng tay mà là dấu cái mác của tên nhà giàu đã đâm trúng vào trái tim mẹ con bé Mộc. Và trái tim bé nhỏ của Mộc bị chảy hết máu đã hóa thành ngọc, hiện lên thành những quả cây kia. Còn cái tên của nó là Loòng Boong thì đến nay không ôi còn nhớ rõ vì sao.
Phạm Hổ (1926 - 2007) , người Bình Định, tập kết ra Bắc 1954, là một trong những sáng lập viên của Hội Nhà Văn, từng phụ trách nhà xuất bản Kim Đồng, sau đó qua nxb Văn Học và cuối cùng là Phó TBT báo Văn Nghệ.
Ông là anh ruột của Phạm Thế Mỹ (1930 - 2009), tác giả ca khúc Những Ngày Xưa Thân Ái. Khác với anh trai đi tập kết, sau 1954 Phạm Thế Mỹ ở lại miền Nam, và có thời kỳ phụ trách phòng Văn Mỹ Nghệ của ĐH Vạn Hạnh.
Ca khúc Những Ngày Xưa Thân Ái được cho là lấy ý từ bài thơ cùng tên của người anh Phạm Hổ
Đọc thơ & lời bài hát
Những Ngày Xưa Thân Ái
Thơ Phạm Hổ Tôi bắn hắn rồi Những ngày xưa thân ái Không ngăn nổi tay tôi Những ngày xưa thân ái Chắc hắn quên rồi Riêng tôi, tôi nhớ: Đồng làng mênh mông biển lúa Sương mai đáp trắng cỏ đường Hai đứa tôi, Sách vở cặp chung Áo quần nhàu giấc ngủ Song song bước nhỏ chân trần Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn Nón rộng hỏng quai Trong túi hộp diêm nhốt dế Những ngày xưa êm đẹp thế Không đem chung hai đứa một ngày mai Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay Tôi buồn tôi giận, Đêm nay gặp hắn, Tôi bắn hắn rồi Những ngày xưa thân ái Không ngăn nổi tay tôi Xác hắn nằm bờ ruộng Không phải hắn thuở xưa Tôi cúi nhìn mặt hắn Tiếc hắn thời ấu thơ. |
Những Ngày Xưa Thân Ái
Lyrics Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ? Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, Anh còn nhắc tên tôi? Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, Cuộc đời anh có vui? Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già Nghe tin anh gục ngã Dừng chân quán năm xưa Uống nước dừa hay nước mắt quê hương Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em |
Mời nghe tiếng hát Duy Khánh với album Những ngày xưa thân ái
"Bóc tem!"
Trả lờiXóaĐợi bữa nào anh nhập mấy cái tem vàng tem bạc gì đấy rùi trao nhé
Xóa