27/4/22
45 phút nắm được Văn học Trung quốc
Phùng Hoài Ngọc dịch và giới thiệu *
Tóm tắt
Nền Văn học Trung Quốc phong phú đa dạng, phát triển liên tục bền bỉ suốt 5 ngàn năm. Để giúp độc giả nắm được các giá trị chủ yếu của nó, xin giới thiệu một cách phân loại dựa theo 5 yếu tố của văn học. Công trình này trình bày sơ lược văn học viết Trung Quốc từ khởi thủy đến giai đoạn mở đầu cuộc Đổi mới văn học (khoảng từ 1976). Công trình chưa đề cập đến văn học đương đại (hai thập kỷ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI).
1. Trường phái, đoàn thể văn học
2. Tác gia giữ địa vị trong lịch sử văn học
3. Đặc điểm cơ bản của những tác phẩm chủ yếu
4. Tính chất thể loại của những tác phẩm chủ yếu
5. Nội dung cơ bản của những tác phẩm chủ yếu
6. Tác gia và nhà lý luận văn học
7. Tác phẩm lý luận văn học
Văn học sử Trung Quốc qui loại
中 国 文 学 史 归 类
(Phân loại văn học Trung Quốc theo 7 cách)
1. Trường phái, đoàn thể văn học
1. Học phái Nho gia, đại biểu là Khổng tử, Mạnh tử
2. Học phái Đạo gia, đại biểu là Lão tử, Trang tử
3. Học phái Mặc gia, đại biểu là Mặc tử
4. Học phái Pháp gia, đại biểu là Hàn Phi tử
5. “Khuất – Tống”: thi hào Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc
6. “Dương- Mã”: Dương Hùng và Tư Mã Tương Như thời Tây Hán
7. “Tam Tào”: Táo Tháo, Tào Thực và Tào Phi
8. “Kiến An thất tử”: Khổng Dung, Vương Xán, Trần Lâm, Lưu Trinh, Từ Can, Nguyễn Vũ, Ứng Dương
9. “Thẩm thi Nhậm bút”: Thẩm Ước và Nhậm Phưởng, thời Nam triều nước Tề, Lương
10. “Sơ Đường tứ kiệt”: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương
11. “Trầm-Tống”: Trầm Toàn Kỳ và Tống Chi Vấn, thi nhân trứ danh trong cung thời Vũ hậu, Sơ Đường
12. “Đường đại thi nhân”: thuộc “Biên tắc thi phái”(phái thơ biên giới hiểm trở) có Vương Xương Linh, Sầm Tham, Cao Thích, Vương Chi Hoán, Lí Kỳ
13. “Vương – Mạnh”: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thi nhân thời Đường, phái “sơn thủy điền viên”
14. “Lí – Đỗ”: Lí Bạch và Đỗ Phủ, Thịnh Đường, đại biểu phái “lãng mạn chủ nghĩa” và “hiện thực chủ nghĩa”
15. “Trương -Vương nhạc phủ”: Trương Tịch, Vương Kiến sở trường về Nhạc phủ thi.
16. “Giao hàn Đảo sấu”: Mạnh Giao chịu rét, Giả Đảo đói gầy: lời Tô Thức nói về Mạnh Giao và Giả Đảo – hai thi nhân sở trường về miêu tả hình tượng khái quát, thời Trung Đường
17. “Nguyên – Bạch”: Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị, thời Trung Đường
18. “Cổ văn vận động”: Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên phát động phong trào phục hưng Nho giáo
19. “Tiểu Lí – Đỗ”: chỉ Lí Thương Ẩn và Đỗ Mục, hai thi nhân trứ danh thời Vãn Đường
20. “Nam Đường nhị chủ”: thời Ngũ đại Nam Đường có hai vua cũng là hai thi nhân: trung chủ Lí Cảnh và hậu chủ Lí Dục
21. “Tam Tô”: ba cha con Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt.
22. “Đường Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng, Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt
23. “Tống đại từ nhân”: Tô Thức, Tân Khí Tật viết “Từ” trong “phái hào phóng”
24. “Tống đại từ nhân”: Lưu Vĩnh và nữ sĩ Lí Thanh Chiếu viết Từ trong phái “uyển ước” (đẹp đẽ chừng mực)
25. “Nguyên khúc tứ đại gia”: Quan Hán Khanh, Trịnh Quang Tổ, Bạch Phác, Mã Trí Viễn.
