21/8/16

Ca Huế


Nghe Mặc Lâm (RFA, 23/5/09) nói chuyện với GS Trần Quang Hải về Ca Huế

Trong chương trình kỳ trước chúng tôi có dịp đem nghệ thuật Ca Trù Việt Nam đến với quý thính giả, kỳ này chúng tôi muốn mời quý vị đến với một thể loại ca trù khác của xứ Thần Kinh, đó là làn điệu và các thể loại ca Huế.




Ca Huế được các nhà nghiên cứu nhạc dân tộc cho là rất gần với loại Ca Trù của miền Bắc vì được giới doanh nhân hay tài tử thưởng ngoạn trong các buổi nhạc gói gọn tại nhà riêng. Mặc dù cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến bàn cãi về nguồn gốc của Ca Huế nhưng có một điểm chung ai cũng công nhận đó là Ca Huế là một di sản văn hóa của Việt Nam.

Trong câu chuyện về Ca Huế hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS nhạc sỹ Trần Quang Hải về những nét đặc trưng của Ca Huế trên ba lĩnh vực: nhạc cung đình Huế, dân ca Huế và nhạc tài tử Huế.

GS Nhạc sỹ Trần Quang Hải

GS Nhạc sỹ Trần Quang Hải, sinh năm 1944 tại làng Linh Đông Xã, tỉnh Gia Định. Ông là con trai trưởng của GSTS Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn trường nữ trung học Gia Long.

Tốt nghiệp vĩ cầm trường quốc gia âm nhạc Saigon năm 1961. Ông nghiên cứu các nền âm nhạc truyền thống của Iran, Ấn độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng nhiều nước khác.

Trong vai trò nhạc sĩ, ông đã trình diễn tại hơn 130 đại hội liên hoan nhạc truyền thống trên khắp thế giới. Ông nhận được nhiều giải thưởng âm nhạc của thế giới trong đó có giải quan trọng nhất vào năm 1983 là giải Grand Prix du Disque de l’Académie Charles Cros (Giải thưởng tối cao của Hàn Lâm viện dĩa hát Charles Cros).

Ông được Bắc Đẩu Bội Tinh của chính phủ Pháp vào năm 2002 do tổng thống Pháp Jacques Chirac ban tặng về những đóng góp của ông đối với nền âm nhạc Pháp và thế giới.

Ca Huế

Mở đầu buổi nói chuyện, GS Trần Quang Hải cho biết xuất xứ của Ca Huế như sau:

Mặc Lâm: Xin GS cho biết một vài chi tiết về các thể loại khác nhau của Ca Huế.

GS Trần Quang Hải: Truyền thống của ca Huế có 3 thể loại khác nhau mà một trong các thể loại này là Nhạc cung đình.

(Đăng Đàn cung)


Mặc Lâm: Còn về xuất xứ của Ca Huế đi từ nhạc thính phòng chuyển sang phổ biến trong dân gian như thế nào?

GS Trần Quang Hải: Ca Huế có thể gọi là nhạc thính phòng tương tự như ca trù của miền Bắc.

(Tứ Đại Cảnh)


Mặc Lâm: Còn về thể loại đang thịnh hành hiện nay mà người nghe có thể tìm thấy trên các con thuyền trên sông Hương chuyên trình diễn thể loại này mà người dân quen gọi là Ca Huế thì như thế nào?

GS Trần Quang Hải: Ban đầu là một loại nhạc thính phòng nhưng dần dần lan tràn khắp nơi, ngày nay trình diễn trên các con thuyền trên sông Hương.

Mặc Lâm: Về nhạc cụ thì ca Huế sử dụng loại nhạc cụ nào? Có gì đặc biệt hay không?

GS Trần Quang Hải: Loại ca Huế có thể độc tấu bằng đàn tranh, đàn tỳ bà hay đàn nguyệt...

Mặc Lâm: Riêng về các hình thức dân ca của Huế thì sao thưa GS?

GS Trần Quang Hải: Các loại hò nện, hò hụi, hò mái đẩy là các loại dân ca trong dân gian Huế

(Hò hụi)


Mặc dù Ca Huế được xem là di sản văn hóa nhưng có những điều đang làm buồn lòng cho nền văn hóa này khi người ta đem ca Huế vào kinh doanh một cách đại trà qua hình thức ca Huế trên thuyền. Nhiều bài báo trong nước đang lên tiếng báo động về vấn đề này gây ra bởi cả hai phía người nghe và người trình diễn. Báo chí cho rằng thưởng thức ca Huế không thể đi kèm với những buổi nhậu thừa mứa của những tay nhà giàu mới nổi. Ca Huế cũng không thể lột tả hết tinh thần của nó qua những ca sĩ không ý thức được nền văn hóa phi vật thể đàng sau những bài hát mà mình đang diễn.

Nguồn: RFA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)