15/10/22
Ngụy biện
Ngụy biện (fallacy) là các cách lập luận sai, vi phạm các quy tắc logic trong suy luận. Nhiều người cố ý ngụy biện khi tranh luận để giành phần hơn, nhưng cũng có khá nhiều người ngụy biện một cách khá "hồn nhiên", không biết lập luận của mình thật ra là ngụy biện.
Người ta đã liệt kê ra khoảng gần năm chục kiểu ngụy biện: ngụy biện "bỏ bóng đá người", ngụy biện "người rơm", ngụy biện "cá trích", .. Sau đây là trích từ một bài viết của Inra Sara, tóm tắt một cách ngắn gọn về các kiểu ngụy biện.
--------
Ngụy biện dẫu có biến tướng tới đâu vẫn có thể quy vào 2 mối:
1. Ngụy biện trung tâm, tức ngụy biện ở LUẬN ĐIỂM
- Thấy sai, tìm cách né tránh luận điểm đang bàn;
- Biến phụ thành chính, rồi bàn tập trung vào cái phụ kia;
- Về ngôn từ, chẻ sợi tóc làm tư, hay lái độc giả hiểu theo nghĩa khác;
- Bóp méo hay nâng quan điểm của đối tượng: Ông phản đối dự án của Chính phủ tức là ông chống Đảng và Nhà nước;
- Viện dẫn bằng chứng mơ hồ, nguồn tin không đáng tin cậy, hoặc tạo chứng cứ giả; hay viện đến nhân vật uy tín nhưng nặc danh: “Một nhà phê bình hàng đầu hiện nay cũng đồng ý rằng…”
- Suy diễn ẩu, kết luận vội;
- Ngụy biện quy kết kiểu trắng-đen: “Ông không đồng tình với Acar nghĩa là ông chống dân tộc Cham, chứ không thể khác”.
2. Ngụy biên ngoại vi, là ngụy biện BÊN NGOÀI luận điểm.
- Tấn công vào tình cảm, bằng cách: Đánh vào đời tư của đối thủ: “Đạo đức hắn như thế làm gì bàn về giáo dục”; Hay huy động đến tình cảm cộng đồng: “Người hi sinh cả đời cho dân tộc, sao ông lại phê phán như thế”.
- Vận dụng thế lực ngoại vi, như: Bằng cấp: “Ông cỡ nào mà trao đổi với tiến sĩ”; Công trạng: “Làm được như người ta đi rồi nói”; Nhân danh số đông: “Đại đa số độc giả Việt Nam không chấp nhận hậu hiện đại”; Ngoài ra ngụy biện còn xài đến uy thế của tuổi tác, danh vị ngoài lề…
- Xảo ngữ
Ngoài ăn nói to mồm để lấn đài, hay chế giễu thô bạo khiến đối phương lúng túng, kẻ ngụy biện còn dùng cụm từ làm sẵn áp chế đối phương, như:
“Lẽ ra tôi không nói, do anh chị em kêu, tôi mới trao đổi với ông”; “Biết gì mà nói”; “Con lạy các thánh”; “Lẽ nào một công dân bình thường lại đi vu khống công an để mang vạ vào thân”.
Nguồn: http://inrasara.com/.../em-tap-phan-bien-31-phan-bien.../
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)