26. “Minh đại hậu thất tử”: Tông Thần, Lí Phàn Long, Vương Thế Trinh, Tạ Trăn, Lương Hữu Dự, Đồ Trung Hành, Ngô Quốc Luân (7 cây bút sau thời Minh)
27. “Đường tông phái”:Vương Thận Chi, Đường Thuận Chi, Qui Hữu Quang thuộc “phái phản đối nhóm 7 cây bút sau thời Minh”
28. “Công an phái tam Viên”: Viên Tông Đạo, Viên Hoành Đạo, Viên Trung Đạo theo phái “công an”
29. “Minh mạt Thanh sơ tam đại tư tưởng gia”: chỉ Cố Viêm Võ, Hoàng Tông Nghĩa, Vương Phu Chi (cuối Minh đầu Thanh)
30. “Nam Thi Bắc Tống”: hai thi nhân trứ danh Thi Nhuận Trương, Tống Uyển, đại biểu ưu tú hai miền Nam, Bắc, đầu thời Thanh
31. “Tống thi phái”: tức “Đồng quang thể”, đại biểu Trần Tam Lập và Trần Diễn, thời Thanh
32. “Triết tây từ phái”: lấy Chu Di Tôn viết Từ người Triết Giang là đại biểu, đầu thời Thanh
33. “Dương Tiễn từ phái”: Trần Duy Tung người Nghi Hưng, Giang Tô là đại biểu, đầu thời Thanh
34. “Thường Châu từ phái” hoặc Thanh trung diệp từ phái: đại biểu Trương Huệ Ngôn
35. “Đồng Thành phái”, Thanh trung diệp tản văn, trứ danh nhất là Phương Bao, Diêu Nãi
36. “Tô Châu tác gia hí khúc quần”: đại biểu có Lí Ngọc, Chu Tố Thần, Chu Tá Triêu, đầu thời Thanh
37. “Nam Hồng bắc Khổng”, đầu Thanh: nhà hí kịch Hồng Dị, Khổng Thượng Nhậm
38. “Nam xã”: thành lập năm1909, phát khởi do Trần Khứ Bệnh, Cao Húc và Liễu Á Tử
39. “Văn học nghiên cứu hội”: thành lập ở Bắc Kinh tháng 1.1921, do Thẩm Nhạn Băng, Trịnh Chấn Phong, Diệp Thiệu Quân, Hứa Địa Sơn và 12 người phát khởi các tập san thường kỳ như “Tiểu thuyết nguyệt báo”,“Văn học tuần san”, “Thi nguyệt san”.
40. “Sáng tạo xã”: tháng 7.1921 thành lập tại Nhật Bản, phát khởi do Quách Mạt Nhược, Úc Đạt Phu, Thành Phảng Ngô, Điền Hán, xuất bản tập san “Sáng tạo”, “Sáng tạo chu báo” (tuần báo), “Sáng tạo nhật báo”
41. “Trung Quốc tả dực”(cánh tả): Liên minh nhà văn thành lập tháng 3 năm 1930.
42. “Thương hận văn học”: văn học cảm thương, uất hận về tổn thất oan uổng trong Cách mạng văn hóa vô sản (trước đây báo chí Việt Nam từng dịch là “văn học vết thương”, ăn bớt chữ “hận”). “Phản tư văn học”: suy nghĩ về những ấu trĩ, sai lầm của cách mạng.“Tầm căn văn học”: tìm nguyên nhân thống khổ, tổn thất, sai lầm.“Hương thổ văn học”: viết về cảnh sống khổ cực làng quê và tâm tình nông dân. “Tham tác văn học”: bàn thêm về công việc sáng tác văn chương. “Kỉ thực văn học”: đi tìm sự thực, chứng minh… Đó là các tư trào văn học đương đại (sau khi xóa bỏ “Cách mạng văn hóa vô sản”), sáng tác rất mạnh mẽ nhất là từ sau 1980.
2. Tác gia giữ vai trò, địa vị trong lịch sử văn học Trung Quốc
1. Khổng tử, nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại thời cổ đại, sáng lập học phái Nho gia .
2. Mạnh tử, đại biểu chủ yếu kế thừa Khổng tử trong học phái Nho gia.
3. Trang tử, đại biểu chủ yếu kế thừa Lão tử trong học phái Đạo gia
4. Khuất Nguyên, thi nhân ái quốc vĩ đại bậc nhất thời cổ đại.
5. Tuân Húc, người tổng kết tư tưởng Nho gia cuối thời Chiến quốc.
6. Hàn Phi, đại biểu trứ danh hoàn thành tư tưởng Pháp gia cuối thời Chiến quốc.
7. Lí Tư, đại biểu thể tản văn thời nhà Tần
8. Tào Tháo lãnh đạo văn đàn Kiến An, mở phong cách, ảnh hưởng nền thơ một thời
9. Tào Thực (con trai út Tào Tháo), thi nhân nổi danh thời cực thịnh của phong trào Kiến An
10. Đào Uyên Minh, cây bút đầu tiên lấy sinh hoạt điền viên của mình làm nội dung sáng tác
11. Bão Chiếu, thi nhân có thành tựu cao nhất thời Nam triều đến Tống, chịu nhiều ảnh hưởng Nhạc phủ thi thời Đường
12. Vương Duy, tác gia tiêu biểu thi phái “sơn thủy điền viên” thời Thịnh Đường
13. Lí Bạch, nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa vĩ đại, kế tiếp Khuất Nguyên
14. Đỗ Phủ, thi nhân vĩ đại nhất của dòng hiện thực chủ nghĩa.
