Đọc tiếp một bài nữa của levinhhuy
– Trần Quốc Toản bóp cam… bằng tay nào?
Câu hỏi đó không phải do tôi rắn mắt trớ trêu bày ra đâu, mà là ở một diễn đàn nọ, do các bạn trẻ đôi mươi đặt ra đó!
Sặc cười với những lời giải đáp của họ. Người bảo thuận tay nào bóp tay nấy; kẻ lại lý giải chi tiết hơn, rằng cứ theo thói quen… quay tay mà suy ra thì biết thuận tay nào! Nhưng thuận tay nào thì thuận, các bạn cùng nhất trí: phải là trái cam thúi thì mới dễ dàng bị Hoài Văn hầu bóp nát như vậy, he he!
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép: “… Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ: Phá cường địch báo hoàng ân (破强敵报皇恩). Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch”.
Chuyện quân giặc khiếp sợ viên tiểu tướng này không biết có thật hay không, nhưng theo Nguyên sử thì Quốc Toản bị họ giết ở sông Như Nguyệt trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai. Sử Tàu mà, có khi họ ghi nhầm viết bậy không chừng, mà tôi đoán láo: chắc họ còn chả biết Trần Quốc Toản thiếu niên anh hùng của Nam quốc là… đứa nào, hơ hơ!
Nên nhớ, quân đội thời Trần chủ yếu là gia binh, do các nhà có của tự thành lập, tự trang bị quân nhu hậu cần, triều đình không cung cấp hỗ trợ cho đồng xu cắc bạc. Cậu thiếu niên Trần Quốc Toản có thân thế mờ mịt mơ hồ, mỗi sách nói một phách, thôi thì tôi theo thuyết cho rằng Trần Quốc Toản là con của Trần Bá Liệt, cháu gọi Trần Thái tôn bằng chú ruột, gia tư giàu có đi, nhưng thử hỏi ức vạn cỡ nhiêu mà có được cả ngàn gia binh, kiêm cả thủy lục, để thành lập đội “thiếu niên quân”, đủ sức góp công cùng các bậc vương hầu đánh giặc?
Thử gẫm mà xem, mỗi lần quân Nguyên kéo sang, vua quan đều chạy tháo thân bỏ cả kinh thành cung điện, khiến dân gian cũng hoảng hốt bỏ nhà bỏ cửa mà trốn, cái đó sau này sử ta gọi là kế “thanh dã” (vườn không nhà trống); rồi sau này có tụi cũng làm y chang vậy, kêu bằng “tiêu thổ kháng chiến” (Dám hỏi kế sách đó là kế sách gì trong binh pháp? Có ghi trong “Binh thư yếu lược” chăng?). Chỉ khi quân giặc rút đi, ta mới đuổi theo đánh vài trận vuốt đuôi, vậy đội quân kia của thiếu niên Quốc Toản có được mấy cơ hội đụng độ, mà khiến đoàn quân của các danh tướng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi phải kiêng sợ đến nỗi… không dám đối địch?
Thôi thì kệ chuyện oai phong của viên tiểu tướng, cái chính tôi muốn nói là về lá cờ có thêu sáu chữ vàng kia. Không biết ở thế kỷ 13, nghề thêu ở nước ta phát triển như nào; nhưng cờ trận thời xưa thì hiếm có lá cờ nào ghi nhiều chữ như vậy, đây có lẽ là một kỷ lục, lá cờ trận có nhiều chữ nhất Á Đông thời xưa chăng?
Về cờ, người ta thường nghĩ đến vuông vải ngoài tiệm chạp phô, giá sáu chục bạc. Cái đó là quốc kỳ nha mấy cha. “Cờ” không phải chỉ thứ đó đâu, mà còn nhiều loại lắm: Cờ quốc gia, cờ tổ chức (như cờ Hồng thập tự, cờ Mặt trận chẳng hạn), rồi cờ đạo (là cờ của các tôn giáo: cờ Phật, cờ Vatican, cờ Cao Đài, cờ Hòa Hảo, v.v…). Còn thời xưa, ta học theo thói Tàu, cũng có nhiều loại cờ lắm, ra trận lại càng phải cờ xí quy củ để phân biệt.
Thoạt đầu, cờ trận chỉ thêu hình hổ báo hung hãn để thị oai, về sau, để giản tiện, người ta mới thêu chữ. Khi ra trận, cờ phải thêu quốc hiệu, ví dụ: bên Tàu thì thêu chữ Hán chữ Đường, bên ta thì đề quốc tính là Lý hoặc Trần.
