Bài “Ngọc Lan” nhiều người cho là ông viết riêng tặng Minh Trang, người đã đi chung con đường nghệ thuật cũng như đường đời với ông. Tên tuổi của Minh Trang thì quý vị hẳn cũng chưa quên là một trong các nữ ca sĩ đầu đàn của làng âm nhạc Việt Nam, tức là vào cuối thập niên 1940.
Nhân ngày giỗ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước vào mùng 1 tháng Tám tới đây, Thy Nga đã điện thoại hỏi thăm bà, hiện cư ngụ tại vùng Quận Cam, Nam California. Hàn huyên một lúc rồi Thy Nga hỏi bà về bài “Ngọc Lan”.
Minh Trang ríu rít kể lại kỷ niệm xưa. Với bà, chắc những ngày ấy dường như mới hôm qua. Gần đến ngày giỗ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước nhưng chúng tôi đồng ý với nhau là chỉ nhớ về những gì vui mà thôi. Minh Trang hiện sống gần với con cháu, và giọng nói như quý vị nghe đấy, vẫn nhanh vẫn tươi.
Trước đó, Thy Nga đã gửi đến quý thính giả nhạc bản “Tiếng xưa” do Kim Tước trình bày. Bài này, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết cho miền Nam. Về miền Bắc thì có bài “Thề non nước” phổ thơ Tản Đà, và riêng cho miền Trung là bài “Đêm tàn bến ngự” viết vào khoảng năm 1951.
Đến đây, Thy Nga xin phát một khúc trong bài “Đêm tàn bến ngự” do Minh Trang trình bày trên đài Pháp Á vào các năm 1950. Hẳn nhiên là âm thanh không được tốt vì thâu đã cả nửa thế kỷ rồi mà!
“Đêm tàn bến ngự” Minh Trang hát
Dương Thiệu Tước từ trần vào ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Saigon để lại cho đời nhiều nhạc phẩm bất hủ.
Hồi cuối thập niên 1930, chính Dương Thiệu Tước là một trong các nhạc sĩ mở đường hướng mới cho nền âm nhạc Việt Nam.
Trong khi giới thanh niên đua nhau hát các ca khúc tiếng Pháp thì ông chuyển sang viết nhạc bản bằng tiếng Việt.
Các bài đầu tiên là “Tâm hồn anh tìm em”, “Kỷ niệm một buổi chiều” và “Thuyền mơ” mời quý vị thưởng thức qua giọng hát Thùy Dương.
Ông tìm cảm hứng để soạn nhạc bản này như thế nào? Minh Trang cho biết tiếp.
Nhịp Valse của bài này, cũng như các điệu nhạc Tây phương mà Dương Thiệu Tước đưa vào sáng tác, đã làm cho giới yêu nhạc thời đó thích thú. Và “Myosotis” (Hoa lưu ly) là ban nhạc đầu tiên trình bày nhạc bản do người Việt sáng tác. Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước là hai thành viên chính trong ban. Phần guitare và guitare Hawaienne do Dương Thiệu Tước đảm trách.
“Bạn cùng tôi” …
“Bạn cùng tôi” quý vị đang nghe Duy Trác và Quỳnh Giao song ca. Quỳnh Giao, một trong các ca sĩ hàng đầu, hát nhạc thính phòng là ái nữ của bà Minh Trang.
Nhạc Dương Thiệu Tước mang âm hưởng Tây phương, nghe sang trọng quý phái tuy nhiên, vẫn chứa chất tình tự dân tộc Việt.
Với tinh thần này, ông đã tổ chức các chương trình “Cổ kim hòa điệu” trên làn sóng đài phát thanh Saigon, phối hợp tiếng đàn cổ truyền Việt Nam với âm thanh nhạc cụ phương Tây.
Một đời cống hiến cho âm nhạc, Dương Thiệu Tước ngoài viết nhạc, từng mở tiệm bán đàn tại Hà Nội; và dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Saigon, đào tạo được một số nhạc sĩ guitare cổ điển, có tiếng sau này như Võ Tá Hân chẳng hạn.
“Chiều” là ca khúc rất phổ biến, Dương Thiệu Tước phổ từ ý thơ Hồ Dzếnh. Khắc Dũng đang hát đến quý thính giả …
Ra đi vĩnh viễn, Dương Thiệu Tước để lại khoảng 200 nhạc bản gồm nhiều tuyệt tác. Ngoài những bài nói lên tình yêu con người; miêu tả thiên nhiên bằng âm thanh, hình ảnh, màu sắc và cả mùi vị nữa như trong bài “Ngọc Lan” còn có các bài với tiết tấu nhanh vui như “Dưới nắng hồng”, “Khúc nhạc dưới trăng”; vài bài hùng ca; các bài với nội dung dạy dỗ con trẻ như “Uống nước nhớ nguồn” viết với Hùng Lân, và bài “Ơn nghĩa sinh thành” được hát nhiều vào mỗi dịp Vu Lan.
Thy Nga xin kết thúc chương trình về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước với bài “Trời xanh thẳm” qua giọng hát Quỳnh Giao. Chào tạm biệt quý thính giả.
nguồn: RFA
Em kết bài Chiều.
Trả lờiXóaNhưng chiều lúc nào cũng làm người ta dạ bâng khuâng buồn. Khổ thía!
Uh, Chiều phổ nhạc bài thơ của Hồ Dzếnh rất tuyệt. DTT sáng tác cũng ít, nhưng rất nhiều bài hay, trong đó có một bài thường được hát rất nhiều trong lễ cưới, ai sắp/đã lên chức nội, ngoại chắc từng xúc động khi nghe bài này .. Đố em Di và mọi người, bài gì ?
XóaEm thua.
XóaBài hát thường mở làm nền khi tân nương tân lang mời rượu cha mẹ hai bên
Xóahttp://youtu.be/LB21HOXESco