15. Sầm Tham, phái biên tái, thi nhân trứ danh thời Thịnh Đường
16. Bạch Cư Dị, thi nhân hiện thực chủ nghĩa kiệt xuất thời Trung Đường, nhà xướng đạo vận động Tân nhạc phủ và là đại biểu chủ yếu
17. Hàn Dũ, người khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động cổ văn thời Đường, được đời sau tôn là đứng đầu “Đường Tống bát đại gia” (8 nhà văn lớn nhất thời Đường, Tống)
18. Lí Thương Ẩn, thi nhân nổi tiếng thời Vãn Đường
19. Âu Dương Tu, lãnh tụ cuộc vận động đổi mới thơ Bắc Tống
20. Vương An Thạch, nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng Bắc Tống, được coi là nhà cải cách chính trị sau 11 thế kỉ Trung Quốc
21. Tô Thức, đệ nhất nhà văn sáng tác văn học nghệ thuật toàn diện thời Tống, người khai sáng phái “hào phóng”.
22. Lưu Vĩnh, nhà văn đệ nhất Bắc Tống chuyên viết Từ, cũng là đại biểu “uyển ước từ phái” (phái viết Từ đẹp đẽ chừng mực).
23. Lục Du, nhà thơ yêu nước vĩ đại thời Nam Tống
24. Lí Thanh Chiếu, nữ từ nhân hiếm có trong nền văn học cổ điển.
25. Quan Hán Khanh, người gây dựng thể tạp kịch thời Nguyên.
26. Mã Trí Viễn, nhà viết tạp khúc nổi tiếng thời Nguyên, xứng danh “Khúc trạng nguyên” (nhà viết Khúc đứng đầu).
27. Vương Thực Phủ, nhà viết tạp kịch kiệt xuất thời đầu nhà Nguyên, viết Tây sương ký.
28. Trương Dưỡng Hạo, nhà viết tản khúc nổi tiếng thời Nguyên
29. Vu Khiêm, nhà thơ nổi tiếng thời Minh
30. Thang Hiền Tổ, nhà viết kịch có thành tích cao nhất thời Minh.
31. Phùng Mộng Long, nhà văn lớn nhất viết văn học thông tục cuối thời Minh
32. Vương Phu Chi, nhà lý luận văn chương nổi tiếng đầu thời Thanh.
33. Lí Ngư, kịch tác gia và nhà lý luận hí kịch kiệt xuất đầu thời Thanh.
34. Tào Tuyết Cần, nhà văn hiện thực chủ nghĩa vĩ đại thời Thanh
35. Lương Khải Siêu, nhà văn đề xướng tiêu chuẩn viết tiểu thuyết và bình giá tiểu thuyết sớm nhất thời hiện đại.
36. Hoàng Tuân Hiến, được coi là ngọn cờ thơ cách mạng.
37. Cung Tự Trân, tư tưởng gia và văn học gia, người đề cao phong khí (phong cách) đổi mới trong lịch sử hiện đại.
38/38. Lỗ Tấn, nhà giáo dục, nhà văn hàng đầu, cũng là nhà sáng lập nền văn học hiện đại
3. Đặc điểm cơ bản trong sáng tác văn học
1. “Luận ngữ” có đặc sắc nghệ thuật sau:
1.1 Đơn giản rõ ràng, tinh gọn, giàu tính triết lý.
1.2 Hình tượng nhân vật biểu hiện ra trong đối thoại giản đơn.
2. “Mặc tử” có đặc sắc nghệ thuật sau:
2.1 Chất phác, thiếu tính hùng biện, ít logic nhưng rất mạnh mẽ.
2.2. Giỏi đưa ra ví dụ cụ thể sinh động dẫn tới lý thuyết, theo tranh luận từng vấn đề cụ thể dẫn tới khái quát, nhà văn hùng biện thuyết lý của thời đại.
3. “Mạnh tử” tản văn có đặc điểm nghệ thuật sau:
3.1. Khí thế sung phái (tràn đầy mạnh mẽ), bút lực phong phú mênh mang, giàu tính cổ động tung hoành bao quát, chất hùng biện khí khái.
3.2. Thường dùng kiểu ngụ ngôn và ví dụ xảo diệu kể chuyện cổ ngắn gọn nói về đạo lý, rõ nét trong sáng, sinh động mà có sức thuyết phục.
4. “Trang tử” tản văn có đặc điểm nghệ thuật sau:
4.1 Tưởng tượng kỳ ảo, cấu tứ đặc biệt, rất giàu màu sắc lãng mạn chủ nghĩa
4.2 Ưa dùng các loại ngụ ngôn và so sánh biểu hiện đạo lý trong sáng, gửi khái niệm trừu tượng.
4.3 Hành văn rộng sâu phóng túng, biến hóa ra vạn mối
5. “Tuân tử” có những đặc sắc nghệ thuật sau: Tầng lớp hoàn chỉnh, trường thiên đại luận, luận điểm minh xác, luận chứng nghiêm mật, thí dụ tinh xảo uyên bác, câu thức chỉnh tề.
6. “Hàn phi tử”: nghị luận thấu đáo, quan điểm hiển minh, đánh dấu một bước phát triển văn lí luận thời Tiên Tần.
