5/3/14

Jean-Pierre Rampal - Nghệ sĩ sáo số 1


Jean-Pierre Louis Rampal (1922 - 2000) là một trong những nghệ sĩ sáo nổi tiếng nhất trong lịch sử, được xem là đã có công phục hồi lại việc trình diễn sáo solo vốn ko còn mấy ai làm từ thế kỷ XVIII. Không chỉ cover rất nhiều tác phẩm sáo đã có từ thời Baroque, ông còn là tác nhân thúc đẩy các nhà soạn nhạc đương đại có thêm những sáng tác mới cho sáo, và là người mở đường cho thế hệ những nghệ sĩ sáo tài năng sau đó - James Galway, Emmanuel Pahud, ..

Sinh ra trong gia đình có cha dạy sáo tại nhạc viện Marseille đồng thời là cây sáo chính của dàn nhạc giao hưởng Marseille, Rampal bắt đầu học chơi sáo từ tuổi 12, bốn năm sau đã giành giải nhất trong cuộc thi sáo toàn trường, được chơi cùng với cha trong dàn nhạc giao hưởng ở vị trí cây sáo thứ 2.

Tuy vậy cha mẹ ông muốn ông trở thành bác sĩ, nghề nghiệp ổn định hơn, vì vậy ông thi vào trường ĐH Y Marseille. Học được 3 năm thì Pháp bị Đức chiếm đóng, ông có tên trong danh sách bị cưỡng bức qua Đức lao động nên bỏ lên Paris thay đổi lí lịch, trốn tránh. Ở đây ông theo học sáo tại Nhạc viện Quốc gia và chỉ sau 5 tháng đã tốt nghiệp thủ khoa. Mấy tháng sau thì Paris được giải phóng, ông được bổ nhiệm vào vị trí cây sáo số 1 cho nhà hát opera Vichy, và được mời chơi live bản Flute Concerto của Jacques Ibert trên sóng đài phát thanh Quốc gia Pháp, mở đầu cho sự nghiệp trình diễn của ông.



Chiến tranh kết thúc, Rampal bắt tay thực hiện một loạt các cuộc biểu diễn solo trên nền tiếng dương cầm hay đàn harpsichord của Robert Veyron-Lacroix. Dù tính cách khá trái nhau, như Rampal tự nhận, tính khí ông có gì đó tỉnh lẻ, trong lúc Veyron-Lacroix là một quí ông parisien thượng lưu thứ thiệt, nhưng hai người chơi nhạc rất ăn giơ, tạo nên một duo hoàn hảo. Đầu những năm 195x, ông thường xuyên có mặt trên sóng nhiều đài phát thanh ở Paris, tổ chức những buổi hòa nhac duo ở Pháp và nhiều nơi khác trên thế giới Ông cũng đã ghi âm rất nhiều dĩa, từ những bản nổi tiếng thời kỳ baroque đến các tác phẩm mới của các tác giả đương đại tiếng tăm hay còn chưa ai biết tới. Rất nhiều người viết nhạc cho ông, trong số đó có Francis Poulenc, Pierre Boulez, André JolivetJean Françaix ...  Một số dĩa của ông đã được giải Grand Prix du Disques.



Rampal dành nhiều tâm sức cho nhạc thính phòng, thành lập Quintette à Vent Française (French Wind Quintet) năm 1945 và Ensemble Baroque de Paris năm 1953.

Nhưng sở thích nhạc của ông cũng rất đa dạng. Ngoài nhạc cổ điển, tên ông còn xuất hiện trên những dĩa ghi dân ca Anh, ragtime Mỹ, jazz châu Âu và nhạc cổ truyền Nhật, Tàu, Ấn. Ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu, nhiều giải thưởng, kể cả Bắc đẩu bội tinh, huân chương cao quí nhất của Pháp, cho những đóng góp của ông vào văn hóa Pháp

Mời nghe Flute Concerto No 1 in G của Mozart - Jean-Pierre Rampal biểu diễn tại Sydney Opera House Concert Hall, tháng 6/1987

 

Album The Romantic Flute do EMI sưu tập và phát hành năm 1993.



4 nhận xét:

  1. Đọc xong bài của Bác, thấy hàn lâm quá! Em bần nông chốc mép lót dép hóng thôi...
    Nói đến sáo, tự nhiên nhớ hơn 10 năm trước trên bãi vàng nơi mà em đã từng kiếm cắn... Có thằng bạn rừng núi thổi sáo cực hay (là hay với cái tai bần nông em thôi) những đêm trăng thượng tuần, nó leo lên mõm đá cao cao phía sau trại và nắn nót từng lời của Lòng Mẹ, Khúc Thụy Du, Hạ Trắng...Nhiều đứa ban ngày bặm trợn, xăm trổ đầy mình nhưng khi ngồi dăm ba chén rượu nhạt và nghe tiếng sáo réo rắt thì trông chúng hiền ra hẳn, bất chợt tránh nhìn vài đôi mắt ướt...Trong chừng mực nào đó, âm nhạc hẳn nhiên làm con người ta thánh thiện hơn phần nào Bác nhảy...
    Tháng 10 năm đó, em về làng cõng gạo, bầu em bị sập hầm, Nó cùng một đứa nữa mãi mãi ra đi...
    Cây sáo trúc của Nó em còn giữ đến tận bây giờ...


    Lâu quá mới gặp lại Bác, em lại gõ lan man rồi...
    Chào Bác nhé, "Lão khùng" thời già hú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì, chào Khang Thien, lâu ngày quá nhỉ. Bạn bè thời Giá hú lạc đâu mất tiêu cả ..
      ---
      Chuyện KT nói mình hiểu. Nhiều lúc bạn bè nhậu nhẹt, ôm đàn hát nghe còn thấm hơn Tuấn Ngọc .. chuyện ấy bình thường mà.

      Trong blog này đã giới thiệu khá nhiều cây sáo, ta có tây có, có cả H'Mông và sắp tới là sáo dizi của Tàu :d KT tìm nghe thử đi nhe.

      Xóa
  2. Đại ce ơi ! Em chỉ nghe clip lẻ được thôi , hông nghe list được , bên anh có sao hông ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Zing hồi này hình như thay đổi code thế nào đó, hoặc autostart từ đầu, hoặc nghe từng bài, ko nghe nguyên list được. Muốn nghe nguyên list thì phải lên trên trang của nó. Cái album này trên nhacso hay nhaccuatui ko có :(

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)