1.
一缽千家飯 孤身萬里遊 青目睹人少 問路白雲頭
(布袋和尚偈)Âm.
Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lí du.
Thanh mục đổ nhân thiểu,
Vấn lộ bạch vân đầu.
(Bố Đại hòa thượng kệ)
Chú
1. 一缽千家飯
缽 (cũng viết 鉢) bát: Bình bát. Tiếng Phạn là pātra (bát-đa-la), trong Phật giáo chỉ cái bát của nhà sư dùng để khất thực, còn gọi là ứng lượng khí (應量器), nghĩa là dụng cụ chứa đựng vừa đủ: Nhà sư cầm bát đi xin ăn, khi thấy đủ thì dừng, không tham cầu quá mức.
千家飯. Thiên gia phạn: cơm ngàn nhà. 千 thiên: Nghìn. Chỉ số lượng rất lớn. 家 gia: nhà. 飯 phạn: cơm, thức ăn, bữa ăn. Tu sĩ đi khất thực khắp nơi, vì thế mà gọi là “cơm ngàn nhà.”
Nghĩa cả câu: Một bình bát xin cơm nghìn nhà.
2. 孤身萬里遊
孤身 cô thân: một thân, một mình.
萬里 vạn lí: ngàn dặm.
遊 du: đi lại, ngao du.
Nghĩa cả câu: Một mình rong ruổi vạn dặm.
孤身 cô thân: một thân, một mình.
萬里 vạn lí: ngàn dặm.
遊 du: đi lại, ngao du.
Nghĩa cả câu: Một mình rong ruổi vạn dặm.
3. 青目睹人少
青目 thanh mục: mắt xanh. Từ này có hai nghĩa:
i) Theo truyền thuyết, con ngươi của Phật Thích Ca có màu xanh thẫm như đá thanh. Do đó, từ này được dùng để chỉ những nhà sư có đạo hạnh.
ii) như 青眼 thanh nhãn: chỉ sự sự yêu mến, ưu ái.
Nguyễn Tịch, đời nhà Tấn, khi tiếp người nào mà quý trọng thì con ngươi mắt đen, người nào coi khinh thì con ngươi mắt trắng. Vì thế thanh nhãn 青眼 biểu thị quý trọng. 青 ở đây vốn có nghĩa đen, nhưng ta quen dịch là "mắt xanh".
(zdic. 青目, 1.佛教传说释迦佛瞳子如绀青色。因用指有道行的僧人。 2.犹青眼﹐青睐。)
睹 đổ: nhìn thấy.
少 thiểu: ít ỏi, thưa thớt, hiếm hoi.
Nghĩa cả câu: Mắt xanh thấy người ít ỏi.
Do mắt xanh có hai nghĩa như đã trình bày, nên câu này có thể hiểu theo nhiều cách:
i) Với ánh mắt trí tuệ, thấy người ngộ đạo thật quá ít.
ii) ít người được "lọt vào mắt xanh" của sư.
iii) ít người nhìn sư bằng cặp mắt xanh. (Phần lớn là sự khinh thường, thậm chí còn la mắng, đánh đuổi)
青目 thanh mục: mắt xanh. Từ này có hai nghĩa:
i) Theo truyền thuyết, con ngươi của Phật Thích Ca có màu xanh thẫm như đá thanh. Do đó, từ này được dùng để chỉ những nhà sư có đạo hạnh.
ii) như 青眼 thanh nhãn: chỉ sự sự yêu mến, ưu ái.
Nguyễn Tịch, đời nhà Tấn, khi tiếp người nào mà quý trọng thì con ngươi mắt đen, người nào coi khinh thì con ngươi mắt trắng. Vì thế thanh nhãn 青眼 biểu thị quý trọng. 青 ở đây vốn có nghĩa đen, nhưng ta quen dịch là "mắt xanh".
(zdic. 青目, 1.佛教传说释迦佛瞳子如绀青色。因用指有道行的僧人。 2.犹青眼﹐青睐。)
睹 đổ: nhìn thấy.
少 thiểu: ít ỏi, thưa thớt, hiếm hoi.
Nghĩa cả câu: Mắt xanh thấy người ít ỏi.
Do mắt xanh có hai nghĩa như đã trình bày, nên câu này có thể hiểu theo nhiều cách:
i) Với ánh mắt trí tuệ, thấy người ngộ đạo thật quá ít.
ii) ít người được "lọt vào mắt xanh" của sư.
iii) ít người nhìn sư bằng cặp mắt xanh. (Phần lớn là sự khinh thường, thậm chí còn la mắng, đánh đuổi)
4. 問路白雲頭
問 vấn: hỏi.
路 lộ: đường.
白雲頭 bạch vân đầu: đầu mây trắng.
Nghĩa cả câu: Hỏi đường nơi đám mây trắng.
布袋和尚 Bố Đại hòa thượng (?~916年) sống vào cuối thời Đường, đầu thời Ngũ Đại, được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Ông chống gậy đi khắp nơi hóa duyên, thân chỉ mang một túi vải, nên người đời gọi là hòa thượng Bố Đại (布袋: túi vải). (Trong Cô gái Đồ long cũng có một nhân vật có nick là Nhà sư Túi Vải)
偈 (kệ): Bài thơ ngắn truyền tải tư tưởng Phật giáo.
Bản dịch thơ (trên mạng)
Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem trần thế,
Mây trắng hỏi đường qua
Bản dịch êm tai, khá hay; dù để mất sự đối ngẫu rất đẹp của hai câu đầu trong nguyên tác (nhất bát -- cô thân, thiên gia phạn -- vạn lí du). Và câu ba là phỏng dịch, lại thất luật.
問 vấn: hỏi.
路 lộ: đường.