7. “Chiến quốc sách” có những đặc sắc nghệ thuật sau:
7.1. Tự sự, thuyết lý phô bày, ấn tượng mạnh, tung hoành phóng khoáng
7.2. Giỏi dùng ngụ ngôn chuyện cổ và so sánh
7.3. Khắc họa nhân vật sinh động tươi sáng rõ ràng
8. “Li Tao” có những đặc sắc nghệ thuật:
8.1. Thơ trữ tình dài nhất văn học cổ điển, gồm 273 câu, trên 2400 từ
8.2. Sáng tạo được hình tượng chủ thể của nhà yêu nước- thi nhân vĩ đại
8.3. Chung đúc với truyền thuyết thần thoại, tưởng tượng bay bổng, sáng tạo xuất thần, tạo cột mốc về những cảnh đẹp hùng vĩ do lấy nhiệt tình biểu hiện lý tưởng, bày tỏ màu sắc lãng mạn chủ nghĩa nồng nàn uất ức.
8.4. Kế thừa và phát triển được thủ pháp tỉ- hứng của Kinh Thi. Người đẹp hoa cỏ, ngụ ý thâm thúy phiêu diêu
9. “Lã thị Xuân Thu” là một hệ thống tập hợp nhiều chương đơn lẻ văn thuyết lý, tầng lớp sâu xa, rất giàu chi tiết, thí dụ bằng ngụ ngôn cố sự, giàu tính hình tượng.
10. “Sử kí” có những đặc sắc nghệ thuật sau:
10.1. Sáng tạo được một hệ thống hình tượng nhân vật với tính cách rõ nét tươi tắn, đa dạng
10.2. Giỏi bố cục chương phần, khéo miêu tả tâm lý, thành thạo lựa chọn, cắt xén và tập
trung sử liệu, ưa dùng “hỗ kiến pháp”(hỗ trợ lẫn nhau), ưa tả đại sự và bình diện rộng lớn khẩn trương, phối hợp lấy chi tiết để khắc họa nhân vật
10.3. Gửi lời khen chê trong khi tự sự, có tính trữ tình mãnh liệt.
10.4. Ngôn ngữ sinh động, chuẩn xác, linh hoạt.
11. “Khổng tước đông nam phi” (Chim công bay về phía đông nam) có đặc sắc nghệ thuật:
11.1. Thơ tự sự dài nhất thời cổ đại, đại biểu cho thơ Hán nhạc phủ có thành tích cao nhất
11.2. Thành công của Lưu Lan Chi, Tiêu Trọng Khanh – một số hình tựợng nhân vật rõ nét.
11.3. Tình tiết khúc chiết, kết cấu hoàn chỉnh, phần kết giàu sắc thái lãng mạn chủ nghĩa .
12. “Tào Tháo thi ca” có những đặc sắc nghệ thuật sau:
12.1.Hầu hết dùng chủ đề cũ của Nhạc phủ để biểu hiện nội dung mới.
12.2. Phong cách thương lương (tàn tạ, lạnh lẽo) bi tráng
13. “Thế thuyết tân ngữ” (Lời nói mới bàn chuyện đời) có các đặc sắc nghệ thuật sau:
13.1. Giỏi trong việc xây dựng tính cách nhân vật với những tình tiết chọn, cắt tỉ mỉ nổi lên tính đặc trưng và diện mạo tinh thần, khiến cho nó tươi sống như thật.
13.2. Ghi việc và chép lời kết hợp chặt chẽ.
13.3. Ngữ ngôn tinh luyện hàm súc, sâu xa tế nhị, truyền thần
14. Đào Uyên Minh, thơ điền viên có đặc sắc
14.1. Phong cách hoàn chỉnh, ý cảnh sâu xa
14.2. Ngữ ngôn bình dị, trong sáng, thanh đạm tự nhiên, giàu vần điệu, ý vị
14.3. Nhắm vào cảnh điền viên, giữ gìn tình yêu chân thực thân thiết, tình và cảnh hòa hợp.
15. “Nhạc phủ dân ca” thời Nam triều có một số đặc sắc nghệ thuật:
15.1. Thể tài ngắn gọn, nhiều câu ngũ ngôn tứ cú.
15.2. Ngôn ngữ thanh tân tự nhiên
15.3. Lối nói chơi phóng khoáng, vận dụng ngôn ngữ “song quan” (hai cửa)
16. “Nhạc phủ dân ca” thời Bắc triều:
16.1. Thể tài thi đua (hát đối) rộng rãi thoải mái, lấy ngũ ngôn tứ cú làm chủ.
16.2. Ngôn ngữ chất phác, phong cách hào phóng, cứng rắn khỏe mạnh, là phong cách hiện thực chủ nghĩa
17. “Sưu thần kí”: ghi chép chuyện thần linh ma quái
17.1. Hành văn giản dị chất phác, đặc trưng lối hành văn của sử gia thời Ngụy Tấn
17.2. Một số truyện có kết cấu hoàn chỉnh, tình tiết phân bố phong phú, như qui mô truyện ngắn, hình tượng nhân vật được so sánh rõ nét.
