Không phải nay mới có những chuyện bịa như dùng súng trường hạ B 52, lấy rựa chém làm rớt trực thăng, Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc sống... Mà từ rất xưa, sử Việt cũng đầy chuyện thêm thắt. Tạ Chí Đại Trường viết khá nhiều về những chuyện này.
Bài sau đây trên blog levinhhuy đề cập đến một chi tiết li kì trong tiểu sử Phạm Ngũ Lão, mà nhiều thế hệ học sinh được học và hẳn từng tin như thật, cop về mọi người đọc cho vui
Bài sau đây trên blog levinhhuy đề cập đến một chi tiết li kì trong tiểu sử Phạm Ngũ Lão, mà nhiều thế hệ học sinh được học và hẳn từng tin như thật, cop về mọi người đọc cho vui
Đại Việt sử ký là bộ sử đầu tiên của nước ta, do Lê Văn Hưu soạn và hoàn thành năm 1272, vào đời Trần Thánh tôn. Bộ sử này nay đã không còn, nghi bị quân Minh tịch thu và tiêu hủy.
Sau đó, đời Lê Thánh tôn, Ngô Sĩ Liên tham khảo Đại Việt sử ký, soạn thành bộ Đại Việt sử ký toàn thư (thường được gọi tắt là Toàn thư), hoàn thành vào năm 1697. Tiếng là tham khảo, chỉnh lý, nhưng Ngô Sĩ Liên, theo thói quen… ngứa bàn phím, là căn bệnh thường thấy ở các sử gia nước ta, nên cũng có thêm thắt thêu thùa chút chút! Tuy vậy, đây vẫn là bộ sử khả tín nhất mà ta có được, bởi một lẽ giản dị: nó là bộ sử cổ duy nhất còn lại nguyên bộ của nước ta. Đọc sử nước Nam, nếu có nghi vấn, thì hãy tra cứu đối chiếu với Toàn thư mà luận.
Về vị tướng văn võ kiêm toàn Phạm Ngũ Lão, Toàn thư chép:
Ngũ Lão [người làng] Phù Ủng, [huyện] Đường Hào [châu] Thượng Hồng, lúc hơn hai mươi tuổi, Hưng Đạo vương thấy và cho là có kỳ tài, đem con gái nuôi gả cho. [Ngũ Lão] Nhân đó, làm gia thần cho vương, được vương dạy bảo thêm, tài nghệ tuyệt vời. Vương tiến cử ông.
Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ, nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị. Nhưng quân ông chỉ huy thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng. Ông có làm bài thơ:
述懷 Thuật hoài
橫槊江山恰幾秋 Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
三軍貔虎氣吞牛 Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
男兒未了功名債 Nam nhi vị liễu công danh trái
羞聽人間說武侯 Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã bao năm
Ba quân hùm hổ, khí thế át cả sao Ngưu
Làm trai chưa trả xong món nợ công danh
Thêm hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu)
Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy (Toàn Thư, Bản kỷ, phần Minh tôn hoàng đế).
Tiếp liền đó, Ngô Sĩ Liên phê: “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm điện súy (tức Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyên về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông”.
Tưởng nhiêu đó cũng đủ vinh quang kiêu hãnh cho một đời võ tướng nai lưng phụng sự non sông. Nhưng hậu thế không nghĩ vậy, ý hẳn họ chê thế vẫn còn xoàng, đã là danh tướng thì hành trạng phải khác thường chăng? May mắn sao, tâm lý tự ti của dân tộc trong trường hợp này bỗng được một nhà văn đáp ứng, đó là danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768-1839). Ông này sáng tác một quyển sách ghi lại những chuyện danh nhân du lãm học thuật ta bà thiên địa, có hư cấu thêm cho lôi cuốn giật gân. Quyển đó là Vũ trung tùy bút.
Cuốn tùy bút văn học này có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo, tưởng tượng ra một giai thoại kỳ quái, nhưng lại làm dân tộc Việt Nam thích thú vì được vuốt ve, đại khái: Hưng Đạo vương cùng tùy tùng đi ngang qua Đường Hào, thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư.
