27/11/20

tri dị hành nan

 知易行難(知易行难)[zhī yì xíng nán]

知 tri = biết; 易 dị = dễ; 行 hành = làm; 難 nan = khó.

知易行難 tri dị hành nan = biết dễ làm khó. 

Đây là câu lấy ý trong kinh Thư: Phi tri chi gian, hành chi duy gian = không phải biết gì là khó, chỉ làm nó mới khó. Ai cũng biết tập thể dục thì tốt, hút thuốc thì có hại; nhưng mấy ai chịu tập thể dục hằng ngày, chịu bỏ thucố lá dù vợ đã hết lời năn nỉ? Mấy ông hs cấp 3 vẽ mạch điện nối tiếp, song song nhoay nhoáy, tính hiệu thế, công suất rất rành; nhưng nhà bị cháy bóng có khi thay không được. Tri dị hành nan là lời cảnh báo lối học học lí thuyết suông, nhắc nhở học phải trọng thực hành; bởi trăm hay không bằng tay quen, hiểu biết cho nhiều mà không làm thì cũng chẳng ích gì cho mình, cho đời. 

Tuy nhiên đến đầu thế kỉ XX, Tôn Trung Sơn đã chủ trương ngược lại: 知難行易 tri nan hành dị, biết mới khó còn làm thì dễ thôi. Bởi bấy giờ ông nhận thấy một tệ nạn khác, là coi thường lí thuyết, không chịu suy nghĩ tìm phương án tối ưu trước khi làm gì, mà cứ làm đại, sai thì sửa, rất kinh nghiệm chủ nghĩa; kết quả là hao tốn sức người sức của, phí phạm thời gian để học những bài học từ sự thất bại, thiếu sót mà nếu có nghiên cứu trước có thể tránh được.

HỌC CHỮ

矢 thỉ [shĭ] = mũi tên (bộ thủ). Giáp cốt văn vẽ hình mũi tên. 

tri [zī, zí] = biết. Chữ hội ý: thỉ 矢 mũi tên + khẩu 口 miệng: hiểu biết rồi thì dễ nói thành lời. Tri kỉ = biết mình. Cố tri = bạn cũ. Cáo tri = báo cho biết. 

dị [yi] = dễ. Cũng đọc là dịch = thay đổi. Xưa (thời vẽ chữ trên xương thú yếm rùa) vẽ hình con thằn lằn, nghĩa gốc là con thằn lằn. Nghĩa mở rộng là thay đổi (con thằn lằn có thể thay màu da). Mậu dịch = trao đổi thương mãi. Biến dịch = thay đổi. Tích dịch = con thằn lằn. 

hành [xíng] = đi. Hình một ngã tư. Nghĩa gốc là đường đi, mở rộng nghĩa là đi, làm. 

隹 chuy [zhuī] = loài chim đuôi ngắn. Hình con chim đuôi ngắn. Chữ này đã học trong một bài trước, nếu ai còn nhớ hẳn thấy hình con chim khắc trên xương thú rất giống. 

(难) nan [nán] = khó. Chữ hình thanh, chuy 隹 chỉ ý: đây là giống chim + phần chỉ âm đọc là  nửa bên phải, gồm 廿+口+夫 (ở Nhật  viết hơi khác 𦰩). 難 có nghĩa gốc là một loài chim cánh vàng, mượn (giả tá) làm tính từ, có nghĩa khó khăn. Đọc là nạn thì có nghĩa là tai nạn. Khốn nạn = nghèo khổ (ở ta hiểu là tệ hại). Đại nạn 大難 họa lớn. 

*

Chữ dị 易 theo thời gian (Hình lấy trên trang qiyuan.chaziwang)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)