18. Vương Duy thi ca có những nét đặc sắc nghệ thuật:
18.1. Chứa đựng tình thơ, ý họa trong một văn bản
18.2. Phong cách thanh tân, đạm nhã, ý tứ u buồn, cảnh vật xa vời
19. Thi ca Lí Bạch có phong cách phiêu dật, bôn phóng, hùng hồn kì lạ, tráng lệ
20. Đỗ Phủ thi ca có phong cách nồng uất, sắp xếp rời rạc.
21. Sầm Tham thi ca có đặc điểm phong cách: cảm tình chân thực, khí thế bàng
bạc, tưởng tượng tân kì, cách điệu, kích động vượt bậc.
22. Bạch Cư Dị thi ca có một số đặc điểm là:
22.1. Thông tục, dễ hiểu, kết hợp được nhã và tục.
22.2. Thường dùng biện pháp đối tỷ
22.3. Chú trọng miêu tả nhân vật.
23. Lí Thương Ẩn thi ca có một số đặc sắc:
23.1. Phong cách thơ hùng hồn, bi tráng
23.2. Lời Từ vừa hào phóng lại giỏi mềm mại khéo đẹp (uyển ước)
24. Lưu Vĩnh từ nhân có đặc điểm:
24.1 Tả nhiều cảnh tượng phồn hoa đô thị đến sinh hoạt thanh lâu ca kĩ
24.2 Thành thạo miêu tả cảnh khổ của phu phen tạp dịch bị trói buộc hành hạ
24.3 Nhiều từ ngữ phóng túng được chế tác
24.4 Giỏi lấy trình bày kể lể để bày tỏ.
25. Tân Khí Tật sáng tác Từ với đặc sắc nghệ thuật: lấy hào phóng, bi tráng làm chủ đạo, khảng khái tung hoành, “nhưng không thể khí khái cả đời”.
26. “Tam quốc diễn nghĩa” đặc sắc nghệ thuật:
26.1. Giỏi khắc họa hình tượng nhân vật.
26.2. Ngôn ngữ truyền thần, sinh động, chuẩn xác.
27. “Thủy hử truyện” đặc sắc nghệ thuật:
27.1. Xây dựng được hình tượng anh hùng có cá tính rõ nét, “có da có thịt”.
27.2. Nghệ thuật kết cấu hoàn chỉnh đến mức phi thường
27.3. Lấy ngôn ngữ đương thời của nhân dân làm cơ sở sáng tạo được ngôn ngữ văn chương thông tục phong phú
28. “Tây du kí” có đặc sắc nghệ thuật:
28.1. Biến đổi màu sắc trong phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa. Phát huy đầy đủ đặc điểm tiểu thuyết huyễn tưởng, sáng tạo tươi sáng, sinh động hình tượng anh hùng lý tưởng hóa.
28.2. Tác giả thông qua dùng chuyện cổ mà miêu tả nhân vật cũng như vui vẻ dùng cách đối chiếu (tương phản), các thủ pháp khắc hoạ nhân vật.
28.3. U mặc và khôi hài. Đặc điểm ngôn ngữ sinh động, rõ ràng, hoạt bát.
29. “Liêu trai chí dị” đặc điểm nghệ thuật:
29.1. Có tài đem cái khu vực huyễn ảo hòa với hiện thực, hư cấu hòa với chân thực kết hợp bước đầu xây dựng nhân vật.
29.2. Ngôn ngữ là loại văn ngôn rèn luyện thực tế, nhưng lại hấp thu khẩu ngữ tinh luyện, hơi văn cổ, thanh nhã và mới mẻ hoạt bát.