Chu choa ơi, Phạm Ngũ Lão vậy là một ông tướng bình dân, quý hóa quá hả? Lạy hồn, Phạm Ngũ Lão mà phải đan sọt vệ đường ư? Ông là cháu (8 hoặc 9 chín đời chi đó) của Phạm Hạp, một trong “Giao Châu thất hùng” (gồm Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng) mà bên Tàu người ta cũng biết tiếng đó!
Và gia tư Phạm Ngũ Lão có nghèo khó không? Xin thưa: Vào thời Trần, quân đội là do những kẻ có tiền, có quyền thế đứng ra tự thành lập, tự trang bị, tự nuôi quân, triều đình không có bổn phận phải tốn cơm áo gạo tiền cho tụi gia binh này. Và nếu Ngũ Lão không thống lãnh một đạo quân hùng hậu, thì he he, còn lâu Hưng Đạo mới để mắt ngó ngàng tới ông, nha!
Hổng biết Phạm Ngũ Lão có nghèo không, nhưng hoàng tử con vua cũng phải đánh bạn kết thân để moi tiền ông. Toàn thư, Bản kỷ, phần Anh tôn hoàng đế chép:
Minh Hiến vương (tên là Uất, con út của Trần Thái tôn) với Ngũ Lão tình nghĩa thì rất thân nhưng lễ ý thì rất sơ sài. Minh Hiến đến nhà Ngũ Lão, thường cùng ngồi với nhau một chiếu, khi về [Ngũ Lão] lại đem biếu tặng vàng bạc, hễ [Minh Hiến] cần gì, cũng không có ý sẻn tiếc. Cho nên Minh Hiến thích chơi với ông. Vua có lần đã trách Ngũ Lão:
– Minh Hiến là hoàng tử, sao ngươi lại khinh xuất thế!
Sau Minh Hiến lại đến nhà, Ngũ Lão vẫn cùng ngồi như xưa, chỉ nói:
– Ân chúa chớ đến nhà tôi nữa mà thánh thượng quở trách tôi.
Nhưng Minh Hiến vẫn lui tới thường xuyên, mà Ngũ Lão cũng không đổi nết cũ. Ấy là vì một người thì cậy của mà giữ lễ tiết sơ sài, một người thì ham của mà quên mất cả phận trên dưới vậy.
Vì khoái trá với giai thoại “đan sọt đâm đùi” này, người ta cố tình bơ đi, lược bỏ thành phần xuất thân tư sản đại điền chủ trong lý lịch của Phạm Ngũ Lão, khiến hậu thế lầm tưởng viên tướng này vốn nghèo hèn, làm như phải từ nghèo khổ vươn lên thì mới xứng đáng làm tướng của quân đội nhân dân vậy!
Còn mũi giáo đui vào đầm, ủa đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão, thì sao? Ai rảnh quá, muốn thử nghiệm thì chờ khi một người đang dò số, trúng giải đặc biệt một tỷ, thì cầm lấy cây kim nho nhỏ (không cần ngọn giáo đâu), chích vào đầu ngón chân út, là nơi cách xa hệ thần kinh nhất trên cơ thể của tên trúng số kia, coi thử y có bị giật thịt không thì biết, he he!
* * * * * * *
Thời nay, ta nghe con ông cháu cha thì cứ tưởng đó bất quá là một nhà phú hộ, tích âm đức được đâu vài hũ vàng chôn trong nhà; nhưng thực ra quy mô của một dòng họ lớn thời xưa là cả một thế lực bao trùm một một bộ tộc, một vùng đất, mà vua chúa cũng phải dựa dẫm. Lý Công Uẩn không thể tự mình lên ngôi thay Lê Long Đĩnh vừa mất, nếu không có sự ủng hộ của các phe phái, bộ tộc kia. Vừa lên ngôi là ông phải tính ngay việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, chính là để tháo bớt sự kềm chế của các dòng họ tướng lĩnh kia. Nghèo hèn sa sút gì, họ cũng là thế lực lớn. Họ Mạc, họ Phùng, họ Phạm, tuy không làm vua nhưng một tiếng nói của tộc trưởng là nghìn người tuân theo.
