Khoảng cuối thập niên 200x, khi đã ngoài 80, nhạc sĩ Anh Bằng viết ba bản tình ca, đã có dịp nhắc đến ở đây. Cả ba, theo các bản lưu hành trên mạng, đều ghi là phổ thơ của Phan Thành Tài, lạ hoắc. Mãi gần đây mới tìm được một ít thông tin về nhà thơ, ghi tóm tắt lại, mọi người đọc cho biết.
từ thuở yêu em
Anh Bằng viết trên ý bài thơ Mộng Trăng Sao của Phạm Thành Tài, không phải Phan Thành Tài như đã giới thiệu trước đây. Nhiều trang mạng hiện vẫn còn ghi sai họ của ông.
Nguyên tác bài thơ
Mộng Trăng Sao
Gởi trăng sao lạnh lẽo
Ấm áp chút tình anh
Lối trăng sao mấy nẻo
Mộng hồn anh, bước nhanh
Từ thuở anh yêu em
Trăng sao ngời trong mộng
Hằng Nga ngủ quanh thềm
Chú cuội về ru võng…
Từ thuở anh yêu em
Trăng ghen và trăng nhớ
Mưa buồn, trăng chẳng ghé
Nắng vui, trăng buông rèm…
Từ thuở anh yêu em
Trăng về treo đầu núi
Trăng nghiêng mình bên suối
Trăng soi bước chân mềm…
Em ơi trăng nhiệm mầu
Vắng tình mình trăng chết
Cầm tay em, bay cao
Mộng về cùng trăng sao…
(Tình Em Còn Đó)
nhà thơ Phạm Thành Tải (1932 - 1997) |
Ông viết văn làm thơ từ năm 1955. Đã xuất bản được 2 tập thơ Tình Em Còn Đó, Hương Gây Mùi Nhớ, và một tập truyện ngắn Hoa Đào Năm Ngoái.
Ông mất tại Nam California ngày 06 tháng 7 năm 1997. (Viết dựa theo blog tranthinguyetmai và một số trang mạng khác)
Nhạc sĩ Anh Bằng kể lại, khoảng cuối thập niên 200x, tình cờ ông đọc được một tập thơ nhỏ của Phạm Thành Tài, trong có ba bài thơ ông thích nên phổ nhạc. Khi các bản nhạc được phổ biến, ông tìm tin tức về tác giả thì được biết ông đã mất trước đó 10 năm. Ông bèn chép tay mấy nhạc phẩm tặng bà quả phụ nhà thơ.
anh còn nợ em
Anh Còn Nợ Em qua giọng ca Bảo Yến có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất trong bộ ba. Nguyên tác bài thơ như nào vẫn chưa tìm được. Về bối cảnh bài thơ, trên trang web ninh-hoa.com có một phụ nữ kể lại câu chuyện tình của cô bạn thân của cô với một thanh niên tên Tài học cùng trường nhưng hơn mấy lớp ở Ninh Hòa. Đại khái cũng là một dạng chuyện tình Lan và Điệp. Chàng và nàng quen nhau từ thủa học trò. Đổ tú tài, chàng vào Saigon, rồi sau đó du học Mỹ. nàng thì ở lại quê làm cô giáo trường làng. Ra đi, chàng bảo nàng yên tâm đợi chàng về. Nhưng rồi sau đó được tin chàng đã lấy vợ, một người con gái học thức, sang giàu. Nàng đau khổ một thời gan, rồi cũng lấy chồng. Sau 1975, một lần họp đồng hương Ninh Hòa ở Mỹ, người phụ nữ kể chuyện gặp lại chàng. Biết cô sắp về thăm quê, chàng gởi ít tiền về biếu nàng ngày xưa, vốn là bạn thân của cô. Nàng sống ở quê cùng chồng là thương phế binh chế độ cũ, với năm con. Nghèo lắm, nhưng từ chối món tiền của chàng. Qua Mỹ, đến thăm chàng trong ngôi nhà cao đẹp, nhưng một mình, vì đã li di vợ, có đứa con trai cũng sống với mẹ, cô kể lại câu chuyện. Chàng ngậm ngùi, anh còn nợ em ..
anh còn yêu em ..
Tình Em Còn Đó, nxb tổng hợp Sông Bé 1999.
Bìa của Đằng Giao
Hình lấy từ blog tranthinguyetmai.wordpress.com
Cảm ơn đại ca! Bây giờ mới hiểu gốc gác 3 bài hát này của Anh Bằng. Em rất thích cả 3 bài!
