20/4/13

Nhạc sến 1

Cuối tuần mời mọi người nghe vài bản nhạc sến cho vui.




Nhưng thế nào là nhạc sến nhỉ ? Bản nhạc này sến, em kia ăn mặc sến, chàng nọ nói năng sến .. nói thì dễ, nhưng ai hỏi sến là gì thật ko dễ giải thích .. Nào thử nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc giải thích với Thy Nga về nhạc sến trước khi nghe lại vài bài ..


Tản mạn về nhạc sến 1- Thy Nga


Mời xem thêm nhà thơ Đỗ Trung Quân nói gì về nhạc sến

Đọc: Sang hay sến ?


"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. Tôi, người viết xem chừng đề tài hấp dẫn nên cũng đề nghị thẳng thừng theo kiểu "những nốt nhạc vui": "Mời bạn nói". Và tôi đã lắng nghe. Ra là thế ! Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà như thế, thà rằng như thế...", "không yêu hết tình còn nghĩa...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến".

Vậy là rõ! Chỉ mới 2 thập niên thôi, Phượng hồng của Vũ Hoàng từng làm thổn thức bao nhiêu thế hệ nay đã trung niên. Hóa ra vụ "nhát gái" có vô khối người giống như gã nhà thơ họ Đỗ. Người bạn U60 của tôi gầm lên: "Nó dám nói thế à? Âm nhạc của tụi nó nghe tai này lọt qua tai kia, có ai nhớ nổi một câu không chứ?...". Tôi can rằng đừng nổi nóng, thế hệ khác nhau là tất yếu. Cũng nên lắng nghe ý kiến khác với mình chứ. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có buồn không? Tôi thì không, tôi cần nghe ý kiến của những 8X hôm nay.

Sến hay sang ?

Vậy, các bạn trẻ. Tôi tạm tiếp nhận những ca khúc sôi động, tưng bừng hôm nay của các bạn là sang nhé. Tôi chỉ kể một câu chuyện cũ, chuyện của một người đã từng có thời tuổi trẻ.

Thuở ấy, tôi nghe Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên... tôi cũng đã từng cười vào những bài hát boléro: "Mưa ướt lạnh trong đêm... Đứng bên thềm ga vắng… hắt hiu ngọn đèn vàng em tiễn anh…". Tôi từng bĩu môi: "Gác lạnh về khuya cơn gió lùa… trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa… nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt… gác trọ buồn đơn côi, phố nhỏ vắng thêm một người…" và tất nhiên sẽ lắc đầu khi nghe: "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…", "anh nghèo nên không nhẫn kim cương, tặng em nhẫn cỏ bình thường…". Và thêm nữa, một ca khúc không sang dù chưa chắc sến: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào... tình mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào… lời ru man mác êm như sáo diều rì rào… tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên…" vân vân và vân vân... - những ca khúc lời lẽ không ẩn dụ tượng trưng, không triết học cao siêu chỉ được xếp vào loại bình dân hay gọi là sến cũng được.

Ta hãy thử làm một sự sắp xếp nho nhỏ: đặt những ca từ sến ấy bên cạnh những ca từ được gọi là sang.

Quả thật, thế giới trong thời đại ta đang sống đã trở nên nhỏ hẹp, đời sống sôi động, nhịp sống nhanh, tiện nghi, phương tiện vật chất nhiều. Cách sống, cách nghĩ cũng đã khác thì âm nhạc chẳng cần phải cứ là boléro, thành ngữ chỉ nhạc sến mới là sến. Ngay đến: "Trả lại em yêu khung trời đại học...", "Em tan trường về… anh theo Ngọ về... chân anh nặng nề, lòng anh nức nở…", rồi: "Gửi gió cho mây ngàn bay… gửi bướm đa tình về hoa…" và "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ" trong cách suy nghĩ nhanh gọn lẹ, hiệu quả hoặc không hiệu quả của số đông nhạc sĩ trẻ, một bộ phận người nghe trẻ thì hôm nay, những Phạm Duy, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh,... đều thành sến tất tần tật chứ còn gì nữa.

Bao nhiêu thập niên trôi qua, người ta thường quan niệm sến là dùng cho bình dân, là nông thôn, là ngoại ô đèn vàng hiu hắt... Thật vậy không? Đúng thế không? Người viết không dám kết luận, chỉ thấy rằng có vô khối người "con nhà giàu học giỏi" hẳn hoi, có bằng cấp hẳn hoi, ở ngay giữa lòng thành phố rực sáng hẳn hoi, cứ bật karaoke lên là nhạc sến đấy thôi! Mà "sến" không chừng đã trở thành "sang" mất rồi. Ai dám bảo chỉ dành cho người bình dân nữa nào.

Đỗ Trung Quân

8 nhận xét:

  1. Ui dời ui K ơi, em nhớ nhà...Nhất là cái bài Thành phố buồn....
    Nhưng anh còn thiếu bài Tình bơ vơ. Không thể thiếu trong kho tàng nhạc sến.
    K Sến như con hến ấy nhỉ.
    Chúc anh cuối tuần nhìu niềm vui nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh21/4/13 19:52

      Hihi, chị Thym tính xin anh K một đêm trăn trối nè...

      Xóa
    2. hì, sợ quay, vũ trang hả em

      Xóa
    3. Nặc danh22/4/13 07:25

      Thì bài "Tình bơ vơ" không phải đoạn cuối có câu:"Cho em xin một đêm trăn trối" còn gì?!

      Xóa
    4. Thế hả ? anh cũng nghe bài này rồi nhưng thiệt tình ko thuộc nhạc. Nhưng cổ xin mà cho thì còn đâu tình bơ vơ hả em :)).

      Xóa
    5. Nặc danh22/4/13 07:32

      Ôi, cứ một đêm "trăn trối" thì y như rằng mai phải có người bơ vơ.

      Xóa
    6. kinh nghiệm nhở :d

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)