Đinh, Lý, Trần là những triều đại mà nước ta giữ được độc lập với “thiên triều” phương Bắc. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh gốc người Việt Quảng Đông; Lê Hoàn gốc người Thục Tứ Xuyên; Trần Cảnh triều Trần, Lê Lợi triều Lê, Trịnh Kiểm triều Trịnh, Nguyễn Phúc Ánh triều Nguyễn đều là người gốc Mân Phúc Kiến (Vụ này xin tìm đọc Tạ Chí Đại Trường, tôi không rảnh làm mọi không công cho mấy người, he he!). Những thế lực ngoại tộc này muốn nên vương nên tướng mà không nương dựa các thổ hào bản địa, hỏi có được không?
Phạm Ngũ Lão có là phá gia chi tử, phá nát điền sản thì sau lưng vẫn còn cả một dòng họ phụ trợ oai hùm. Với những dòng họ thế lực lâu đời này thì một vẫy tung nghìn vàng là chuyện không đáng để cau mày đâu ạ!
Trở lại chuyện đan sọt để tự tiến cử, hay làm quả PR như cách nói hiện đại, của tướng quân Phạm Ngũ Lão: thiên hạ thích ông bị đâm giáo vào đùi, nhưng có ai nghĩ đến việc làm thế là hạ phẩm cách của ông hay không? Kẻ có thực tài ai lại chịu chìu lòn như thế? Và để lãnh một chức quan, mà kẻ có chân tài phải chịu què quặt một đời ư! Huống chi, là con nhà dòng dõi, ông có thể trực tiếp đến gặp Hưng Đạo để đàm đạo nắng mưa kia mà?
Một gả đan sọt nghèo hèn mà bỗng được nhảy phóc lên làm tướng ư? Tên đan sọt độ nhật kia, nếu được thu dụng thì tôi nghĩ bất quá cũng chỉ được cho vào ngang hàng với Yết Kiêu, Dã Tượng, có đâu được lên lon ngang xương như vậy?
Ấy là chưa kể bị giáo đâm vào đùi mà không đau, chắc ông này đang ngáo đá, hay bị tự kỷ trầm trọng chăng? Rồi ông quốc công nữa: thấy chuyện bị giáo đâm vào đùi mà vẫn bình thản hỏi han binh pháp, trong khi đáng lẽ phải cho băng bó và chích ngừa uốn ván cho con người ta trước đã chứ? Tên lính đâm Ngũ Lão nữa, con bà nó vô pháp vô thiên, chỉ một tên lính dọn đường mà lộng hành hơn cả côn đồ công an, cả gan sát thương bá tánh vậy sao? Hay mạng người thuở đó chỉ là bèo bọt? Mạng người bèo bọt thì một tên đan sọt bị thương thôi mà, kệ tía nó đi, đâm xong rồi hất nép vô lề, trẩy quân đi tiếp, quan tâm làm quái gì ơ kìa?
Chuyện đan sọt đâm đùi chỉ là chuyện giật gân câu views, chỉ có thể dùng để cài đặt hư cấu trong phim ảnh, tiểu thuyết, vậy mà cả bọn xúm nhau lôi vào chính sử, rồi trẻ già lấy đó làm thật, thích thú truyền đời cho con cháu. Thầy cô môn sử, khi dạy đến tích này, chắc cũng phải ngượng mồm lắm! Các vị “yêu sử Việt” ơi, các vị là những kẻ sống mơ màng giữa hai bờ hư thực, lấy giai thoại ba láp trà dư tửu hậu thay thế cho sự thực giản đơn, dùng dã sử làm chính sử. Bởi vậy nên nỗi giờ đây lịch sử Việt Nam toàn những tình tiết ly kỳ, đọc đến lại ngượng rúm cả xương khu, he he!
Xin nhấn mạnh, đoạn Toàn thư nói về tính tình phóng khoáng của Phạm Ngũ Lão: “Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy”. Đó là tính cách con nhà quyền quý tự trong nôi, chứ còn một tên từng thất thế đan sọt có dám chịu chơi đến vậy không chứ hả?
