6/12/15
Chỉ là giấc mơ qua
Chỉ Là Giấc Mơ Qua, lời Việt của Nam Lộc đặt cho Yellow Bird trước đây đã giới thiệu. Hôm nay nghe Tuấn Thảo nói thêm về bài hát nổi tiếng này
Nguồn gốc và giai thoại tình ca Yellow Bird
Một bài hát mà thoạt nghe cứ tưởng chừng như là một khúc nhạc đồng quê của Mỹ. Khi giai điệu được đánh với hạ uy cầm, người ta lại thấy giống như một khúc dân ca hải đảo Hawaii. Nhạc phẩm Yellow Bird thật ra là một bài hát của người Haiti, quần đảo Antilles nằm trong vùng Caribê, thuộc hệ ngôn ngữ La Tinh. Trong tiếng Việt, bài hát cũng từng được tác giả Nam Lộc dịch thành nhạc phẩm ‘’Chỉ là giấc mơ qua’’.
Bài hát này ban đầu là một bài thơ do tác giả người Haiti Oswald Durand viết vào năm 1883, mãi đến những năm cuối thế kỷ XIX, bài thơ này mới được tác giả Michel Mauléart Monton phổ nhạc, văn bản còn lưu lại ghi chép là vào ngày 14 tháng Năm năm 1893. Trong nguyên tác (với tựa đề là Choukoun), ca từ được viết toàn bộ bằng tiếng créole, thổ ngữ địa phương.
Chữ Choukoun là một cái biệt danh, một cái tên âu yếm thân mật mà nhà thơ thường hay dùng để gọi tình nhân của ông thời bấy giờ. Ngoài đời, đây là một nhân vật có thật : cô Marie Noël Belizaire là chủ một quán ăn ở Cap-Haïtien (Cape Haitian), nơi nhà thơ Oswald Durand thường hay lui tới. Trong phần điệp khúc, nhà thơ gọi tình nhân của mình là ‘’cánh chim bé bỏng’’ (trong tiếng créole, hai chữ "ti zwazo" rất gần với tiếng Pháp là ‘’petit oiseau’’).
Với thời gian, bài hát trở nên quen thuộc đến nỗi người dân đảo Haiti xem đó là một khúc dân ca truyền thống của xứ họ. Trong tiếng créole, bài hát này được dàn nhạc của Katherine Dunham ghi âm lần đầu tiên trên đĩa nhựa vào năm 1946. Giai điệu này cũng được chọn vào năm 1949 để biểu diễn nhân lễ ăn mừng 200 năm ngày thành lập thành phố Port-au-Prince, thủ đô Haiti.
Mãi đến năm 1957, bài hát này mới được đặt lời tiếng Anh và do ban hợp ca Norman Luboff ghi âm lại trên tập nhạc mang tựa đề Calypso Holiday. Lời bài hát tiếng Anh là của hai tác giả Marilyn Keith & Alan Bergman, và ở đây tựa đề Yellow Bird (Cánh Chim Vàng Anh) được đặt cho lọt tai xuôi vần, chứ không có ăn nhập gì với phiên bản chính gốc. Bằng không thì có lẽ phải gọi là ‘’Little Bird’’.
Trong bài thơ, tác giả người Haiti Oswald Durand cũng không nhắc tới màu sắc của cánh chim. Đến khi chuyển ngữ sang tiếng Anh, hai vợ chồng tác giả liên tưởng tới loài chim vàng anh, dùng cách gọi nôm na mà tượng thanh, lặp đi lặp lại như tiếng chim hót trên khóm chuối xanh. Về cấu trúc, bài Yellow Bird lược bỏ câu đầu và bắt đầu thẳng bằng điệp khúc. Lời tiếng Anh do là lời mới, chứ không dựa vào nguyên tác, cũng không cần phải chính xác trong từng chi tiết : loài chim vàng anh chủ yếu sống ở các vùng thảo nguyên hay rừng phong miền ôn đới, chứ hiếm khi nào được tìm thấy trên các hải đảo vùng nhiệt đới.