30. “Hồng lâu mộng” với đặc sắc nghệ thuật là
30.1. Nơi thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng nhân vật có cá tính tươi sáng rõ nét, đa tính cách.
30.2. Kết cấu hùng vĩ, nghiêm mật.
30.3. Ngôn ngữ giản dị, thanh khiết, chuẩn xác mà truyền được thần, mộc mạc mà giàu màu sắc
4. Tính chất thể loại văn của các tác phẩm chính
1. Luận ngữ là tập tản văn “ngữ lục trọn bộ” thời kì Tiên Tần (ngữ lục: ghi chép lời nói)
2. Xuân thu kinh: cuốn biên niên sử của nước Lỗ
3. Chiến quốc sách là một bộ sử thi hỗn tạp, cũng là tổng tập tản văn ưu tú trọn bộ.
4. Quốc ngữ: là một bộ sách sử khác.
5. Tả truyện: trước tác biên niên lịch sử sớm nhất, đồng thời là trước tác văn học có nhiều giá trị.
6. Sử kí: bộ truyện thông sử đệ nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm kí văn học vĩ đại
7. Thi kinh (Kinh thi) bộ thi ca sớm nhất
8. Nhạc phủ thi tập: tổng tập thơ Nhạc phủ
9. Thế thuyết tân ngữ: tập truyện ký phân loại các thể văn án.
10. Tây sương kí : vở tạp kịch cổ điển bất hủ thời Nguyên
11. Tam quốc diễn nghĩa: bộ tiểu thuyết chương hồi trường thiên đệ nhất, cũng là tác phẩm mở đầu cho tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa
12. Tây du kí : tiểu thuyết thần ma trường thiên kiệt xuất thời cổ điển
13. Kim Bình Mai: bộ tiểu thuyết bạch thoại trường thiên đầu tiên do văn nhân tự sáng tác.
14. Tam ngôn nhị phách: tập truyện ngắn mang tính điển hình cho thời Minh.
15. Liêu trai chí dị: tiểu thuyết văn ngôn truyền kỳ chí quái đạt thành tựu tối cao, giàu tính sáng tạo, đầu thời Thanh
16. Nho lâm ngoại sử: tác phẩm đại biểu cho văn học phúng thích kiệt xuất cổ điển
17. Hồng lâu mộng: đỉnh cao nhất của tiểu thuyết thế tình trường thiên thời trung đại
18/18. Thủy hử truyện: tiểu thuyết anh hùng, truyền kỳ, trường thiên miêu tả toàn bộ một quá trình nông dân khởi nghĩa.
5. Nội dung cơ bản của các tác phẩm chủ yếu
“Kinh Thi”gồm ba bộ phận là “phong”, “nhã”, “tụng”, lựa chọn ca dao từ 15 địa phương (nước chư hầu), còn đa số là dân ca; “Nhã” gồm đại nhã, tiểu nhã
2. “Luận ngữ” chủ yếu ghi ngôn ngữ, hành vi của Khổng Tử và các đệ tử.
3. “Chiến quốc sách” ghi lại sách lược của các mưu sĩ du thuyết khắp các nước thời Chiến quốc hoặc tranh luận và hành động của họ.
4. “Tả truyện” ghi sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế, giao thương của các nước chư hầu trong khoảng 250 năm thời Xuân Thu.
5. “Sử kí” ghi lịch sử 3000 năm từ Hoàng Đế truyền thuyết đến nhà Hán Vũ Đế
6. “Tây sương ký” miêu tả chuyện Trương sinh và Thôi Oanh Oanh con gái Thôi tướng quốc theo đuổi hôn nhân tự do, phản đối lễ giáo phong kiến.
7. “Thế thuyết tân ngữ” ghi ngôn đàm dật sự của danh nhân, quí tộc từ cuối thời Đông Hán đến thời Đông Tấn.
8. “Tam quốc diễn nghĩa” thuật lại tiến trình lịch sử, lấy cuộc đấu tranh của Thục Hán và Tào Ngụy làm tuyến chính miêu tả quần hùng cuối thời Hán tranh đoạt quyền lực đến khi Tây Tấn thống nhất đất nước.
9. “Thủy hử truyện” miêu tả quá trình phong trào nông dân khởi nghĩa Lương sơn bạc từ phát sinh phát triển đến thất bại.
10. “Tây du kí” lấy Tôn Ngộ Không làm trung tâm, miêu tả chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh. Gửi trong đó tinh thần phản kháng của quảng đại nhân dân với các thế lực hắc ám, yêu cầu chiến thắng tự nhiên, khắc phục khó khăn, nơi phản ánh được hiện thực xã hội thời phong kiến.
11. “Hồng lâu mộng” lấy bốn đại gia tộc Giả, Vương, Sử, Tiết làm bối cảnh, lấy bi kịch ái tình của Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc làm tuyến chủ yếu, đồng thời miêu tả quá trình từ thịnh đến suy của họ Giả ở hai phủ Vinh, Ninh.
12. “Liêu trai chí dị” miêu tả ca tụng ái tình. Phê phán chế độ khoa cử hủ bại. Phơi bày hiện thhực chính trị hủ bại và sự áp bức tàn khốc của giai cấp thống trị với nhân dân. Nhiệt tình ca tụng nhân dân bị áp bức đấu tranh phản kháng.
13. “Đào hoa phiến” (Cây quạt hoa đào) lấy chuyện ái tình của Lí Hương Quân (ca kỹ nổi tiếng sông Tần Hoài) và chàng Hầu Phương Vực làm tuyến chính, qua đó miêu tả lịch sử vương triều Nam Minh, mượn cuộc tình ly hợp để biểu lộ cảm hứng về sự hưng vong thời đại (tác giả Khổng Thượng Nhậm)
14. “Trường sinh điện” (Cung điện trường sinh) tác giả Hồng Thăng, một mặt tụng ca ái tình sống chết không thay đổi chốn trần gian, biểu đạt lí tưởng ái tình của tác giả, mặt khác lại khiển trách những kẻ hoang dâm gây tai họa quốc gia, mong đạt mục đích “răn bảo đời sau”.
15. “Mẫu đơn đình” thông qua chuyện tình sinh li tử biệt của Đỗ Lệ Nương và Liễu Mộng Mai nhằm biểu lộ chủ đề chống lễ giáo phong kiến (Tác giả: Thang Hiền Tổ, triều Minh)
6. Tác gia và nhà lý luận văn học
1. Khổng tử đề xướng lấy việc dạy thơ là cốt lõi, lại đề ra thuyết “hưng, quan, quần, oán”. (*1)
2. Mạnh Tử đề xuất tư tưởng mỹ học của văn nghệ là “cùng niềm vui của nhân dân”, kết hợp phương pháp luận phê bình văn học là “lấy ý đón chí”, “hiểu người mà bàn về cuộc đời”.