Cần nhớ từ Đinh qua tới Lý, Trần không hề có chiến tranh loạn lạc nha, nên nhà giàu khó mất của lắm, mà thời đó có muốn tiêu tiền cũng bất biết tiêu vào đâu, nên Phạm Ngũ lão mới nuôi lính lập quân chơi, và nhờ đó mà “lọt mắt xanh” của Hưng Đạo, vậy thôi!
Sau đó, đời Lê Thánh tôn, Ngô Sĩ Liên tham khảo Đại Việt sử ký, soạn thành bộ Đại Việt sử ký toàn thư (thường được gọi tắt là Toàn thư), hoàn thành vào năm 1697. Tiếng là tham khảo, chỉnh lý, nhưng Ngô Sĩ Liên, theo thói quen… ngứa bàn phím, là căn bệnh thường thấy ở các sử gia nước ta, nên cũng có thêm thắt thêu thùa chút chút! Tuy vậy, đây vẫn là bộ sử khả tín nhất mà ta có được, bởi một lẽ giản dị: nó là bộ sử cổ duy nhất còn lại nguyên bộ của nước ta. Đọc sử nước Nam, nếu có nghi vấn, thì hãy tra cứu đối chiếu với Toàn thư mà luận.
Về vị tướng văn võ kiêm toàn Phạm Ngũ Lão, Toàn thư chép:
Ngũ Lão [người làng] Phù Ủng, [huyện] Đường Hào [châu] Thượng Hồng, lúc hơn hai mươi tuổi, Hưng Đạo vương thấy và cho là có kỳ tài, đem con gái nuôi gả cho. [Ngũ Lão] Nhân đó, làm gia thần cho vương, được vương dạy bảo thêm, tài nghệ tuyệt vời. Vương tiến cử ông.
Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ, nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị. Nhưng quân ông chỉ huy thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng. Ông có làm bài thơ:
述懷 Thuật hoài
橫槊江山恰幾秋 Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
三軍貔虎氣吞牛 Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
男兒未了功名債 Nam nhi vị liễu công danh trái
羞聽人間說武侯 Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã bao năm
Ba quân hùm hổ, khí thế át cả sao Ngưu
Làm trai chưa trả xong món nợ công danh
Thêm hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu)
Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy (Toàn Thư, Bản kỷ, phần Minh tôn hoàng đế).
Tiếp liền đó, Ngô Sĩ Liên phê: “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm điện súy (tức Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyên về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông”.
Tưởng nhiêu đó cũng đủ vinh quang kiêu hãnh cho một đời võ tướng nai lưng phụng sự non sông. Nhưng hậu thế không nghĩ vậy, ý hẳn họ chê thế vẫn còn xoàng, đã là danh tướng thì hành trạng phải khác thường chăng? May mắn sao, tâm lý tự ti của dân tộc trong trường hợp này bỗng được một nhà văn đáp ứng, đó là danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768-1839). Ông này sáng tác một quyển sách ghi lại những chuyện danh nhân du lãm học thuật ta bà thiên địa, có hư cấu thêm cho lôi cuốn giật gân. Quyển đó là Vũ trung tùy bút.
Cuốn tùy bút văn học này có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo, tưởng tượng ra một giai thoại kỳ quái, nhưng lại làm dân tộc Việt Nam thích thú vì được vuốt ve, đại khái: Hưng Đạo vương cùng tùy tùng đi ngang qua Đường Hào, thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư.
Chu choa ơi, Phạm Ngũ Lão vậy là một ông tướng bình dân, quý hóa quá hả? Lạy hồn, Phạm Ngũ Lão mà phải đan sọt vệ đường ư? Ông là cháu (8 hoặc 9 chín đời chi đó) của Phạm Hạp, một trong “Giao Châu thất hùng” (gồm Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng) mà bên Tàu người ta cũng biết tiếng đó!
