14/7/19
Thu
Em rất thật em là lúc em hoang mang lựa chọn
Anh rất thật anh là lúc anh biết ra đi nhẹ gọn
Để bớt cho đời một chút gió lao xao
Và tránh cho em bớt một lời chào!
Bài hát của Phú Quang phổ thơ Chu Hoạch (1941 - 2007). Nguyên tác bài thơ:
Thu
Thu rất thật thu là cái lúc chớm Đông sang
Em rất thật Em là lúc Em hoang mang lựa chọn
Anh rất thật anh là sớm biết ra đi nhẹ gọn
Để tránh cho Em bớt một lời chào
Và
Bớt cho đời một chút gió xôn xao
Tôi sinh ra và lớn lên ở nơi chỉ có hai mùa mưa, nắng; chỉ biết mùa thu qua mấy bài thơ của Nguyễn Khuyến Ao thu lạnh lẽo nước trong veo .. , của Lưu Trọng Lư Em không nghe mùa thu. Lá thu rơi xào xạc. Con nai vàng ngơ ngác .. hay những dòng tùy bút đẹp như một bài thơ xuôi của Xuân Diệu Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về,mùa thu mới về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây .. nên không hiểu thu thật là như nào, tại sao lúc chớm đông thì thu rất thật? Ý là sắp mất nên thu sẽ bộc lộ hết mình? Cũng như cô gái, khi cô hoang mang lựa chọn giữa anh và một cái gì đó, cô cũng bộc lộ hết cô, mới thực là cô?
Không thực sự biết Thu, nhưng tôi vẫn nghĩ chớm thu hay tàn thu, dù có thay đổi, thì vẫn là thu đấy thôi. Như dòng sông dù chảy mãi không ngừng, nước trong phút giây này không còn là nước của phút giây trước, phút giây sau, nhưng trước sau vẫn là một dòng sông ấy.
Như mọi bài thơ khác, bài thơ trên đây cũng ẩn đằng sau một câu chuyện từng được chính Phú Quang kể trong nước mắt khi gt bài hát trong một đêm nhạc của ông. Một chuyện tình buồn (như nhiều câu chuyện tình được kể lại trong văn thơ khác). Tác giả là bạn ông, một họa sĩ, đồng thời là một nhà thơ. Cái thời xa xưa ấy, ở VN tranh vẽ ra chỉ để tặng bạn bè, hay gán nợ cafe, rượu đế .. thơ thì càng tệ hơn, có khi phải bỏ tiền mời bạn cafe để được đọc thơ cho bạn nghe. Vì vậy, tranh của ông được nhiều người thích, thơ của ông nhiều bài cũng được giải thưởng này nọ, cuộc sống gia đình vẫn rất khó khăn. Gặp thời mở cửa, ông để vợ đi xuất khẩu lao động, mong cuộc sống các con sẽ khá hơn. Ở nhà ông đi kéo xe nuôi con. Nhìn dáng ông gầy gò, chẳng mấy người mướn. Ông đành xin làm công nhân vệ sinh, ngày ngày đi móc cống mưu sinh. Sau mấy năm, người vợ trở về. Nhưng nỗi háo hức tái ngộ nhanh chóng tan biến khi cô ngõ ý muốn chia tay. Và ông đã đủ tự trọng để ra đi gọn nhẹ, tránh cho cô những khó xử thêm nữa .. Dù vậy, khi trải lòng trên những vần thơ, ông ko dấu được sự trách móc, đay nghiến .. Thật ra cô trước sau vẫn là cô, có khi nào giả đâu mà bảo lúc này lúc kia mới là thật? Tôi tin khi cô yêu ông, cô thật không kém khi cô chia tay ông. Cuộc sống vốn vận động, biến dịch. Như thu rồi đông nên thời gian tồn tại. Như dòng sông chảy mới gọi dòng sông. Cô ấy thay đổi cho cô ấy sống, trách chi?.
6 nhận xét:
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)
.. anh biết ra đi nhẹ gọn.
Trả lờiXóaĐể tránh cho em một lời chào
Đọc câu thơ, nhớ lại bài thơ thuở còn đủ can đảm làm thơ :d
yêu em
anh có thể làm được những điều không dễ
em buồn
anh làm hề
em trách
anh lắng nghe
em giận
anh nhận lỗi
em dỗi
anh nằn nì
và khi
em chán
anh
lặng lẽ
ra đi
=D> =D>
Trả lờiXóaK Ca ! Anh làm thơ giỏi thiệt nha !
Em muốn học hỏi, anh có can đảm dạy lại cho em hông ? pls !? :) @};- ~o)
hì, hết can đảm rồi :d
Xóa:( :(
Xóa& bớt cho em một lời chào ^^
Trả lờiXóawow, chào em, Gì thế nhỉ?
Xóa