3. Lão Tử đề xướng luận thuyết “Âm lớn quá hóa nhỏ, hình quá lớn thì vô hình”.
4. Trang Tử viết bài đề cao giới tự nhiên, phản đối thuyết lấy người làm trung tâm, đề xướng “bức tranh hư ảo”, “vật hóa” và “được ý mất lời”.
5. Khuất Nguyên đề xướng thuyết “Căm hận sinh cảm xúc làm thơ”.
6. Tư Mã Thiên đề xướng thuyết “Căm hận viết ra sách”.
7. Vương Sung viết luận văn đề xướng thuyết “Chân thiện mỹ thống nhất và hòa hợp”.
8. Chung Vinh viết luận văn “Lấy nghiên cứu trực tiếp ngôn từ làm cốt lõi”.
9. Lý Bạch bày tỏ lý luận thi ca: đề cao tự nhiên và thanh tân
10. Vương Xương Linh đề xướng lý thuyết “Cảnh vật trong thơ”.
11. Tư Không Đồ viết luận văn bàn về phẩm chất của thơ “Ngoài vị lại có vị, ngoài hình có hình, ngoài cảnh có cảnh” (ý nói sự hàm súc, tầng lớp trùng điệp của thơ, tạo ra sự tưởng tượng và liên tưởng)
12. Hàn Dũ viết luận văn “văn và đạo hợp nhất, việc qua kể lại, cảm hứng sang mãn thì thành văn, văn thuận theo chữ”.
13. Âu Dương Tu viết luận văn “Văn chương phải làm sáng đạo, hữu ích cho trí tuệ, gây niềm tin tưởng, làm đẹp lời nói”
14. Bạch Cư Dị chủ trương “sáng tác văn chương hợp với thời cuộc, viết thi ca hợp với sự việc)
15. Nghiêm Vũ bàn về thơ, yêu cầu cần có “ biệt tài, hứng thú đặc biệt”, “nhận thức kỳ diệu” và “lấy nghệ thuật thời Thịnh Đường làm chuẩn mực noi theo”.
16. Lý Trập chủ trương “thuyết đồng tâm” (giữa tác giả và bạn đọc)
17. Trường phái Công An đề xướng “thuyết tính linh”, tận cùng sẽ biến đổi, gắng sức tìm cái mới”
18. Vương Thổ Trinh chủ trương “thuyết gieo vần tinh thần”
19. Thẩm Đức Tiềm chủ trương thuyết “cách điệu trong văn chương”.
20. Ông Phương Cương chủ trương “cơ lý thuyết” (về vận động).
21.Viên Mai chủ trương “thuyết tính linh” (năng lực bẩm sinh có linh cảm).
7. Tác phẩm lý luận văn học
1. Tào Phi bàn về kinh điển, luận văn.
2. Lục Cơ bàn về thể “phú”
3. Chung Vinh bàn về “Tác phẩm thơ”
4. Lưu Hiệp viết tác phẩm “Văn tâm điêu long” (Bàn về văn chương).
5. Đỗ Phủ bàn về niềm vui làm thơ sáu câu (Hý vi lục tuyệt cú)
6. Bạch Cư Dị gửi thư cho nhà thơ Nguyên Chẩn, bàn về thi ca .
7. Hiệu Nhiên bàn về thể thức làm thơ
8. Tư Không Đồ giới thiệu 24 bài thơ tiêu biểu
9. Nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu bàn về thể Từ (Luận từ)
10.Trương Giới bàn về tập thơ Đường của Tuế Hàn
11. Nghiêm Vũ viết “Thương Lãng thi thoại” (Bàn về thơ Thương Lãng)
12. Trương Viêm bàn về nguồn gốc của thể loại Từ
13. Diệp Tiếp bàn về nguồn gốc của thơ (Nguyên thi)
Kết luận
\Văn học Trung Quốc rất đa dạng phong phú, chỉ cần ít nhất hai cây bút là hình thành một tư trào, lưu phái. Đúng là một nền văn học “trăm hoa đua nở”. Tài liệu này chỉ nêu ra những tác phẩm nổi bật đại diện cho mỗi thể loại văn học hoặc trường phái sáng tác qua nhiều thời kỳ khác nhau, trong số thiên kinh vạn quyển của nền văn học Trung Quốc…Tuy nhiên giới nghiên cứu văn học bỏ qua thành tựu văn học xây dựng CNXH (1949-1976) – có lẽ họ còn thận trọng khi đánh giá giai đoạn đặc biệt này.