Và gia tư Phạm Ngũ Lão có nghèo khó không? Xin thưa: Vào thời Trần, quân đội là do những kẻ có tiền, có quyền thế đứng ra tự thành lập, tự trang bị, tự nuôi quân, triều đình không có bổn phận phải tốn cơm áo gạo tiền cho tụi gia binh này. Và nếu Ngũ Lão không thống lãnh một đạo quân hùng hậu, thì he he, còn lâu Hưng Đạo mới để mắt ngó ngàng tới ông, nha!
Hổng biết Phạm Ngũ Lão có nghèo không, nhưng hoàng tử con vua cũng phải đánh bạn kết thân để moi tiền ông. Toàn thư, Bản kỷ, phần Anh tôn hoàng đế chép:
Minh Hiến vương (tên là Uất, con út của Trần Thái tôn) với Ngũ Lão tình nghĩa thì rất thân nhưng lễ ý thì rất sơ sài. Minh Hiến đến nhà Ngũ Lão, thường cùng ngồi với nhau một chiếu, khi về [Ngũ Lão] lại đem biếu tặng vàng bạc, hễ [Minh Hiến] cần gì, cũng không có ý sẻn tiếc. Cho nên Minh Hiến thích chơi với ông. Vua có lần đã trách Ngũ Lão:
– Minh Hiến là hoàng tử, sao ngươi lại khinh xuất thế!
Sau Minh Hiến lại đến nhà, Ngũ Lão vẫn cùng ngồi như xưa, chỉ nói:
– Ân chúa chớ đến nhà tôi nữa mà thánh thượng quở trách tôi.
Nhưng Minh Hiến vẫn lui tới thường xuyên, mà Ngũ Lão cũng không đổi nết cũ. Ấy là vì một người thì cậy của mà giữ lễ tiết sơ sài, một người thì ham của mà quên mất cả phận trên dưới vậy.
Vì khoái trá với giai thoại “đan sọt đâm đùi” này, người ta cố tình bơ đi, lược bỏ thành phần xuất thân tư sản đại điền chủ trong lý lịch của Phạm Ngũ Lão, khiến hậu thế lầm tưởng viên tướng này vốn nghèo hèn, làm như phải từ nghèo khổ vươn lên thì mới xứng đáng làm tướng của quân đội nhân dân vậy!
Còn mũi giáo đui vào đầm, ủa đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão, thì sao? Ai rảnh quá, muốn thử nghiệm thì chờ khi một người đang dò số, trúng giải đặc biệt một tỷ, thì cầm lấy cây kim nho nhỏ (không cần ngọn giáo đâu), chích vào đầu ngón chân út, là nơi cách xa hệ thần kinh nhất trên cơ thể của tên trúng số kia, coi thử y có bị giật thịt không thì biết, he he!
* * * * * * *
Thời nay, ta nghe con ông cháu cha thì cứ tưởng đó bất quá là một nhà phú hộ, tích âm đức được đâu vài hũ vàng chôn trong nhà; nhưng thực ra quy mô của một dòng họ lớn thời xưa là cả một thế lực bao trùm một một bộ tộc, một vùng đất, mà vua chúa cũng phải dựa dẫm. Lý Công Uẩn không thể tự mình lên ngôi thay Lê Long Đĩnh vừa mất, nếu không có sự ủng hộ của các phe phái, bộ tộc kia. Vừa lên ngôi là ông phải tính ngay việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, chính là để tháo bớt sự kềm chế của các dòng họ tướng lĩnh kia. Nghèo hèn sa sút gì, họ cũng là thế lực lớn. Họ Mạc, họ Phùng, họ Phạm, tuy không làm vua nhưng một tiếng nói của tộc trưởng là nghìn người tuân theo.
Đinh, Lý, Trần là những triều đại mà nước ta giữ được độc lập với “thiên triều” phương Bắc. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh gốc người Việt Quảng Đông; Lê Hoàn gốc người Thục Tứ Xuyên; Trần Cảnh triều Trần, Lê Lợi triều Lê, Trịnh Kiểm triều Trịnh, Nguyễn Phúc Ánh triều Nguyễn đều là người gốc Mân Phúc Kiến (Vụ này xin tìm đọc Tạ Chí Đại Trường, tôi không rảnh làm mọi không công cho mấy người, he he!). Những thế lực ngoại tộc này muốn nên vương nên tướng mà không nương dựa các thổ hào bản địa, hỏi có được không?