Ngoài ra, có “mao tiết” là đại kỳ do nhà vua trao cho soái tướng ra quân (ý phó thác cho trọng trách cầm quân toàn quyền định đoạt việc binh), Cờ “mao” (旄) là cờ có cắm lông đuôi con bò tót vào cán; cờ “tiết” (薛) cũng tương tự như cờ mao, có thêm tua ở đầu ngọn. kèm theo đó thường là lá cờ soái thêu họ của viên chủ soái. Ví dụ Nhạc Phi của Nam Tống, ra trận thì giương cờ có một chữ “Nhạc” 岳; cũng có khi người ta không thêu họ mà thêu tên hiệu hoặc chức tước của mình lên đó, như Sấm vương Lý Tự Thành, người diệt Sùng Trinh nhà Minh, cờ đề một chữ Sấm (闖). Tùy theo oai danh ông tướng, có khi quân địch chỉ nhác thấy chữ thêu trên cờ là đã rủn lòng nản chí rồi.
Mỗi viên chiến tướng chỉ huy một đạo binh cũng được phép có cờ thêu quý tánh của mình trên đó, cờ này gọi là “xí” (幟), tức cờ phiên hiệu của mỗi đơn vị tác chiến, nhưng thường thì các viên tướng lục lục thường tài chưa mấy ai nghe danh, họ thích dùng cờ của soái gia hơn. Lá cờ của Trần Quốc Toản, nếu có, ắt phải thuộc loại cờ “xí” này. Mà có khi cờ xí, cờ phiên, không cần phải thêu chữ thêu hình, chỉ dùng màu sắc theo ngũ hành để bày trận trước sau tả hữu (Rồi trong quân ngũ, còn đặt ra “cờ hiệu”, nhỏ hơn, thường có hình tam giác, dùng để ra hiệu lịnh tiến thoái. Thời xưa, kiếm đâu ra bộ đàm với điện đài, toàn chỉ nhờ vào trống chiêng và cờ hiệu để điều động quân lính mà thôi).
Cờ xí thuở xưa, là để đưa ra thông điệp về lai lịch của đội quân, càng giản tiện càng hiệu quả. Mục đích của nó cốt để PHÂN BIỆT với các đội quân khác, chứ không phải chỗ để đặt TUYÊN TRUYỀN hay quảng cáo. La Quán Trung kể lại, quân Tào thấy cờ đề chữ “Quan” chữ “Trương” bên Thục là xôn xao, bớt đi mấy phần nhuệ khí rồi. Cờ chiến tối kỵ thêu nhiều chữ, vì một lẽ đơn giản: đọc không được. Chẳng lẽ người ta đọc xong chữ này, lại phải căng mắt ra chờ gió lật tiếp chữ kia để đọc hay sao, ai mà rảnh dữ? Qui cách cờ tôi không rõ chính xác bao lớn, nhưng phải vừa tay cho một người cầm mà khỏi bị… té ngã khi có gió mạnh.
Người lính cầm cờ là linh hồn của đạo quân, chung quanh anh ta luôn có người để bảo vệ và thay thế. Chẳng những vậy, anh lính cầm cờ kia ngoài sức khỏe, còn phải có kỹ năng riêng, dùng luôn quân kỳ làm vũ khí giao tranh.
Cờ thêu chữ nhỏ quá thì sút hẵn oai phong, thời đó lấy đâu ra ống nhòm để đọc chữ trên cờ? Mà cờ của Hoài Văn hầu có những sáu chữ, làm thành cặp câu đối luôn, lại phải thêu cỡ to, cho người ta đọc được từ xa (ít ra cũng phải nhỉnh hơn tầm tên bắn chút đỉnh), thì quân ngũ nào mang vác cho nổi? Vác cờ ra trận là để đánh giặc, chứ phải đâu căng biểu ngữ mít-tinh tuần hành mừng quân ta giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước?
Cho nên, xin lỗi quý vị nha, “Phá cường địch báo hoàng ân” chỉ là slogan dùng để quảng cáo, như kiểu các khách sạn tửu điếm dùng để treo trước cửa hiệu thì được, chứ mà mang ra trận, ai coi cho? Nên có thể nói như vầy: Hoài Văn hầu trong cơn phấn khích, đã thốt ra lời thề như trên để tỏ ý quyết ra trận lập công, vậy còn nghe lọt; chứ thêu luôn sáu chữ vàng ra trận thì còn khuya nha, nghỉ cho khỏe đi Tám Tàng, kekeke!
Câu hỏi đó không phải do tôi rắn mắt trớ trêu bày ra đâu, mà là ở một diễn đàn nọ, do các bạn trẻ đôi mươi đặt ra đó!
Sặc cười với những lời giải đáp của họ. Người bảo thuận tay nào bóp tay nấy; kẻ lại lý giải chi tiết hơn, rằng cứ theo thói quen… quay tay mà suy ra thì biết thuận tay nào! Nhưng thuận tay nào thì thuận, các bạn cùng nhất trí: phải là trái cam thúi thì mới dễ dàng bị Hoài Văn hầu bóp nát như vậy, he he!
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép: “… Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ: Phá cường địch báo hoàng ân (破强敵报皇恩). Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch”.