白雲頭 bạch vân đầu: đầu mây trắng.
Nghĩa cả câu: Hỏi đường nơi đám mây trắng.
布袋和尚 Bố Đại hòa thượng (?~916年) sống vào cuối thời Đường, đầu thời Ngũ Đại, được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Ông chống gậy đi khắp nơi hóa duyên, thân chỉ mang một túi vải, nên người đời gọi là hòa thượng Bố Đại (布袋: túi vải). (Trong Cô gái Đồ long cũng có một nhân vật có nick là Nhà sư Túi Vải)
偈 (kệ): Bài thơ ngắn truyền tải tư tưởng Phật giáo.
Bản dịch thơ (trên mạng)
Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem trần thế,
Mây trắng hỏi đường qua
Bản dịch êm tai, khá hay; dù để mất sự đối ngẫu rất đẹp của hai câu đầu trong nguyên tác (nhất bát -- cô thân, thiên gia phạn -- vạn lí du). Và câu ba là phỏng dịch, lại thất luật.
2.
Đời nhà Thanh, Thư Ngọc Luật Sư (1645~1722), trong tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Kí (毗尼日用切要香乳記) cũng có một bài kệ gần giống, có lẽ lấy ý từ bài kệ trên.
一鉢千家飯、
孤僧萬里遊、
爲了生死事、
乞化度春秋
Âm
Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lí du.
Vị liễu sinh tử sự
Khất hóa độ xuân thu
Chú.
Câu 3 爲了生死事、
爲 vị: vì. để.
了 liễu: làm xong, hoàn thành, hiểu rõ..
生死事 sinh tử sự: chuyện sống chết. Trong Phật giáo, "liễu sinh tử" chỉ sự thấu suốt lẽ sinh tử, thoát khỏi vòng luân hồi.
Nghĩa cả câu: Vì để thấu suốt việc sinh tử.
Câu 4. 乞化度春秋
乞化 khất hóa: xin ăn, hóa duyên. 乞 khất: xin. Như: khất thực 乞食 xin ăn. 化 hóa: cầu xin. Như hóa duyên 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho. (zdic: 乞化. 1.行乞。 2.化缘。)
度 độ: vượt qua, trải qua.
春秋 xuân thu: mùa xuân và mùa thu, phiếm chỉ thời gian.
Nghĩa cả câu: Đi xin ăn để sống qua ngày. Khất thực để độ đời qua năm tháng.
Hai câu đầu bài này cũng như bài kệ của Bố Đại, đều mô tả đời sống khất thực tự do, tùy duyên, vô trú. Hai câu sau thì có khác biệt lớn. Bài thơ của Bố Đại khắc họa hình ảnh một thiền sư đạt đạo, ung dung tự tại, mắt xanh nhìn đời, tùy duyên đây đó như mấy trời vô câu vô thúc. Bài kệ này là lời dặn dò với một thiền sinh: Muốn thấu suốt lẽ sinh tử, hãy ôm bình bát vào đời. Chỉ khi đối mặt với đủ hỉ nộ ái ố, mới mài giũa được tham sân si, chứng nghiệm lời Phật dạy về khổ và con đường diệt khổ.
Đây chính là con đường "tập học" mà sư Minh Tuệ thường đề cập. "Nếu ẩn tu một mình, có ai đụng chạm gì đến mình đâu, thế thì làm sao biết mình có tham sân si hay không" (nhớ đại ý).
Đời nhà Thanh, Thư Ngọc Luật Sư (1645~1722), trong tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Kí (毗尼日用切要香乳記) cũng có một bài kệ gần giống, có lẽ lấy ý từ bài kệ trên.
一鉢千家飯、
孤僧萬里遊、
爲了生死事、
乞化度春秋
Âm
Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lí du.
Vị liễu sinh tử sự
Khất hóa độ xuân thu
Chú.
Câu 3 爲了生死事、
爲 vị: vì. để.
了 liễu: làm xong, hoàn thành, hiểu rõ..
生死事 sinh tử sự: chuyện sống chết. Trong Phật giáo, "liễu sinh tử" chỉ sự thấu suốt lẽ sinh tử, thoát khỏi vòng luân hồi.
Nghĩa cả câu: Vì để thấu suốt việc sinh tử.
Câu 4. 乞化度春秋
乞化 khất hóa: xin ăn, hóa duyên. 乞 khất: xin. Như: khất thực 乞食 xin ăn. 化 hóa: cầu xin. Như hóa duyên 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho. (zdic: 乞化. 1.行乞。 2.化缘。)
度 độ: vượt qua, trải qua.
春秋 xuân thu: mùa xuân và mùa thu, phiếm chỉ thời gian.
Nghĩa cả câu: Đi xin ăn để sống qua ngày. Khất thực để độ đời qua năm tháng.
Hai câu đầu bài này cũng như bài kệ của Bố Đại, đều mô tả đời sống khất thực tự do, tùy duyên, vô trú. Hai câu sau thì có khác biệt lớn. Bài thơ của Bố Đại khắc họa hình ảnh một thiền sư đạt đạo, ung dung tự tại, mắt xanh nhìn đời, tùy duyên đây đó như mấy trời vô câu vô thúc. Bài kệ này là lời dặn dò với một thiền sinh: Muốn thấu suốt lẽ sinh tử, hãy ôm bình bát vào đời. Chỉ khi đối mặt với đủ hỉ nộ ái ố, mới mài giũa được tham sân si, chứng nghiệm lời Phật dạy về khổ và con đường diệt khổ.
Đây chính là con đường "tập học" mà sư Minh Tuệ thường đề cập. "Nếu ẩn tu một mình, có ai đụng chạm gì đến mình đâu, thế thì làm sao biết mình có tham sân si hay không" (nhớ đại ý).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)