17/4/15

Tiếng đàn bầu


Nghe Phạm Thúy Hoan giới thiệu vài nét về cây đàn bầu

Người đàn ông mù chơi đàn bầu
tranh sơn dầu trên carton, Bửu Chỉ (1995)
Đàn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu

Câu ca dao trên chúng ta thường được nghe truyền tụng trong dân gian, đã phần nào nói lên được sức quyến rũ của cây đàn này.

Vâng, thật là tuyệt diệu, chỉ với 1 sợi dây thép căng dài trên mặt đàn, 1 đầu dây cột dưới đàn, 1 đầu dây cột vào cần đàn, trên cần có nửa trái bầu, thế rồi chỉ với một cây que ngắn trong bàn tay mặt, khảy vào một số điểm trên dây, người nghệ sĩ tạo ra vô vàn âm thanh quyến rũ:

Một dây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh
(Văn Tiến Lê)

Cũng như hầu hết các nhạc khí khác của Việt Nam, đàn bầu không biết do ai sáng chế, và xuất hiện từ thời kỳ nào. Dựa vào chuyện kể của GS Trần Văn Khê, thầy nói rằng trong 1 bài tham luận về đàn bầu nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khóat, đọc tại Bulgary nhân dịp Liên Hoan Âm Nhạc Dân Gian, nhạc sĩ kể lại rằng:

Tương truyền ngày xưa có 1 người tên là Trương Viên cùng các trai tráng phải lên đường chống giặc. Trước khi đi, Trương Viên dặn vợ, nếu chẳng may loạn lạc khắp nơi, thì hãy dẫn mẹ trở về quê lánh nạn. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, vợ Trương Viên phải dắt mẹ trở về quê, trên đường đi vất vả, cực khổ, nhiều khi nàng phải nhịn đói để nhường cơm cho mẹ. Một buổi sáng kia, khi đi ngang qua 1 làng nọ, bỗng nhiên người trong làng đổ xô ra niềm nở chào đón, lại còn đãi mẹ con 1 bữa cơm thịnh soạn. Hai mẹ con nhìn nhau ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Đợi cho hai người ăn xong, 1 bô lão trong làng mới nói lý do. Đó là mỗi năm làng phải tế cho hung thần cặp mắt của một người phụ nữ. Không muốn người trong làng bị móc mắt, làng bèn đạt ra lệ rằng mỗi năm đúng ngày giờ này, người phụ nữ nào đạt chân vào làng trước thì sẽ được đãi một bữa ăn thịnh soạn, sau đó thì bị xin cặp mắt. Nay bà lão đặt chân vô trước, vậy xin cặp mắt của bà lão. Nghe vậy, vợ Trương Viên òa khóc, rồi quỳ xin được hiến cặp mắt của mình thay cho mẹ. Dân làng bằng lòng, thế là họ móc cặp mắt nàng.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo đó, Tiên trên trời bèn hiện ra và cho nàng cây đàn 1 dây, dặn rằng: "Cây đàn này sẽ giúp con nuôi được mẹ và sau này gia đình con sẽ được đoàn tụ." Nàng nhận đàn, lạy tạ Bà Tiên. Từ đó hai mẹ con dắt nhau đi đàn ca để kiếm tiền độ nhật.

Chiến tranh chấm dứt, Trương Viên trở về nhà thì không thấy mẹ và vợ đâu cả. Hỏi thăm mọi người thì cũng không ai biết. Đoán là hai người đã về quê, Trương Viên vội vã đi kiếm. Trên đường đi, anh cũng đi ngang cái làng có hung thần, hỏi thăm thì mọi người thuật lại hiếu thảo của nàng dâu, nhưn họ không biết sau đó hai mẹ con đi đâu nữa. Trương Viên buồn bã, đành lang thang đi tìm khắp nơi. Bỗng một hôm khi ngang qua một cái chợ nhỏ, Trương Viên nghe thấy tiếng đàn rất lạ, rồi lại thấy một đám đông đứng chen chúc nhau, hình như họ đang bị quyến rũ bởi tiếng đàn đó. Hiếu kỳ, Trương Viên lách vào coi, thì giật mình nhận ra vợ mình đang đàn 1 cây đàn lạ, còn mẹ đang ngồi ngã nón xin tiền. Trương Viên mừng rỡ, ôm chầm lấy mẹ và vợ, cả ba người khóc như mưa. Riêng người vợ thì bao nhiêu nhớ nhung, khốn khổ vất vả, lạ còn bị đui mù nữa khiến nàng tủi thân, tức khóc mãi, khóc mãi, khóc mãi đến khô hết nước mắt, rồi thì máu mắt chảy ra. Lạ thay khi dòng máu bắt đầu chảy cặp mắt nàng trở lại như xưa.