Người Trung Quốc có thói quen nói tắt, viết tắt. Chẳng hạn “Trường Đại học Bắc Kinh” nói là “Bắc đại”, còn trong văn học nghệ thuật thì lối viết tắt trở thành thuật ngữ văn học. Như “Tam Tào” tức “ba cha con Tào Tháo”, “Lý- Đỗ” (Lý Bạch và Đỗ Phủ), tiểu Lý – Đỗ (Lý Thương Ẩn và Đỗ Mục), “Kiến An thất tử” gồm bảy nhà thơ. v.v… Kiểu nói tắt có thể tóm gọn được cả những lý luận dài dòng, như câu Khổng tử nói về Kinh Thi “Hưng quan quần oán” đủ mô tả tác dụng cơ bản của thi ca (Mục 6.1 ở trên). Kiểu nói tắt là một cách truyền bá nhanh chóng, gọn gàng, dễ nhớ.
Công trình này tóm tắt nội dung văn học Trung Quốc, sắp xếp 7 yếu tố thành hệ thống, dễ truyền bá rộng rãi và thuận lợi cho học sinh, sinh viên ôn thi đại học và nghiên cứu sinh (gọi chung hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ).
Hi vọng sẽ có nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bỏ công ra viết một công trình tương tự về nền văn học 1000 năm nước Việt.
Abstract
CLASSIFICATION OF CHINESE LITERATURE HISTORY
(Classification of literature based on 7 elements)
Chinese literature is highly diversified and has witnessed a constant growth of 5 thousand years. To help readers easily catch its major values, we would like to introduce a classification based on 5 elements of literature. This material briefly presents Chinese written literature from its beginning to the beginning of literature innovation since around 1976. It does not mention temporary literature (the period from the last two decades of 20th century to the beginning of 21st century).
Schools and unions of literature
Schools and unions of literature
Writers of standing in the history of literature
Basic characteristics of major literature works
Characteristics of genres of major literature works
Basic substance of major literature works
Writers and literature theorists
Theoretical literature works
(*) Nguồn: nguyên tác Hán ngữ, tổng hợp từ hai trang WEB sau:
1/ http://www.5284.cn/gz/zikao/jnjl/zyzd/2680.html
《中国古代文学史》应用归类法学习
2/ http://www.zikao365.com/html/4_21_92_209/2006_12_29_yx9277245661922160026696
Biên giả lựa chọn, dịch nghĩa, chú giải và giới thiệu:
(*) Thạc sỹ, GVC, bộ môn Ngữ văn, Khoa sư phạm, Đại học An Giang.
Chú thích:
(*1) Bốn chữ “hưng, quan, quần oán” rút trong sách Luận ngữ: “Học Thi có thể hưng khởi tâm trí, giúp khả năng quan sát, cùng với người khác quần tụ, hiểu đúng về oán hận ..”. Câu này trở thành một trong các quan điểm cơ bản của Khổng tử vê văn chương (thiên Dương Hóa, câu 9- Người dịch)
7 nhận xét:
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)
Hồi này bác nghiên cứu văn học Trung Quốc ạ?
Trả lờiXóaTôi thì đọc tiên hiệp Tàu để giải trí. Không lo nhức đầu. :D
Đọc mấy thứ này đầu nó đỡ nhức đỡ mệt nhất đó bs ạ, còn hơn đọc tiên hiệp nữa. Lúc này mà để đầu óc rảnh rỗi lướt face còn nhức đầu hơn í.
XóaTiên hiệp, Cô đang đọc cuốn nào thế, giới thiệu cho tôi đọc với. Sau Tru tiên, Tiên nghịch, .. vài cuốn đọc vui vui, giờ này toàn gặp thứ convert, tiếng Việt ko ra tiếng Việt, tiếng Tàu chẳng ra tiếng Tàu, đọc vài trang là phải bỏ ..
XóaTôi thích "Phàm nhân tu tiên" của Vong Ngữ vì kết cấu chặt chẽ, logic, kiểm soát nhân vật rất tốt. Bây giờ các tác giả Việt nhập cuộc, nếu đọc bác sẽ không phải bực vì convert. Tôi đang đọc "Huyền Lục" của Vệ Huyền Hy, thật sự thú vị. Có lẽ trong tác phẩm này tổng hợp rất nhiều thứ từ các tác giả đi trước. Trong Huyền Lục, nước Văn Lang được giấu đi, trốn vào "cái hốc" nào đó rồi chờ thời hiện ra là nước Xích Quỷ. Tuệ Tĩnh thì để lại công pháp và y thuật giúp ích lớn cho nhân vật chính... Tác phẩm này cũng đồ sộ, chưa kết thúc nên còn tốn tiền và đau mắt vì phải đọc online. Tôi phải có kindle mới dám đọc tiên hiệp.
XóaPhàm nhân tu tiên đọc cũng vui. Nhưng sau đó có PNTT2 thì khá tệ.
XóaTôi thường tìm ebook dạng prc rồi dùng app. Alreader đọc trên pc, lab hay smartphone đều ok (chữ to mấy cũng được), không thua kindle đâu. Cô thử xem.
Tôi đọc tiên hiệp muộn so với nhiều người bác ạ. Từ khi có dịch Cô Vít và đi trốn em Cô Vi. :D
XóaTruyện tiên hiệp hồi này ít truyện hấp dẫn. Cô đọc loại truyện đạo mộ chưa? nếu chưa, thử tìm đọc một bộ. khá hấp dẫn.
Xóa