Chuyện quân giặc khiếp sợ viên tiểu tướng này không biết có thật hay không, nhưng theo Nguyên sử thì Quốc Toản bị họ giết ở sông Như Nguyệt trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai. Sử Tàu mà, có khi họ ghi nhầm viết bậy không chừng, mà tôi đoán láo: chắc họ còn chả biết Trần Quốc Toản thiếu niên anh hùng của Nam quốc là… đứa nào, hơ hơ!
Nên nhớ, quân đội thời Trần chủ yếu là gia binh, do các nhà có của tự thành lập, tự trang bị quân nhu hậu cần, triều đình không cung cấp hỗ trợ cho đồng xu cắc bạc. Cậu thiếu niên Trần Quốc Toản có thân thế mờ mịt mơ hồ, mỗi sách nói một phách, thôi thì tôi theo thuyết cho rằng Trần Quốc Toản là con của Trần Bá Liệt, cháu gọi Trần Thái tôn bằng chú ruột, gia tư giàu có đi, nhưng thử hỏi ức vạn cỡ nhiêu mà có được cả ngàn gia binh, kiêm cả thủy lục, để thành lập đội “thiếu niên quân”, đủ sức góp công cùng các bậc vương hầu đánh giặc?
Thử gẫm mà xem, mỗi lần quân Nguyên kéo sang, vua quan đều chạy tháo thân bỏ cả kinh thành cung điện, khiến dân gian cũng hoảng hốt bỏ nhà bỏ cửa mà trốn, cái đó sau này sử ta gọi là kế “thanh dã” (vườn không nhà trống); rồi sau này có tụi cũng làm y chang vậy, kêu bằng “tiêu thổ kháng chiến” (Dám hỏi kế sách đó là kế sách gì trong binh pháp? Có ghi trong “Binh thư yếu lược” chăng?). Chỉ khi quân giặc rút đi, ta mới đuổi theo đánh vài trận vuốt đuôi, vậy đội quân kia của thiếu niên Quốc Toản có được mấy cơ hội đụng độ, mà khiến đoàn quân của các danh tướng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi phải kiêng sợ đến nỗi… không dám đối địch?
Thôi thì kệ chuyện oai phong của viên tiểu tướng, cái chính tôi muốn nói là về lá cờ có thêu sáu chữ vàng kia. Không biết ở thế kỷ 13, nghề thêu ở nước ta phát triển như nào; nhưng cờ trận thời xưa thì hiếm có lá cờ nào ghi nhiều chữ như vậy, đây có lẽ là một kỷ lục, lá cờ trận có nhiều chữ nhất Á Đông thời xưa chăng?
Cờ Đại đạo tam kỳ phổ độ |
Thoạt đầu, cờ trận chỉ thêu hình hổ báo hung hãn để thị oai, về sau, để giản tiện, người ta mới thêu chữ. Khi ra trận, cờ phải thêu quốc hiệu, ví dụ: bên Tàu thì thêu chữ Hán chữ Đường, bên ta thì đề quốc tính là Lý hoặc Trần.
Cờ nhà Hán |
Sấm vương Lý Tự Thành |
Cờ xí thuở xưa, là để đưa ra thông điệp về lai lịch của đội quân, càng giản tiện càng hiệu quả. Mục đích của nó cốt để PHÂN BIỆT với các đội quân khác, chứ không phải chỗ để đặt TUYÊN TRUYỀN hay quảng cáo. La Quán Trung kể lại, quân Tào thấy cờ đề chữ “Quan” chữ “Trương” bên Thục là xôn xao, bớt đi mấy phần nhuệ khí rồi. Cờ chiến tối kỵ thêu nhiều chữ, vì một lẽ đơn giản: đọc không được. Chẳng lẽ người ta đọc xong chữ này, lại phải căng mắt ra chờ gió lật tiếp chữ kia để đọc hay sao, ai mà rảnh dữ? Qui cách cờ tôi không rõ chính xác bao lớn, nhưng phải vừa tay cho một người cầm mà khỏi bị… té ngã khi có gió mạnh.
Người lính cầm cờ là linh hồn của đạo quân, chung quanh anh ta luôn có người để bảo vệ và thay thế. Chẳng những vậy, anh lính cầm cờ kia ngoài sức khỏe, còn phải có kỹ năng riêng, dùng luôn quân kỳ làm vũ khí giao tranh.
"Đặc sắc khảo dương": cờ treo quán thịt dê nướng! |
Cho nên, xin lỗi quý vị nha, “Phá cường địch báo hoàng ân” chỉ là slogan dùng để quảng cáo, như kiểu các khách sạn tửu điếm dùng để treo trước cửa hiệu thì được, chứ mà mang ra trận, ai coi cho? Nên có thể nói như vầy: Hoài Văn hầu trong cơn phấn khích, đã thốt ra lời thề như trên để tỏ ý quyết ra trận lập công, vậy còn nghe lọt; chứ thêu luôn sáu chữ vàng ra trận thì còn khuya nha, nghỉ cho khỏe đi Tám Tàng, kekeke!
nguồn: blog levinhhuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)