Trả lờiXóaNhạc hay, ca từ đẹp. Một loạt hình ảnh nối tiếp nhau, những mảnh kí ức vỡ. Một buổi chiều êm, ngồi bên nhau trong công viên. Một buổi chiều mưa, ngồi bên nhau nhìn chim bay về tổ. Một chiều xế nắng, trao nhau nụ hôn. Và cả Bạch đàn thâu đêm. Thầm thì tóc rũ / Nụ hôn sim tím. Áo nhàu qua đêm ..
XóaRất tò mò, muốn tìm đọc các bài thơ nguyên tác nhưng chưa có.
"Núi Nhạn" là 1 địa danh cảnh đẹp ở Phú Yên, khi nghe bài: "Anh còn nợ em" lần đầu tiên cách đây hơn 4 năm em đã có cảm giác Phạm Thành Tài có kỷ niệm gì đó với địa danh này. Quả đúng vậy.
XóaCa từ của bài: "Anh còn yêu em" cũng đầy cảnh của Phú Khánh ngày xưa. Một bài thơ như tranh vẽ. Trên núi Nhạn ngày ấy hình trồng rất nhiều bạch đàn, ngồi trên đó nhìn được ra biển.Suốt dọc bờ biển ngày ấy từ Núi Nhạn đến Ninh Hòa nhiều chỗ trồng bạch đàn.Em nhớ vậy, không chính xác :D
Giọng ca của Nguyên Khang và Bảo Yến trong 3 tác phẩm này chắc chưa ai qua được.
À quên, em không rành thơ phú, nhưng cách sắp xếp ca từ của Anh Bằng em cảm thấy hay và logic hơn thơ gốc của Phạm Thành Tài. Hic hay em bị "thương mại" hóa thơ ha ??? Đã thơ mà còn đòi logic! :D
XóaBài đầu, Mộng trăng sao, Anh Bằng ghi rõ là Ý thơ Phạm Thành Tài. So với bài thơ, lời ca thêm bớt nhiều. Thử so sánh cho vui.
XóaKhi viết nhạc Anh Bằng bỏ hẳn đoạn 1.
Gởi trăng sao lạnh lẽo
Ấm áp chút tình anh
Lối trăng sao mấy nẻo
Mộng hồn anh, bước nhanh
Đoạn này thật ra chả có gì hay, lại làm bài thơ bị loãng.
Đoạn 2
Từ thuở anh yêu em
Trăng sao ngời trong mộng
Hằng Nga ngủ quanh thềm
Chú cuội về ru võng…
Anh Bằng mượn, viết thành
Từ thuở chưa quen em
Trăng rơi đầy gối mộng
Chú cuội về ru võng
Hằng Nga ngủ quanh thềm
Hằng Nga ngủ ngoài hiên…
Trăng rơi đầy gối mộng giàu hình ảnh hơn Trăng sao ngời trong mộng ..
Thay anh yêu em thành chưa quen em, ý thật ra đã đổi, và kết hợp với đoạn tiếp, nghe logic hơn: Chưa quen thì vô tư, Hằng Nga ngủ ngoài hiên. Yêu rồi thì hờn ghen ..
Hai bài sau Anh Bằng ghi thơ Phạm Thành Tài, nên đoán là ông nếu có thêm bớt thì cũng ít thôi.
P/s
- Em nói mới biết "bạch đàn" nhắc đến trong bài thơ là trên núi Nhạn. Trên cao thế đỡ muỗi, có thể "thâu đêm" được. Chứ bạch đàn đâu đó bên đường dưới đồng bằng thì muỗi nó tha mất, không logic :D
- Thơ nhạc gì vẫn có cái logic của nó chứ.
Hic! Em không biết chi tiết ngày xưa cách đây 40-50 năm Núi Nhạn thế nào,chỉ nghe kể lại ngày xưa cổ kính, có 1 lối mòn lên tháp cúng, cảnh rất đẹp thơ mộng. Có cả sim nữa nha đại ca. Hoa nhiều loại,cả phong lan cũng có. Emđến có 1 lần cách đây 25 năm, phụ huynh bảo bữa nay xấu đi nhiều lắm, con người tàn phá khiếp thật.
Xóahttps://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Nh%E1%BA%A1n
P/s
Xóa- Trên Núi Nhạn có sân rộng anh là nơi thờ cúng, cảnh đẹp ngồi "thâu đêm" là chiện thường. Tình yêu người ta chong xáng đầu mà đục mò như anh mà sợ muỗi tha.
- Sự sắp sếp lại của Anh Bằng hay ha,logic!
http://www.ipcphuyen.gov.vn/Portals/0/Users/001/Di%20tich%20Lich%20su%20Thap%20Nhan%20TP%20Tuy%20Hoa.jpg
Tks em, hóa ra nụ hôn sim tím cũng mần trên núi Nhạn.