Vào năm 1959, phiên bản của bốn anh em thuộc nhóm Mills Brothers giúp cho bài hát Yellow Bird trở nên ăn khách, chủ yếu nhờ vào chất giọng trung trầm truyền cảm của Harry Mills. Ca sĩ này cũng chính là người mà sau đó có ảnh hưởng rất nhiều tới giọng ca crooner Dean Martin. Kể từ đầu những năm 1960 trở đi, bản nhạc Yellow Bird trở thành một bài hát tủ, được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong làng nhạc quốc tế ghi âm lại và đưa vào trong các đợt biểu diễn của họ. Trong số các phiên bản nổi trội nhất có phần trình bày của nhóm The Brothers Four (nổi tiếng không kém gì bản Đồng Xanh Greenfields) chơi với bộ ghi ta gồm bốn cây đàn.
Nam ca sĩ Chris Isaak trên album mang tựa đề Baja Sessions dùng hạ uy cầm để thổi vào trong ca khúc một luồng gió đến từ hải đảo hải đảo Hawaii. Nghệ sĩ kiêm tác giả người Anh Roger Whitaker hát bài này như dân ca (folk) nhưng phối hợp hoà quyện thêm với mộc cầm và dùng tiếng sáo ‘’phản cung’’ tựa như tiếng chim vàng hót trên đọt chuối non. Một số ca sĩ khác thì lái hẳn bài này sang thể điệu bolero ritmico, xa lánh dần trong lối ngắt nhịp, tách câu với ca khúc nguyên tác.
Khi nghệ sĩ người Haiti Michel Mauléart Monton phổ nhạc bài thơ nổi tiếng của tác giả đồng hương Oswald Durand, ông có ghi rõ là bản nhạc được đánh theo điệu merengue, thể điệu truyền thống của Haiti và chậm hơn cả bolero cubano. Nhưng tới khi bài hát này có thêm lời tiếng Anh, thì hầu hết các nghệ sĩ lại phối theo điệu calypso.
Phần lớn cũng vì vào năm 1957, nam danh ca người Mỹ Harry Belafonte từng ghi âm lại bài này nhưng với tựa đề hoàn toàn khác hẳn là nhạc phẩm Don't Ever Love Me, lời tiếng Anh của tác giả Lord Burgess cũng khác với Yellow Bird (phiên bản của cặp vợ chồng nghệ sĩ Marilyn Keith & Alan Bergman). Tuy có phóng tác chuyển ngữ, nhưng Harry Belafonte vẫn giữ nguyên cấu trúc của bài hát chính gốc.
Sinh thời được mệnh danh là ông hoàng calypso Harry Belafonte dĩ nhiên đã ghi âm bài này với thể điệu này. Một khi lan tỏa sang các hòn đảo lân cận, đặc biệt là tại Trinidad Tobago, bài hát thường được phối thêm với bộ mộc cầm và dàn trống thiết, khiến cho calyspo lấn lướt hẳn merengue, cho dù đó là thể điệu mà nhạc sĩ Michel Mauléart Monton đã từng soạn cho nguyên tác. Dù có được ghi âm theo điệu gì đi chăng nữa, bài Yellow Bird nghe vẫn lọt tai, dễ đi vào lòng người mến mộ.
Cũng như bản nhạc La Paloma (thể điệu habanera) của tác giả người Tây Ban Nha Sebastián Yradier (1809-1865), bài Yellow Bird là một trong những ca khúc sáng tác vào hậu bán thế kỷ XIX, mà cho tới nay vẫn còn thịnh hành (phiên bản ghi âm gần đây nhất là vào năm 2012). Bồ câu trắng hay chim Vàng Anh, chỉ có những giai điệu tuyệt tác mới hậu thế lưu danh, xuyên suốt thời gian chấp cánh độc hành.
Nguồn: RFI (10/10/2015)
Nghe Yellow Bird qua một số giọng ca
2 nhận xét:
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)
Nghe bên RFI dường như không hay lắm :)
Trả lờiXóaGiọng Tuấn Thảo "dịu dàng" quá, dịu dàng không chịu nổi. (Không phải lúc nào cũng nên dịu dàng!) :)
Em khênh về nhà em nhé.
Chúc đại K cuối năm không có những cơn mưa. :)
Uh, anh hiểu mà. các cô thì thích đàn ông dịu dàng nhưng đôi lúc phải biết vũ phu, sạch sẽ nhưng thỉnh thoảng cũng phải dơ bẩn, .. đại khái là trăm trong một, right ? :d
XóaEm cứ khiêng đi đâu tùy ý.
Mùa này ở đây thì chắc không hi vọng có mưa, dù thời tiết đang se lạnh. Tks anyway