Mặc dầu đây chỉ là một truyền thuyết, nhưng khi một nhạc khí mà đã có được một truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian như thế đủ chứng tỏ rằng nhạc khí đó được yêu thích biết bao nhiêu.

Vì đàn bầu xuất phát từ dân gian, nên ít được nhắc đến trong sách sử. Phải đợi tới thời Vua Thành Thái, đàn bầu mới được thay thế đàn tam trong ngũ tuyệt tranh-tỳ-nhị-nguyệt và bầu. Tuy vây, trong sách Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quí Đôn có ghi lại rằng sứ nhà Nguyên khi sang nước Việt có nói đã thấy cây đàn 1 dây tại nước Việt.

Nói về cây đàn 1 dây, thì không phải chỉ nước ta mới có. Theo tài liệu của GS Trần Văn Khê, thì tại Châu Á, có nhiều cây đàn 1 dây:

- Trung Quốc có đàn Ixian qin (nhất huyền cầm) đàn 1 dây tơ, khảy bằng các ngón tay mặt, tay trái chặn dây tai nhiều chỗ. Độ cao của các âm tùy theo sự dài ngắn của sợi dây mà tay trái chặn.
- Nhật Bản có đàn Ichigenkin, nhứt huyền cầm, cũng 1 dây tơ (xem hình phía dưới), mà tay khảy bằng móng đeo vào mấy ngón tay của tay mặt, tay trái cầm 1 miếng ngà chặn dây và vuốt trên dây.
- Campuchia co đàn Sadev, 1 dây căng trên 1 cần đàn giữa 2 trục. Cần đàn có 1 bầu gắn vào 1 đầu của đàn, bầu áp vào người. Khảy đàn bằng ngón tay áp út của tay mặt, tay trái nhấn trên dyâ ở nhiều điểm khác nhau.
- Gopi Yantra Ấn Độ có đàn Gopi Yantra, 1 dây căng giữa, 1 đầu tre và 1 miếng da có 2 thanh tre cặp 2 bên. Tay mặt khảy dây, tay trái bóp 2 thanh tre làm cho mặt da dùng, thằng, làm phát ra những âm thanh có độ cao khác nhau. Độ cao nhứt là khi mặt da để thẳng. Chủ yếu phụ họa theo những bài ca của những người hành khất trong dân tộc Peul của Ấn Độ.
- Châu Phi có rất nhiều đàn 1 dây mà luôn luôn có cung kéo, cung không có bả cung (mèche) mà cung làm bằng 1 que cây rừng trụi lá có thoa chất làm cho thân rí và cạ vào dây.
- Cổ Hy Lạp có đàn 1 dây, không dùng để đàn mà để làm tiêu chuẩn định thang âm (Pythagore)
- Ngay tại Việt Nam chúng ta cũng có cái trống quân 1 dây.

Qua những đàn 1 dây kể trên, chúng ta nhận thấy rằng nghệ sĩ đều tạo âm thanh bằng cách thay đổi độ căng-chùng hoặc dài ngắn của sợi dây, mà không dùng kỹ thuật tạo âm bội như của đàn bầu, vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng đàn bầu chính là nhạc khí độc đáo của dân tộc ta.


Nghe thêm một chương trình Làn Điệu Việt của VTC giới thiệu tiếng đàn bầu, có nghệ sĩ Thanh Tâm tham gia trò chuyện




8 nhận xét:

  1. Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Linh Giang! Tớ đang quởn nà, qua đây cãi nhaoo với Đại ce với tớ đi. Mama bớt bịnh chưa?

      Xóa
    2. nghe cái này
      http://youtu.be/btf2LZhB1Ds

      Xóa
    3. Hihi nghe Mít xung trận thoai...tui đuối òi :D đang chăm má trong điện nè

      Xóa
    4. Ờ ờ Linh Giang hỉu òi giữ sức phẻ chăm mama nha, tui cũng đúi wá, bị "Bác" đè quá đúi à!

      Xóa
    5. Nhìu Bác quá...cánh tủ cong hử :)) giữ sức phết nha :x

      Xóa
    6. :)) Đúi đúi là!
      Hai đứa miềng có dziêng thấy ớn heng, qua nhà người ta ôm nhao thao thao bất tiệt tỉnh bơ coi chủ nhà như ... gác hà!
      Sorry cọng ... gác bự nha vì sự có dziêng của 2 đứa em! B-)

      Xóa
    7. bác đè ? nguy to :d

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)