XóaOK, người ta tình yêu trong sáng, thức thâu đêm ngồi dưới chân Tháp mà chỉ cầm tay nhau, không mần chi, y như phim Hàn chiếu trên TV mà các bà cứ khen nức nở.
Nhưng áo sao lại bị nhàu nhỉ ? :d
Hiểu rồi, cởi ra lót ngồi thôi, không mần chi.
Xóahttp://youtu.be/RTxfDbJhGCg
Mà anh xem kĩ lại hình chụp thủ bút của Anh Bằng, thấy chữ núi nhạn không viết hoa nhé. Chả hiểu nhầm hay có ý gì khác ?
XóaEm nghĩ bác Anh Bằng quên viết hoa thôi.Phạm Thành Tài là người Ninh Hòa cách núi Nhạn 60km chắc chắn sẽ biết đến địa danh này nhất là cách đây 60-70 năm núi Nhạn rất đẹp.
XóaAnh cũng đoán thế. Những hình ảnh được nhắc đến trong các bài thơ đều là từ núi Nhạn. Ông này cũng hay ưa đưa địa danh vào thơ.
XóaPhát Cảnh
Anh là Tháp, anh nhìn em ngủ
Em là sông, em nằm gối chân anh
Gió Tháp, sông trôi đôi bờ thủ thỉ
Em là Sông Cái, anh Tháp Chàm…
Cầu Bóng đón em -- Cánh tay anh đó
Sóng eo thon -- vòng nối dôi bờ
Kìa nụ hôn anh hay mặt trời chói đỏ
Nụ hôn thật dài trên dòng chảy như mơ…
Hình như Sông Cái, Tháp Chàm là ở Phan Rang, cầu Bóng ở Nha Trang
Sông Cái là con sông nhỏ địa phương của Nha Trang chảy ra cửa biển, bắc ngang cửa biển chính là cầu Bóng. Bên trái cửa sông Cái đổ ra biển là tháp Chàm.
XóaTháp Chàm là tên gọi của dân địa phương gọi chung nhiều ngọn tháp do người Chăm xây. Là 1 quần thể tháp PoNaga. Anh đọc link này đi sẽ kính nể bà, 97 chồng nhé! :D Hic. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Nagar.
Đứng trên tháp nhìn thấy sông Cái nhỏ xinh uốn lượn thế nào. Trên này nhìn ra cửa biển đẹp tuyệt vời kể cả lúc mặt trời mọc hướng biển, kể cả chiều mặt trời lặn sau rặng núi ở thượng nguồn sông Cái.
Ơ sao link kỳ dzậy cà.
Xóahttps://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Po_Nagar
Uh, Phan Rang cũng có sông Cái, tháp Chàm, nhưng có lẽ nhà thơ muốn nói đến là sông Cái, tháp Chàm ở Nha Trang, cùng series với Cầu Bóng. Ghé NT mấy lần, từng tới Tháp Bà, cầu Bóng nhưng lại ko chú ý đến sông Cái.
Xóap/s: link wiki thế đúng rồi, kỳ gì đâu ?
Chời à! Anh tới tháp Bà Nha Trang rồi thấy òi mà hổng nói, làm em cầm đèn chạy trước ô tô, mỏi chưn,khan cả tiếng. Tháp Chàm ở nhiều tỉnh có nhưng chắc ở Ninh Thuận, Phan Rang là lớn và đẹp nhất.
Xóahttps://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%C3%A1i_Nha_Trang
XóaSông Cái này khác sông Cái Phan Rang. Chắc ngày xưa địa phương gọi bị giống tên.
Em đi miền Tây luôn bị loạn đầu vì tên: Châu Thành. Sao tỉnh nào cũng có huyện Châu Thành. :-?. Nháo nhào cả đầu!
Uh, đến NT rồi nhưng không biết Song Cái ở đó, nên cứ ngĩ là sông Cái+tháp Chàm ở Phan Rang, cũng từng có dịp đến, được bạn bè gt cho nên còn nhớ. Nhờ em mới biết đấy chứ, và mấy câu thơ nghe hợp lí hơn. trước nghĩ anh này chạy ghê, tán gái ở Phan Rang, còn chạy ra NT tán tiếp.
Xóap/s Cái = mẹ. Với người địa phương, con sông to của mình là sông mẹ thôi. Nhà em có đũa cái, nhà hàng xóm cũng có đũa cái vậy.
Tên sông, tên huyện trùng nhau đã nhằm nhò gì, dù sao vẫn khác tỉnh. Cùng ở Saigon, vẫn có nhiều đường trùng tên mới tài.