Phạm Ngũ Lão có là phá gia chi tử, phá nát điền sản thì sau lưng vẫn còn cả một dòng họ phụ trợ oai hùm. Với những dòng họ thế lực lâu đời này thì một vẫy tung nghìn vàng là chuyện không đáng để cau mày đâu ạ!
Trở lại chuyện đan sọt để tự tiến cử, hay làm quả PR như cách nói hiện đại, của tướng quân Phạm Ngũ Lão: thiên hạ thích ông bị đâm giáo vào đùi, nhưng có ai nghĩ đến việc làm thế là hạ phẩm cách của ông hay không? Kẻ có thực tài ai lại chịu chìu lòn như thế? Và để lãnh một chức quan, mà kẻ có chân tài phải chịu què quặt một đời ư! Huống chi, là con nhà dòng dõi, ông có thể trực tiếp đến gặp Hưng Đạo để đàm đạo nắng mưa kia mà?
Một gả đan sọt nghèo hèn mà bỗng được nhảy phóc lên làm tướng ư? Tên đan sọt độ nhật kia, nếu được thu dụng thì tôi nghĩ bất quá cũng chỉ được cho vào ngang hàng với Yết Kiêu, Dã Tượng, có đâu được lên lon ngang xương như vậy?
Ấy là chưa kể bị giáo đâm vào đùi mà không đau, chắc ông này đang ngáo đá, hay bị tự kỷ trầm trọng chăng? Rồi ông quốc công nữa: thấy chuyện bị giáo đâm vào đùi mà vẫn bình thản hỏi han binh pháp, trong khi đáng lẽ phải cho băng bó và chích ngừa uốn ván cho con người ta trước đã chứ? Tên lính đâm Ngũ Lão nữa, con bà nó vô pháp vô thiên, chỉ một tên lính dọn đường mà lộng hành hơn cả côn đồ công an, cả gan sát thương bá tánh vậy sao? Hay mạng người thuở đó chỉ là bèo bọt? Mạng người bèo bọt thì một tên đan sọt bị thương thôi mà, kệ tía nó đi, đâm xong rồi hất nép vô lề, trẩy quân đi tiếp, quan tâm làm quái gì ơ kìa?
Chuyện đan sọt đâm đùi chỉ là chuyện giật gân câu views, chỉ có thể dùng để cài đặt hư cấu trong phim ảnh, tiểu thuyết, vậy mà cả bọn xúm nhau lôi vào chính sử, rồi trẻ già lấy đó làm thật, thích thú truyền đời cho con cháu. Thầy cô môn sử, khi dạy đến tích này, chắc cũng phải ngượng mồm lắm! Các vị “yêu sử Việt” ơi, các vị là những kẻ sống mơ màng giữa hai bờ hư thực, lấy giai thoại ba láp trà dư tửu hậu thay thế cho sự thực giản đơn, dùng dã sử làm chính sử. Bởi vậy nên nỗi giờ đây lịch sử Việt Nam toàn những tình tiết ly kỳ, đọc đến lại ngượng rúm cả xương khu, he he!
Xin nhấn mạnh, đoạn Toàn thư nói về tính tình phóng khoáng của Phạm Ngũ Lão: “Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy”. Đó là tính cách con nhà quyền quý tự trong nôi, chứ còn một tên từng thất thế đan sọt có dám chịu chơi đến vậy không chứ hả?
Cần nhớ từ Đinh qua tới Lý, Trần không hề có chiến tranh loạn lạc nha, nên nhà giàu khó mất của lắm, mà thời đó có muốn tiêu tiền cũng bất biết tiêu vào đâu, nên Phạm Ngũ lão mới nuôi lính lập quân chơi, và nhờ đó mà “lọt mắt xanh” của Hưng Đạo, vậy thôi!
nguồn: blog levinhhuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)