15/4/17

Huế, thăm chơi vài di tích lịch sử

Mấy hôm nay trời nóng kinh, ngeh đài báo 34, 35 độ gì đấy. Nhớ mấy ngày ở Huế ..

Buổi sáng đang tắm biển ở Đà Nẵng, buổi chiều xe vừa qua khỏi đèo Hải Vân đã thấy trời âm u. Vào đến thành phố thì mưa lất phất bay


Cơn mưa cứ thế, lâm râm không lớn nhưng kéo dài suốt mấy ngày đêm, đúng kiểu mưa Huế, cơn mưa như chẳng tạnh bao giờ ...






Thành Nội, chiều mưa.

Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm xây dựng vào thời Minh Mạng, xưa đầy sen, xưa được liệt vào một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh, giờ mặt hồ trống trơn. Không biết do trời mưa hay lí do gì cửa vào đảo Bồng Lai bị khóa, một nhóm khách du lịch thơ thẩn đứng trên cầu.

Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao được Gia Long cho xây dựng năm 1806 dùng làm nơi nhà tế trời đất hằng năm. Đàn chỉ mới được trùng tu, rừng thông cũng mới được trồng lại từ 2003 sau khi quần thể di tích Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới (1997). Trước đó, một thời đàn được dùng làm nơi để nhà máy xay xát, trụ sở UB xã, đài liệt sĩ và trồng sắn.

Viên đài (Đàn Nam Giao)
Đàn gồm ba tầng, hai tầng dưới vuông, tầng trên tròn (gọi là viên đài). Viên đài là nơi nhà vua làm lễ tế trời.


Tượng đài Quang Trung (2008) tại Núi Bân.
Đây là nơi Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế trước khi kéo quân ra Bắc (22/12/1788).

Nhà bia (Khiêm Lăng)
Ở đây có tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung ký do chính vua Tự Đức (1829 - 1883) soạn, như một bản tự kiểm điểm về công tội của nhà vua. Khiêm Lăng là lăng lớn, đẹp nhất trong số các lăng vua nhà Nguyễn với hàng chục công trình (trong đó khá nhiều công trình đã đổ nát, chưa được trùng tu). Ban đầu lăng có tên Vạn Niên Cơ (Vạn niên là vạn niên nào. Thành xây xương lính, hào đào máu dân). Sau vụ giặc Chày Vôi, nhà vua mới đổi thành Khiêm Cung. Sinh thời nhà vua thỉnh thoảng lại rời hoàng thành lên đây nghỉ ngơi.

Đền thờ công chúa Huyền Trân
Đền thờ nằm trong Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng năm 2006 ở chân núi Ngũ Phong, Tp Huế.


Công chúa là người bằng cuộc hôn nhân của mình với vua Chiêm, đã đem về cho Đại Việt hai châu Ô, Rí (đầu thế kỉ XIV). Trong trường ca Con Đường Cái Quan, Phạm Duy dành một đoản khúc ca ngợi bà



Nghe lại một bản nhạc sến nổi tiếng ngày xưa cho bớt nóng




8 nhận xét:

  1. Hông nhớ gì về Huệ ngoài hồ sen và đường vào chánh điện vua.
    Đại ca và bạn hả, đại ca là ai trong 3 vị đại ca zậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chắc em đến Huệ khi còn bé ?
      mấy người ấy là khách du lịch đấy :d

      Xóa
    2. Dạ, bé lắm, mà không hề quay lại nên hông nhớ gì nhiều, y như HN vậy á.
      Hic đại ca "dễ thương" ha, chụp hình khách du lịch post quảng cáo :-?

      Xóa
    3. :d
      từ từ post em xem. trên chuyến đi gặp rất nhiều khách du lịch dễ thương

      Xóa
    4. Em mời 2 khách du lịch nghe nhạc Huệ đây ạ !
      http://www.youtube.com/watch?v=dqcq2FZnc6A

      Xóa
    5. tks. Ngọc Hạ hát bài này ngọt quá

      Xóa
    6. Hic hic bằng mía ha đại ca.
      Em biết cô ca sĩ này là hồi yahoo nghe bài này
      https://youtu.be/2dOg_7ViM8A

      Nghe trách móc buồn rũ!

      Xóa
    7. thay lại link này nhé, cùng bài cũng do Ngọc Hạ ca
      http://youtu.be/IIQIT1JWxG0

      Hình như từng có một entry về cổ

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)